intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Hóa học lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Bắc Thăng Long

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

7
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới, các bạn học sinh có thể sử dụng tài liệu “Đề cương ôn tập học kì 1 môn Hóa học lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Bắc Thăng Long” sau đây làm tư liệu tham khảo giúp rèn luyện và nâng cao kĩ năng giải đề thi, nâng cao kiến thức cho bản thân để tự tin hơn khi bước vào kì thi chính thức. Mời các bạn cùng tham khảo đề cương.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 1 môn Hóa học lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Bắc Thăng Long

  1. TRƯỜNG THPT BẮC THĂNG LONG ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I NĂM 2023 – 2024 Tổ: Hóa học Môn: Hóa học 11 A. Kiến thức trọng tâm: 1. Cân bằng hóa học. 2. Cân bằng hóa học trong dung dịch. 3. Nitrogen và hợp chất. 4. Sulfate và hợp chất. 5. Đại cương về hóa học hữu cơ. B. Bài tập vận dụng. Câu 1. Chất nào sau đây là chất không điện li khi tan trong nước? A. Ca(OH)2. B. NaCl. C. NaNO3. D. C2H5OH. Câu 2. Dung dịch chất nào sau đây dẫn được điện? A. C6H12O6 (glucose). B. C2H5OH. C. C12H22O11 (saccharose). D. NaCl. Câu 3. Dãy chất nào sau đây, trong nước đều là chất điện li mạnh? A. HNO3, CH3COOH, BaCl2, KOH. B. HCl, H2CO3, Fe(NO3)3, NaOH. C. H2SO4, Cu(NO3)2, CaCl2, H2S. D. H2SO4, MgCl2, Al2(SO4)3, Ba(OH)2. Câu 4. Cho các chất sau: ZnCl2, (NH4)2CO3, NaHCO3, H2O, KHSO4. Số chất là chất lưỡng tính là: A. 5 B. 4 C. 2 D. 3 Câu 5. Giá trị pH của dung dịch KOH 0,1M là A. 2. B. 13 C. 12. D. 11. Câu 6. Dung dịch H2SO4 có pH = 2 thì A. [H+ ] = 0,10 (M). B. [H+ ] = 0,20 (M). C. [H+ ] = 0,01 (M). D. [H+ ] = 0,02 (M). Câu 7. Trộn 100 mL dung dịch hỗn hợp gồm H2SO4 0,05M và HCl 0,1M với 100 mL dung dịch hỗn hợp gồm NaOH 0,2M và Ba(OH)2 0,1M, thu được dung dịch X. Dung dịch X có pH là A. 13,0. B. 1,0. C. 1,2. D. 12,8. Câu 8. Trong quá trình tổng hợp ammonia, nồng độ các chất ở trạng thái cân bằng là: [N2] = 0,45 (M); [H2] = 0,14 (M); [NH3] = 0,62 M. Tính hằng số cân bằng KC của phản ứng . A. 10 B. 311,3 C. 502 D. 6 Câu 9. Cho các chất: Na2S; Na2CO3; KOH; NH4Cl; Na2SO3; NaOH: AlCl3. Có mấy chất có môi trường bazơ: A. 3 B. 6 C. 4 D. 5 Câu 10. Phản ứng nào sau đây là phản ứng thuận nghịch? A. Mg + 2HCl → MgCl2 + H2. B. 2SO2 + O2 ⇌ 2SO3. C. C2H5OH + 3O2 → 2CO2 + 3H2O. D. 2KClO3 → 2KCl + 3O2. Câu 11. Cân bằng hóa học nào sau đây không bị chuyển dịch khi thay đổi áp suất? A. 2SO2(g) + O2(g) ⇌ 2SO3(g) B. N2 + 3H2 ⇌ 2NH3. C. PCl3(g) + Cl2 ⇌ PCl5(g) D. 3Fe(s) + 4H2O(g) ⇌ Fe3O4(s) + 4H2(g) Câu 12. pH của dung dịch base có giá trị nào dưới đây? A. pH < 7. B. pH = 7. C. pH > 7. D. pH = 4.
