intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn Hóa học lớp 11 năm 2020-2021 - Trường THPT Triệu Sơn 4, Thanh Hóa

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:3

4
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để giúp các bạn học sinh củng cố lại phần kiến thức đã học, biết cấu trúc ra đề thi như thế nào và xem bản thân mình mất bao nhiêu thời gian để hoàn thành đề thi này. Mời các bạn cùng tham khảo "Đề thi giữa học kì 2 môn Hóa học lớp 11 năm 2020-2021 - Trường THPT Triệu Sơn 4, Thanh Hóa" dưới đây để có thêm tài liệu ôn thi. Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Hóa học lớp 11 năm 2020-2021 - Trường THPT Triệu Sơn 4, Thanh Hóa

  1. SỞ GD&ĐT THANH HÓA ĐỀ KSCL GIỮA KÌ II NĂM HỌC 2020 - 2021 TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 4 Môn: HÓA HỌC. Lớp 11. Thời gian: 60 phút. Không kể thời gian giao đề (Đề thi có 03 trang) Mã đề: 111 I. Phần trắc nghiệm (8đ) Câu 1: Cho các chất: etan, propen, axetilen, buta-1,3-đien, but-1-en, etilen, cacbonđioxit. Số chất làm mất màu dung dịch brom? A. 5 B. 4 C. 3 D. 2. Câu 2: Chất nào sau đây là chất điện li yếu? A. Ba(OH)2. B. H2SO4. C. H2O. D. Al2(SO4)3. Câu 3: Liên kết hóa học chủ yếu trong phân tử hợp chất hữu cơ là loại liên kết nào sau đây? A. Liên kết cộng hóa trị. B. Liên kết ion. C. Liên kết hidro. D. Liên kết cho nhận. Câu 4: Để nhận biết hai muối NH4NO3 và NaNO3 ta dùng thuốc thử nào sau đây? A. Dung dịch HCl. B. Dung dịch NaOH. C. Dung dịch BaCl2. D. Dung dịch AgNO3. Câu 5: Cho các chất: CH2=CH-CH=CH2(1); CH2=CH-CH2-CH3 (2); CH3-CH=CH2 (3);CH≡C-CH2-CH3 (4); CH2=C(CH3)-CH2-CH3 (5). Số chất phản ứng với H2 dư (xt: Ni, t0) tạo ra cùng một sản phẩm là? A. 3 B. 2 C. 4 D. 5 Câu 6: Cho V(l) Etilen phản ứng với dung dịch Br2 dư, thấy có 16(g) Br2 phản ứng. V có giá trị là? A. 1,12 B. 2,24 C. 3,36 D. 4,48 Câu 7: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp 2 hidrocacbon đồng đẳng liên tiếp thu được 20,16 (l) CO 2 (đktc) và 25,2 gam H2O .Thành phần % về thể tích của mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu là : A. 30% và 70% B. 50% và 50% C. 40% và 60% D. 20% và 80% Câu 8: Cho ankan CH3-CH2-CH2-CH3 phản ứng với Cl2 (tỉ lệ 1:1, askt), số sản phẩm monoclo tạo thành là: A. 2 B. 1 C. 3 D. 4. Câu 9: Trong các chất sau, chất nào có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất? A. CH3COOH. B. C2H4. C. C2H5OH. D. C6H6. 