intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Hóa học lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Số 2 Phù Mỹ

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:8

9
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

"Đề cương ôn tập học kì 1 môn Hóa học lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Số 2 Phù Mỹ" sẽ cung cấp cho bạn lý thuyết và bài tập về môn Tiếng Anh lớp 10, hi vọng đây sẽ là tài liệu tham khảo để các bạn học tập tốt và đạt kết quả cao. Chúc các bạn may mắn và thành công.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 1 môn Hóa học lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Số 2 Phù Mỹ

  1. TRƯỜNG THPT SỐ 2 PHÙ MỸ ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI KỲ I NĂM HỌC 2022 - 2023 Môn : Hóa học, lớp 12 A. Phần trắc nghiệm I. Este - Lipit + Nhận biết: 1. Este là sản phẩm tạo ra khi thay thế nhóm OH ở nhóm cacboxyl của axit cacboxyl bằng nhóm A. NH2 B. OR (R là gốc hiđrocacbon) B. NHR(R là gốc hiđrocacbon) D. ONH4 2. Chất nào sau đây thuộc este ? A. CH3COOH B. CH3CH2OH C. CH3COCH3 D. CH3COOCH3 3. Chất nào sau đây là este đơn chức ? A. CH3COOC2H5 B. CH2(COOC2H5)2 C. (COOCH3)2 D. (C17H5COO)3C3H5 4. Phản ứng thủy phân este trong môi trường axit có đặc điểm A. một chiều. B. thuận nghịch. C. cho và nhận electron. D. cho và nhận proton. 5. Phản ứng thủy phân este trong môi trường kiềm có đặc điểm A. một chiều. B. thuận nghịch. C. cho và nhận electron. D. cho và nhận proton. 6. Khi cho axit cacboxylic tác dụng với chất nào sau đây thì thu được este? A. NaOH B. Ancol C. Amin D. CaCO3 7. Geranyl axetat (CH3COOC10H17) có mùi hoa hồng, được dùng trong ngành công nghiệp nào sau đây? A. Thực phẩm B. Dược phẩm C. Chất dẻo D. Mĩ phẩm 8. Benzyl fomat (HCOOCH2C6H5) được tìm thấy trong cà phê và các sản phẩm của cà phê. Benzyl fomat được dùng trong ngành công nghiệp nào sau đây? A. Thực phẩm B. Dược phẩm C. Chất dẻo D. Mĩ phẩm 9. Chất béo là trieste của axit béo với A.ancol etylic. B.ancol metylic. C.glixerol. D.etylen glicol. 10. Chất béo thuộc loại este A.đơn chức, mạch hở.B.hai chức, mạch hở. C.ba chức, mạch hở. D.ba chức, mạch vòng. 11. Công thức cấu tạo thu gọn của tristearin là A.(C15H31COO)3C3H5B.(C17H33COO)3C3H5 C.(C17H31COO)3C3H5D.(C17H35COO)3C3H5 12.Mỡ động vật, dầu thực vật đều không tan trong chất nào sau đây ? A. Nước. B. Benzen. C. Hexan. D. Clorofom. 