  2. Câu 13. Chất khí nào phổ biến nhất trong khí quyển Trái Đất? A. Oxygen. B. Nitrogen. C. Ozone. D. Argon. Câu 14. Vị trí của nguyên tố nitrogen trong bảng tuần hoàn (Z = 7) là A. chu kỳ 2, nhóm IIIA. B. chu kỳ 2, nhóm VA. C. chu kỳ 3, nhóm IIIA. D. chu kỳ 3, nhóm VA. Câu 15. Chất khí X không màu, mùi khai, tan vô hạn trong nước ở điều kiện thường. Tên gọi của X là A. nitrogen. B. oxygen. C. ammonia. D. ammonium chloride. Câu 16. Trong tự nhiên, phản ứng giữa nitrogen và oxygen là khởi đầu cho quá trình tạo và cung cấp loại phân bón nào cho thực vật? A. Phân kali. B. Phân lân. C. Phân đạm nitrate. D. Phân đạm ammonium. Câu 17. Phản ứng nào dưới đây nitrogen thể hiện tích khử? A. N2 + 3H2 ⇌ 2NH3. B. 2N2 + O2 → 2NO. C. N2 + 6Li → 2Li3N. D. N2 + 3Mg → Mg3N2. Câu 18. Phản ứng nào dưới đây thể hiện tích base của ammonia? A. 4NH3 + 3O2 → 2N2 + 6H2O. B. 4NH3 + 5O2 → 4NO + 6H2O. C. NH3 + HCl → NH4Cl. D. 2NH3 + 3Cl2 → N2 + 6HCl. Câu 19. Oxide nào dưới đây của nitrogen là nguyên nhân trực tiếp gây mưa acid? A. N2O. B. NO. C. N2. D. NO2. Câu 20. Phân biệt dung dịch NH4Cl và NaCl bằng dung dịch A. KCl. B. KOH. C. HNO3. D. K2SO4. Câu 21. Sản phẩm của phản ứng nhiệt phân muối ammonium nitrate là A. N2 + H2O. B. N2O + H2O. C. NH3 + H2O. D. NO2 + H2O. Câu 22. Kim loại nào dưới đây không tan trong dung dịch hydrochloric acid nhưng tan được trong dung dịch nitric acid loãng? A. Mg. B. Fe. C. Cu. D. Zn. Câu 23. Xét cân bằng hóa học: NH3 + H2O ⇌ NH4 + + OH- .Cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều thuận khi cho thêm vài giọt dung dịch nào dưới đây? A. NH4Cl. B. NaOH. C. HCl. D. NaCl. Câu 24. Cho các nhận định sau về ammonia và muối ammonium: (a) Theo Bronsted, ammonia có tính base trong môi trường nước. (b) Ammonia có tính oxi hóa do nguyên tử nitrogen có số oxi hóa -3. (c) Các muối ammonium đều tan tốt trong nước và bền với nhiệt. (d) Khí ammonia làm quỳ tím ẩm chuyển sang màu xanh. (e) Dung dịch ammonium chloride làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ. Số nhận đúng là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 25. Cho các nhận định sau: (a) Nitric acid có công thức hóa học là HNO2. (b) Khi tác dụng với dung dịch NaOH, nitric acid thể hiện tích oxi hóa. (c) Aluminium và iron bị thụ động hóa trong dung dịch nitric acid đặc, nguội.
  3. (d) Nitric acid được điều chế từ ammonia. (e) Nitric acid là nguyên liệu tạo thành phân đạm nitrate. Số nhận định đúng là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 26. Trong phản ứng với chất nào sau đây, HNO3 đóng vai trò là chất oxi hoá? A. Cu. B. NaOH. C. Cu(OH)2. D. CaCO3. Câu 27. Nitric acid là nguyên liệu hóa học quan trọng, chủ yếu được sử dụng trong sản xuất phân đạm, thuốc súng, thuốc nhuộm, dược phẩm, nhựa và các sản phẩm khác. Phát biểu nào sau đây về nitric acid đậm đặc là không đúng ? A. Copper thụ động hoá trong nitric đậm đặc ở nhiệt độ phòng. B. Kém bền, bị phân hủy khi chiếu sáng. C. Khả năng phản ứng với cacbon chứng tỏ nó có tính oxi hóa mạnh D. Nồng độ dung dịch giảm khi tiếp xúc với không khí. Câu 28. Nguyên tử S có số hiệu nguyên tử bằng 16. Vị trí của S trong bảng tuần hoàn là A. ô 16, chu kì 3, nhóm VIA. B. ô 16, chu kỳ 2, nhóm VIB. C. ô 16, chu kỳ 4, nhóm VIA. D. ô 16, chu kỳ 4, nhóm VIB. Câu 29. Cấu hình e lớp ngoài cùng của sulfur là A. 2s2 2p4 . B. 3s2 3p4 . C. 2s2 2p6 . D. 3s2 3p6 . Câu 30. Hơi thủy ngân rất độc, bởi vậy khi làm vỡ nhiệt kế thủy ngân người ta dùng chất bột rắc lên thuỷ ngân rồi gom lại. Chất bột đó là A. vôi sống. B. sulfur. C. cát. D. muối ăn. Câu 31. Chọn câu không đúng trong các câu dưới đây? A. SO2 có tính oxi hóa và tính khử. B. SO2 là chất khí, màu vàng. C. SO2 làm mất màu nước brom. D. SO2 là oxide acid. Câu 32. Trong các thí nghiệm cho kim loại tác dụng với H2SO4 đặc nóng, sau phản ứng thường sinh ra một lượng lớn khí SO2 (khí này rất độc, ảnh hưởng đến đường hô hấp, …). Vì vậy để bảo vệ sức khỏe của người làm thí nghiệm, ta xử lý khí SO2 bằng A. bông tẩm giấm ăn. B. bông tẩm xút. C. bông tẩm muối ăn. D. bông tẩm KMnO4. Câu 33. Ứng dụng nào sau đây không phải của SO2? A. Sản xuất sulfuric acid. B. Tẩy màu dung dịch đường. C. Khử mùi không khí. D. Tẩy trắng giấy, bột giấy. Câu 34. Cho các chất: S, SO2, SO3, H2SO4. Số chất vừa có tính oxi hoá, vừa có tính khử là A. 2. B. 4. C. 1. D. 3. Câu 35. Phát biểu nào sau đây sai? A. SO2 dùng làm chất tẩy trắng giấy và bột giấy. B. SO2 dùng làm chất chống mốc lương thực, thực phẩm. C. Trong phòng thí nghiệm, SO2 được điều chế bằng cách đốt quặng pyrite. D. SO2 là chất trung gian để sản xuất sulfuric acid. Câu 36. Khi sục khí SO2 vào dung dịch H2S thì có hiện tượng gì? A. Dung dịch bị vẩn đục màu vàng. B. Không có hiện tượng gì. C. Dung dịch chuyển thành màu nâu đen. D. Tạo thành chất rắn màu đỏ.
  4. Câu 37. Giải pháp nào dưới đây không giúp giảm lượng khí sulfur dioxide thải vào bầu khí quyển? A. Thay thế dần các nhiên liệu hoa thạch bằng nhiên liệu thân thiện môi trường như ethanol, hydrogen,… B. Chuyển hoá sulfur dioxide thành các chất it gây ô nhiễm hơn bằng các hoá chất như vôi sống,vôi tôi….. C. Dẫn khí thải của các nhà máy vào tháp hoặc bồn chứa các chất hấp phụ phù hợp trước khi thai khi ra môi trường. D. Sử dụng nhiều hơn các nhiên liệu quen thuộc như than đá, dầu mỏ. Câu 38. Mưa acid được hình thành như thế nào? A. Carbon monoxide và carbon dioxide tan vào nước biển. B. Carbon dioxide và oxygen trộn với nước mưa. C. Sulfur dioxide và carbon monoxide trộn với nước trong các ao, hồ, sông…. D. Sulfur dioxide và các oxide của nitrogen tan trong nước tạo thành acid, theo nước mưa đi xuống. Câu 39. Để giảm mưa acid cũng như các tác hại do mưa acid gây ra, các biện pháp có thể thực hiện là (1) Sử dụng than đá làm nhiên liệu. (2) Xử lí khí thải trước khi đưa vào môi trường. (3) Khử sulfur có trong nhiên liệu hóa thạch . (4) Bón vôi vào đất bị acid hóa. (5) Phát triển các nguồn năng lượng sạch. Các biện pháp phù hợp giúp giảm mưa acid là A. (1), (2), (3). B. (2), (3), (4), (5). C. (3), (5). D. (1), (3), (4), (5). Câu 40. Nhóm kim loại nào sau đây không tác dụng với H2SO4 loãng? A. Zn, Al. B. Na, Mg. C. Cu, Hg. D. Mg, Fe. Câu 41. Chất X tan trong nước và tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng. Chất X là chất nào sau đây? A. FeS. B. PbS. C. Na2S. D. CuS. Câu 