2+ 2- Câu 10: Phương trình nào có phương trình ion thu gọn là: Ba + SO4 →BaSO4↓. A. BaCO3 + H2SO4→BaSO4↓ + CO2 + H2O B. BaCO3 + 2HCl→BaCl2 + CO2 + H2O C. Ba(OH)2 + H2SO4 → BaSO4↓ + H2O. D. BaCl2 + Na2SO4 →BaSO4↓ + 2NaCl Câu 11: Để nhận biết các chất: Metan, etilen, axetilen ta dùng thuốc thử nào sau đây? A. Dung dịch Br2 và dung dịch Ca(OH)2. B. Dung dịch Br2 và dung dịch HCl. C. dung dịch Br2 và dung dịch AgNO3. D. Dung dịch Br2 và dung dịch KMnO4. Câu 12: Tên gọi của ankan có công thức cấu tạo: CH3-CH(CH3)-CH2-CH3. A. 2-metylpentan. B. 3-metylbutan. C. 2-metylbutan. D. 3-metylpentan. Câu 13: Chất nào sau đây không phải chất hữu cơ A. CH3COONa B. Na2CO3 C. C6H12O6 D. CH4 Câu 14: Chất nào ở thể khí ở điều kiện thường? A. C7H16. B. C6H14. C. C5H12 D. CH4. Câu 15: Công thức phân tử của axetilen là: A. C2H2. B. CH4. C. C2H4. D. C3H4. + -4 Câu 16: Dung dịch X có [H ]=10 . Dung dịch X làm quỳ tím chuyển sang màu gì? A. Vàng B. Đỏ C. Quỳ tím không đổi màu. D. Xanh Câu 17: Tính chất nào sau đây không phải của nitơ? A. Tan rất ít trong nước B. Là chất khí không màu, không mùi, không vị. C. Ở điều kiện thường nitơ tương đối trơ về mặt hóa học. D. Duy trì sự cháy và hô hấp. Câu 18: Hiện tượng gì xảy ra khi cho NaOH phản ứng với Ca(HCO3)2? A. Có khí không màu thoát ra. B. Có kết tủa trắng xuất hiện, sau đó tan ra Trang 1/3 - Mã đề thi 111
  2. C. Có kết tủa trắng xuất hiện D. Có kết tủa nâu đỏ xuất hiện. Câu 19: Để đề phòng bị nhiễm độc khí CO và một số khí độc khác, người ta sử dụng mặt nạ với chất hấp phụ nào sau đây? A. Than hoạt tính B. Mangan dioxit C. Đồng (II) oxit D. Magie oxit Câu 20: Công thức chung của ankan là: A. CnH2n (n≥2). B. CnH2n+2 (n≥2). C. CnH2n (n≥1). D. CnH2n+2 (n≥1). Câu 21: Tên gọi của ankin có công thức cấu tạo: CH≡C-CH2-CH3? A. But-3-in. B. But-1-in. C. Pent-1-in.. D. Pent-3-in. Câu 22: Có 4 bình khí mất nhãn là: axetilen, propin, but-1-in, but-2-in. Người ta làm thí nghiệm với lần lượt các khí, hiện tượng xảy ra như hình vẽ sau: Vậy khí sục vào ống nghiệm 2 là: A. propin B. but-2-in C. but-1-in D. axetilen Câu 23: Đốt cháy hoàn toàn 7,4 gam hợp chất hữu cơ X ( C, H, O ). Thu được 6,72 lít CO 2(đktc) và 5,4 gam H2O. Khi hóa hơi 1,85 gam X, thu được thể tích bằng với thể tích của 0,7 gam N 2 cùng nhiệt độ,áp suất. Xác định công thức phân tử của X. A. C3H6O2 B. C5H10O C. C2H2O3 D. C3H6O. Câu 24: Công thức chung của ankin là: A. CnH2n-2 (n≥1). B. CnH2n+2 (n≥2). C. CnH2n (n≥1). D. CnH2n-2 (n≥2). Câu 25: Chất nào sau đây có đồng phân hình học? A. CH2=CH-CH3. B. CH3-CH=CH-CH3. C. CH3-CH3. D. CH3-C(CH3)=CH-CH3. Câu 26: Hòa tan hoàn toàn 14,4g kim loại M hóa trị II vào dung dịch HNO 3 đặc dư thu được 26,88 lit NO2 (dktc) là sản phẩm khử duy nhất. Kim loại M là : A. Zn. B. Cu. C. Fe. D. Mg. Câu 27: Hỗn hợp khí X gồm etilen và propin. Cho a mol X tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO 3 trong NH3 thu được 30,87 gam kết tủa. Mặt khác a mol X phản ứng tối đa với 0,56 mol H2. Giá trị của a là: A. 0,49. B. 0,77. C. 0,56. D. 0,35. Câu 28: Hấp thụ hết 5,6 lít khí CO 2 ở đktc vào dung dịch gồm 0,15 mol BaCl 2; 0,08 mol Ba(OH)2 và 0,29 mol KOH sau phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch A và m gam kết tủa. Giá trị của m bằng A. 39,40 B. 45,31 C. 49,25 D. 47,28 Câu 29: Hỗn hợp khí (T) ở đktc gồm 2 hiđrocacbon mạch hở X, Y có cùng số nguyên tử cacbon. Lấy 0,448 lít (T) cho từ từ qua nước brom thấy có 4,8 gam brom phản ứng, không có khí thoát ra khỏi bình nước brom. Mặt khác, đốt cháy 0,448 lít hỗn hợp T thì thu được 1,76 gam CO 2. Cho 0,3 mol hỗn hợp (T) tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 (dư) thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là A. 24 gam B. 48 gam C. 36 gam D. 72 gam Câu 30: Cracking khí butan một thời gian thì thu được hỗn hợp khí X gồm CH 4, C3H6, C2H6, C2H4 và C4H10 dư. Cho toàn bộ hỗn hợp X đi qua dung dịch nước Br 2 dư thì khối lượng bình brom tăng lên 0,91 gam và có 4 gam Br2 phản ứng, đồng thời có hỗn hợp khí Y thoát ra khỏi bình Br 2 (thể tích của Y bằng 54,545% thể tích của X). Để đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Y cần vừa đủ V lít O2 (ở đktc). Giá trị của V là A. 2,128. B. 4,368. C. 2,184. D. 1,736. Câu 31: Cho 8(g) một ankan X phản ứng hết với Cl 2 ( chiếu sáng) thu được hai chất hữu cơ Y và Z) Y Z d
  3. Câu 32: Nung hỗn hợp rắn A gồm a mol Mg và 0,25 mol Cu(NO 3)2 sau một thời gian thu được chất rắn B và 10,08 lit khí hỗn hợp D gồm NO 2 và O2. Hòa tan hoàn toàn B vào dung dịch chứa 1,3 mol HCl (vừa đủ), thu được dung dịch X chỉ chứa m gam hỗn hợp muối clorua và 1,12 lit hỗn hợp khí Y gồm N 2 và H2 có tỉ khối so với hidro là 11,4. Biết các thể tích đều ở dktc. Giá trị của m gần nhất với : A. 70,5. B. 72,0. C. 71,0. D. 69.0 II.Phần tự luận (2đ) Câu 33 (1 điểm): Hoàn thành các phương trình phản ứng sau. a. CH4 + Cl2 (1:1)askt b. CH3-CH=CH2 + HBr→ c. CH≡CH + H2 Pd / PbCO3 d. CH≡CH + AgNO3 + NH3→ Câu 34 ( 1 điểm): Hỗn hợp A gồm ba ankin M, N, P có tổng số mol là 0,05 mol, số nguyên tử các bon trong mỗi chất đều lớn hơn 2. Cho 0,05 mol A tác dụng với dung dịch AgNO3 0,12M trong NH3 thấy dùng hết 250 ml và thu được 4,55g kết tủa. Nếu đốt cháy 0,05 mol A thì thu được 0,13 mol H2O. Xác định công thức cấu tạo của M, N, P. Biết ankin có khối lượng phân tử nhỏ nhất chiếm 40% số mol của A. ---------------------------------------------……….……..Hết………………….. Thí sinh KHÔNG được sử dụng tài liệu và bảng tuần hoàn Giám thị không giải thích gì thêm. Cho biết khối lượng nguyên tử của các nguyên tố: C = 12; H = 1; O = 16; K = 39; Fe = 56; Mg = 24; Ag = 108; N = 14; Mn = 55; Ba = 139; Ca = 40; Na = 23; Br = 80; Cl = 35,5; Cu = 64; Al = 27; Li = 7; Na = 23 ; S=32. Trang 3/3 - Mã đề thi 111
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2