Đề cương ôn tập học kì 1 môn Hóa học lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Số 2 Phù Mỹ
lượt xem 3
download
Với mong muốn giúp các bạn có thêm tài liệu ôn tập thật tốt trong kì thi sắp tới. TaiLieu.VN xin gửi đến các bạn ‘Đề cương ôn tập học kì 1 môn Hóa học lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Số 2 Phù Mỹ’. Vận dụng kiến thức và kỹ năng của bản thân để thử sức mình với đề thi nhé! Chúc các bạn đạt kết quả cao trong kì thi.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 1 môn Hóa học lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Số 2 Phù Mỹ
- TRƯỜNG THPT SỐ 2 PHÙ MỸ TỔ: LÝ – HÓA ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ 1 NĂM HỌC 2023-2024 MÔN HÓA HỌC; LỚP 11 A. TRẮC NGHIỆM CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 1 NHẬN BIẾT Câu 1: Phản ứng thuận nghịch là phản ứng A. xảy ra theo hai chiều ngược nhau trong cùng điều kiện. B. có phương trình hoá học được biểu diễn bằng mũi tên một chiều. C. chỉ xảy ra theo một chiều nhất định. D. xảy ra giữa hai chất khí. Câu 2: Các yếu tố ảnh hưởng đến cân bằng hoá học là A. Nồng độ, nhiệt độ và chất xúc tác. B. Nồng độ, áp suất và diện tích bề mặt. C. Nồng độ, nhiệt độ và áp suất. D. Áp suất, nhiệt độ và chất xúc tác. Câu 3: Giá trị hằng số cân bằng KC của phản ứng thay đổi khi A. Thay đổi nồng độ các chất. B. Thay đổi nhiệt độ. C. Thay đổi áp suất. D. Thêm chất xúc tác. Câu 4: Cho phenolphtalein vào dung dịch nào sau đây sẽ hóa hồng A. dung dịch NaCl B. dung dịch BaCl2 C. dung dịch NaOH D. dung dịch HCl Câu 5: Chất nào dưới đây không phân li ra ion khi hòa tan trong nước? A. MgCl2. B. HClO3. C. Ba(OH)2. D. C6H12O6 Câu 6: Chất nào sau đây là điện li yếu A. NaCl B. HCl C. HF D. KOH Câu 7: Chất nào sau đây là điện li mạnh A. HF B. MgO C. KOH D. Fe(OH)3 Câu 8: Câu nào dưới đây đúng khi nói về sự điện li? A. Sự điện li là sự phân li một chất dưới tác dụng của dòng điện. B. Sự điện li là sự hòa tan một chất vào nước thành dung dịch. C. Sự điện li là sự phân li một chất thành ion dương và ion âm khi chất đó tan trong nước. D. Sự điện li thực chất là một quá trình oxi hóa khử. Câu 9: Phương trình điện li nào đúng? A. CaCl2 Ba+ + 2 Cl- B. Ca(OH)2 Ca+ + 2 OH- C. AlCl3 Al 3+ + 3 Cl2- D. Al2(SO4)3 2Al 3+ + 3SO42- Câu 10: Một dung dịch có [H ] = 2,3.10 M. Môi trường của dung dịch là: + -3 A. base B. acid C. trung tính D. không xác định Câu 11: Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào đúng khi một hệ ở trạng thái cân bằng? A. Phản ứng thuận đã dừng. B. Phản ứng nghịch đã dừng. C. Nồng độ chất tham gia và sản phẩm bằng nhau. D. Nồng độ của các chất trong hệ không đổi. Câu 12 Chất nào sau đây thuộc loại trung tính theo Bronsted? A. H2SO4 B. Na+ C. Fe3+ D. CO32- Câu 13: Chất nào sau đây là chất lưỡng tính A. Na2CO3 B. K2SO4 C. KHCO3 D. BaCl2 THÔNG HIỂU Câu 1: Cho cân bằng hoá học: N2 (k) + 3 H2 (k) 2 NH3 (k); phản ứng thuận là phản ứng toả nhiệt. Cân bằng hoá học không bị chuyển dịch khi A. Thay đổi áp suất của hệ B. Thay đổi nồng độ N2 C. Thay đổi nhiệt độ D. Thêm chất xúc tác Fe. Câu 2: Trong hệ phản ứng ở trạng thái cân bằng: 2SO2(k) + O2(k) 2SO3(k) H < 0. Nồng độ của SO3 sẽ tăng, nếu: A. Giảm nồng độ của SO2. B. Tăng nồng độ của SO2.
- C. Tăng nhiệt độ. D. Giảm nồng độ của O2. Câu 3: Khi hòa tan trong nước, chất nào sau đây làm quỳ tím chuyển màu xanh? A. NaNO3. B. Na2CO3 C. NaHSO4. D. CuCl2 Câu 4: Nồng độ mol/l của Cl – trong dung dịch CaCl2 0,3 M là: A. 0,3 B. 0,6 C. 0,9 D. 0,15. Câu 5: Dung dịch HNO3 0,001M có pH bằng: A. 3 B. 10 C. 4 D. 11 Câu 6: Hệ phản ứng sau ở trạng thái cân bằng : H2 (g) + I2 (g) 2HI (g) Biểu thức hằng số cân bằng của phản ứng trên là : A. KC = 2HI . B. KC = H 2 . I 2 . H 2 . I 2 2 HI C. KC = HI . 2 D. KC = H 2 . I 2 . H 2 . I 2 HI 2 Câu 7: Cho cân bằng sau trong bình kín: 2NO2 (g) N2O4 (g). (màu nâu đỏ) (không màu) Biết khi hạ nhiệt độ của bình thì màu nâu đỏ nhạt dần. Phản ứng thuận có A. r H 298 > 0, phản ứng tỏa nhiệt. 0 B. r H 298 < 0, phản ứng tỏa nhiệt. 0 C. r H 298 > 0, phản ứng thu nhiệt. 0 D. r H 298 < 0, phản ứng thu nhiệt. 0 CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 2 NHẬN BIẾT Câu 1: Trong tự nhiên, Nitrogen A. chỉ tồn tại ở dạng đơn chất. B. chỉ tồn tại dưới ở hợp chất. C. tồn tại ở dạng đơn chất và hợp chất. D. tồn tại dưới dạng hợp chất, chiếm 78% thể tích không khí. Câu 2: Dạng hình học của phân tử ammonia là A. hình tam giác đều. B. hình tứ diện. C. đường thẳng. D. hình chóp tam giác. Câu 3: Ứng dụng nào sau đây không phải là của ammonia A. Làm môi trường trơ trong luyện kim, điện tử,. B. Sản xuất phân urea. C. Sản xuất nitric acid. D. Hệ thống làm lạnh ammonia trong công nghiệp Câu 4: Ammonium nitrate khi làm phân bón sẽ bổ sung hàm lượng dinh dưỡng nào cho cây trồng A. phosphorus B. potassium C. nitrogen D. oxygen Câu 5: Sulfur là chất rắn có màu A. đỏ. B. vàng. C. không màu. D. xanh. Câu 6: Tính chất nào sau đây không phải là tính chất vật lí của sulfur A. màu vàng ở điều kiện thường B. Thể rắn ở điều kiện thường C. Không tan trong benzene D. Không tan trong nước Câu 7: Trong tự nhiên, sulfur tồn tại ở dạng nào A. Chỉ tồn tại dạng đơn chất B. Chỉ tồn tại dạng hợp chất C. Tồn tại dạng đơn chất và hợp chất D. Không có trong tự nhiên Câu 8: Sulfur trong tự nhiên được tìm thấy trong nhiều khoáng vật, hãy cho biết quặng pyrite có thành phần chính là chất nào sau đây A. CaSO4.2H2O B. PbS C. BaSO4 D. FeS2 Câu 9: Câu nào sau đây sai? A. Ammonia là chất khí, không màu, không mùi, tan nhiều trong H2O B. Ammonia là 1 bazơ yếu
- C. Đốt cháy NH3 không xúc tác thu được N2 và H2O D. Phản ứng tổng hợp NH3 từ H2 và N2 là phản ứng thuận nghịch Câu 10: Chọn câu đúng? A. H2SO4 là chất lỏng, không màu, sánh như dầu, không bay hơi. B. H2SO4 98% có D= 1,84 g/cm3; nhẹ hơn nước. C. H2SO4 đặc không hút ẩm nên không dùng làm khô khí ẩm. D. H2SO4 đặc tan ít trong nước và toả nhiều nhiệt. Câu 11: Bước sơ cứu đầu tiên cần làm ngay khi một người bị bỏng sulfuric acid là A. rửa với nước lạnh nhiều lần. B. trung hoà acid bằng NaHCO3 . C. băng bó tạm thời vết bỏng. D. đưa đến cơ sở y tế gần nhất. Câu 12: Muối X không tan trong nước và các dung môi hữu cơ. Trong y học, X thường được dùng làm chất cản quang trong xét nghiệm X -quang đường tiêu hoá. Công thức của X là A. BaSO4 . B. Na 2SO4 . C. K 2SO4 . D. MgSO4 , THÔNG HIỂU Câu 1: Câu nào sau đây đúng khi nói về tính chất hoá học của Sulfur? A. Sulfur không có tính oxi hoá, tính khử. B. Sulfur chỉ có tính oxi hoá. C. Sulfur có tính oxi hoá và tính khử. D. Sulfur chỉ có tính khử. Câu 2: Ứng dụng nào sau đây không phải của lưu huỳnh đơn chất A. Dùng để điều chế H2SO4. B. Dùng để lưu hóa cao su. C. Sản suất chất tẩy trắng bột giấy. D. Dùng để điều chế HNO3. Câu 3: Trường hợp nào sau đây có phản ứng? A. H2SO4 loãng + Cu. B. H2SO4 loãng + S. C. H2SO4 đặc, nguội + Al. D. H2SO4 đặc + Na2CO3. Câu 4: Phản ứng nào sau đây sulfur đóng vai trò là chất oxi hóa? A. S + O2 t SO2. 0 B. S + 2Na t Na2S. 0 C. S + 2H2SO4 (đ) t 3SO2 + 2H2O. 0 D. S + 6HNO3 (đ) t H2SO4 + 6NO2 + 2H2O. 0 Câu 5: Tính chất của SO2 được diễn tả đúng nhất là A. SO2 thể hiện tính oxi hoá. B. SO2 là oxit axit. C. SO2 thể hiện tính khử. D. SO2 vừa oxi hóa vừa khử. Câu 6: Điều nào sau đây không đúng về tính chất hoá học của dung dịch HNO3? A. Dung dịch HNO3 có tính khử mạnh. B. Dung dịch HNO3 có tính oxi hoá mạnh. C. Dung dịch HNO3 đặc, nguội không phản ứng với Fe. D. Dung dịch HNO3 có tính acid. Câu 7: Cách pha loãng dung dịch H2SO4 đặc nào sau đây đúng? A. Rót nhanh acid vào nước và khuấy đều. B. Rót nhanh nước vào acid và khuấy đều. C. Rót từ từ nước vào acid và khuấy đều. D. Rót từ từ acid vào nước và khuấy đều. Câu 8: Gold (Au) có thể phản ứng với dung dịch nào sau đây? A. dung dịch HCl đặc B. dung dịch HNO3 loãng C. dung dịch HNO3 đặc, nóng D. nước cường toan (hỗn hợp của một thể tích acid HNO3 đặc và ba thể tích HCl đặc) Câu 9: Hiện tượng mưa acid là do không khí bị ô nhiễm bởi các khí nào sau đây? A. SO2, NO, NO2. B. NO, CO, SO2. C. CH4, HCl, CO. D. Cl2, CH4, SO2. Câu 10: Ứng dụng nào sau đây không phải của sulfur dioxide? A. tẩy trắng giấy. B. sản xuất sulfuric acid C. chống nấm mốc. D. lưu hóa cao su Câu 11: Cho phản ứng: SO2 + NO2 → SO3 + NO. Trong phản ứng SO2 đóng vai trò là A. Chất bị khử. B. Chất bị oxi hóa. C. Môi trường. D. Vừa là chất khử vừa là chất oxi hoá.
- Câu 12: Thuốc thử để nhận biết sulfuric acid và dung dịch muối sulfate là A. AgNO3. B. NaCl. C. BaCl2. D. KNO3. Câu 13: Sulfur dioxide là chất oxi hóa trong phản ứng nào sau đây? t 0 ,V O A. SO2 + 2NaOH Na2SO3 + H2O B. 2SO2 + O2 2 5 2SO3 C. SO2 + NO2 SO3 + NO xt D. SO2 + 2H2S 3S + 2H2O Câu 14: Phản ứng nào dưới đây không dùng để minh họa tính acid của HNO3? A. 3Cu + 8HNO3 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O B. MgO + 2HNO3 Mg(NO3)2 + H2O C. NaOH + HNO3 NaNO3 + H2O D. CaCO3 + 2HNO3 Ca((NO3) + H2O + CO2 Câu 15: Các tính chất hoá học của nitric acid (HNO3) là A. tính acid mạnh và tính khử mạnh. B. tính acid mạnh và tính oxi hóa mạnh. C. tính oxi hóa mạnh và tính base mạnh. D. tính oxi hóa mạnh và tính acid yếu. Câu 16: Điều nào sau đây đúng về tính chất hoá học của dung dịch H2SO4 đặc? A. Dung dịch H2SO4 đặc có tính khử mạnh. B. Dung dịch H2SO4 đặc có tính oxi hoá mạnh. C. Dung dịch H2SO4 đặc vừa có tính khử, vừa có tính oxi hoá. D. Dung dịch H2SO4 đặc không có tính khử, không có tính oxi hoá. CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 3 NHẬN BIẾT Câu 1: Hoá học hữu cơ là ngành hoá học chuyên nghiên cứu A. các hợp chất của carbon, trừ carbon (II) oxide. B. các hợp chất của carbon, trừ carbon (II) oxide, carbon (IV) oxide, muối carbonate, xyanide, carbide. C. các hợp chất của carbon, trừ carbon (II) oxide, carbon (IV) oxide. D. các hợp chất của cacbon trừ muối carbonate. Câu 2: Liên kết hoá học chủ yếu giữa các nguyên tử trong hợp chất hữu cơ là: A. liên kết hydrogen. B. tương tác Van der waals.C. liên kết ion. D. liên kết cộng hoá trị. Câu 3: Tính chất vật lí của đa số các hợp chất hữu cơ là: A. tan nhiều trong nước, ít tan trong dung môi hữu cơ. B. nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi cao. C. tan nhiều trong nước, khó bay hơi. D. tan nhiều trong các dung môi hữu cơ, nhiệt độ sôi thấp. Câu 4: Đặc điểm của phản ứng hoá học giữa các hợp chất hữu cơ thường: A. xảy ra nhanh, thu được nhiều sản phẩm. B. xảy ra chậm, theo một hướng duy nhất. C. xảy ra chậm, thu được nhiều sản phẩm. D. xảy ra nhanh, theo nhiều hướng. Câu 5: Nhóm chức là nguyên tử hay nhóm nguyên tử gây ra A. tính chất vật lí đặc trưng của hợp chất hữu cơ. B. tính chất hoá học không đặc trưng của hợp chất hữu cơ. C. tính chất vật lí đặc trưng của hợp chất hữu cơ. D. tính chất hoá học đặc trưng của hợp chất hữu cơ. Câu 6: Để xác định nhóm chức cho phân tử hợp chất hữu cơ, người ta dùng phương pháp: A. phổ khối lượng MS. B. phổ hồng ngoại IR. C. phổ gamma. D. phổ cực tím. Câu 7: Để biết rõ số lượng nguyên tử, thứ tự và cách thức liên kết của các nguyên tử trong phân tử chất hữu cơ, người ta dùng: A. công thức đơn giản nhất.B. công thức cấu tạo.C. công thức phân tử. D. công thức tổng quát. Câu 8: Hợp chất hữu cơ là các hợp chất của…… (trừ các oxide của carbon, muối carbonate, cyanide, carbide,…..). Từ thích hợp điền vào chỗ trống trong định nghĩa trên là A. carbon. B. hydrogen. C. oxygen. D. nitrogen. Câu 9: Nguyên tử carbon có thể liên kết trực tiếp với nhau tạo thành các dạng mạch carbon là: A. mạch vòng. B. mạch thẳng, mạch nhánh. C. mạch vòng, mạch thẳng, mạch nhánh. D. mạch nhánh.
- Câu 10: Nhận xét nào sau đây không đúng? A. Hợp chất hữu cơ là hợp chất của carbon. B. Trong các hợp chất hữu cơ, carbon luôn có hóa trị IV. C. Mỗi hợp chất hữu cơ có một trật tự liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử. D. Trong hợp chất hữu cơ, oxygen có hóa trị I hoặc II. Câu 11: Nhiệt độ sôi của rượu (thành phần chính là ethanol) là 78 °C và của nước là 100 °C. Phương pháp nào có thể tách rượu ra khỏi nước? A. Cô cạn. B. Lọc. C. Bay hơi. D. Chưng cất. Câu 12: Công thức cấu tạo không phải của C3H8O là: A. CH3-CH2-CH2-OH. B. CH3-O-CH2-CH3. C. CH3-CH(CH3)-OH. D. CH3-CH2-OH-CH2. Câu 13: Công thức phân tử không cho ta biết: A. những nguyên tố cấu tạo nên hợp chất. B. hàm lượng phần trăm mỗi nguyên tố có trong hợp chất. C. số lượng mỗi nguyên tử từng nguyên tố trong hợp chất. D. thứ tự sắp xếp các nguyên tử nguyên tố trong hợp chất. Câu 14: Công thức phân tử cho biết thông tin nào sau đây về phân tử hợp chất hữu cơ? A. Thành phần nguyên tố và số lượng nguyên tử của mỗi nguyên tố. B. Thành phần nguyên tố và tỉ lệ số lượng nguyên tử của mỗi nguyên tố. C. Số lượng nguyên tử mỗi nguyên tố và trật tự liên kết giữa các nguyên tử. D. Tỉ lệ số lượng nguyên tử của mỗi nguyên tố và trật tự liên kết giữa các nguyên tử. Câu 15: Những hợp chất hữu cơ khác nhau nhưng có cùng công thức phân tử được gọi là các chất A. đồng phân của nhau. B. đồng đẳng của nhau. C. đồng vị của nhau. D. đồng khối của nhau. Câu 16: Hoá học hữu cơ là ngành hoá học chuyên nghiên cứu về các...... Cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống trong định nghĩa trên là A. hợp chất hữu cơ. B. hợp chất vô cơ. C. hợp chất thiên nhiên. D. hợp chất phức. Câu 17: Nhân xét nào dưới đây về đặc điểm chung của các chất hữu cơ không đúng? A. Các hợp chất hữu cơ thường khó bay hơi, bền với nhiệt và khó cháy. B. Liên kết hoá học chủ yếu trong các phân tử hợp chất hữu cơ là liên kết cộng hoá trị. C. Các hợp chất hữu cơ thường không tan hoặc ít tan trong nước, tan trong dung môi hữu co. D. Các phản ứng hoá học của hợp chất hũu cơ thường xảy ra chậm và theo nhiều hướng khác nhau tạo ra một hỗn hợp các sản phẩm. Câu 18: Phương pháp nào không dùng để tách và tinh chế các chất hữu cơ? A. Phương pháp chưng cất. B. Phương pháp chiết. C. Phương pháp kết tinh. D. Phương pháp cô cạn. Câu 19: Phương pháp kết tinh dùng để tách các chất A. có nhiệt độ sôi khác nhau. B. có nguyên tử khối khác nhau. C. có độ tan khác nhau. D. có khối lượng riêng khác nhau. Câu 20: Nhóm chức là…… gây ra những phản ứng đặc trưng của phân tử hợp chất hữu cơ. Cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống trong phát biểu trên là A. nguyên tử. B. phân tử. C. nhóm nguyên tử. D. nguyên tử hoặc nhóm nguyên tử. Câu 21: Phương pháp chưng cất dùng để tách các chất A. có nhiệt độ sôi khác nhau. B. có nhiệt độ nóng chảy khác nhau. C. có độ tan khác nhau. D. có khối lượng riêng khác nhau. Câu 22: Phương pháp chiết là sự tách chất dựa vào sự khác nhau A. về kích thước phân tử. B. ở mức độ nặng nhẹ về khối lượng. C. về khả năng bay hơi. D. về khả năng tan trong các dung môi khác nhau. Câu 23: Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Đồng đẳng là những chất có tỉ lệ thành phần nguyên tử trong phân tử giống nhau. B. Đồng đẳng là những chất mà phân tử hơn kém nhau một hay nhiều nhóm CH2. C. Đồng đẳng là những chất có cấu tạo hoá học tương tự nhau nên có tính chất hoá học cơ bản giống nhau, nhưng phân tử khác nhau một hay nhiều nhóm CH2.
- D. Các hydrocarbon đều là đồng đẳng. Câu 24: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về đồng phân? A. Những hợp chất có thành phần hoá học tương tự nhưng có cấu tạo khác nhau là những chất đồng phân. B. Những hợp chất khác nhau nhưng có cấu tạo tương tự nhau là những chất đồng phân. C. Những hợp chất khác nhau nhưng có cùng công thức phân tử là những chất đồng phân. D. Những chất có cùng phân tử khối nhưng có cấu tạo hoá học khác nhau gọi là những chất đồng phân. Câu 25: Cặp chất nào sau đây là đồng phân của nhau? A. CH4, CH3CH3. B. CH3OCH3, CH3CH=O. C. CH3OH, C2H5OH. D. C2H5OH, CH3OCH3. Câu 26: Cặp chất nào sau đây là đồng đẳng của nhau? A. CH3OH, CH3OCH3. B. CH3OCH3, CH3CHO. C. HCHO, CH3CHO. D. CH3CH2OH, C3H5(OH)3. Câu 27: Các chất hữu cơ có tính chất hoá học tương tự nhau và thành phần phân tử hơn kém nhau một hay nhiều nhóm CH 2 được gọi là các chất A. đồng phân của nhau. B. đồng đẳng của nhau. C. đồng vị của nhau. D. đồng khối của nhau. THÔNG HIỂU Câu 1: Ngâm củ nghệ với ethanol nóng, sau đó lọc bỏ phần bã, lấy dung dịch đem cô để làm bay hơi bớt dung môi. Phần dung dịch còn lại sau khi cô được làm lạnh, để yên một thời gian rồi lọc lấy kết tủa curcumin màu vàng. Từ mô tả ở trên, hãy cho biết, người ta đã sử dụng các kĩ thuật tinh chế nào để lấy được curcumin từ củ nghệ. A. Chiết, chưng cất và kết tinh. B. Chiết và kết tinh. C. Chưng chất và kết tinh. D. Chưng cất, kết tinh và sắc kí. Câu 2: Chọn phát biểu đúng về bốn chất (đều có phân tử khối là 60) sau đây. A. Chất (1) và chất (4) là đồng phân của nhau. B. Chất (1), chất (2) và chất (4) là đồng phân của nhau. C. Chất (1) và chất (2) là đồng phân của nhau. D. Cả bốn chất đều là đồng phân của nhau. Câu 3: Số đồng phân mạch hở có cùng công thức phân tử C3H6Br2 là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 4: Cho các chất: CaC2, CO2, HCOOH, C2H6O, CH3COOH, CH3Cl, NaCl, K2CO3. Số hợp chất hữu cơ trong các chất trên là bao nhiêu? A. 4. B. 5. C. 3. D. 2. Câu 5: Cho dãy chất: CH4; C6H6; C6H5OH; C2H5ZnI; C2H5PH2. Nhận xét nào sau đây đúng? A. Các chất trong dãy đều là hydrocarbon. B. Các chất trong dãy đều là dẫn xuất của hydrocarbon. C. Các chất trong dãy đều là hợp chất hữu cơ. D. Có cả chất vô cơ và hữu cơ nhưng đều là hợp chất của carbon. Câu 6: Để tách tinh dầu sả (có trong thân, lá, rễ ….cây sả) trong công nghiệp hương liệu, người ta dùng phương pháp: A. Chưng cất bằng hơi nước và chiết bằng nước lạnh. B. Chưng cất bằng hơi nước và chiết tinh đầu ra khỏi hỗn hợp sản phẩm. C. Chiết tinh dầu sả sau đó chưng cất bằng hơi nước. D. Kết tinh dầu sả trong nước. Câu 7: Hợp chất hữu cơ được phân loại như sau: A. Hydrocarbon và hợp chất hữu cơ có nhóm chức. B. Hydrocarbon và dẫn xuất của hydrocarbon. C. Hydrocarbon no, không no, thơm và dẫn xuất của hydrocarbon. D. Tất cả đều đúng. Câu 8: Nguyên nhân của hiện tượng đồng phân trong hóa học hữu cơ là gì ?