13. Ở nhiệt độ thường, chất béo ở trạng thái rắn là A.Triolein B.TristearinC.TrilinoleinD.Trilinolenic 14. Triolein không phản ứng với chất nào sau đây ? A. H2 (Ni, to) B. H2O (H+, to) C. NaOH (H2O, to) D. Cu(OH)2 15. Ứng dụng nào sau đây không phải của chất béo ? A. Dùng làm thức ăn cho con người. B. Dùng làm nguyên liệu trong ngành công nghiệp thực phẩm. C. Dùng làm nguyên liệu sản xuất xà phòng và glixerol. D. Dùng trong ngành công nghiệp sản xuất nước hoa. + Thông hiểu: 16. Các este rất ít tan trong nước bỡi vì A. phân tử khối của este lớn. B. khả năng tạo liên kết hiđro giữa các phân tử este với các phân tử nước rất kém. C. este dễ bay hơi ở nhiệt độ thường. D. este chỉ tồn tại ở trạng thái lỏng hoặc rắn. 17. Chất nào sau đây có nhiệt độ sôi thấp nhất ? A. C2H5OH B. CH3COOH C. HCOOCH3 D. C6H5OH (phenol) 1
  2. 18. Cho 3,0 gam este có công thức phân tử C 2H4O2 tác dụng hết với dung dịch NaOH, khối lượng muối thu được sau phản ứng là A. 4,1 gam B. 3,4 gam C. 3,2 gam D. 4,4 gam 19. Cho m gam CH3COOC2H5 tác dụng hết với dung dịch NaOH, sau phản ứng thu được 3,45 gam C 2H5OH. Giá trị m là A. 4,4 B. 6,6 C. 8,8 D. 8,2 20. Cho 3,7 gam HCOOC2H5 tác dụng hết với dung dịch KOH, sau phản ứng thu được m gam muối. Giá trị của m là A. 4,1 B. 4,2 C. 4,9 D. 5,0 21. Hợp chất X có công thức cấu tạo CH3CH2COOCH3. Tên gọi của X là A. etyl axetat. B. metyl propionat. C. metyl axetat. D. propyl axetat. 22. Muối CH3COONa được sinh ra khi cho este nào sau đây tác dụng với dung dịch NaOH ? A. Etyl fomat B. Metyl propionat C. Etyl axetat D. Metyl acrylat 23. Khi đun nóng este nào sau đâytrong dung dịch H2SO4 loãng thì thu được ancol etylic ? A. CH3COOCH3 B. HCOOC2H5 C. CH3COOC6H5 D. CH3COOCH=CH2 24.Phản ứng nào sau đây chuyển hóa từ chất béo lỏng sang chất béo rắn ? A.Thủy phân chất béo lỏng trong môi trường axit. B.Thủy phân chất béo lỏng trong môi trường kiềm. C.Brom hóa chất chất béo lỏng bằng dung dịch brom. D.Hiđro hóa chất béo lỏng có xúc tác niken. 25. Phát biểu nào sau đây sai? A. Phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường axit là phản ứng thuận nghịch. B. Phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường axit gọi là phản ứng xà phòng hóa. C. Thủy phân chất béo trong môi trường kiềm tạo ra glixerol và muối của axit béo. D. Phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường kiềm là phản ứng một chiều. 26. Thủy phânchất nào sau đây trong dung dịch NaOH, thu được muối có công thức C17H33COONa ? A.Propyl fomat. B.Triolein. C.Tripanmitin. D.Vinyl axetat. 27. Khi xà phòng hóa tristearin ta thu được sản phẩm là A. C15H31COONa và etanol. B. C17H35COONa và glixerol. C. C15H31COONa và glixerol. D. C17H33COONa và glixerol. II. Cacbohiđrat + Nhận biết 1. Cho các chất: fructozơ, saccarozơ, tinh bột và xelulozơ. Chất thuộc loại đisaccarit là A. fructozơ và saccarozơ. B. tinh bột và xelulozơ. C. saccarozơ. D. tinh bột và fructozơ. 2. Cho các chất: , fructozơ, saccarozơ, tinh bột và xelulozơ. Các chất thuộc loại polisaccarit là A. fructozơ và saccarozơ. B. tinh bột và xelulozơ. C. tinh bột, fructozơ và saccarozơ. D. Glucozơ và fructozơ. 4. Trong phân tử của cacbohiđrat luôn có A. nhóm chức axit. B. nhóm chức xeton. C. nhóm chức ancol. D. nhóm chức anđehit. 5. Công thức phân tử của saccarozơ là A. C6H12O6 B. C12H22O11 C. C12H22O12 D. C12H24O11 6. Công thức cấu tạo thu gọn của xenlulozơ là A. [C6H7O2(OH)3]n B. [C6H7O3(OH)3]n C. [C6H7O3(OH)2]n D. [C5H7O2(OH)3]n 7.Y là chất rắn, ở dạng bột vô định hình, màu trắng, không tan trong nước lạnh, được tạo thành trong cây xanh nhờ quá trình quang hợp. Chất Y là A. Glucozơ B. Tinh bột C. Xenlulozơ D. Saccrozơ 8. Chất có phản ứng màu với dung dịch iot là A. Tinh bột B. Glucozơ C. Saccarozơ D. Xenlulozơ + Thông hiểu: 9. Trong điều kiện thích hợp,glucozơ không có phản ứng với chất nào sau đây ? 2
  3. A. NaOH B. AgNO3/NH3 C. Cu(OH)2 D. H2 10. Khi lên men glucozơ thu được ancol etylic và khí X. Khí X đó là A. H2 B. O2 C. CO2 D. N2 11.Cho dung dịch glucozơ phản ứng hoàn toàn với dung dịch AgNO 3 trong NH3, thu được 3,24 gam Ag. Khối lượng glucozơ tham gia phản ứng là A. 1,8 gam. B. 3,6 gam. C. 2,7 gam. D. 4,8 gam. 12.Khi lên men 360 gam glucozơ với hiệu suất 100%, khối lượng ancol etylic thu được là A. 184 gam. B. 276 gam. C. 92 gam. D. 138 gam. 13. Cho m gam glucozơ lên men thành ancol etylic với hiệu suất 80%. Hấp thụ hoàn toàn khí CO2 sinh ra vào nước vôi trong dư thu được 20 gam kết tủa. Giá trị của m là A. 14,4 B. 45. C. 11,25 D. 22,5 14. Saccarozơ và tinh bột đều có A. phản ứng với AgNO3 trong dung dịch NH3, đun nóng. B. phản ứng với dung dịch iot. C. phản ứng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường tạo thành dung dịch xanh lam. D. phản ứng thuỷ phân trong môi trường axit. 15.Đun nóng hoàn toàn xenlulozơ trong dung dịch axit vô cơ, thu được sản phẩm là A. saccarozơ. B. glucozơ. C. fructozơ. D. Ancol etylic. 16.Tinh bột, xenlulozơ và saccarozơ đều có khả năng tham gia phản ứng A. hoà tan Cu(OH)2. B. trùng ngưng. C. tráng gương. D. thủy phân. III. Amin – Amino axit – Peptit – Protein + Nhận biết: 1. Chất nào sau đây là amin ? A. CH3OH B. CH3CHO C. CH3COOH D. CH3NH2 2. Khi thay thế nguyên tử H trong phân tử NH3bằng gốc hiđrocacbon ta thu được hợp chất hữu cơ gọi là A. ancol B. amin C. axit cacboxylic D. anđehit 3. Chất nào sau đây thuộc amin thơm ? A. CH3NH2 B. (CH3)2NH C. C2H5NH2 D. C6H5NH2 (anilin) 4. Chất nào sau đây thuộc amin bậc hai ? A. CH3NH2 B. (CH3)2NH C. C2H5NH2 D. C6H5NH2 5. CH3NH2 có tên gốc - chức là A. Metylamin B. Etylamin C. Đimetylamin D. Metanamin 6. CH3CH2NH2 có tên thay thế là A. Metylamin B. Etylamin C. Đimetylamin D. Etanamin 7.Ở nhiệt độ thường, chất nào sau đây tồn tại ở trạng thái khí, có mùi khai, tan nhiều trong nước ? A. CH3COOH B. CH3COOC2H5 C. H2NCH2COOH D. CH3NH2 8. Ở nhiệt độ thường, anilin là A. chất lỏng, màu đen, ít tan trong nước. B. chất lỏng, không màu, ít tan trong nước. C. chất khí, không màu, tan nhiều trong nước. D. chất rắn, không màu, ít tan trong nước. 9. Amino axit là hợp chất hữu cơ trong phân tử A. chứa nhóm cacboxyl và nhóm amino. B. chỉ chứa nhóm amino. C. chỉ chứa nhóm cacboxyl. D. chỉ chứa nitơ hoặc cacbon. 10. Chất nào sau đây là amino axit ? A. CH3NH2. B. CH3COOCH3. C. H2NCH2COOH. D. CH3COOH. 11.Phân tửalanin có số nguyên tử oxi là A. 1. B. 4. C. 3. D. 2. 12.Glyxin là tên thường gọi của chất nào sau đây ? A. H2N-CH2-COOH. B. H2N-CH(CH3)-COOH. C. (CH3)2CH-CH(NH2)-COOH. D. HOOC-CH2-CH2-CH(NH2)-COOH 13.Số nhóm chức amino (NH2) trong phân tử lysin là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. 3
  4. 14. Amino axit nào sau đây có số nguyên tử N bằng số nguyên tử O trong phân tử ? A. Alanin B. Glyxin C. Axit glutamic D. Lysin 15. Muối mononatri của amino axit nào sau đây được dùng làm gia vị thức ăn (mì chính hay bột ngọt) ? A. Axit glutamic B. Lysin C. Alanin D. Glyxin 16. Trong các chất dưới đây, chất nào là đipeptit ? A. Gly-Ala-Gly B. Ala-Gly-Ala C. Ala-Gly D. Gly-Ala-Val 17. Số liên kết peptit trong phân tử Gly-Ala-Gly-Val-Glu là A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 18.Số đồng phân tripeptit tạo thành từ 1 gốc Gly và 2 gốc Ala là A. 2. B. 3. C. 5. D. 4. 19. Cho peptit có cấu tạo Gly-Ala-Gly-Val-Glu. Anino axit đầu N và amino axit đầu C là A. glyxin và alanin B. alanin và axit glutamic C. alanin và valin D. Glyxin và axit glutamic 20. Anbumin của lòng trắng trứng và fibroin của tơ tằm thuộc loại A. este B. protein đơn giản C. protein phức tạp D. amino axit 21. Lòng trắng trứng tác dụng với Cu(OH)2/OH- thu được dung dịch có màu A. vàng B. xanh C. tím D. đỏ + Thông hiểu: 22. Dung dịch chất nào sau đây làm quỳ tím đổi thành màu xanh ? A.C2H5OH. B. CH3COOH. C. CH3NH2. D. C6H5NH2 (anilin) 23. CH3-NH2 không có phản ứng với chất nào sau đây ? A. Dung dịch HCl B. Dung dịch H2SO4 loãng C. Dung dịch NaOH D. Dung dịch CH3COOH 24. Nhỏ vài giọt nước brom vào ống nghiệm đã đựng sẵn 1 ml anilin, quan sát hiện tượng thì thấy A. kết tủa màu vàng. B. kết tủa màu tím. C. kết tủa màu xanh. D. kết tủa màu trắng, màu brom nhạt dần 25. Đốt cháy hoàn toàn 9,0 gam C2H5NH2, thu được H2O, CO2 và x mol N2. Giá trị của x là A.0,1. B. 0,2. C. 0,3. D. 0,4. 26. Cho 4,5 gam C2H5NH2 tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl. Khối lượng muối thu được là A. 7,65 gam. B. 8,15 gam. C. 8,10 gam. D. 8,50 gam. 27.Cho anilin tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl thu được 38,85 gam muối. Khối lượng anilin đã phản ứng là A. 18,6 gam B. 9,3 gam C. 37,2 gam D. 27,9 gam 28. Cho 6,2 gam CH3-NH2 tác dụng vừa đủ với V ml dung dịch HCl 1M. Giá trị của V là A. 100 B. 150 C. 200 D. 300 29. Axit aminoaxetic (H2NCH2COOH) tác dụng được với dung dịch A. NaNO3. B. NaCl. C. NaOH. D. Na2SO4. 30.Chất X vừa tác dụng được với dung dịch HCl, vừa tác dụng được với dung dịch NaOH. Chất X là A. CH3COOH. B. H2NCH2COOH. C. CH3CHO. D. CH3NH2. 31.Cho 15,0 gam glyxin tác dụng với dung dịch HCl dư, cô cạn cẩn thận dung dịch sau phản ứng, thu được m gam muối khan. Giá trị của m là A. 22,3. B. 21,3. C. 32,3. D. 32,2. 32. Cho 13,35 gam alanin tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam muối khan. Giá trị của m là A. 14,65. B. 15,65. C. 16,65. D. 15,66. 33. Glyxin tác dụng với chất nào sau đây tạo ra sản phẩm thuộc este ? A. NaOH B. HCl C. KOH D. CH3OH 34. Khi thủy phân hoàn toàn 1 mol tripeptit Gly-Ala-Gly mạch hở thu được sản phẩm gồm A. 1 mol Gly và 1 mol Ala B. 1 mol Gly và 2 mol Ala C. 2 mol Gly và 1 mol Ala D. 2 mol Gly và 2 mol Ala 4
  5. 35. Sản phẩm cuối cùng của quá trình thủy phân các protein đơn giản nhờ chất xúc tác thích hợp là A. α-amino axit. B. β-amino axit. C. axit cacboxylic. D. este. 36. Quá trình nào sau đây không xảy ra phản ứng thủy phân protein ? A. Đun nóng fibroin với dung dịch NaOH. C. Đun nóng anbumin với dung dịch HCl. C. Cho Cu(OH)2/OH- vào anbumin. D. Đun nóng fibroin với dung dịch H2SO4 loãng. IV. Polime + Nhận biết 1. Chất nào sau đây thuộc loại polime ? A. CH2=CH2 B. (-CH2-CH2-)n C. CH2=CH-CH=CH2 D. CH3-COOCH=CH2 2. Poli(vinyl clorua) có công thức (-CH2-CHCl-)n. Mỗi mắt xích của poli(vinyl clorua) là A. -CH2-CHCl-. B. -CH2-CHCl2-. C. -CH2-CCl2-. D. -CHCl-CHCl-. 3. Polime có cấu trúc mạch phân nhánh là A. Xenlulozơ B. Amilozơ C. Amilopectin D. Cao su lưu hóa 4. Polime có cấu trúc mạng không gian là A. Nhựa bakelit B. Amilozơ C. Amilopectin D. Glicogen 5. Polime nào sau đây dùng làm chất dẻo ? A. Cao su buna B. Nilon-6 C. PE D. Xenlulozơ axetat. 6. Polime dùng để kéo sợi dệt vải may mặc là A. PVC B. Nilon-6,6 C. Cao su thiên nhiên D. Thủy tinh hữu cơ plexiglas. 7. Quá trình nhiều phân tử nhỏ (monome) kết hợp với nhau thành phân tử lớn (polime) gọi là phản ứng A. nhiệt phân. B. trao đổi. C. trùng hợp. D. trùng ngưng. 8. Quá trình nhiều phân tử nhỏ (monome) kết hợp với nhau thành phân tử lớn (polime) đồng thời giải phóng những phân tử nhỏ như nước được gọi là phản ứng A. trao đổi. B. nhiệt phân. C. trùng hợp. D. trùng ngưng. + Thông hiểu: 9.Monome được dùng để điều chế polietilen là A. CH2=CH-CH3. B. CH2=CH2. C. CH≡CH. D. CH2=CH-CH=CH2. 10.Nhựa phenolfomanđehit được điều chế bằng cách đun nóng phenol (dư) với dung dịch A. HCOOH trong môi trường axit. B. CH3CHO trong môi trường axit. C. CH3COOH trong môi trường axit. D. HCHO trong môi trường axit. 11.Tơ nilon - 6,6 được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng A. HOOC-[CH2]2-CH(NH2)-COOH. B. HOOC-[CH2]4-COOH và HO-[CH2]2-OH. C. HOOC-[CH2]4-COOH và H2N-[CH2]6-NH2. D. H2N-[CH2]5-COOH. 12.Tên gọi của polime có công thức (-CH2-CH2-)n là A. polivinyl clorua. B. polietilen. C. poli(metyl metacrylat). D. polistiren. 13. Công thức cấu tạo của (-CH2-CH=CH-CH2-)n có tên gọi là A. Polibutađien B. Polietilen C. Polipropilen D. Poliisopren. 14.Tơ được sản xuất từ xenlulozơ là A. tơ tằm. B. tơ capron. C. tơ nilon-6,6. D. tơ visco. 15. Chất nào sau đây thuộc tơ poliamit ? A. Tơ visco B. Tơ xenlulozơ axetat C. Tơ lapsan D. Tơ nilon-6,6 V. Đại cương về kim loại + Nhận biết 1. Trong bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học, nhóm nguyên tố nào sau đây chỉ chứa kim loại A. IA B. IIA C. IIIA D. IVA 2. Số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố kim loại thường là A. 3, 4 hoặc 6 B. 5, 6 hoặc 7 C. 1, 2 hoặc 3 D. 2, 3 hoặc 4 3. Kim loại có tính chất hóa học chung là A. tính oxi hóa B. tính khử C. tính axit D. tính bazơ 5
  6. 4. Kim loại khử lưu huỳnh ở nhiệt độ thường là A. Fe B. Al C. Ag D. Hg 5. Kim loại tác dụng với H2O ở nhiệt độ thường là A. Cu B. Ag C. Na D. Au 6. Kim loại tác dụng được với dung dịch HCl là A. Mg B. Cu C. Ag D. Au 7. Cho các kim loại: Na, Mg, Fe, Al. Kim loại có tính khử mạnh nhất là A. Al. B. Na. C. Mg. D. Fe. + 2+ 2+ 3+ 8. Cho các ion kim loại: Na , Mg , Fe , Al . Ion kim loại có tính oxi hóa mạnh nhất là A. Al3+. B. Na+. C. Mg2+. D. Fe2+. + Thông hiểu: 1. Tính chất vật lí nào sau đây được gọi là tính chất vật lý chung của kim loại ? A. Khối lượng riêng B. Nhiệt độ nóng chảy C. Tính dẻo D. Tính cứng 2. Nguyên nhân chủ yếu tạo nên những tính chất vật lý chung của kim loại như tính dẻo, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt, ánh kim là do A. nguyên tử kim loại có ít electron ở lớp ngoài cùng. B. mạng tinh thể kim loại có các electron tự do. C. đơn chất kim loại tồn tại ở trạng thái rắn. D. kim loại có khối lượng riêng lớn. 3.Thứ tự một số cặp oxi hóa - khử trong dãy điện hóa như sau : Zn2+/Zn; Fe2+/Fe; Cu2+/Cu; Ag+/Ag. Tính khử của các kim loại được xếp theo chiều tăng dần là A. Ag < Cu < Zn < Fe B. Cu < Ag < Fe < Zn C. Fe < Ag < Cu < Zn D. Ag < Cu < Fe < Zn 4.Thứ tự một số cặp oxi hóa - khử trong dãy điện hóa như sau : Zn2+/Zn; Fe2+/Fe; Cu2+/Cu; Ag+/Ag. Tính oxi hóa của các ion kim loại được xếp theo chiều tăng dần là A. Ag+< Cu2+< Zn2+< Fe2+ B. Cu2+< Ag+< Fe2+< Zn2+ C. Zn2+< Fe2+< Cu2+< Ag+ D. Fe2+< Cu2+< Zn2+< Ag+ 5.Thứ tự một số cặp oxi hóa - khử trong dãy điện hóa như sau : Fe 2+/Fe; Cu2+/Cu; Ag+/Ag. Cặp chất không phản ứng với nhau là A. Cu và dung dịch AgNO3 B. Ag và dung dịch Cu(NO3)2 C. Fe và dung dịch CuSO4 D. Fe và dung dịch AgNO3 6.Đốt cháy m gam bột Al trong bình khí clo dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn khối lượng chất rắn trong bình thu được là 8,01 gam. Giá trị m là A. 1,08 gam. B. 2,16 gam. C. 1,62 gam. D. 3,24 gam. 7.Cho 5,6 gam sắt tác dụng với dung dịch axit sunfuric loãng dư. Thể tích khí hiđro (ở đktc) được giải phóng sau phản ứng là. A. 2,24 lít. B. 4,48 lít. C. 6,72 lít. D. 3,36 lít. 8. Cho kim loại Mg vào dung dịch H2SO4 loãng, thu được khí X thoát ra. Khí X đó là A. SO2 B. H2 C. O2 D. H2S 9. Cho kim loại Na vào H2O thu được khí H2 và dung dịch Y chứa chất tan nào sau đây ? A. Na2O2 B. Na2O C. NaOH D. NaH VI. Tổng hợp hữu cơ Thông hiểu: 6
  7. 1. Để chứng minh trong phân tử của glucozơ có nhiều nhóm hiđroxyl, người ta cho dung dịch glucozơ phản ứng với A. Cu(OH)2 trong NaOH, đun nóng. B. AgNO3 trong dung dịch NH3, đun nóng. C. Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường. D. kim loại Na. 2. Trong các chất sau: saccarozơ, fructozơ, glucozơ, tinh bột và xenlulozơ. Số chất hòa tan được Cu(OH) 2 ở nhiệt độ thường là A. 3 B. 5 C. 2 D. 4 3.Cho dãy các chất: C6H5NH2 (anilin), H2NCH2COOH, CH3CH2NH2, CH3NH3Cl. Số chất trong dãy tác dụng được với dung dịch HCl là A. 4. B. 2. C. 3. D. 1. 4. Cho dãy các chất: C6H5NH2 (anilin), H2NCH2COOH, CH3CH2NH2, CH3NH3Cl. Số chất trong dãy tác dụng được với dung dịch NaOH là A. 4. B. 2. C. 3. D. 1. VII. Tổng hợp vô cơ Thông hiểu: 1. Kim loại nào sau đây có tính dẫn điện tốt nhất trong tất cả các kim loại ? A. Vàng. B. Bạc. C. Đồng. D. Nhôm. 2.Kim loại nào sau đây có nhiệt độ nóng chảy cao nhất trong tất cả các kim loại ? A. Vonfam. B. Sắt. C. Đồng. D. Kẽm. 3.Hai kim loại đều phản ứng với dung dịch Cu(NO3)2 giải phóng kim loại Cu là A. Al và Fe. B. Fe và Au. C. Al và Ag. D. Fe và Ag. 4.Để hoà tan hoàn toàn hỗn hợp gồm hai kim loại Cu và Zn, ta có thể dùng một lượng dư dung dịch A. HCl. B. AlCl3. C. AgNO3. D. CuSO4. 5.Tất cả các kim loại Fe, Zn, Cu, Ag đều tác dụng được với dung dịch A. HCl. B. H2SO4 loãng. C. HNO3 loãng. D. KOH. B. Phần tự luận + Vận dụng Câu 1 Viết phương trình hóa học xảy ra trong các trường hợp sau: a) Cho Fe tác dụng với dung dịch HCl b) Cho Cu tác dụng với dung dịch HNO3 đặc nóng, tạo sản phẩm khử là khí NO2. c) Cho Fe tác dụng với dung dịch CuSO4. d) Cho Al tác dụng với O2 e) Cho Cu tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc nóng, tạo sản phẩm khử là khí SO2. f) Cho Fe tác dụng với dung dịch CuSO4. g) Cho Na tác dụng với H2O. h) Cho Mg tác dụng với O2 i) Cho Fe tác dụng với dung H2SO4 loãng j) Cho Zn tác dụng với dung dịch AgNO3 k) Cho Cu tác dụng với dung dịch HNO3 loãng tạo sản phẩm khử là khí NO Câu 2Cho 10,4 gam hỗn hợp X gồm Fe và Mg tác dụng hết với lượng dư dung dịch HCl, thu được dung dịch Y và 6,72 lít khí (đktc). Tính phần trăm khối lượng mỗi kim loại trong X. Câu 3. Cho 11,9 gam hỗn hợp gồm Zn, Al tan hoàn toàn trong dung dịch HCl dư thấy có 8,96 lít khí (đktc) thoát ra. Tính thành phần phần trăm theo khối lượng từng kim loại trong hỗn hợp ban đầu ? Câu 4.Cho 12,6 gam hỗn hợp X gồm Al và Mg tác dụng hết với lượng dư dung dịch HCl, thu được dung dịch Y và 13,44 lít khí H2(ở đktc). Tính phần trăm khối lượng mỗi kim loại trong X ? Câu 5. Cho 11,9 gam hỗn hợp gồm Zn, Al tan hoàn toàn trong dung dịch H 2SO4 loãng dư thấy có 8,96 lít khí (đkc) thoát ra. Tính thành phần phần trăm theo khối lượng từng kim loại trong hỗn hợp ban đầu ? + Vận dụng cao 7
  8. Câu 6.Hỗn hợp M gồm hai amin no, đơn chức, mạch hở X và Y là đồng đẳng kế tiếp (M X< MY). Đốt cháy hoàn toàn một lượng M cần dùng O2thu được 10,8 g H2O, N2 và 6,72 lít CO2 (đktc). Xác định công thức cấu tạo và gọi tên chất Y? Câu 7.Hỗn hợp X gồm amino axit Y (có dạng H 2N-CnH2n-COOH) và 0,02 mol H2NC3H5(COOH)2. Cho X vào dung dịch chứa 0,04 mol HCl, thu được dung dịch Z. Dung dịch Z phản ứng ứng vừa đủ với dung dịch gồm 0,04 mol NaOH và 0,05 mol KOH, thu được dung dịch chứa 8,21 gam muối. Tính phần trăm theo khối lượng của nguyên tố nitơ có trong Y ? Câu 8.Thuỷ phân hoàn toàn 0,1 mol một peptit X (mạch hở, được tạo bởi các α- amino axit có 1 nhóm -NH2 và 1 nhóm -COOH) bằng dung dịch HCl vừa đủ thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được chất rắn có khối lượng lớn hơn khối lượng của X phản ứng là 52,7 gam. Tính số liên kết peptit trong X? Câu 9.Đun nóng m gam hỗn hợp gồm a mol tetrapeptit mạch hở X và 2a mol tripeptit mạch hở Y với 600 ml dung dịch NaOH 1M (vừa đủ). Sau khi các phản ứng kết thúc, cô cạn dung dịch thu được 72,48 gam muối khan của các amino axit đều có một nhóm –COOH và một nhóm –NH2 trong phân tử. Giá trị của m là Câu 10. Đun nóng 32,9 gam một peptit mạch hở X với 200 gam dung dịch NaOH 10% (vừa đủ). Sau phản ứng thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được 52 gam muối khan. Biết răng X tạo thành từ các α-amino axit mà phân tử chứa 1 nhóm NH2 và 1 nhóm COOH. Số liên kết peptit trong X là: Câu 11: Thuỷ phân hoàn toàn m gam một pentapeptit mạch hở M thu được hỗn hợp gồm hai amino axit X 1, X2 (đều no, mạch hở, phân tử chứa một nhóm -NH2 và một nhóm -COOH). Đốt cháy toàn bộ lượng X 1, X2 ở trên cần dùng vừa đủ 0,255 mol O2, chỉ thu được N2, H2O và 0,22 mol CO2. Giá trị của m là ====================================== 8
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2