intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi KSCL môn Lịch sử lớp 12 năm 2017-2018 - Sở GD&ĐT Quảng Nam - Mã đề 508

Chia sẻ: Lê Thị Trà Giang | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

43
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm phục vụ quá trình học tập, giảng dạy của giáo viên và học sinh Đề thi KSCL môn Lịch sử lớp 12 năm 2017-2018 - Sở GD&ĐT Quảng Nam - Mã đề 508 sẽ là tư liệu hữu ích. Mời các bạn tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi KSCL môn Lịch sử lớp 12 năm 2017-2018 - Sở GD&ĐT Quảng Nam - Mã đề 508

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br /> QUẢNG NAM<br /> <br /> ĐỀ CHÍNH THỨC<br /> (Đề thi có 04 trang)<br /> <br /> KỲ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC SINH LỚP 12<br /> NĂM HỌC 2017-2018<br /> Bài thi: KHOA HỌC XÃ HỘI<br /> Môn thi thành phần: LỊCH SỬ<br /> Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề<br /> Mã đề thi: 508<br /> <br /> Họ và tên :…………………………………………………………………………………………….<br /> Câu 1. Kết quả lớn nhất từ cuộc đấu tranh vũ trang của nhân dân Mĩ Latinh đạt được trong những năm<br /> 60 – 80 của thế kỉ XX là gì?<br /> A. Các nước Mĩ Latinh vươn lên phát triển nhanh chóng và trở thành những nước công nghiệp mới.<br /> B. Chính quyền độc tài ở nhiều nước Mĩ Latinh bị lật đổ, các chính phủ dân tộc dân chủ được thiết lập.<br /> C. Một số nước ở Mĩ Latinh giành được độc lập, thoát khỏi ách thống trị của thực dân Tây Ban Nha.<br /> D. Chính quyền độc tài ở Mĩ La tinh bị lật đổ hoàn toàn, các nước tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội.<br /> Câu 2. Sự kiện nào đánh dấu mốc mở đầu thời kì lịch sử thế giới hiện đại?<br /> A. Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc.<br /> B. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc.<br /> C. Chủ nghĩa xã hội trở thành hệ thống thế giới.<br /> D. Cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi.<br /> Câu 3. Biến đổi quan trọng nhất của các nước ở Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?<br /> A. Từ các nước thuộc địa trở thành các nước độc lập.<br /> B. Nhiều nước có tốc độ phát triển kinh tế khá nhanh.<br /> C. Thành lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).<br /> D. Mở rộng đối ngoại, hợp tác với các nước Đông Âu.<br /> Câu 4. Âm mưu cơ bản của Mĩ khi thực hiện chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" ở Miền Nam Việt Nam là<br /> A. "tìm diệt" và "bình định" ở miền Nam.<br /> B. đưa lực lượng lớn quân chư hầu Mĩ vào Việt Nam.<br /> C. "dùng người Việt đánh người Việt".<br /> D. đưa quân viễn chinh Mĩ ào ạt vào Việt Nam.<br /> Câu 5. Năm 1963, quân dân miền Nam Việt Nam giành thắng lợi trong trận<br /> A. Bình Giã (Bà Rịa). B. Đồng Xoài (Bình Phước).<br /> C. Ấp Bắc (Mĩ Tho). D. Ba Gia (Quảng Ngãi).<br /> Câu 6. Nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng Việt Nam trong thời kì 1930 – 1945 là<br /> A. đánh đuổi đế quốc xâm lược, giành độc lập dân tộc.<br /> B. lật đổ chế độ phong kiến phản động, giành quyền dân chủ.<br /> C. lật đổ chế độ phong kiến, chia ruộng đất cho dân cày.<br /> D. đánh đổ các giai cấp bóc lột, giành quyền tự do dân chủ.