intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Hóa học lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Bắc Thăng Long

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

3
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để hệ thống lại kiến thức cũ, trang bị thêm kiến thức mới, rèn luyện kỹ năng giải đề nhanh và chính xác cũng như thêm tự tin hơn khi bước vào kì kiểm tra sắp đến, mời các bạn học sinh cùng tham khảo "Đề cương ôn tập học kì 1 môn Hóa học lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Bắc Thăng Long" làm tài liệu để ôn tập. Chúc các bạn làm bài kiểm tra tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 1 môn Hóa học lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Bắc Thăng Long

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ I TRƯỜNG THPT BẮC THĂNG LONG NĂM HỌC 2023 - 2024 Môn: Hóa học Khối lớp: 12 - Chương trình: cơ bản A. NỘI DUNG ÔN TẬP Chương 1: ESTE – LIPIT 1. Các khái niệm: este, lipit và phân loại lipit, chất béo. 2. Phương pháp điều chế este của ancol. 3. Tính chất hoá học của este, chất béo. Chương 2: CACBOHIĐRAT 1. Khái niệm và phân loại cacbohiđrat. 2. Công thức cấu tạo dạng mạch hở của glucozơ. 3. Công thức phân tử của sacarozơ, tinh bột và xenlulozơ. 4. Tính chất vật lí và hoá học của glucozơ, sacarozơ, tinh bột và xenlulozơ. 5. Ứng dụng của glucozơ; sacarozơ, tinh bột và xenlulozơ. Chương 3: AMIN – AMINO AXIT – PROTEIN 1. Khái niệm, phân loại, cách gọi tên amin (theo danh pháp thay thế và gốc chức). 2. Các khí niệm: amino axit; peptit và protein. 3. Đặc điểm cấu tạo phân tử, tính chất vật lí và hoá học của amin; amino axit; peptit và protein. Chương 4: POLIME VÀ VẬT LIỆU POLIME 1. Các khái niệm về polime và vật liệu polime. 2. Đặc điểm cấu tạo, tính chất vật lí, ứng dụng và một số phương pháp tổng hợp polime. 3. Thành phần chính, sản xuất và ứng dụng của: chất dẻo, vật liệu compozit, tơ, cao su. Chương 5: ĐẠI CƯƠNG KIM LOẠI 1. Tính chất vật lí chung, riêng của kim loại 2. Tính chất hoá học chung của kim loại. Cho ví dụ 3. Khái niệm về cặp oxi hoá - khử, dãy điện hóa của kim loại. 4. Ý nghĩa dãy điện hóa của kim loại. 5. Sự ăn mòn kim loại, các kiểu ăn mòn kim loại,điều kiện xảy ra sự ăn mòn kim loại 6. Chống ăn mòn kim loại, những biện pháp được áp dụng liên hệ thực tế. B. BÀI TẬP THAM KHẢO ESTE Câu 1: C6H5OOCCH3 có tên gọi là A. metyl benzoat. B. benzen axetat. C. phenyl axetat D.metyl benzoic. Câu 2: Metyl acrylat có công thức A. CH3COOCH=CH2. B. CH2=C(CH3)COOCH3. C. CH2=CHCOOCH3. D. CH3COOCH3. Câu 3: Số đồng phân cấu tạo hợp chất hữu cơ đơn chức ứng với công thức phân tử C3H6O2 là A. 2. B. 1. C. 3. D. 4. Câu 4: Phản ứng thủy phân este trong môi trường kiềm được gọi là phản ứng A. xà phòng hóa. B. este hóa. C. trung hòa. D. hóa hợp. Câu 5: Thủy phân CH3COOCH=CH2 trong môi trường axit, thu được chất X và Y. Chất Y có khả năng tham gia phản ứng tráng gương. Chất Y là A. etanal. B. axit axetic. C. ancol vinylic. D. fomanđehit. Câu 6: Kết luận nào sau đây là sai ? A. Este sôi ở nhiệt độ thấp hơn axit tương ứng. B. Este thường ít tan trong nước. C. Phản ứng thuỷ phân este trong môi trường axit là phản ứng một chiều. D. Để tăng tốc độ phản ứng este hoá cần tăng nồng độ của axit hoặc ancol. 1
  2. Câu 7: Đốt cháy hoàn toàn 7,4 gam este X đơn chức, thu được 6,72 lít khí CO2 (đktc) và 5,4 gam nước. Công thức phân tử của X là A. C3H6O2 B. C2H4O2 C. C4H8O2 D. C3H4O2 Câu 8: Este đơn chức X có phần trăm khối lượng các nguyên tố C : H : O = 48,65%; 8,11%; 43,24%. Công thức phân tử của X là A. C3H6O2. B. C2H4O2. C. C4H8O2. D. C3H4O2. Câu 9: Đun 7,4 gam C3H6O2 trong dung dịch NaOH vừa đủ đến khi phản ứng hoàn toàn, thu được 3,2g ancol Y và một lượng muối Z. Khối lượng của Z là A. 8,2 gam. B. 4,01 gam. C. 8,02 gam. D. 4,1 gam. Câu 10: Cho 10,4 gam hỗn hợp gồm axit axetic và etyl axetat tác dụng vừa đủ với 150 gam dung dịch NaOH 4%. Phần trăm khối lượng của etyl axetat trong hỗn hợp là A. 22%. B. 42,3%. C. 57,5%. D. 88%. Câu 11: Cho 45 gam axit axetic phản ứng với 69 gam ancol etylic (xúc tác H2SO4 đặc, nóng), thu được 41,25 gam