Đề thi giữa học kì 1 môn Hóa học lớp 11 năm 2024-2025 - Trường THPT Kon Tum
lượt xem 0
download
Mời các bạn tham khảo “Đề thi giữa học kì 1 môn Hóa học lớp 11 năm 2024-2025 - Trường THPT Kon Tum” sau đây để hệ thống lại kiến thức đã học và biết được cấu trúc đề thi cũng như những nội dung chủ yếu được đề cập trong đề thi để từ đó có thể đề ra kế hoạch học tập và ôn thi một cách hiệu quả hơn. Chúc các bạn ôn tập thật tốt!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Hóa học lớp 11 năm 2024-2025 - Trường THPT Kon Tum
- TRƯỜNG THPT KONTUM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I; NĂM HỌC 2024 – 2025 ĐỀ CHÍNH THỨC Môn: HÓA HỌC; Lớp: 11 (Đề có 04 trang) Thời gian làm bài: 45 phút, không kể thời gian phát đề Mã đề 111 Họ, tên thí sinh: ……………………………….............Số báo danh: ............................................. Cho biết nguyên tử khối: H = 1, C = 12, Na = 23, O = 16, Cl = 35,5. PHẦN I. Trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn (4,5 điểm). Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Tác nhân chủ yếu gây mưa acid là A. CO và CO2. B. SO2 và NOx. C. CO và CH4. D. CH4 và NH3. Câu 2. Trong công nghiệp, quá trình sản xuất Ca(NO3)2 dùng làm phân bón được thực hiện bằng phản ứng giữa dung dịch HNO3 với hợp chất phổ biến, giá rẻ nào sau đây? A. CaSO4. B. CaO. C. CaCO3. D. Ca(OH)2. Câu 3. Theo thuyết Brønsted – Lowry, ion nào dưới đây là base trong nước? A. . B. . C. Fe3+. D. . Câu 4. Nguyên nhân chính gây ra hiện tượng phú dưỡng là A. sự gia tăng của vi khuẩn trong nước. B. sự suy giảm của tầng ozone. C. sự gia tăng các chất dinh dưỡng như nitrate và phosphate từ phân bón. D. sự tích tụ của chất hữu cơ từ lá cây rơi vào nước. Câu 5. Chất nào sau đây thuộc loại chất điện li yếu? A. HI. B. CH3COOH. C. KOH. D. NaNO3. Câu 6. Trong khí thải của quy trình sản xuất thuốc trừ sâu, phân bón hoá học có lẫn khí NH 3. Khí này rất độc đối với sức khoẻ của con người và gây ô nhiễm môi trường. Để xử lí NH 3 lẫn trong khí thải, người ta có thể dẫn khí thải qua một bể lọc chứa hoá chất nào sau đây? A. Dung dịch Ca(OH)2. B. Dung dịch HCl. C. Dung dịch NaOH. D. Nước. Câu 7. Biểu thức nào sau đây là biểu thức hằng số cân bằng (KC) của phản ứng: A. . B. . C. . D. . Câu 8. Phân tử ammonia có dạng hình học nào sau đây? A. Chữ T. B. Tam giác đều. C. Chóp tứ giác. D. Chóp tam giác. Câu 9. Khí nào phổ biến nhất trong khí quyển Trái Đất? A. Nitrogen. B. Argon. C. Oxygen. D. Ozone. Câu 10. Cho cân bằng hóa học sau: 2NaHCO3(s) Na2CO3(s) + CO2(g) + H2O(g); = +129 kJ. Có thể dùng biện pháp nào sau đây để chuyển hóa nhanh và hoàn toàn NaHCO3 thành Na2CO3? Trang 1/ 4 - Mã đề 111
- A. Tăng nhiệt độ và bơm thêm CO2 vào hệ. B. Giảm nhiệt độ và cho khí CO2 thoát ra. C. Tăng áp suất và thêm Na2CO3 vào hệ. D. Giảm áp suất và cho khí CO2 thoát ra. Câu 11. Phản ứng thuận nghịch là phản ứng A. chỉ xảy ra theo một chiều nhất định. B. có phương trình hoá học được biểu diễn bằng mũi tên một chiều. C. có các chất tham gia chuyển hóa hoàn toàn thành sản phẩm. D. xảy ra theo hai chiều trái ngược nhau trong cùng điều kiện. Câu 12. Mối quan hệ giữa tốc độ phản ứng thuận (vt) và tốc độ phản ứng nghịch (vn) ở trạng thái cân bằng được biểu diễn như thế nào? A. vt = vn = 0. B. vt = 0,5vn. C. vt = 2vn. D. vt = vn 0. Câu 13. Cho bảng số liệu về một số loài cây và khoảng pH của đất trồng giúp chúng sinh trưởng tốt như sau: Loài cây Chè Lúa Khoai tây Cà chua Khoảng pH sinh trưởng tốt 4,5 – 5,5 5,5 – 6,5 5,0 – 6,0 6,0 – 7,0 Một mẫu đất được phân tích có nồng độ OH- khoảng 4,65.10-8 M, theo bảng số liệu đã cho thì loài cây nào có thể sinh trưởng tốt nhất trên mẫu đất này? A. Cây lúa. B. Cây cà chua. C. Cây khoai tây. D. Cây chè. Câu 14. Oxide của nitrogen được tạo thành khi nguyên tố nitrogen trong nhiên liệu hoặc sinh khối