intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi KSCL môn Hóa học lớp 11 năm 2022-2023 (Lần 1) - Trường THPT Tiên Du số 1

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

5
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để hệ thống lại kiến thức cũ, trang bị thêm kiến thức mới, rèn luyện kỹ năng giải đề nhanh và chính xác cũng như thêm tự tin hơn khi bước vào kì kiểm tra sắp đến, mời các bạn học sinh cùng tham khảo "Đề thi KSCL môn Hóa học lớp 11 năm 2022-2023 (Lần 1) - Trường THPT Tiên Du số 1" làm tài liệu để ôn tập. Chúc các bạn làm bài kiểm tra tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi KSCL môn Hóa học lớp 11 năm 2022-2023 (Lần 1) - Trường THPT Tiên Du số 1

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BẮC NINH ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LỚP 11 LẦN 1 TRƯỜNG THPT TIÊN DU SỐ 1 NĂM HỌC 2022 - 2023 Ngày thi: 13/11/2022 Môn: Hóa Học Thời gian làm bài: 60 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề có 40 câu trắc nghiệm) ¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯ Họ và tên thí sinh:...................................................... Số báo danh :..................... Mã đề thi 303 Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố:H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; F = 19; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; Mn = 55; P = 31; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Fe = 56; Ba = 137; Zn = 65; Cu = 64, Br=80. Biết các khí đo ở đktc Câu 1: Khi làm thí nghiệm với dung dịch HNO3 đặc thường sinh ra khí nitơ đioxit gây ô nhiễm không khí. Công thức của nitơ đioxit là A. NO2. B. N2O. C. NH3. D. NO. Câu 2: Dung dịch thu được khi trộn lẫn 200 ml dung dịch NaCl 0,2M và 300 ml dung dịch Na2SO4 0,2M có nồng độ cation Na+ là A. 0,24M. B. 0,32M. C. 0,16M. D. 0,1M. Câu 3: Cho Fe2O3 tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư, thu được sản phẩm gồm H2O và chất nào sau đây? A. Fe2(SO4)3. B. Fe2O3. C. Fe(OH)2. D. FeSO4. Câu 4: Thuốc thử nào sau đây dùng để nhận biết hai dung dịch: (NH4)2SO4, NH4Cl? A. Quỳ tím. B. NaOH. C. Ba(OH)2. D. H2SO4 loãng. Câu 5: Cho các dung dịch sau: X1: KCl X2: NaOH X3: H2SO4 X4: NH3 Số dung dịch có pH > 7 là A. 3. B. 2. C. 1. D. 4. Câu 6: Chất nào sau đây là chất điện li yếu? A. HCl. B. KNO3. C. NaOH. D. CH3COOH. Câu 7: Hòa tan hoàn toàn 13,8 gam hỗn hợp X gồm Al, Fe vào dung dịch HCl loãng dư, thu được 10,08 lít khí H2. Phần trăm về khối lượng của Al trong X là A. 58,70%. B. 76,91%. C. 20,24%. D. 39,13%. Câu 8: Để tạo độ xốp cho một số loại bánh, có thể dùng muối nào sau đây làm bột nở? A. (NH4)2SO4. B. NH4HCO3. C. CaCO3. D. NH4NO2. Câu 9: Trong các phân tử sau, phân tử có liên kết ba giữa hai nguyên tử là A. N2. B. O2. C. Cl2. D. H2. Câu 10: Phản ứng nào sau đây không phải là phản ứng trao đổi ion? A. 2NaOH + CuSO4 → Na2SO4 + Cu(OH)2. B. AgNO3 + KBr → AgBr + KNO3. C. NaOH + HNO3 → NaNO3 + H2O. D. Mg + H2SO4 → MgSO4 + H2. Câu 11: Ô nhiễm không khí có thể tạo ra mưa axit, gây ra tác hại rất lớn với môi trường. Hai khí nào sau đây đều là nguyên nhân gây ra mưa axit? A. NH3 và HCl. B. CO2 và O2. C. H2S và N2. D. SO2 và NO2. Câu 12: Từ 6,72 lít khí NH3 điều chế được bao nhiêu lít dung dịch HNO3 3M (giả sử hiệu suất của cả quá trình là 100%)? A. 0,1 lít B. 0,9 lít C. 0,08 lít D. 0,33 lít. Câu 13: Nếu cho dung dịch FeCl3 vào dung dịch NaOH thì xuất hiện kết tủa màu A. vàng nhạt. B. xanh lam. C. nâu đỏ. D. trắng xanh. Câu 14: Muối nào sau đây là muối trung hòa? A. NaHSO4. B. K2HPO4. C. NaHCO3. D. KCl. Câu 15: Hợp chất nào sau đây có tính lưỡng tính? Trang 1/4 - Mã đề thi 303