etyl axetat. Hiệu suất của phản ứng este hoá là A. 31,25%. B. 62,50%. C. 40,00%. D. 50,00%. Câu 12: Cho các sơ đồ phản ứng theo đúng tỉ lệ mol: Cho biết: X là este có công thức phân tử C12H14O4; X1, X2, X3, X4, X5, X6 là các hợp chất hữu cơ khác nhau. Phân tử khối của X6 là A. 146. B. 104. C. 148. D. 132. Câu 13: Đốt cháy hoàn toàn m gam một este X đơn chức, không no (phân tử có một liên kết đôi C=C), mạch hở cần vừa đủ 0,405 mol O2, thu được 15,84 gam CO2. Mặt khác, m gam X tác dụng vừa đủ với dung dịch KOH, cô cạn dung dịch thu được x gam muối khan và 3,96 gam một chất hữu cơ. Giá trị của x là A. 8,82. B. 7,38. C. 7,56. D. 7,74. Câu 14: Este X (có khối lượng phân tử bằng 103 đvC) được điều chế từ một ancol đơn chức (có tỉ khối hơi so với oxi lớn hơn 1) và một amino axit. Cho 25,75 gam X phản ứng hết với 300 ml dung dịch NaOH 1M, thu được dung dịch Y. Cô cạn Y thu được m gam chất rắn. Giá trị m là A. 26,25. B. 27,75. C. 24,25 D. 29,75. CHẤT BÉO Câu 1: (C17H35COO)3C3H5 có tên gọi A. tripanmitin. B. tristearin. C. triolein. D.trioleoylglixerol. Câu 2: Triolein không tác dụng với chất (hoặc dung dịch) nào sau đây? A. H2O (xúc tác H2SO4 loãng, đun nóng). B. Cu(OH)2 (ở điều kiện thường). C. Dung dịch NaOH (đun nóng). D. H2 (xúc tác Ni, đun nóng). Câu 3: Cho tristearin lần lượt vào mỗi ống nghiệm chứa riêng biệt: Na, Cu(OH)2, CH3OH, dung dịch Br2, dung dịch NaOH, dung dịch H2SO4. Trong điều kiện thích hợp, số phản ứng xảy ra là A. 5. B. 4. C. 3. D. 2. Câu 4: Có bao nhiêu trieste được tạo ra chứa đồng thời 3 gốc axit khác nhau? A. 1. B. 2. C.3. D.4. Câu 5: Khi thủy phân chất béo trong môi trường kiềm thu được muối và A. etilen glicol . B. glixerol. C. axit béo. D. metanol. Câu 6: Sản phẩm thu được khi hiđro hóa hoàn toàn triolein có tên gọi A. trilinolein. B. tripanmitin. C. tristearin. D.axit stearic. Câu 7: Để chuyển chất béo ở thể lỏng sang thể rắn, người ta tiến hành đun chất béo với 2
  3. A. dung dịch NaOH. B. H2 (xt). C. dung dịch KOH. D. dung dịch H2SO4. Câu 8: Khi thủy phân este (xt H+) thu được glixerol, hỗn hợp axit stearic và panmitic theo tỉ lệ 2: 1. Công thức cấu tạo đúng của este là A. (C17H35COO)3C3H5. B. (C15H31COO)3C3H5. C. C17H35(C15H31)2(COO)3C3H5. D. (C17H35)2C15H31(COO)3C3H5. Câu 9: Cho các phát biểu sau: (a) Khi thủy phân chất béo luôn thu được C2H4(OH)2 (b) Chất béo được gọi chung là triglixerit hay triaxylglixerol (c) Chất béo nhẹ hơn nước, không tan trong nước nhưng tan nhiều trong dung môi hữu cơ (d) Phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường axit là phản ứng thuận nghịch (e) Tristearin, triolein có công thức lần lượt là: (C17H33COO)3C3H5, (C17H35COO)3C3H5 (f) Chất béo là trieste của glixerol với các axit béo (g) Dầu ăn và mỡ bôi trơn có cùng thành phần nguyên tố Số phát biểu đúng là A. 2. B. 4. C. 3. D. 5. Câu 10. Câu nào sau đây là không đúng? A. Các este là chất lỏng hoặc rắn ở điều kiện thườn và tan trong nước B. Một số este dung làm dung môi để tách, chiết chất hữu cơ. C. Một số este có mùi thơm không độc, được dung làm chất tạo hương trong công nghiệp thực phẩm. D. Trong công nghiệp, một lượng lớn chất béo dung để điều chế xà phòng và glixerol. Câu 11: Xà phòng hoá hoàn toàn một loại chất béo gồm triolein, tripanmitin cần vừa đủ 800 ml dung dịch NaOH 6M. Số gam glixerol thu được là A. 441,6. B. 73,6. C. 147,2. D. 220,8. Câu 12: Thủy phân hoàn toàn a gam một chất béo X thu được 0,92 gam glixerol; 2,78 gam natri panmitat và m gam natri oleat. Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Phân tử X có 5 liên kết π. B. 1 mol X làm mất màu tối đa 2 mol Br2 trong dung dịch. C. Giá trị của m là 3,04. D. Khối lượng phân tử của X là 858. Câu 13: Đốt cháy hoàn toàn a mol chất béo X thu được b mol CO2 và c mol nước, biết b – c = 5a. Khi hidro hóa hoàn toàn m gam X cần vừa đủ 2,688 lít H2 (đktc) thu được 35,6 gam sản phẩm Y. Mặt khác thủy phân hoàn toàn m gam X trung tính bằng một lượng dung dịch NaOH vừa đủ, rồi cô cạn thu được x gam xà phòng. Giá trị của x là A. 36,24. B. 12,16. C. 12,08. D. 36,48. GLUXIT Câu 1: Nhận định nào sau đây không đúng? A. Nước ép chuối chín cho phản ứng tráng gương. B. Khi ăn cơm nếu nhai kĩ sẽ thấy vị ngọt. C. Miếng cơm cháy vàng ở đáy nồi hơi ngọt hơn cơm phía trên. D. Nhỏ vài giọt dung dịch I2 vào dung dịch nước đường (đường mía) thấy xuất hiện màu xanh. Câu 2: Polime thiên nhiên X được sinh ra trong quá trình quang hợp của cây xanh. Ở nhiệt độ thường, X tạo với dung dịch iot hợp chất có màu xanh tím. Polime X là A. tinh bột. B. xenlulozơ. C. saccarozơ. D. glicogen. Câu 3:Thí nghiệm nào sau đây chứng tỏ trong phân tử glucozơ có 5 nhóm hiđroxyl? A. Khử hoàn toàn glucozơ thành hexan. B. Tiến hành phản ứng tạo este của glucozơ với anhiđrit axetic. C. Thực hiện phản ứng tráng bạc. D. Cho glucozơ tác dụng với Cu(OH)2. Câu 4: Cacbohiđrat nào sau đây thuộc loại đisaccarit? A. Xenlulozơ. B. Glucozơ. C. Saccarozơ. D. Amilozơ. 3
  4. Câu 5: Chất nào sau đây không thu được khi thuỷ phân tinh bột? A. Mantozơ B. Đextrin C. Sacarozơ D. Glucozơ Câu 6: Glicogen còn được gọi là A. glixin. B. glixerol. C. tinh bột động vật. D. tinh bột thực vật. Câu 7: Sacarozơ có thể tác dụng với các chất nào sau đây? A. H2/Ni, to. B. Cu(OH)2. C. CH3CHO. D. dung dịch AgNO3/NH3. Câu 8: Cho các dung dịch: glucozơ, saccarozơ, etanol, glixerol. Số dung dịch phản ứng được với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường, tạo thành dung dịch có màu xanh lam là A. 3. B. 2. C. 1. D. 4. Câu 9: Cho dãy các chất: glucozơ, saccarozơ, xenlulozơ, tinh bột. Số chất trong dãy không tham gia phản ứng thủy phân là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 10: Xenlulozơ thuộc loại polisaccarit, là thành phần chính tạo nên màng tế bào thực vật, có nhiều trong gỗ, bông nõn. Công thức phân tử của xenlulozơ là A. (C6H10O5)n. B. C12H22O11. C. C6H12O6. D. C2H4O2. Câu 11: Để phân biệt hai dung dịch riêng biệt saccarozơ và glucozơ chỉ cần dùng A. kim loại Na. B. quỳ tím và kim loại Na. C. dung dịch AgNO3 trong NH3. D. Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường. Câu 12: Xenlulozơ được cấu tạo bởi các mắt xích A. a-glucozơ. B. β-glucozơ. C. a-fructozơ. D. β-fructozơ. Câu 13: Cho dãy các chất: glucozơ, fructozơ, xenlulozơ, saccarozơ, tinh bột. Số chất trong dãy tham gia phản ứng tráng gương là A. 5. B. 4. C. 2. D. 3. Câu 14: Gluxit (cacbohiđrat) mà trong phân tử chỉ chứa một gốc glucozơ và một gốc fructozơ là A. xenlulozơ. B. tinh bột. z saccarozơ. D. mantozơ. Câu 15: Thuỷ phân hoàn toàn tinh bột trong dung dịch axit vô cơ loãng, thu được chất hữu cơ X. Cho X phản ứng với khí H2 (xúc tác Ni, to), thu được chất hữu cơ Y. Các chất X, Y lần lượt là A. glucozơ, sobitol. B. glucozơ, saccarozơ. C. glucozơ, etanol. D. glucozơ, fructozơ. Câu 16: Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Saccarozơ làm mất màu nước brom .B. Xenlulozơ có cấu trúc mạch phân nhánh. C. Amilopectin có cấu trúc mạch phân nhánh. D. Glucozơ bị khử bởi dung dịch AgNO3 trong NH3 Câu 17: Cho sơ đồ chuyển hóa sau (mỗi mũi tên là một phản ứng hóa học): Tinh bột → X → Y → Z → metyl axetat. Các chất Y, Z trong sơ đồ trên lần lượt là A. CH3COOH, CH3OH. B. C2H4, CH3COOH. C. C2H5OH, CH3COOH. D. CH3COOH, C2H5OH. Câu 18: Tiến hành 4 thí nghiệm: - Cho etyl axetat vào dung dịch KOH đun nóng. - Cho tristearin vào nước brom. - Cho dung dịch fructozơ vào dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nhẹ. - Sục khí H2 vào triolein (nung nóng, có mặt Ni). Số thí nghiệm có phản ứng xảy ra là A. 2. B. 4. C. 3. D. 1. Câu 19: Cho các phát biểu sau về cacbohiđrat: (a) Glucozơ và saccarozơ đều là chất rắn có vị ngọt, dễ tan trong nước. (b) Tinh bột và xenlulozơ đều là polisaccarit. (c) Trong dung dịch, glucozơ và saccarozơ đều hoà tan Cu(OH)2, tạo phức màu xanh lam. (d) Khi thuỷ phân hoàn toàn hỗn hợp gồm tinh bột và saccarozơ trong môi trường axit, chỉ thu được một loại monosaccarit duy nhất. (e) Khi đun nóng glucozơ (hoặc fructozơ) với dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được Ag. (g) Glucozơ và saccarozơ đều tác dụng với H2 (xúc tác Ni, đun nóng) tạo sobitol. Số phát biểu đúng là A. 5. B. 6. C. 4. D. 3. 4
  5. Câu 20: Cho các phát biểu sau về cacbohiđrat: (a). Trong mật ong, fructozơ chiếm đến 40%. (b). Người bị tiểu đường có nồng độ glucozơ trong máu lớn hơn 0,1%. (c). Tinh bột và xenlulozơ là đồng phân của nhau. (d). Rơm, rạ, mùn cưa gỗ có chứa xenlulozơ. (e). Trong công nghiệp dược phẩm, saccarozơ được dùng để pha chế thuốc. (g). Ở điều kiện thường, glucozơ và saccarozơ đều là những chất rắn, dễ tan trong nước. (h). Xenlulozơ trinitrat là nguyên liệu để chế tạo thuốc súng không khói. (i).Tinh bột là chất rắn, màu trắng tan tốt trong nước lạnh. Số phát biểu đúng là A. 6. B. 7. C. 8. D. 5. Câu 21: Cho sơ đồ phản ứng: (a) X + H2O  YXuc tac (b) Y + AgNO3 + NH3 + H2O   amoni gluconat + Ag + NH4NO3 (c) Y  E + Z Xuc tac (d) Z + H2O  X + G. Xuc tac Các chất X, Y, Z lần lượt là A. xenlulozơ, fructozơ, cacbon đioxit. B. xenlulozơ, saccarozơ, cacbon đioxit. C. tinh bột, glucozơ, etanol. D. tinh bột, glucozơ, cacbon đioxit. Câu 22: Thủy phân m gam saccarozơ trong môi trường axit với hiệu suất 90%, thu được sản phẩm chứa 10,8 gam glucozơ. Giá trị của m là A. 20,5. B. 22,8. C. 18,5. D. 17,1. Câu 23: Lên men m gam glucozơ với hiệu suất lên men đạt 75%; toàn bộ khí sinh ra được dẫn vào dung dịch Ca(OH)2 dư, tạo ra 40 gam kết tủa. Giá trị của m là A. 24. B. 40. C. 48. D. 50. Câu 24: Xenlulozơ trinitrat là chất dễ cháy, nổ mạnh. Để điều chế 29,7 kg xenlulozơ trinitrat từ xenlulozơ và axit nitric 96% (D = 1,52 g/ml) thì số lít dung dịch axit HNO3 đó là A. 14,390. B. 12,95. C. 1,439. D. 24,390. AMIN Câu 1: Ancol và amin nào sau đây cùng bậc? A. (CH3)2CHOH và (CH3)2CHNH2. B. (CH3)3COH và (CH3)3CNH2. C. C6H5NHCH3 và C6H5CH(OH)CH3. D. (C6H5)2NH và C6H5CH2OH. Câu 2: Dãy gồm các chất được sắp xếp theo thứ tự tăng dần lực bazơ từ trái sang phải là A. phenylamin, amoniac, etylamin. B. etylamin, amoniac, phenylamin. C. etylamin, phenylamin, amoniac. D. phenylamin, etylamin, amoniac. Câu 3: Chất nào sau đây là amin bậc 3? A. H2N-CH2-NH2. B. (CH3)2CH-NH2. C. CH3-NH-CH3. D. (CH3)3N. Câu 4: Để khử mùi tanh của cá do một số amin gây ra, khi nấu canh người ta cho thêm A. bột ngọt. B. bột gạo nếp. C. giấm ăn. D. muối ăn. Câu 5: Số đồng phân amin bậc 2 ứng với công thức phân tử C4H11N là A. 3. B. 5. C. 4. D. 6. Câu 6: Trong các amin dưới đây, amin nào không phải chất khí ở điều kiện thường? A. Đimetylamin. B. Trimetylamin. C. Etylamin. D. Isobutylamin. Câu 7: Hiện tượng nào sau đây mô tả không chính xác? A. Nhỏ vài giọt dung dịch brom vào ống nghiệm đựng dung dịch anilin, thấy có kết tủa trắng. B. Khí metylamin tác dụng với khí hiđroclorua tạo ra khói trắng. C. Thêm vài giọt dung NaOH vào dung dịch phenyl amoniclorua, thấy có chất khí thoát ra. D. Nhúng giấy quỳ tím vào dung dịch etylamin, thấy quỳ tím chuyển sang màu xanh. Câu 8: Để phân biệt hai chất lỏng không màu anilin và phenol, người ta không thể dùng A. dung dịch NaOH. B. Na. C. dung dịch HCl. D. nước brom. Câu 9. Phát biểu nào sau đây sai? 5
  6. A. Axit glutamic là thuốc bổ trợ thần kinh. B. Các amin thơm đều là chất lỏng hoặc chất rắn và dễ bị oxi hóa. C. Các amino axit thiên nhiên là những hợp chất cơ sở để kiến tạo nên các protein của cơ thể sống. D. Ở nhiệt độ thường các aminoaxit đều là chất lỏng. Câu 10: Đốt cháy hoàn toàn một amin đơn chức X trong khí oxi dư, thu được khí N2; 13,44 lít khí CO2 (đktc) và 18,9 gam H2O. Số công thức cấu tạo của X là A. 4. B. 3. C. 2. D. 1. Câu 11: Đốt cháy hoàn toàn 6,2 gam một amin no, đơn chức, mạch hở, thu được 2,24 lít khí nitơ (đktc). Công thức phân tử của amin là A. CH5N. B. C2H7N. C. C4H11N. D. C3H9N. Câu 12: Cho 2,36 gam amin X tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được dung dịch T. Cô cạn dung dịch T, thu được 3,82 gam muối khan. Tên gọi của X là A. metylamin. B. etylamin. C. propylamin. D. đietylamin. Câu 13: Hỗn hợp M gồm một este no, đơn chức, mạch hở A và hai amin no, đơn chức, mạch hở X và Y là đồng đẳng kế tiếp (MX < MY). Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol M thu được N2 ; 8,46 gam H2O và 7,168 lít CO2 (đktc). Phần trăm khối lượng amin Y trong M là A. 9,60%. B. 16,67%. C. 15,68%. D. 5,53%. AMINOAXIT Câu 1: Axit amino axetic (NH2-CH2-COOH) tác dụng được với chất nào sau đây trong dung dịch? A. NaNO3. B. NaCl. C. NaOH. D. Na2SO4. Câu 2: Số đồng phân amino axit có công thức phân tử C4H9O2N là A. 2. B. 4. C. 3. D. 5. Câu 3: Phát biểu nào sau đây đúng? A. Trong một phân tử tetrapeptit mạch hở có 4 liên kết peptit. B. Trong môi trường kiềm, đipeptit mạch hở tác dụng được với Cu(OH)2 cho hợp chất màu tím. C. Các hợp chất peptit kém bền trong môi trường bazơ nhưng bền trong môi trường axit. D. Amino axit là hợp chất có tính lưỡng tính. Câu 4: Phát biểu không đúng là A. Etylamin là chất khí ở điều kiện thường. B. Protein là những polipeptit cao phân tử có phân tử khối từ vài chục nghìn đến vài chục triệu C. Metylamin tan trong nước cho dung dịch có môi trường bazơ D. Đipeptit glyxylalanin (mạch hở) có 2 liên kết peptit Câu 5: Dung dịch chất nào sau đây làm xanh quỳ tím? A. Glyxin B. Phenylamin C. Metylamin D. Alanin. Câu 6: Ứng với công thức phân tử C2H7O2N có bao nhiêu chất vừa phản ứng được với dung dịch NaOH, vừa phản ứng được với dung dịch HCl? A. 4. B. 2. C. 1. D. 3. Câu 7. Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Axit glutamic là thành phần chính của bột ngọt. B. Amino axit thuộc loại hợp chất hữu cơ tạp chức. C. Các amino axit thiên nhiên hầu hết là các β–amino axit. D. Amino axit thuộc loại hợp chất hữu cơ đa chức. Câu 8: Cho m gam H2NCH2COOH phản ứng hết với dung dịch KOH, thu được dung dịch chứa 28,25 gam muối. Giá trị của m là A. 28,25. B. 18,75. C. 21,75. D. 37,50. Câu 9: Kết quả thí nghiệm của các dung dịch X, Y, Z, T với thuốc thử được ghi ở bẳng sau: Mẫu thử Thuốc thử Hiện tượng X Quỳ tím Chuyển màu hồng Y Dung dịch I2 Có màu xanh tím Z Dung dịch AgNO3 trong NH3 Kết tủa Ag T Nước brom Kết tủa trắng Các dung dịch X, Y, Z, T lần lượt là: 6
  7. A. axit glutamic, tinh bột, anilin, glucozơ. B. axit glutamic, tinh bột, glucozơ, anilin. C. axit glutamic, glucozơ, tinh bột, anilin. D. anilin, tinh bột, glucozơ, axit glutamic. Câu 10: Cho 13,35 gam hỗn hợp X gồm NH2CH2CH2COOH và CH3CH(NH2)COOH tác dụng với V ml dung dịch NaOH 1M, thu được dung dịch Y. Biết dung dịch Y tác dụng vừa đủ với 250 ml dung dịch HCl 1M. Giá trị của V là A. 150. B. 100. C. 200. D. 250. Câu 11: Hỗn hợp X gồm alanin và axit glutamic. Cho m gam X tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư, thu được dung dịch Y chứa (m+ 30,8) gam muối. Mặt khác, nếu cho m gam X tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl, thu được dung dịch Z chứa (m+36,5) gam muối. Giá trị của m là A. 112,2. B. 165,6. C. 123,8. D. 171,0. PEPTIT PROTEIN Câu 1: Thuốc thử dùng để phân biệt Gly-Ala-Gly và Gly-Ala là A. dung dịch NaCl. B. dung dịch NaOH. C. dung dịch HCl. D. Cu(OH)2 trong môi trường kiềm. Câu 2: Đipeptit X có công thức: H2NCH2CONHCH(CH3)COOH. Tên gọi của X là A. Ala-Gly. B. Gly-Ala. C. Gly-Val. D. Val-Ala. Câu 3: Số tripeptit mạch hở khi thuỷ phân hoàn toàn thu được ba loại  -amino axit: Gly, Ala, Val là A. 2. B. 3. C. 4. D. 6. Câu 4: Số đipeptit tối đa có thể tạo ra từ một hỗn hợp gồm alanin và glyxin là A. 3. B. 1. C. 2. D. 4. Câu 5: Protein phản ứng với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm, tạo ra sản phẩm có màu đặc trưng là A. màu đỏ. B. màu da cam. C. màu vàng. D. màu tím. Câu 6: Dung dịch chất nào sau đây có phản ứng màu biure? A. Alanin. B. Gly-Ala. C. Glyxin. D. Anbumin. Câu 7: Số liên kết peptit có trong một phân tử Ala–Gly–Val–Gly–Ala là A. 2 B. 4 C. 5 D. 3. Câu 8: Phát biểu nào sau đây đúng? A. Đipeptit có phản ứng màu biure. B. Glyxin là hợp chất có tính lưỡng tính. C. Valin tác dụng với dung dịch Br2 tạo kết tủa. D. Phân tử Gly-Ala-Val có 6 nguyên tử oxi. Câu 9: Cho các chất sau: etylamin, Ala-Gly-Val, amoni axetat, anilin. Số chất phản ứng được với dung dịch HCl là A. 3. B. 4. C. 2. D. 1. Câu 10: Phát biểu nào sau đây đúng? A. Phân tử axit glutamic có hai nguyên tử oxi. B. Anilin tác dụng với nước brom tạo kết tủa. C. Ở điều kiện thường, glyxin là chất lỏng. D. Phân tử Gly-Ala có một nguyên tử nitơ. Câu 11: Thuỷ phân không hoàn toàn tetrapeptit X ngoài các  -amino axit, còn thu được các đipeptit: Gly-Ala; Phe-Val; Ala-Phe. Cấu tạo đúng của X là A. Ala-Val-Phe-Gly. B. Val-Phe-Gly-Ala. C. Gly-Ala-Phe-Val. D. Gly-Ala-Val-Phe. Câu 12: Phát biểu nào sau đây đúng? A. Các peptit mà phân tử chứa từ 11 đến 50 gốc amino axit được gọi là polipeptit. B. Các protein đều là chất rắn, nhiệt độ nóng chảy cao và dễ tan trong nước. C. Trong phân tử peptit mạch hở chứa hai gốc  -amino axit được gọi là đipeptit. D. Trong phân tử peptit mạch hở chứa hai liên kết peptit -CO–NH- được gọi là đipeptit Câu 13: Tripeptit là hợp chất A. mà mỗi phân tử có 3 liên kết peptit. B. có liên kết peptit mà phân tử có 3 gốc amino axit giống nhau. 7
  8. C. có liên kết peptit mà phân tử có 3 gốc amino axit khác nhau. D. có liên kết peptit mà phân tử có 3 gốc amino axit. Câu 14: Chất nào sau đây không phải là peptit? A. H2NCH2CO – NHCH(CH3)CO – NHCH2COOH. B. H2HCH(CH3)CO – HNCH2CH2CO – NHCH2COOH C. H2NCH(CH3)CO – NHCH2CO – NHCH(CH3)COOH D. H2NCH2CO – NHCH2CO – NHCH(CH3)COOH Câu 15: Khi thủy phân hoàn toàn 55,95 gam một peptit X, thu được 66,75 gam alanin (amino axit duy nhất). X là A. tripeptit. B. tetrapeptit. C. pentapeptit. D. đipeptit. Câu 16: Thuỷ phân hoàn toàn m gam đipeptit Gly-Ala bằng dung dịch HCl vừa đủ, thu được dung dịch X. Cô cạn toàn bộ dung dịch X, thu được 4,74 gam muối khan. Giá trị của m là A. 2,92. B. 2,72. C. 3,28. D. 2,44. Câu 17: Thuỷ phân 14,6 gam Gly-Ala trong dung dịch NaOH dư, thu được m gam muối. Giá trị của m là A. 20,6. B. 18,6. C. 22,6. D. 20,8. Câu 18: Thủy phân hết m gam tetrapeptit Ala-Ala-Ala-Ala (mạch hở), thu được hỗn hợp gồm 28,48 gam Ala; 32 gam Ala-Ala và 27,72 gam Ala-Ala-Ala. Giá trị của m là A. 81,54. B. 66,44. C. 111,74. D. 90,60. Câu 19: X là tetrapeptit Gly-Val-Ala-Val, Y là tripeptit Val-Ala-Val. Đun nóng 14,055 gam hỗn hợp X và Y bằng dung dịch NaOH vừa đủ, sau khi phản ứng kết thúc, thu được dung dịch Z. Cô cạn dung dịch Z, thu được 19,445 gam muối. Phần trăm khối lượng của X trong hỗn hợp là A. 48,95%. B. 61,19%. C. 38,81%. D. 51,05%. Câu 20: Thủy phân hoàn toàn 13,02 gam tripeptit mạch hở X (được tạo nên từ hai amino axit có cùng công thức dạng H2NCxHyCOOH) bằng dung dịch NaOH dư, thu được 19,14 gam muối. Mặt khác thủy phân hoàn toàn 13,02 gam X bằng dung dịch HCl dư, thu được m gam muối. Giá trị của m là: A. 19,59. B. 21,75. C. 15,18. D. 24,75. POLIME Câu 1: Quá trình kết hợp nhiều phân tử nhỏ (monome) thành phân tử lớn (polime) đồng thời giải phóng những phân tử nhỏ khác (ví dụ H 2O ) được gọi là phản ứng A. trùng hợp. B. thủy phân. C. trùng ngưng. D. xà phòng hóa. Câu 2: Trong các polime sau, polime nào có cấu trúc mạng không gian? A. Amilopectin. B. Xenlulozơ. C. Amilozơ. D. Cao su lưu hóa. Câu 3: Cho các polime: cao su buna, amilopectin, xenlulozơ, cao su isopren, nilon-6, teflon, số polime thiên nhiên là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 4: Trong số các loại tơ sau: tơ nitron; tơ visco; tơ nilon-6,6. Có bao nhiêu loại tơ thuộc loại nhân tạo (tơ bán tổng hợp)? A. 3. B. 2. C. 1. D. 4. Câu 5: Phát biểu nào sau đây đúng? A. Amilozơ có cấu trúc mạch phân nhánh. B. Tơ tằm thuộc loại tơ nhân tạo. C. Tơ visco thuộc loại tơ tổng hợp. D. PVC được điều chế bằng phản ứng trùng hợp. Câu 6: Tơ thuộc loại poliamit là A. tơ tằm. B. tơ axetat. C. poli(vinyl clorua). D. poli(metyl metacrylat). Câu 7: Polime nào sau đây không được dùng làm chất dẻo? A. Poliacrilonitrin. B. Polietilen. C. Poli(vinyl clorua). D. Poli(metyl metacrylat). Câu 8: Polime dùng để chế tạo thủy tinh hữu cơ (plexiglas) được điều chế bằng phản ứng trùng hợp chất nào sau đây? A. C6H5CH  CH2 . B. CH3COOCH  CH2 . C. CH2  C  CH3  COOCH3 . D. CH2  CHCOOCH3 . 8
  9. Câu 9: Cho các polime sau: tơ enang, sợi bông, len, tơ tằm, tơ visco, tơ nitron, tơ axetat. Số polime có nguồn gốc từ xenlulozơ là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 10: Tơ nitron dai bền với nhiệt, giữ nhiệt tốt, thường được dùng để dệt vải và may quần áo ấm. Hợp chất nào sau đây tạo thành polime dùng để sản xuất tơ nitron? A. H2N  CH2 5  COOH . B. CH2  CH  CH3 . C. CH2  CH  CN . D. H2N  CH2 6  NH2 . Câu 11: Tơ capron và nilon-6,6 thuộc loại A. poliamit. B. polipeptit. C. polieste. D. vinylic. Câu 12: Tơ nilon-6,6 là sản phẩm của phản ứng trùng ngưng giữa A. HOOC  CH2 4  COOH và H2N  CH2 4  NH2 . B. HOOC  CH2 4  NH2 và H2N  CH2 6  COOH . C. HOOC  CH2 6  COOH và H2N  CH2 6  NH2 . D. HOOC  CH2 4  COOH và H2N  CH2 6  NH2 . Câu 13: Cho các polime: poli(vinyl clorua), xenlulozơ, amilozơ, amilopectin. Có bao nhiêu polime có cấu trúc mạnh không phân nhánh? A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 14: Phát biểu nào dưới đây sai? A. Tơ visco là tơ thiên nhiên vì có nguồn gốc từ xenlulozơ. B. Tơ nilon-6,6 là tơ tổng hợp. C. Tơ hóa học gồm hai loại là tơ nhân tạo và tơ tổng hợp. D. Tơ tằm là tơ thiên nhiên. Câu 15: Phát biểu nào sau đây đúng? A. Amilozơ có cấu trúc mạch phân nhánh. B. Poliacrilonitrin được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng. C. Polibutađien được dùng để sản xuất cao su buna. D. Poli(vinyl clorua) được điều chế bằng phản ứng cộng HCl vào etilen. Câu 16: Phát biểu nào sau đây đúng? A. Poli(metyl metacrylat) được điều chế bằng phản ứng trùng hợp. B. Trùng hợp axit ε-amino caproic thu được policaproamit. C. Poli(etylen terephtalat) được điều chế bằng phản ứng trùng hợp. D. Polietilen được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng. Câu 17: Cho các sơ đồ phản ứng sau: 𝑡 X (C8H14O4) + 2NaOH → X1 + X2 + H2O X1 + H2SO4 → X3 + Na2SO4 𝑥𝑡,𝑡 nX5 + nX3 → Poli(hexametylen ađipamit) + 2n H2O 2X2 + X3 → X6 + 2H2O Phân tử khối của X6 là A. 194. B. 136. C. 202. D. 184. Câu 18: Chất nào sau đây trùng hợp tạo PVC? A. CH2=CHCl. B. CH2=CH2. C. CHCl=CHCl. D. CH≡CH. Câu 19: Nhóm vật liệu gồm toàn tơ nhân tạo là A. tơ visco và tơ xenlulozơ axetat. B. tơ visco và tơ nilon–6,6. C. tơ tằm và tơ olon. D. tơ nilon–6,6 và tơ capron. Câu 20: Cho các tơ sau: tơ xenlulozơ axetat, tơ capron, tơ nitron, tơ visco, tơ nilon–6,6. Có bao nhiêu tơ thuộc loại tơ poliamit? A. 2. B. 1. C. 4. D. 3. Câu 21: Trong các polime: tơ tằm, sợi bông, tơ visco, tơ nilon–6, tơ nitron, những polime có nguồn gốc từ xenlulozơ là A. tơ tằm, sợi bông và tơ nitron. B. tơ visco và tơ nilon–6. C. sợi bông, tơ visco và tơ nilon–6. D. sợi bông và tơ visco. 9
  10. Câu 22: Dãy gồm các monome được dùng để tổng hợp cao su Buna–S là A. CH2=CH–CH=CH2, C6H5CH=CH2. B. CH2=C(CH3)–CH=CH2, C6H5CH=CH2. C. CH2=CH–CH=CH2, lưu huỳnh. D. CH2=CH–CH=CH2, CH3–CH=CH2. Câu 23: Phản ứng hóa học nào không dùng để điều chế polime? A. Phản ứng trùng hợp. B. Phản ứng trùng ngưng. C. Phản ứng oxi hóa- khử. D. Phản ứng đồng trùng hợp. Câu 24: Da giả hay simiti (PVC) và da thật có thể phân biệt nhờ 2 tính chất: A. da giả mỏng, da thật dày. B. da thật đốt có mùi khét, da giả đốt không có mùi khét. C. da giả đốt có mùi khét, da thật đốt không có mùi khét. D. da giả láng, da thật nhám. Câu 25: Cho sơ đồ phản ứng: X  Y  Cao su buna. Chất X không thể là: A. Vinyl axetilen. B. Axetilen. C. Butan. D. Butilen. Câu 26: Không nên giặt quần áo nilon, len, tơ tằm bằng xà phòng có độ kiềm cao, do: A. chúng có N nên tác dụng trực tiếp với kiềm. . B. chúng là các tơ polieste nên dễ tác dụng với kiềm. C. chúng đều có các nhóm –CO-NH- dễ bị thủy phân trong môi trường kiềm. D. chúng là các tơ polipeptit nên dễ tác dụng với kiềm. Câu 27: Polime được dùng làm chất cách điện, ống dẫn nước, vải che mưa là A. polietilen. B. poli(vinylclorua). C. poli(vinylaxetat). D. polistiren. Câu 28 : Phát biểu nào sau đây sai? A. Hầu hết polime là chất rắn, không bay hơi, không có nhiệt độ nóng chảy xác định. B. Hầu hết các polime tan trong nước và các dung môi hữu cơ. C. Đa số polime không tan trong các dung môi thông thường. D. Polime là chất có phân tử khổi rất lớn do nhiều mắt xích liên kết với nhau tạo nên. Câu 29: Polime được dùng làm màng mỏng, vật liệu điện, bình chứa là A. polietilen. B. poli(vinylclorua). C. poli(metylmetacrylat). D. polistiren. Câu 30: Polime được dùng chế tạo thủy tinh hữu cơ plexiglas là A. polietilen. B. poli(vinylclorua). C. poli(metylmetacrylat). D. polistiren. Câu 31: Phát biểu nào sau đây sai? A. Nilon-6,6 dùng để dệt vải may mặc, vải lót săm lốp xe, dệt bít tất, bện làm dây cáp, đan lưới. B. Các loại tơ có liên kết amit bền trong môi trường axit hoặc bazơ. C. Tơ là những vật liệu polime hình sợi dài và mảnh với độ bền nhất định. D. Tơ nitron dai, bền với nhiệt và giữ nhiệt tốt thường dùng dệt vải, bện thành sợi len đan áo. Câu 32: Phân tử khối trung bình của xenlulozơ trong sợi bông là 4.860.000 đvC. Số gốc glucozơ có trong xenlulozơ là A. 25.000. B. 30.000. C. 28.000. D. 35.000. Câu 33: Từ 4 tấn etilen có chứa 30% tạp chất có thể điều chế được bao nhiêu tấn polietilen (PE), biết hiệu suất phản ứng là 90%? A. 2,55 tấn. B. 2,80 tấn. C. 2,52 tấn. D. 3,60 tấn. Câu 34: Poli(vinyl clorua) được điều chế từ khí thiên nhiên (metan chiếm 90%) theo sơ đồ chuyển hóa và hiệu suất mỗi giai đoạn như sau: H1 15% H2 95% H3 90% CH4  C2H2  C2H3Cl  PVC  Muốn tổng hợp 1 tấn PVC thì cần x m3 khí thiên nhiên (đktc). Giá trị của x là A. 5589. B. 5883. C. 5589. D. 6210. Câu 35: Phân tử khối trung bình của nilon-6,6 là 25538. Hệ số polime hóa của nilon-6,6 là A. 152. B. 114. C. 121. D. 113. Câu 36: Từ 250 kg metyl metacrylat có thể điều chế m kg thủy tinh hữu cơ với hiệu suất 90%. Giá trị cuả m là A. 250. B. 235. C. 225. D. 278. ĐẠI CƯƠNG KIM LOẠI 10
  11. Câu 1: Kim loại nào sau đây có nhiệt độ nóng chảy cao nhất? A. Na. B. K. C. Cu. D. W. Câu 2: Ion nào sau đây có tính oxi hóa mạnh nhất? A. Al3+ B. Mg2+. C. Ag+. D. Na+. Câu 3: Trong công nghiệp, kim loại nào sau đây được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy? A. Na. B. Cu. C. Ag. D. Fe. Câu 4: Cho từ từ đến dư kim loại X vào dung dịch FeCl3, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y chứa hai muối. X là kim loại nào sau đây? A. Mg. B. Zn. C. Cu. D. Na. Câu 5: Trong điều kiện thường, kim loại nào sau đây ở trạng thái lỏng? A. Hg. B. Cu. C. Na. D. Mg. Câu 6: Kim loại nào sau đây có tính dẫn điện tốt nhất ? A. Cu. B. Ag. C. Au. D. Al. Câu 7: Kim loại X là kim loại cứng nhất, được sử dụng để mạ các dụng cụ kim loại, chế tạo các loại thép chống gỉ, không gỉ…Kim loại X là? A. Fe. B. Ag. C. Cr. D. W. Câu 8: Kim loại nào sau đây có khối lượng riêng nhỏ nhất? A. Li. B. Cs. C. Na. D. K. Câu 9: Kim loại nào sau đây có tính khử mạnh nhất? A. Cu. B. Fe. C. Al. D. Ag. Câu 10. Kim loại nào sau đây phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng? A. Cu. B. Mg. C. Ag. D. Au. Câu 12: Cho bột Fe vào dung dịch AgNO3 dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch gồm các chất tan: A. Fe(NO3)2, AgNO3. B. Fe(NO3)3, AgNO3. C. Fe(NO3)2, Fe(NO3)3. D. Fe(NO3)2, AgNO3, Fe(NO3)3. Câu 13: Cho hỗn hợp gồm Al và Zn vào dung dịch AgNO3. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X chỉ chứa một muối và phần không tan Y gồm hai kim loại. Hai kim loại trong Y và muối trong X là A. Zn, Ag và Zn(NO3)2. B. Al, Ag và Al(NO3)3. C. Al, Ag và Zn(NO3)2. D. Zn, Ag và Al(NO3)3. Câu 14 Nhúng thanh kim loại Zn vào V ml dung dịch AgNO3 1M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thấy khối lượng thanh Zn tăng lên 1,51 gam. Giá trị của V là A. 30 ml. B. 20 ml. C. 50 ml. D. 25 ml. Câu 15: Cho 10 gam hỗn hợp gồm Fe và Cu tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng (dư). Sau phản ứng thu được 2,24 lít khí hiđro (ở đktc), dung dịch X và m gam chất rắn không tan. Giá trị của m là (Cho H = 1, Fe = 56, Cu = 64) A. 6,4 gam. B. 3,4 gam. C. 5,6 gam. D. 4,4 gam. Câu 16: Đốt cháy hoàn toàn 9 gam hỗn hợp Al và Cu trong oxi dư sau phản ứng thu được 13,32 gam hỗn hợp A gồm 2 oxit kim loại. Thể tích dung dịch HCl 2M tối thiểu cần dùng để hòa tan hết hỗn hợp A là A. 270 ml B. 540 ml C. 135 ml D. 405 ml Câu 17: Hòa tan hoàn toàn 15 gam hỗn hợp Al và Cu bằng dung dịch HNO3 dư sau phản ứng thu được 6,72 lít khí NO ở đktc (sản phẩn khử duy nhất). Tổng khối lượng muối tạo thành là A. 70,8 gam B. 63,9 gam C. 84,6 gam D. 56,4 gam Câu 18: Khử 32 gam Fe2O3 bằng CO dư, dẫn sản phẩm khí sinh ra vào bình nước vôi trong dư thu được a gam kết tủa. Giá trị của a là A. 60 gam B. 55 gam C. 65 gam D. 45 gam ------------------Hết------------------- 11
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2