42. Trường hợp nào sau đây có phản ứng? A. H2SO4 loãng + Cu B. H2SO4 loãng + S C. H2SO4 đặc, nguội + Al D. H2SO4 đặc + Na2CO3 Câu 43. Thuốc thử duy nhất có thể dùng để phân biệt 3 dung dịch H2SO4, Ba(OH)2, HCl là A. Cu. B. SO2. C. quỳ tím. D. O2. Câu 44. Kim loại nào sau đây tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng và dung dịch H2SO4 đặc nóng cho 2 loại muối khác nhau? A. Fe. B. Mg. C. Cu. D. Ag. Câu 45. Cho các chất: Cu, CuO, BaSO4, Mg, KOH, C, Na2CO3. Tổng số chất tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc nóng là A. 4. B. 5. C. 6. D. 7. Câu 46. Cho từng chất: Fe, FeO, Fe(OH)2, Fe3O4, Fe2O3, Fe(NO3)3, Fe2(SO4)3 lần lượt phản ứng với HNO3 đặc, nóng. Số phản ứng thuộc loại phản ứng oxi hoá - khử là A. 7. B. 5. C. 4. D. 6. Câu 47. Dãy nào sau đây gồm các kim loại thụ động với dung dịch H2SO4 đặc, nguội? A. Al, Fe, Cr. B. Al, Cu, Ag. C. Cu, Ag, Au. D. Al, Fe, Cu.
  5. Câu 48. Cho các phát biểu sau: (a) Sulfuric acid là chất lỏng, sánh như dầu, không màu, không bay hơi. (b) Sulfuric acid tan vô hạn trong nước, và tỏa rất nhiều nhiệt. (c) Khi pha loãng sulfuric acid đặc, ta cho nhanh nước vào acid và khuấy nhẹ. (d) Sulfuric acid đặc có tính háo nước, da thịt tiếp xúc với nó sẽ gây bỏng nặng. Số phát biểu đúng là A. 2. B. 3. C. 1. D. 4. Câu 49. Chất nào sau đây được sử dụng làm vật liệu xây dựng, nặn đúc tượng, bó bột khi gãy xương? A. MgSO4. B. (NH4)2SO4. C. CaSO4.2H2O. D. CaSO4.0,5H2O. Câu 50. Dãy chất nào sau đây đều tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng? A. Fe, BaCl2, CuO, Al. B. Fe, BaCl2, CuO, Ag, Al. C. Zn, Fe(OH)2, FeO, HCl, Au. D. CaCl2, K2O, Cu, Mg(OH)2, Mg. Câu 51. Để pha loãng dung dịch H2SO4 đặc trong phòng thí nghiệm, người ta tiến hành theo cách nào dưới đây? A. cho từ từ nước vào acid và khuấy đều. B. Cho nhanh axit vào nước và khuấy đều. C. Cho nhanh nước vào acid và khuấy đều. D. cho từ từ acid vào nước và khuấy đều. Câu 52. Cho các thí nghiệm sau: (1) Cho Mg vào dung dịch H2SO4 (loãng). (2) Cho Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 (loãng). (3) Cho FeSO4 vào dung dịch H2SO4 (đặc, nóng). (4) Cho Al(OH)3 vào dung dịch H2SO4 (đặc, nóng). (5) Cho BaCl2 vào dung dịch H2SO4 (đặc, nóng). (6) Cho Al(OH)3 vào dung dịch H2SO4 (loãng). Trong các thí nghiệm trên, số thí nghiệm xảy ra phản ứng mà H2SO4 đóng vai trò là chất oxi hóa là A. 2. B. 4. C. 3. D. 5. Câu 53. Chất nào sau đây là chất hữu cơ? A. Mg(OH)2. B. CaCO3. C. H2CO3. D. CH3OH. Câu 54. Hợp chất hữu cơ nhất thiết phải chứa nguyên tố A. hydrogen. B. nitrogen. C. carbon. D. oxygen. Câu 55. Chất nào sau đây là hợp chất hữu cơ? A. CO2. B. CS2. C. CH4. D. Na2CO3. Câu 56. Chất nào sau đây là hydrocarbon? A. C2H5NH2. B. CH3COOH. C. C2H5OH. D. C2H6. Câu 57. Trong các hợp chất sau: CaC2, CH2Cl2, Na2CO3, HCN. Chất nào là hợp chất hữu cơ? A. CaC2. B. CH2Cl2. C. Na2CO3. D. HCN. Câu 58. Cho các phát biểu sau: 1) Trong các hợp chất hữu cơ chủ yếu là liên kết cộng hóa trị. 2) Hợp chất hữu cơ thường có nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy cao và tan nhiều trong nước. 3) Các hợp chất hữu cơ thường kém bền với nhiệt và dễ cháy.