<br /> Câu 7. Kết quả lớn nhất của phong trào “Đồng khởi”(1959 - 1960) ở miền Nam Việt Nam là<br /> A. hệ thống “ấp chiến lược” sụp đổ, nhiều vùng nông thôn đươc giải phóng.<br /> B. Mặt Trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời.<br /> C. giáng một đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới của Mĩ.<br /> D. làm sụp đổ hoàn toàn chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm.<br /> Câu 8. Những thành tựu đạt được trong công cuộc khôi phục kinh tế (1945 - 1950) có ý nghĩa như thế nào<br /> đối với đất nước Liên Xô?<br /> A. Tạo điều kiện vật chất, kĩ thuật cho Liên Xô xây dựng CNXH.<br /> B. Thể hiện tính ưu việt của nhà nước xã hội chủ nghĩa.<br /> C. Đạt được thế cân bằng về chiến lược và sức mạnh quân sự đối với Mĩ.<br /> D. Tích cực ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.<br /> Câu 9. Cơ quan nào của Liên hợp quốc mỗi năm họp một kì và có sự tham gia đầy đủ đại diện các nước<br /> thành viên?<br /> A. Hội đồng Bảo An.<br /> B. Ban Thư kí.<br /> C. Hội đồng Quản thác.<br /> D. Đại hội đồng.<br /> <br /> Trang 1/4<br /> <br /> Câu 10. Từ sự kiện nào Nguyễn Ái Quốc rút ra bài học: “muốn được giải phóng, các dân tộc chỉ có thể<br /> trông cậy vào lực lượng của bản thân mình”?<br /> A. Người đọc được Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của V.I.<br /> Lênin (1920).<br /> B. Người đứng về phía đa số Đại biểu bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tế Cộng sản và thành lập Đảng<br /> Cộng sản Pháp (1920).<br /> C. Người thay mặt những người Việt Nam yêu nước gửi đến Hội nghị Vecsxai bản Yêu sách của nhân dân An<br /> Nam (1919).<br /> D. Lập ra Hội Liên hiệp thuộc địa ở Pari để tập hợp những người dân thuộc địa sống ở Pháp chống chủ nghĩa<br /> thực dân (1921)<br /> Câu 11. Những hoạt động của Nguyễn Tất Thành từ năm 1911 đến năm 1917 có ý nghĩa như thế nào đối<br /> với Cách mạng dân tộc?<br /> A. Tìm được con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc.<br /> B. Cơ sở để người xác định con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc.<br /> C. Chấm dứt sự khủng hoảng, bế tắt trong đường lối cứu nước của dân tộc.<br /> D. Tạo mối quan hệ gắn bó giữa cách mạng Việt Nam và cách mạng thế giới.<br /> Câu 12. Mĩ là nước khởi đầu cuộc cách mạng nào trên thế giới?<br /> A. Cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại.<br /> B. Cách mạng công nghiệp thế kỉ XVIII.<br /> C. Cách mạng du hành vũ trụ.<br /> D. Cách mạng xanh và Cách mạng trắng.<br /> Caâu 13. Sự kiện nào đánh dấu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954) của nhân dân ta kết thúc?<br /> A. Chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi.<br /> B. Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương được kí kết.<br /> C. Tên lính Pháp cuối cùng rút khỏi đảo Cát Bà.<br /> D. Quân ta tiến vào tiếp quản thủ đô Hà Nội.<br /> Câu 14. Điểm khác biệt trong hành trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành (1911 - 1917) so với<br /> những người đi trước là<br /> A. hành trình đi tìm chân lí cứu nước.<br /> B. mục đích đi tìm đường cứu nước.<br /> C. đến Pháp để dựa vào Pháp cứu nước.<br /> D. hướng đi và cách tiếp cận chân lí cứu nước.<br /> Câu 15. Nội dung quan trọng nhất của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng Lao động Việt Nam<br /> (9 - 1960) là gì?<br /> A. Xây dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa, ưu tiên phát triển công nghiệp nặng.<br /> B. Đưa miền Bắc tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội.<br /> C. Nhanh chóng tiến hành cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa miền Bắc.<br /> D. Đề ra nhiệm vụ chiến lược cách mạng cả nước và cách mạng từng miền.<br /> Câu 16. Điểm giống cơ bản giữa Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam với Luận<br /> cương chính trị tháng 10 – 1930 là đều xác định đúng đắn<br /> A. đường lối chiến lược của cách mạng.<br /> B. mâu thuẫn cơ bản trong xã hội Việt Nam.<br /> C. khả năng tham gia cách mạng của các giai cấp.<br /> D. nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng Việt Nam.<br /> Câu 17. Phong trào Cần vương mang tính chất là một phong trào yêu nước theo<br /> A. sự tự phát của nông dân<br /> B. hệ tư tưởng tư sản.<br /> C. hệ tư tưởng phong kiến.<br /> D. xu hướng vô sản.<br /> Câu 18. Chiến dịch chủ động tiến công đầu tiên của bộ đội chủ lực Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống<br /> thực dân Pháp (1945 - 1954) là<br /> A. Điện Biên Phủ năm 1954.<br /> B. Biên giới thu - đông năm 1950.<br /> C. cuộc Tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953 - 1954.<br /> D. Việt Bắc thu - đông năm 1947.<br /> Câu 19. Đâu không phải là nguyên nhân các nước trong khu vực Đông Nam Á bị chủ nghĩa thực dân xâm lược?<br /> A. Giàu tài nguyên, có vị trí địa lí thuận lợi.<br /> B. Thị trường rộng và nguồn lao động dồi dào.<br /> C. Chế độ phong kiến đang khủng hoảng, suy yếu.<br /> D. Kinh tế các nước Đông Nam Á rất phát triển.<br /> Trang 2/4<br /> <br /> Câu 20. “ … Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô<br /> lệ …”. Quyết tâm này được trích từ văn kiện nào?<br /> A. Tuyên ngôn độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh.<br /> B. Chỉ thị Toàn dân kháng chiến của Ban Thường vụ Trung ương Đảng.<br /> C. Tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi của Trường Chinh.<br /> D. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh.<br /> Câu 21. Lực lượng chủ yếu được Mĩ sử dụng trong chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" ở miền Nam Việt Nam là<br /> A. quân đội Mĩ và quân đồng minh.<br /> B. quân đồng minh Mĩ.<br /> C. quân đội Mĩ.<br /> D. quân đội Sài Gòn.<br /> Câu 22. Sắp xếp các chiến lược chiến tranh của Mĩ đã áp dụng ở Việt Nam theo trình tự thời gian diễn ra:<br /> 1.Chiến lược "Chiến tranh cục bộ". 2.Chiến lược "Chiến tranh đặc biệt". 3.Chiến lược "Việt Nam hóa chiến<br /> tranh".<br /> A. 3, 2, 1.<br /> B. 2, 3, 1.<br /> C. 1, 2, 3.<br /> D. 2, 1, 3.<br /> Câu 23. Vì sao Mĩ và Liên Xô tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh?<br /> A. Mĩ, Liên Xô bị suy giảm thế và lực trên nhiều lĩnh vực so với các cường quốc khác.<br /> B. Mĩ và Liên Xô muốn có thời gian hòa hoãn để củng cố và phát triển lực lượng.<br /> C. Liên Xô không còn đủ sức viện trợ, giúp đỡ cho các nước xã hội chủ nghĩa.<br /> D. Mĩ bị thế giới lên án mạnh mẽ trong cuộc chạy đua vũ trang với Liên Xô.<br /> Câu 24. Nội dung nào không phải là âm mưu của Mĩ trong cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc nước ta lần thứ nhất?<br /> A. Giành thắng lợi quân sự quyết định để kết thúc chiến tranh trong danh dự.<br /> B. Uy hiếp tinh thần, làm lung lay ý chí chống Mĩ của nhân dân ta.<br /> C. Ngăn chặn nguồn chi viện từ bên ngoài vào miền Bắc và từ miền Bắc vào miền Nam.<br /> D. Phá hoại tiềm lực kinh tế, quốc phòng và công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc.<br /> Câu 25. Cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương chống Pháp ở nước ta là<br /> A. Hùng Lĩnh.<br /> B. Bãi Sậy.<br /> C. Hương Khê.<br /> D. Ba Đình.<br /> Câu 26. Sắp xếp theo thứ tự thời gian các Hiệp ước triều đình nhà Nguyễn đã kí với thực dân Pháp từ năm<br /> 1862 đến năm 1884: 1. Hiệp ước Nhâm Tuất; 2. Hiệp ước Patơnốt; 3. Hiệp ước Giáp Tuất; 4. Hiệp ước<br /> Hácmăng.<br /> A. 3, 1, 2, 4.<br /> B. 1, 2, 3, 4.<br /> C. 4, 3, 2, 1.<br /> D. 1, 3, 4, 2.<br /> Câu 27. Khi thực dân Pháp tấn công lên Việt Bắc năm 1947 nhằm nhanh chóng kết thúc chiến tranh, Đảng<br /> ta đã có chỉ thị<br /> A. “Phải phá tan cuộc tấn công mùa đông của giặc Pháp”.<br /> B. “Đánh bại âm mưu đánh nhanh thắng nhanh của giặc Pháp”.<br /> C. “Chủ động lui về giữ thế phòng ngự chiến lược”.<br /> D. “Khống chế không cho địch tiến quân lên Việt Bắc”.<br /> Câu 28. Nguyên nhân quyết định sự bùng nổ của phong trào cách mạng ở Việt Nam trong những năm<br /> 1930 - 1931 là gì?<br /> A. Khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 - 1933) làm ảnh hưởng đến đời sống nhân dân ta.<br /> B. Thực dân Pháp tiến hành “khủng bố trắng”, đàn áp nhân dân sau khởi nghĩa Yên Bái.<br /> C. Đảng Cộng sản Việt Nam kịp thời ra đời để lãnh đạo nhân dân Việt Nam đấu tranh.<br /> D. Địa chủ phong kiến câu kết với thực dân Pháp ra sức áp bức, bóc lột nhân dân ta.<br /> Câu 29. Năm 1858, khi Pháp nổ súng xâm lược Đà Nẵng, tinh thần kháng chiến của dân tộc ta được thể<br /> hiện như thế nào?<br /> A. Quan quân triều đình cùng nhân dân kháng chiến.<br /> B. Nhân dân Đà Nẵng đứng lên tổ chức kháng chiến.<br /> C. Nhân dân tích cực thực hiện “vườn không nhà trống”.<br /> D. Quan quân triều đình tổ chức kháng chiến.<br /> Câu 30. Hệ quả quan trọng nhất mà cuộc cách mạng - công nghệ mang lại là<br /> A. ra đời nhiều thế hệ máy tính.<br /> B. xuất hiện xu thế toàn cầu hóa.<br /> C. tạo ra nhiều phát minh trong lĩnh vực công nghệ.<br /> D. thay đổi lớn trong cơ cấu dân cư.<br /> Trang 3/4<br /> <br /> Câu 31. Để giải quyết nạn đói sau Cách mạng tháng Tám 1945, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có<br /> biện pháp trước mắt nào?<br /> A. Kêu gọi sự giúp đỡ của nhân dân thế giới.<br /> B. Kêu gọi nhân dân cả nước “Nhường cơm sẻ áo”.<br /> C. Tịch thu gạo của người giàu chia cho người nghèo.<br /> D. Tăng gia sản xuất trong cả nước.<br /> Câu 32. Lực lượng chủ yếu của cách mạng Việt Nam được xác định trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của<br /> Đảng là<br /> A. công nhân và nông dân.<br /> B. công nhân, nông dân, tiểu tư sản, trí thức.<br /> công<br /> nhân,<br /> tư<br /> sản<br /> dân<br /> tộc,<br /> đại<br /> địa<br /> chủ.<br /> C.<br /> D. công nhân, nông dân, tiểu tư sản, đại địa chủ.<br /> Câu 33. Ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới hình thành sau Chiến tranh thế giới thứ hai là<br /> A. Mĩ, Liên Xô, Tây Âu.<br /> B. Mĩ , Nhật Bản, Trung Quốc.<br /> C. Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản.<br /> D. Mĩ, Nhật Bản, Liên xô.<br /> Câu 34. Sự kiện nào đánh dấu chế độ phong kiến ở Việt Nam sụp đổ?<br /> A. Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời.<br /> B. Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc "Tuyên ngôn Độc lập".<br /> C. Vua Bảo Đại tuyên bố thoái vị.<br /> D. Tổng khởi nghĩa thắng lợi trong cả nước.<br /> Câu 35. Chiến thắng Vạn Tường (18 - 8 - 1965) của quân và dân ta đã chứng tỏ điều gì?<br /> A. Quân và dân miền Nam đã đánh bại chiến lược “Chiến tranh cục bộ”.<br /> B. Quân và dân miền Nam có khả năng đánh thắng giặc Mĩ xâm lược.<br /> C. Lực lượng quân viễn chinh Mĩ đã mất khả năng chiến đấu.<br /> D. Lực lượng vũ trang ở miền Nam đã lớn mạnh về mọi mặt.<br /> Câu 36. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên được xem là tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam vì đã<br /> A. đoàn kết được giai cấp công nhân và nông dân trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.<br /> B. truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào phong trào công nhân và phong trào yêu nước.<br /> C. chuẩn bị về chính trị, tư tưởng, tổ chức cho sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.<br /> D. lãnh đạo phong trào công nhân Việt Nam chuyển từ đấu tranh tự phát sang tự giác.<br /> Câu 37. Nguyên nhân quyết định đưa cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954 - 1975) của nhân dân<br /> Việt Nam đi đến thắng lợi là<br /> A. sự đoàn kết của nhân dân ba nước Đông Dương.<br /> B. sự lãnh đạo đúng đắn và sáng suốt của Đảng.<br /> C. nhân dân ta giàu lòng yêu nước, đoàn kết, sáng tạo.<br /> D. có hậu phương miền Bắc chi viện nhân lực, vật lực.<br /> Câu 38. Điểm khác biệt trong nguyên nhân phát triển kinh tế của Nhật Bản so với các nước Tây Âu sau<br /> Chiến tranh thế giới thứ hai là<br /> A. nguồn chi phí cho quốc phòng thấp.<br /> B. áp dụng thành tựu khoa học - kĩ thuật.<br /> C. biết tận dụng tốt các yếu tố bên ngoài.<br /> D. sự quản lí có hiệu quả của Nhà nước.<br /> Câu 39. Tận dụng thời cơ Nhật đầu hàng Đồng minh (8 - 1945), những nước nào dưới đây đã giành được<br /> độc lập vào năm 1945?<br /> A. Philippin, Việt Nam, Lào.<br /> B. Việt Nam, Lào, Camphuchia.<br /> C. Inđônêxia, Việt Nam, Lào.<br /> D. Việt Nam, Lào, Mianma.<br /> Câu 40. Mâu thuẫn chủ yếu trong xã hội Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là mâu thuẫn giữa<br /> A. tư sản dân tộc với tư sản mại bản và thực dân Pháp.<br /> B. công nhân với tư sản mại bản và thực dân Pháp.<br /> C. nông dân với địa chủ phong kiến phản động.<br /> D. dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và phản động tay sai.<br /> ----------------------------------- HẾT ----------------------------Trang 4/4<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0