kết hợp với oxygen dư thừa trong không khí được gọi là A. NOx nhiệt. B. NOx tức thời. C. NOx tự nhiên. D. NOx nhiên liệu. Câu 15. Trong tự nhiên, phản ứng giữa nitrogen và oxygen (trong cơn mưa dông kèm sấm sét) là khởi đầu cho quá trình tạo và cung cấp loại phân bón nào cho cây? A. Phân đạm nitrate. B. Phân đạm ammonium. C. Phân kali. D. Phân lân. Câu 16. Nhúng giấy quỳ tím vào dung dịch K2CO3 thì A. giấy quỳ tím không đổi màu. B. giấy quỳ tím chuyển từ màu tím thành màu đỏ. C. giấy quỳ tím chuyển từ màu tím thành màu xanh. D. giấy quỳ tím bị mất màu. Câu 17. Khi nói về muối ammonium, phát biểu không đúng là A. Muối ammonium kém bền với nhiệt. B. Muối ammonium là chất điện li mạnh. C. Muối ammonium dễ tan trong nước. D. Dung dịch muối ammonium có tính chất base. Câu 18. Có thể nhận biết muối ammonium (NH 4+) bằng cách cho muối này tác dụng với dung dịch kiềm, đun nhẹ, thấy thoát ra chất khí làm xanh quì tím ẩm. Chất khí đó là A. NH3. B. H2. C. NO2. D. SO2. PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai (4,0 điểm). Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1. Thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ tới sự chuyển dịch cân bằng của phản ứng: Trang 2/ 4 - Mã đề 111
- 2NO2(g, nâu đỏ) N2O4(g, không màu); - Chuẩn bị: 3 ống nghiệm chứa khí NO2 nút kín có màu giống nhau, cốc nước đá, cốc nước nóng. - Tiến hành: + Ống nghiệm (1) để so sánh. + Ngâm ống nghiệm (2) vào cốc nước đá trong khoảng 1 – 2 phút. + Ngâm ống nghiệm (3) vào cốc nước nóng trong khoảng 1 – 2 phút. a) Ở cân bằng trên, phản ứng thuận tỏa nhiệt, phản ứng nghịch thu nhiệt. b) Ống nghiệm (2) khi ngâm vào nước đá, màu hỗn hợp nhạt đi so với ống nghiệm (1). Cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận. c) Ống nghiệm (3) khi ngâm vào nước nóng, màu hỗn hợp đậm hơn so với ống nghiệm (1). Cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch. d) Khi tăng nhiệt độ, cân bằng chuyển dịch theo chiều phản ứng thuận (phản ứng tỏa nhiệt). Khi giảm nhiệt độ, cân bằng chuyển dịch theo chiều phản ứng nghịch (phản ứng thu nhiệt). Câu 2. Tiến hành chuẩn độ dung dịch NaOH chưa biết nồng độ bằng dung dịch chuẩn HCl 0,1 M với chất chỉ thị phenolphthalein như sau: - Bước 1: Dùng pipette lấy 10 mL dung dịch HCl 0,1 M cho vào bình tam giác, thêm 1 – 2 giọt phenolphthalein. - Bước 2: Cho dung dịch NaOH vào burette, điều chỉnh dung dịch trong burette về mức 0. - Bước 3: Mở khóa burette, nhỏ từng giọt dung dịch NaOH xuống bình tam giác (lắc đều trong quá trình chuẩn độ) cho đến khi dung dịch xuất hiện màu hồng nhạt (bền trong khoảng 20 giây) thì dừng chuẩn độ. - Bước 4: Ghi lại thể tích dung dịch NaOH đã dùng và thực hiện lặp lại thí nghiệm ít nhất 3 lần. Kết quả thí nghiệm được ghi lại ở bảng sau: Thí nghiệm Thể tích dung dịch NaOH (mL) Lần 1 12,7 Lần 2 12,5 Lần 3 12,3 a) NaOH là dung dịch cần chuẩn độ, HCl là dung dịch chuẩn. b) Trước thời điểm tương đương, dung dịch liên tục chuyển sang màu hồng rồi sau đó mất màu. c) Cần lấy giá trị thể tích dung dịch NaOH cao nhất trong các lần chuẩn độ để xác định nồng độ của dung dịch NaOH. d) Khi kết thúc chuẩn độ, nồng độ của dung dịch NaOH được xác định là 0,08 M. Câu 3. Mô hình phân tử nitrogen và năng lượng liên kết trong phân tử nitrogen như hình dưới: a) Phân tử nitrogen gồm hai nguyên tử nitrogen liên kết với nhau bằng liên kết ba. b) Trong phân tử nitrogen có 2 liên kết σ và 1 liên kết π. c) Phân tử nitrogen có liên kết ba rất bền và năng lượng liên kết lớn nên nitrogen khá trơ về mặt hoạt động hóa học ngay cả khi đun nóng. d) Nitrogen bền nhiệt, có tính trơ nên được dùng để làm căng vỏ bao bì thực phẩm mà không dùng không khí. Câu 4. Ammonia có nhiều ứng dụng thực tế trong đời sống và công nghiệp, nhờ vào các tính chất đặc trưng của nó. a) Ammonia lỏng được dùng làm chất làm lạnh trong thiết bị lạnh. Trang 3/ 4 - Mã đề 111