  2. A. NaOH. B. Al(OH)3. C. AlCl3. D. HNO3. Câu 16: Để trung hòa 20,0 ml dung dịch HCl 0,1M cần 10,0 ml dung dịch NaOH nồng độ x mol/l. Giá trị của x là A. 0,4. B. 0,1. C. 0,2. D. 0,3. Câu 17: Cho vài giọt quỳ tím vào dung dịch NH4Cl thì dung dịch chuyển thành A. màu xanh. B. màu vàng. C. màu tím. D. màu đỏ. Câu 18: Muối NH4NO3 có tên gọi là A. amoni clorua. B. amoni nitrat. C. amoni sunfat. D. amoni photphat. Câu 19: Dung dịch nào sau đây tác dụng với dung dịch Ba(HCO3)2 vừa thu được kết tủa, vừa có khí thoát ra? A. H2SO4. B. Ca(OH)2. C. HCl. D. NaOH. Câu 20: Dung dịch X có [H ]= 0,001M. Nồng độ mol/lít của ion OH trong X là + - A. 10-11M. B. 10-7M. C. 10-9M. D. 10-3M. Câu 21: Số oxi hóa của nitơ trong NH4Cl là A. -2. B. -3. C. +3. D. +2. Câu 22: Chất X ở điều kiện thường là chất khí, có mùi khai, xốc tan tốt trong nước. Chất X là A. O2. B. NH3. C. N2. D. SO2. Câu 23: Phản ứng hóa học nào sau đây có phương trình ion rút gọn: H + OH  H2O? + - A. Al(OH)3 + NaOH  NaAlO2 + 2H2O. B. CuSO4+ 2KOH  Cu(OH)2+ K2SO4. C. Fe(OH)2 + H2SO4 (loãng)  FeSO4 + 2H2O. D. NaOH + HNO3  NaNO3 + H2O. Câu 24: Chất điện li là A. Chất khi tan trong nước phân li ra các ion. B. Chất dẫn điện. C. Chất tan trong nước. D. Chất không tan trong nước. Câu 25: Trong phản ứng: Al + HNO3 (loãng)  Al(NO3)3 + N2O + H2O, số phân tử HNO3 bị Al khử (các số nguyên, tối giản) là A. 30. B. 3. C. 6. D. 15. Câu 26: Trộn 100 ml dung dịch hỗn hợp gồm H2SO4 0,05M và HCl 0,1M với 100 ml dung dịch NaOH 0,4M, thu được dung dịch X. Dung dịch X có pH bằng A. 1,2. B. 1,0. C. 12,8. D. 13,0. Câu 27: Cặp chất nào sau đây không cùng tồn tại trong một dung dịch? A. FeCl3 và NaNO3. B. Na2CO3 và HCl. C. NaOH và Na2CO3. D. Cu(NO3)2 và H2SO4. Câu 28: Hòa tan hoàn toàn 3,6 gam Mg bằng dung dịch HNO3, thu được x mol NO (là sản phẩm khử duy nhất của N+5). Giá trị của x là A. 0,25. B. 0,05. C. 0,10. D. 0,15. Câu 29: Trong số các dung dịch sau dung dịch nào có giá trị pH lớn nhất? A. H2SO4. B. KNO3. C. NaOH . D. HCl. Câu 30: Dung dịch X gồm 0,3 mol K ; 0,6 mol Mg ; 0,3 mol Na ; 0,6 mol Cl- và a mol Y2-. Cô cạn + 2+ + dung dịch X, thu được m gam muối khan. Ion Y2- và giá trị của m là A. SO42- và 169,5. B. CO32- và 126,3. C. SO42- và 111,9. D. CO32- và 90,3. Câu 31: Phương trình hóa học của phản ứng nào sau đây chứng tỏ amoniac là một chất khử? A. NH3 + HCl  NH4Cl.  B. 3NH3 + 3H2O +AlCl3  3NH4Cl + Al(OH)3.  C. 4NH3 + 5O2  4NO + 6H2O.  0 t , Pt D. 2NH3 + H2SO4  (NH4)2SO4.  Trang 2/4 - Mã đề thi 303
  3. Câu 32: Hỗn hợp khí X gồm N2 và H2 có tỉ khối so với H2 bằng 3,6. Đun nóng X một thời gian trong bình kín (có bột Fe làm xúc tác), thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với H2 bằng a. Biết hiệu suất của phản ứng tổng hợp NH3 là 25%. Giá trị của a là A. 4. B. 6. C. 2. D. 5. Câu 33: Trong phòng thí nghiệm khí X được điều chế và thu vào bình tam giác theo hình vẽ bên. Khí X được tạo ra từ phản ứng hóa học nào sau đây? A. Zn + 4HNO3(đặc)  Zn(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O.  o t B. Cu + 2H2SO4(đặc)  CuSO4 + SO2 + 2H2O. to  C. NH4Cl + NaOH  NaCl + NH3 + H2O. to  D. CaCO3 + 2HCl  CaCl2 + CO2 + H2O.  Câu 34: Cho các phát biểu sau: (a) Ở nhiệt độ thường, nitơ khá trơ về mặt hoạt động hóa học. (b) Để làm khô khí NH3 có thể dùng axit H2SO4 đặc. (c) Dung dịch HNO3 đặc nguội tác dụng được với kim loại Fe sinh ra khí NO2. (d) Axit nitric được dùng để điều chế phân đạm, sản xuất thuốc nổ, thuốc nhuộm, dược phẩm,... Số phát biểu đúng là A. 2. B. 1. C. 3. D. 4. Câu 35: Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Các muối amoni khi đun nóng đều bị phân hủy thành amoniac và axit. B. Axit nitric là axit mạnh. C. Trong phòng thí nghiệm, khí N2 thu được bằng cách nhiệt phân muối NH4NO2. D. N2 phản ứng được với Li ở điều kiện thường. Câu 36: Thực hiện các thí nghiệm sau: (a). Cho hỗn hợp K và Al2(SO4)3 (có tỉ lệ mol 8:1) vào nước dư. (b) Cho dung dịch NaOH vào dung dịch Ca(HCO3)2. (c) Cho dung dịch NH3 tới dư vào dung dịch Cu(NO3)2. (d) Cho P vào dung dịch HNO3 đặc, nóng. (e) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch FeCl2. Sau khi các phản ứng kết thúc, số thí nghiệm thu được kết tủa là A. 5. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 37: Cho hỗn hợp X gồm Cu, Ag, Fe, Al tác dụng với oxi dư khi đun nóng được chất rắn Y. Cho Y vào dung dịch H2SO4 loãng dư, khuấy kĩ, sau đó lấy dung dịch thu được cho tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư. Lọc lấy kết tủa tạo thành đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được chất rắn Z là A. Fe2O3, CuO, BaSO4. B. Fe2O3, CuO, Ag2O, BaSO4. C. Fe2O3, CuO, Ag, BaSO4 . D. Fe2O3, Al2O3. Câu 38: Hỗn hợp rắn gồm FeS2, Cu2S và FeCO3 có khối lượng 20,48 gam. Đốt cháy hỗn hợp một thời gian bằng oxi thu được hỗn hợp rắn M và 2,24 lít (đktc) hỗn hợp khí X. Toàn bộ M hòa tan trong dung dịch HNO3 đặc, nóng, dư. Kết thúc phản ứng thu được dung dịch Y và 13,44 lít hỗn hợp khí Z gồm 2 khí. Cho Ba(OH)2 dư vào dung dịch Y thu được 34,66 gam kết tủa T. Lấy kết tủa T nung ngoài không khí đến 86 khối lượng không đổi thu được 29,98 gam rắn khan. Biết rằng tỉ khối của Z so với X bằng . 105 Cho các phát biểu sau: (1) Kết tủa T tan hoàn toàn trong dung dịch HCl dư. (2) Số mol của FeCO 3 có trong hỗn hợp ban đầu là 0.08 mol. (3) Để phản ứng với hỗn hợp khí Z thì cần tối thiểu 620 ml dung dịch NaOH 1M (4) Hỗn hợp X phản ứng vừa đủ với 600 ml dung dịch Br2 1M. (5) Phần trăm khối lượng của FeS2 có trong hỗn hợp ban đầu là 23,4375. Số phát biểu đúng là A. 2. B. 4. C. 5. D. 3. Trang 3/4 - Mã đề thi 303
  4. Câu 39: Hòa tan hết m gam kim loại M cần dùng 136 gam dung dịch HNO3 31,5%. Sau khi kết thúc phản ứng thu được dung dịch X và 0,12 mol khí NO duy nhất. Cô cạn dung dịch X thu được (2,5m + 8,49) gam muối khan. Kim loại M là A. Cu. B. Mg. C. Ca. D. Zn. Câu 40: Dung dịch E chứa các ion Mg2+, SO42-, NH4+, Cl-. Chia dung dịch E ra hai phần bằng nhau: - Cho phần một tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng, được 0,58 gam kết tủa và 0,672 lít khí. - Phần hai tác dụng với dung dịch BaCl2 dư, được 4,66 gam kết tủa. Tổng khối lượng các chất tan trong dung dịch E bằng A. 3,055 gam. B. 5,35 gam. C. 6,11gam. D. 9,165 gam. ----------------------------------------------- ----------- HẾT ---------- Trang 4/4 - Mã đề thi 303
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2