  6. 4) Phản ứng hóa học của các hợp chất hữu cơ thường xảy ra chậm và theo nhiều hướng khác nhau trong cùng một điều kiện. Các phát biểu đúng là A. 1, 2 và 3. B. 1, 2 và 4. C. 2, 3 và 4. D. 1, 3 và 4. Câu 59. Cho các chất: CH4, CCl4, C2H6O, C6H6, CaCO3, KCN, C3H7O2N. Số chất là dẫn xuất của hydrocarbon là A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 60. Đặc điểm về tính chất hoá học của các chất hữu cơ là A. dễ bị đốt cháy. C. phản ứng xảy ra nhanh, không cần xúc tác. B. bền với nhiệt. D. phản ứng chỉ diễn ra theo một hướng nhất định. Câu 61. Cấu tạo của các hợp chất hữu cơ chủ yếu là A. liên kết ion. B. liên kết cho nhận. C. liên kết hydrogen. D. liên kết cộng hóa trị. Câu 62. Nhóm chức là A. một nhóm nguyên tử khác biệt trong chất hữu cơ. B. một nguyên tử bất kì trong phân tử chất hữu cơ. C. một nhóm nguyên tử có cấu trúc không gian đặc biệt mà trong đó các nguyên tử liên kết với nhau không theo quy tắc hoá trị nào. D. nguyên tử (hoặc nhóm nguyên tử) gây ra những tính chất hoá học đặc trưng của phân tử hợp chất hữu cơ. Câu 63. Phương pháp nào tối ưu để tách dầu ăn ra khỏi nước? A. Phương pháp chiết. B. Phương pháp kết tinh. C. Phương pháp chưng cât. D. Phương pháp sắt kí cột. Câu 64. Trong quá trình sản xuất rượu từ các làng nghề truyền thống, rượu thu được thường có nước. Để tách rượu ra khỏi hỗn hợp rượu và nước, người ta dùng phương pháp nào sau đây? A. Lọc. B. Chưng cất. C. Cô cạn. D. Chiết Câu 65. Cho vào bình kín 0,2 mol N2 và 0,8 mol H2 với xúc tác thích hợp. Sau một thời gian thấy tạo ra 0,3 mol NH3. Hiệu suất phản ứng được tổng hợp là: A. 75% B. 56,25% C. 75,8% D. 25% Câu 66. Hoà tan hết m gam kim loại Cu bằng dung dịch HNO3 loãng dư, sau phản ứng thu được 4,958 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đkc). Giá trị của m là A. 12,8 gam. B. 3,2 gam. C. 19,2 gam. D. 6,4 gam. Câu 67. Hòa tan 16,8 gam Fe bằng dung dịch HNO3 loãng dư, sinh ra V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của V là A. 4,48. B. 3,36. C. 2,24. D. 6,72. Câu 68. Hòa tan hoàn toàn m gam Al vào dung dịch HNO3 thu được 0,01 mol khí NO là sản phẩm khử duy nhất. Giá trị của m là A. 1,35. B. 0,54. C. 0,27. D. 0,81. Câu 69. Hòa tan 48 gam hỗn hợp Cu và CuO trong dung dịch HNO3 1,5M (dư) thoát ra 11,1555 lít khí NO (đkc). Khối lượng CuO trong hỗn hợp ban đầu là A. 1,2 gam. B. 3,6 gam. C. 7,2 gam. D. 4,8 gam. Câu 70. Hòa tan hoàn toàn 13,00 gam Zn trong dung dịch HNO3 loãng, dư thu được dung dịch X và 0,4958 lít khí N2 (đkc). Khối lượng muối trong dung dịch X là A. 18,90 gam. B. 37,80 gam. C. 39,80 gam. D. 28,35 gam.
  7. Câu 71. Cho 16,2 gam bột Al vào dung dịch HNO3 loãng dư, thu được dung dịch X chứa 132,6 gam muối và V lít khí NO duy nhất (đkc). Giá trị của V là A. 10,5140 lít. B. 10,9076 lít. C. 13,440 lít. D. 7,168 lít. Câu 72. Hoà tan hoàn toàn 5,4 gam Al bằng dung dịch H2SO4 loãng, thu được V lít khí H2 (đkc). Giá trị của V là A. 4,958. B. 3,7185. C. 7,437. D. 2,479. Câu 73. Hoà tan hết 8 gam hỗn hợp gồm Fe và Mg bằng dung dịch H2SO4 loãng dư thu được 4,958 lít khí H2 (đkc). Phẩn trăm khối lượng Fe trong hỗn hợp X là A. 30%. B. 70%. C. 56%. D. 44%. Câu 74. Hoà tan hoàn toàn 2,81 gam hỗn hợp gồm Fe2O3, MgO, ZnO trong 500 ml dung dịch H2SO4 0,1M (vừa đủ). Sau phản ứng, cô cạn dung dịch thu được muối khan có khối lượng là A. 4,81 gam. B. 6,81 gam. C. 3,81 gam. D. 5,81 gam. Câu 75. Cho 20,95 gam hỗn hợp Zn và Fe tan hết trong dung dịch H2SO4 loãng, thu được dung dịch X và 8,6765 lít khí (đkc). Cô cạn dung dịch X thu được lượng muối khan là A. 45,55 gam. B. 27,275 gam. C. 55,54 gam. D. 54,55 gam. Câu 76. Cho 2,13 gam hỗn hợp X gồm ba kim loại Mg, Cu và Al ở dạng bột tác dụng hoàn toàn với oxygen thu được hỗn hợp Y gồm các oxide có khối lượng 3,33 gam. Thể tích dung dịch H2SO4 1M vừa đủ để phản ứng hết với Y là A. 57 mL. B. 55 mL. C. 90 mL. D. 75 mL. Câu 77. Cho m gam Al phản ứng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng vừa đủ kết thúc phản ứng thu được 7,437 lít khí SO2 (đkc). Giá trị m là A. 6,7 gam. B. 2,7 gam. C. 4,5 gam. D. 5,4 gam. Câu 78. Cho 4,32 gam Al và 6,4 gam Cu tác dụng hết với dung dịch H2SO4 đặc nóng dư. Sau phản ứng thu được V lít khí SO2 (đkc) là sản phẩm khử duy nhất. Giá trị của V là A. 7,4370. B. 4,985. C. 11,245. D. 8,4286. Câu 79. Hoà tan 0,8125 gam một kim loại M vào dung dịch H2SO4 đặc nóng thu được 0,0125 mol khí SO2. Kim loại đã dùng là A. Mg. B. Cu. C. Zn. D. Fe. Câu 80. Đốt 24 gam hỗn hợp X gồm Fe và Cu trong không khí thu được m gam hỗn hợp chất rắn Y gồm Fe, Cu, CuO, Fe3O4. Cho hỗn hợp Y vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng, dư thu được 7,347 lít khí SO2 (đkc) và dung dịch có chứa 72 gam muối sulfate. Xác định m? A. 25,6. B. 28,8. C. 27,2. D. 26,4. Câu 81. Hòa tan hỗn hợp X gồm 11,2 gam Fe và 2,4 gam Mg bằng dd H2SO4 loãng (dư), thu được dd Y. Cho dung dịch NaOH dư vào Y thu được kết tủa Z. Nung Z trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được m gam chất rắn. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là A. 20 B. 24 C. 36 D. 18 Câu 82. Đốt cháy 6,72 gam kim loại M. Có hóa trị không đổi với oxi dư, thu được 8,4 gam oxit. Nếu cho 5,04 gam M tác dụng hết với dung dịch HNO3 dư thu được dung dịch X và khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Thể tích khí NO đktc thu được là A.1,176 lít B. 2,016 lít C. 2,24 lít D. 1,344 lít Câu 83. Cho m gam hỗn hợp X gồm Mg, Fe, Cu tác dụng với oxi, thu được 44 gam hỗn hợp Y chỉ gồm các oxit kim loại. Hòa tan hết Y bằng dung dịch H2SO4 loãng, dư thu được dung dịch Z. Cho toàn bộ Z vào dung dịch NaOH dư, thu được 58,4 gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là A. 36,0. B. 22,4. C. 31,2. D. 12,8.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
51=>0