- b) Phần lớn ammonia được dùng phản ứng với acid để sản xuất các loại phân đạm. c) Trong phản ứng của NH3 tác dụng với dung dịch HCl thì NH3 đóng vai trò là chất oxi hóa. d) Trong phản ứng của NH3 tác dụng với O2, đun nóng thì NH3 đóng vai trò là chất khử. PHẦN III. Câu trắc nghiệm trả lời ngắn (1,5 điểm). Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 3. Câu 1. Cho phản ứng sau ở 430 oC: H2(g) + I2(g) 2HI(g). Ở trạng thái cân bằng, nồng độ các chất là: [H2] = [I2] = 0,135 M; [HI] = 0,865 M. Hằng số cân bằng của phản ứng ở nhiệt độ trên là bao nhiêu? (Kết quả làm tròn đến hàng đơn vị). Câu 2: Hydrochloric acid được tiết ra khi thức ăn đi vào dạ dày do ăn quá nhiều hoặc nhiều lý do khiến lượng HCl (hydrochloric acid) dư thừa được giải phóng. Sự dư thừa HCl trong dạ dày gây khó tiêu, đau và kích ứng. Các thuốc kháng acid thông thường được sử dụng để chữa chứng khó tiêu do tính acid là sữa magnesium (Mg(OH)2) hoặc baking Soda (sodium hydrogen carbonate – NaHCO3). Giả thiết nồng độ dung dịch HCl trong dạ dày là 0,025 M, tính thể tích dung dịch HCl (mL) được trung hòa khi bệnh nhân uống 0,315 g bột NaHCO3. Câu 3. Phương trình hóa học của phản ứng tổng hợp ammonia từ nitrogen và hydrogen bằng quá trình Haber như sau: N2(g) + 3H2(g) 2NH3 (g). Biết năng lượng liên kết được cho trong bảng sau: Liên kết N≡N N-H H-H –1 Eb (kJ.mol ) 945 386 436 Giá trị nhiệt tạo thành chuẩn () của NH3(g) là bao nhiêu kJ/mol? (Kết quả làm tròn đến hàng đơn vị). ------ HẾT ------ - Thí sinh không được sử dụng tài liệu. - Giám thị không giải thích gì thêm. Trang 4/ 4 - Mã đề 111
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 1 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Kim Đồng
4 p | 204 | 12
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Lương Thế Vinh
7 p | 271 | 9
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 4 năm 2019-2020 - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
3 p | 188 | 7
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2019-2020 - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
3 p | 234 | 6
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường TH&THCS Xã Tòng Đậu
11 p | 176 | 5
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 5 năm 2019-2020 - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
2 p | 181 | 5
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4 năm 2019-2020 - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
3 p | 205 | 5
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 1 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Kim Đồng
4 p | 180 | 4
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 - Trường TH&THCS Chiềng Kheo
5 p | 185 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 11 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THPT thị xã Quảng Trị
4 p | 37 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 7 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Du, Hà Nội
8 p | 24 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 7 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Huỳnh Thị Lựu
8 p | 20 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 6 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Lai Thành
7 p | 19 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 6 năm 2021-2022 - Trường THCS Nguyễn Trãi
4 p | 30 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Hà Long
5 p | 175 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 - Trường THCS Võ Thành Trang
1 p | 169 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 - Trường THCS Huỳnh Văn Nghệ
2 p | 181 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 12 năm 2021-2022 - Trường THPT Sơn Động số 3
3 p | 24 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn