intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi KSCL môn Hóa học lớp 12 năm 2022-2023 (Lần 1) - Trường THPT Tiên Du số 1

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

10
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Việc ôn tập và hệ thống kiến thức với ‘Đề thi KSCL môn Hóa học lớp 12 năm 2022-2023 (Lần 1) - Trường THPT Tiên Du số 1’ được chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn nắm vững các phương pháp giải bài tập hiệu quả và rèn luyện kỹ năng giải đề thi nhanh và chính xác để chuẩn bị tốt nhất cho kì thi sắp diễn ra. Cùng tham khảo và tải về đề thi này ngay bạn nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi KSCL môn Hóa học lớp 12 năm 2022-2023 (Lần 1) - Trường THPT Tiên Du số 1

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BẮC NINH ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LỚP 12 LẦN 1 TRƯỜNG THPT TIÊN DU SỐ 1 NĂM HỌC 2022 - 2023 MÔN: HÓA HỌC 12 Ngày thi: 30/10/2022 Thời gian làm bài: 50 phút (không kể thời gian phát đề) (Đề có 40 câu trắc nghiệm) Họ và tên học sinh :..................................................... Số báo danh : ................... Mã đề 210 Cho biết : H=1; C=12; O=16; N=14; P=31; S=32; Cl=35,5; Na=23; Mg=24; Al=27; K=39; Ca=40; Mn=55; Cr = 52; Fe=56; Cu=64; Zn=65; Ag=108; Ba=137; Pb=207. Các thể tích khí đo ở đktc. Câu 1. Hợp chất nào sau đây có tính lưỡng tính? A. NaCl. B. KNO3. C. KHCO3. D. FeCl3. Câu 2. Chất nào sau đây tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng sinh ra khí H2? A. Ca. B. Mg(OH)2. C. Cu. D. BaO. Câu 3. Cho Ca(OH)2 lần lượt vào các dung dịch riêng biệt sau: MgCl2, AlCl3, Na2CO3, NaHCO3, NH4Cl, BaCl2. Số dung dịch trong dãy tác dụng được với dung dịch Ca(OH)2 là A. 3. B. 4. C. 5. D. 2. Câu 4. Chất là thành phần chính tạo nên màng tế bào thực vật, tạo nên bộ khung của cây cối là A. tinh bột. B. glucozơ. C. xenlulozơ. D. saccarozơ. Câu 5. Cho hỗn hợp m gam gồm Mg, Fe (có tỉ lệ mol 2 : 1) tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl thu được 6,72 lít khí H2. Giá trị m là A. 8. B. 5,6. C. 10,4. D. 13,6. Câu 6. Hòa tan hết 20 gam hỗn hợp X gồm MgO và CaCO3 bằng 500 gam dung dịch HCl x% (vừa đủ) thu được dung dịch Y và 2,24 lít khí (đktc). Giá trị của x là A. 5,84. B. 5,11. C. 29,2. D. 2,92. Câu 7. Để chủ động phòng, chống dịch COVID –19, Bộ Y tế kêu gọi mỗi người dân Việt Nam tiếp tục lan tỏa và thực hiện thông điệp 5K: "Khẩu trang - Khử khuẩn - Khoảng cách - Không tụ tập - Khai báo y tế". Trong đó, một loại dung dịch khử khuẩn phổ biến thường dùng là nước rửa tay khô có chứa chất X, chất Y và một số thành phần khác. Biết chất X được pha vào xăng truyền thống với tỉ lệ 5% để được xăng E5 còn chất Y là sản phẩm thu được khi sản xuất xà phòng từ chất béo. Hai chất X, Y lần lượt là A. ancol metylic và glixerol. B. ancol etylic và etylen glicol. C. ancol etylic và glixerol. D. ancol metylic va etylen glicol. Câu 8. Chất nào sau đây thuộc loại monosaccarit? A. tinh bột. B. saccarozơ. C. xenlulozơ. D. fructozơ. Câu 9. Hòa tan hết 12 gam kim loại R (hóa trị II) trong dung dịch H2SO4 loãng, thu được 0,5 mol H2. Kim loại R là A. Mg. B. Fe. C. Ca. D. Zn. Câu 10. Trong các nhà máy hóa chất, để chuyên chở dung dịch HNO3 đặc người ta có thể đựng HNO3 đặc trong loại bình chứa làm bằng kim loại nào sau đây? A. Natri. B. Magie. C. Nhôm. D. Kēm. Câu 11. Este nào sau đây khi đun nóng với lượng dư dung dịch NaOH, thu được dung dịch X gồm 2 sản phẩm đều tham gia phản ứng tráng bạc? A. CH3COOCH=CH2. B. HCOOCH=CH2. C. CH3CH2COOCH3. D. CH3COOCH=CH-CH2. Trang 1/4 - Mã đề 210
  2. Câu 12. Phát biểu nào sau đây đúng? A. Trimetylamin là amin bậc hai. B. Anilin tác dụng với nước brom tạo kết tủa màu vàng. C. Sau khi mổ cá, có thể dùng giấm ăn để giảm mùi tanh (do amin gây ra). D. Anilin có lực bazơ mạnh hơn amoniac. Câu 13. Chất X là một amin, là chất gây nghiện có trong thuốc lá, được hấp thụ vào máu và ảnh hưởng đến não bộ trong khoảng 10 giây sau khi hút vào. Sau mỗi lần hít một hơi thuốc lá, chất X gây tăng nhịp đập của tim, co thắt mạch máu ở tim, tăng mạch và huyết áp. Tên của chất X là A. nicotin. B. moocphin. C. heroin. D. anilin. Câu 14. Cho 13,5 gam etylamin vào dung dịch HCl loãng dư, sau khi kết thúc phản ứng thu được m gam muối. Giá trị của m là A. 24,45. B. 16,3. C. 12,8. D. 23,6. Câu 15. Cho 90 gam dung dịch glucozơ có nồng độ x % vào lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng nhẹ đến phản ứng hoàn toàn thu được 2,16 gam Ag. Giá trị của x là A. 0,5. B. 2,0. C. 1,0. D. 3,0. Câu 16. Este X có công thức phân tử C3H6O2. Thủy phân X trong dung dịch H2SO4 loãng, đun nóng, thu được sản phẩm gồm ancol etylic và chất hữu cơ Y. Công thức của Y là A. C2H5OH. B. CH3COOH. C. C2H5COOH. D. HCOOH. Câu 17. Este X có công thức cấu tạo thu gọn là HCOOC2H5. Tên gọi của X là A. metyl axetat. B. metyl fomat. C. etyl fomat. D. etyl axetat. Câu 18. Chất béo nào sau đây ở dạng rắn trong điều kiện thường? A. (C17H33COO)3C3H5. B. (C17H31COO)3C3H5. C. (C17H33COO)2(C17H31COO)C3H5. D. (C17H35COO)3C3H5. Câu 19. Hòa tan hết m gam Al trong dung dịch HNO3 loãng, thu được 6,72 lít khí N2 (là sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của m là A. 27. B. 2,7. C. 13,5. D. 54. Câu 20. Kim loại X không tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng. Oxit của X bị khử bởi khí CO dư tạo ra kim loại X ở nhiệt độ cao. Kim loại X là A. Al. B. Fe. C. Cu. D. Mg. Câu 21. Chất nào sau đây làm giấy quỳ tím ẩm chuyển thành màu xanh? A. (CH3)2NH. B. CH3COOH. C. C6H5NH2. D. CH3COOCH3. Câu 22. Lên men m gam glucozơ để chuyển hóa hoàn toàn thành ancol etylic. Toàn bộ khí CO2 tạo thành được hấp thụ bằng dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 34 gam kết tủa. Giá trị của m là A. 30,6. B. 96,0. C. 48,0. D. 45,0 Câu 23. Canxi hiđroxit là một bazơ mạnh, rẻ tiền nên được dùng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp: sản xuất amoniac, clorua vôi, vật liệu xây dựng, … Công thức của canxi hiđroxit là A. Ca(OH)2. B. CaO. C. CaCO3. D. CaCl2. Câu 24. Công thức cấu tạo thu gọn của ancol etylic là A. CH3CH2OH. B. CH3OH. C. HCHO. D. C3H5(OH)3. Câu 25. Cặp chất nào sau đây đều có khả năng thủy phân trong môi trường axit, đun nóng? A. Glucozơ và saccarozơ. B. Saccarozơ và tinh bột. C. Glucozơ và fructozơ. D. Fructozơ và tinh bột. Trang 2/4 - Mã đề 210
  3. Câu 26. Tinh thể chất rắn X không màu, vị ngọt, dễ tan trong nước. X có nhiều trong cây mía, củ cải đường và hoa thốt nốt. Trong công nghiệp, X được chuyển hóa thành chất Y dùng để tráng gương, tráng ruột phích. Tên gọi của X và Y lần lượt là A. saccarozơ và glucozơ. B. saccarozơ và sobitol. C. glucozơ và saccarozơ. D. glucozơ và fructozơ. Câu 27. Glucozơ thể hiện tính oxi hóa khi phản ứng với A. Cu(OH)2. B. O2 (t0). C. dung dịch Br2. D. H2 (Ni, t0). Câu 28. Công thức cấu tạo của đimetylamin là A. C2H5NH2. B. (CH3)2NH. C. CH3NH2. D. CH3NHC2H5. Câu 29. Chất nào sau đây là chất điện li yếu? A. NaOH. B. KCl. C. H2S. D. HNO3. Câu 30. Các este thường có mùi đặc trưng. Etyl butirat có mùi thơm của loại hoa, quả nào sau đây? A. Hoa nhài. B. Dứa chín. C. Chuối chín. D. Hoa hồng. Câu 31. Cho các chất: etilen, tinh bột, axetilen, glucozơ, saccarozơ, axit fomic, fructozơ, metylfomat, tinh bột. Số chất có tham gia phản ứng tráng bạc là A. 4. B. 2. C. 3. D. 5. Câu 32. Cho các phát biểu sau: (a) Ở nhiệt độ thường, tripanmitin là chất lỏng. (b) Xenlulozơ và tinh bột là đồng phân vì có phân tử khối bằng nhau. (c) Phân tử khối của một amin đơn chức luôn là một số lẻ. (d) Một số este có mùi thơm và không độc nên được dùng làm chất tạo hương trong công nghiệp thực phẩm. (e) Dung dịch saccarozơ làm mất màu nước brom. (f) Fructozơ có phản ứng cộng H2 tạo ra poliancol. Số phát biểu đúng là A. 3. B. 5. C. 2. D. 4. Câu 33. Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau: Bước 1: Cho 3 – 4 ml dung dịch AgNO3 2% vào ống nghiệm (1). Thêm vài giọt dung dịch NaOH loãng, cho amoniac loãng 3% vào cho tới khi kết tủa tan hết (vừa cho vừa lắc). Bước 2: Rót 2 ml dung dịch saccarozơ 5% vào ống nghiệm (2) và rót tiếp vào đó 0,5 ml dung dịch H2SO4 loãng. Đun nóng dung dịch trong 3 – 5 phút. Bước 3: Để nguội dung dịch, cho từ từ NaHCO3 tinh thể vào ống nghiệm (2) và khuấy đều bằng đũa thủy tinh cho đến khi ngừng thoát khí CO2. Bước 4: Rót nhẹ tay dung dịch trong ống nghiệm (2) vào ống nghiệm (1). Sau đó, đặt ống nghiệm (1) vào cốc nước nóng (khoảng 60 – 70oC) trong vài phút. Cho các phát biểu sau: (a) Ở bước 1 xảy ra phản ứng tạo phức bạc amoniac. (b) Sau bước 2, dung dịch trong ống nghiệm (2) tách thành hai lớp. (c) Mục đích chính của việc dùng NaHCO3 ở bước 3 là nhằm loại bỏ H2SO4 dư. (d) Sau bước 4, thành ống nghiệm (1) không thấy xuất hiện lớp kết tủa trắng bạc bám vào. Trong các phát biểu trên, có bao nhiêu phát biểu đúng? A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 34. Nung nóng m gam hỗn hợp X gồm Al, Mg và Cu trong O2 dư, thu được 49,3 gam hỗn hợp Y gồm các oxit. Hòa tan hết Y bằng lượng vừa đủ dung dịch gồm HCl 2M và H2SO4 1M, thu được dung dịch chứa 116,8 gam hỗn hợp muối trung hòa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là A. 58,3. B. 33,3. C. 39,4. D. 42,6. Trang 3/4 - Mã đề 210
  4. Câu 35. Cho 250 ml dung dịch H3PO4 1M vào 400 ml dung dịch hỗn hợp NaOH 0,5M và KOH 1M. Sau khi phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch X. Khối lượng muối có trong dung dịch X là A. 38,4 gam. B. 44,1 gam. C. 43,95 gam. D. 32,6 gam. Câu 36. Hỗn hợp E gồm các hiđrocacbon mạch hở có cùng số nguyên tử hiđro. Tỉ khối của E đối với H2 là 12,5. Đốt cháy hoàn toàn a mol E cần vừa đủ 0,55 mol O2 thu được CO2 và H2O. Mặt khác, a mol E tác dụng tối đa với x mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của x là A. 0,15. B. 0,175. C. 0,250. D. 0,350. Câu 37. Hỗn hợp E gồm hai amin X (CnHmN), Y (CnHm+1N2, với n ≥ 2) và hai anken đồng đẳng kế tiếp, đều là chất khí ở điều kiện thường. Đốt cháy hoàn toàn 0,065 mol E, thu được 0,03 mol N2, 0,185 mol CO2 và 0,26 mol H2O. Phần trăm khối lượng của X trong E là A. 47,44%. B. 49,44%. C. 18,92%. D. 56,49%. Câu 38. Cho các chất hữu cơ X, Y, Z, T, E thỏa mãn các phương trình hóa học sau: (1) X + 3NaOH → C6H5ONa + Y + CH3CHO + H2O (2) Y + 2NaOH  T + 2Na2CO3  0 CaO ,t (3) CH3CHO + AgNO3 + NH3 + H2O → Z + … (4) Z + NaOH  E + …  0 t (5) E + NaOH  T + Na2CO3  0 CaO ,t Công thức cấu tạo thu gọn của X là A. CH3-OOC-CH2-COO-C6H5. B. CH2=CH-OOC-COO-C6H5. C. CH2(COONa)2. D. CH2=CH-OOC-CH2-COO-C6H5. Câu 39. Hỗn hợp E gồm axit panmitic, axit oleic và triglixerit X (tỉ lệ mol tương ứng là 3:2:2). Đốt cháy hoàn toàn m gam E cần vừa đủ 2,7 mol O2, thu được CO2 và H2O. Mặt khác, cho m gam E tác dụng hết với lượng dư dung dịch NaOH đun nóng, thu được sản phẩm hữu cơ gồm glixerol và 31,62 gam hỗn hợp hai muối. Phần trăm khối lượng của X trong E là A. 55,54%. B. 45,25%. C. 48,25%. D. 42,05%. Câu 40. Cho 18 gam hỗn hợp X gồm C, P, S vào dung dịch HNO3 đặc, nóng, dư. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y và hỗn hợp khí Z gồm CO2, NO2 (sản phẩm khử duy nhất). Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào Y, thu được 143,5 gam kết tủa. Để hấp thụ hết khí Z cần dung dịch chứa tối thiểu 3,6 mol NaOH. Phần trăm khối lượng của S trong X bằng bao nhiêu? A. 17,78%. B. 13,33%. C. 10,23%. D. 54,54%. ------ HẾT ------ Trang 4/4 - Mã đề 210
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2