- A. Vì trong hợp chất hữu cơ, nguyên tố carbon luôn có hóa trị IV. B. Vì carbon có thể liên kết với chính nó để tạo thành mạch carbon (nhánh, không nhánh hoặc vòng). C. Vì sự thay đổi trật tự trong liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử. D. Vì trong hợp chất hữu cơ chứa nguyên tố hydrogen. Câu 9: Phổ IR của một hợp chất hữu cơ có các tín hiệu hấp thụ ở 2971 cm-1, 2860 cm-1, 2688 cm-1 và 1712 cm-1. Hợp chất hữu cơ này là: A. CH3CH2CH2COOH. B. CH3CH2CH2CH2OH.C. CH3COOCH2CH3.D. HO-CH2CH=CHCH2OH. Câu 10: Trên phổ hồng ngoại của hợp chất hữu cơ X có các hấp thụ đặc trưng ở 2817 cm-1 và 1731 cm-1. Chất X là chất nào trong các chất dưới đây? A. CH3C(O)CH2CH3. B. CH2=CHCH2CH2OH. C. CH3CH2CH2CHO. D. CH3CH=CHCH2OH. Câu 11: Phổ hồng ngoại của hợp chất hữu cơ nào dưới đây không có hấp thụ ở vùng 1750-1 600 cm-1? A. Alcohol. B. Ketone. C. Ester. D. Aldehyde. Câu 12: Một trong những luận điểm của thuyết cấu tạo hoá học do Butlerov đề xuất năm 1862 có nội dung là: A. Tính chất của các chất không phụ thuộc vào thành phần phân tử mà chỉ phụ thuộc vào cấu tạo hoá học. B. Tính chất của các chất không phụ thuộc vào thành phần phân tử và cấu tạo hoá học. C. Tính chất của các chất phụ thuộc vào thành phần phân tử và cấu tạo hoá học. D. Tính chất của các chất chỉ phụ thuộc vào thành phần phân tử mà không phụ thuộc vào cấu tạo hoá học. Câu 13: Hình sau đây là phổ khối lượng của phân tử acetic acid. Phân tử khối của acetic acid bằng A. 43. B. 45. C. 60. D. 29. Câu 14: Hình sau đây là phổ khối lượng của phân tử benzene. Phân tử khối của benzene bằng A. 76. B. 77. C. 78. D. 79. B. TỰ LUẬN VẬN DỤNG - VẬN DỤNG CAO Câu 1: Quá trình sản xuất sulfuric acid có thể ảnh hưởng đến môi trường và người tham gia sản xuất. Hãy tìm hiểu nguyên nhân và đề xuất một số biện pháp hạn chế những tác hại đó. Câu 2: Sulfur dioxide (SO2) là chất gây ô nhiễm chính do các nhà máy nhiệt điện sử dụng nhiên liệu than thải ra. Một nhà máy nhiệt điện lớn có thể sản xuất 8,64.1013 kJ năng lượng điện mỗi ngày bằng cách đốt khoảng 7000 tấn than. Khi SO2 được giải phóng bởi một nhà máy nhiệt điện, nó có thể bị giữ lại do phản ứng với MgO trong ống khói để tạo thành MgSO4. Nếu 140 tấn SO2 do một nhà máy nhiệt điện thải ra mỗi ngày, cần phải cung cấp bao nhiêu MgO để loại bỏ hết lượng SO2 này? Bao nhiêu MgSO4 được tạo ra? Câu 3: Sulfuric acid là hoá chất hàng đầu trong nhiều ngành sản xuất, được mệnh danh là “máu” của các ngành công nghiệp. Trong công nghiệp, sulfuric acid được sản xuất bằng phương pháp tiếp xúc. Phương pháp này gồm 3 công đoạn chính: sản xuất SO2 sản xuất SO3 sản xuất H2SO4. Trong công đoạn sản
- xuất SO3 từ SO2 để thực hiện cần có điều kiện phản ứng thích hợp. Hãy cho biết điều kiện của phản ứng trên là gì? Biết rằng trong tự nhiên cũng có một lượng sulfuric acid sinh ra theo các công đoạn trên. Hãy giải thích quá trình hình thành. Câu 4: Benzaldehyde là chất lỏng không màu, để lâu có màu vàng, mùi hạnh nhân, được dùng điều chế chất thơm, phẩm nhuộm loại triphenylmethane, … Khi phân tích benzaldehyde, các nguyên tố C, H, O có phần trăm khối lượng tương ứng là 79,24%; 5,66% và 15,1%. Và phổ khối lượng của benzaldehyde như sau (hình bên). Lập công thức phân tử của benzaldehyde. Câu 5: Vitamin C (ascorbic acid) chứa 40,92%C,4,58%H và 54,50%O về khối lượng. Hình sau đây là phổ khối lượng của ascorbic acid: Xác định công thức thực nghiệm và công thức phân tử của ascorbic acid. Câu 6: Một hợp chất hữu cơ A được xác định có công thức thực nghiệm là CH2O. a) Các nguyên tố nào có trong thành phần phân tử của A? b) Bằng phổ MS, người ta xác định được phân tử khối của A là 60. Tìm công thức phân tử củaA. c) Trên phổ IR của A thấy có tín hiệu hấp thụ ở 1 715 cm-1 đồng thời cũng thấy một số tín hiệu hấp thụ trong vùng 3400 - 2500 cm-1. A có thể có nhóm chức nào? Xác định công thức cấu tạo của A. Câu 7: Chất hữu cơ X được tìm thấy tự nhiên trong nhiều loại hoa. X là thành phần chính của các loại tinh dầu từ hoa nhài. Phần trăm khối lượng các nguyên tố trong X lần lượt là 72% carbon, 6,67% hydrogen và 21,33% oxygen. Từ phổ khối lượng của X xác định được giá trị m/z của peak [M+] bằng 150. Hãy xác định công thức phân tử của X Câu 8: Viết công thức cấu tạo của các chất có cùng công thức phân tử a/ C4H10 ; b/ C5H12; c/ C6H14; d/ C3H8O; e/ C4H10O; f/ C2H4O2 g/ C3H6O2 ; h/ C3H9N i/ C4H11N Câu 9: Thành phần phần trăm về khối lượng nguyên tố có trong hợp chất X là 85,7% C và 14,3% H. a) Xác định công thức thực nghiệm của hợp chất X. b) Phổ MS cho thấy X có phân tử khối là 56. Xác định công thức phân tử của X. c) Cho biết công thức cấu tạo có thể có của X trong mỗi trường họp: c1) X là hydrocarbon mạch không nhánh. c2) X là hydrocarbon mạch hở, phân nhánh. Câu 10: Phổ hồng ngoại (IR) của hợp chất hữu cơ (Y) có công thức phân tử là C2H4O2 như hình bên dưới. Chất (Y) này được sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau như tạo ra polymer trong công nghiệp sản xuất sơn, chất kết dính, là dung môi hoà tan các chất hoá học, sản xuất và bảo quản thực phầm, đặc biệt dùng để sản xuất giấm. Dựa vào phổ hồng ngoại, hãy xác định peak nào có thể chứng minh nhóm chức -COOH có trong (Y). Câu 11: Safrol là một chất có trong tinh dầu xá xị (hay gù hương), được dùng làm hương liệu trong thực phẩm. Phổ MS của safrol cho thấy chất này có phân tử khối là 162. Kết quả phân tích nguyên tố cho thấy thành phần phần trăm về khối lượng các nguyên tố carbon, hydrogen và oxygen có trong safrol lần lượt là: 74,07%; 6,18% và 19,75%. công thức phân tử của safrol.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 8 năm 2018-2019 - Trường THCS Lê Lợi
8 p | 64 | 7
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Lê Quang Cường
4 p | 56 | 5
-
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Vật lí 10 năm 2018-2019 - Trường THPT Hai Bà Trưng
14 p | 88 | 5
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử 7 năm 2019-2020 - Trường THCS Lê Quang Cường
1 p | 84 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Hà Huy Tập
2 p | 55 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lí 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Ngô Quyền
18 p | 53 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 12 năm 2019-2020 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc (Chương trình thí điểm)
3 p | 65 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 6 năm 2018-2019 - Trường THCS Trần Văn Ơn
9 p | 34 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Toán 6 năm 2018-2019 - Trường THCS&THPT Võ Nguyên Giáp
9 p | 28 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 12 năm 2018-2019 - Trường THPT Cẩm Xuyên
2 p | 36 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Toán 6 năm 2018-2019 - Trường THCS Chương Dương
5 p | 83 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Toán 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Phan Bội Châu
8 p | 55 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Hà Huy Tập
1 p | 54 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Vật lí 7 năm 2018-2019 - Trường THCS Thanh Quan
2 p | 40 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Lê Quang Cường
6 p | 84 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lí 11 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
16 p | 111 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Trần Văn Ơn
9 p | 67 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lí 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Hà Huy Tập
4 p | 41 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn