intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Điều trị phẫu thuật ung thư biểu mô tế bào gan

Chia sẻ: | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:19

41
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu trình bày chỉ định, chống chỉ định của phương pháp phẫu thuật trong bệnh ung thư biểu mô tế bào gan; quy trình phẫu thuật cắt gan điều trị HCC; các tai biến trong mổ, các biến chứng sau mổ và hướng xử trí.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Điều trị phẫu thuật ung thư biểu mô tế bào gan

  1. ĐIỀU TRỊ PHẪU THUẬT UNG THƯ BIỂU MÔ TẾ BÀO GAN MỤC TIÊU HỌC TẬP *Mục tiêu kiến thức: 1. Trình bày được chỉ  định, chống chỉ  định của phương pháp phẫu thuật trong  bệnh ung thư biểu mô tế bào gan. 2. Trình bày được quy trình phẫu thuật cắt gan điều trị HCC. 3. Trình bày được các tai biến trong mổ, các biến chứng sau mổ và hướng xử trí. * Mục tiêu kỹ năng: 4. Lập kế hoạch điều trị phẫu thuật cho một số trường hợp HCC cụ thể. 5. Quan sát và thực hiện một số bước trong phẫu thuật cắt gan. NỘI DUNG I. ĐẠI CƯƠNG [1].[2],[3] Ung thư  gan nguyên phát mà chủ  yếu là ung thư  biểu mô tế  bào gan  (HCC) là một bệnh ác tính phổ  biến  ở  Việt Nam và trên thế  giới, một vấn đề  lớn đối với sức khỏe toàn cầu. Năm 2018, trên thế  giới  ước tính có khoảng  782.000 người chết vì căn bệnh này chiếm 8,2% số  tử  vong do ung thư. Bệnh   gặp nhiều ở Châu Phi, Châu Á, trong khi ở Châu Âu và Bắc Mỹ ít gặp hơn. Việt  Nam cũng là quốc gia có tỷ lệ mắc UTG cao do liên quan đến tình trạng nhiễm  virus viêm gan B và virus viêm gan C. Nhờ  sự  tiến bộ  của y học, chúng ta đã  hiểu biết rõ hơn về căn nguyên, cơ chế bệnh sinh và tìm ra nhiều phương pháp  chẩn đoán, điều trị, phòng bệnh hiệu quả  hơn, nhưng UTG vẫn là bệnh lý ác  tính, tiến triển nhanh, tiên lượng xấu, tỷ lệ tử vong cao. Chẩn đoán HCC chủ  yếu dựa vào các yếu tố  dịch tễ  học viêm gan B,   viêm gan C, các phương tiện chẩn đoán hình  ảnh, chất chỉ  điểm khối u. Tuy   nhiên hiện nay đã có nhiều thay đổi cả  về  phương tiện cũng như  không thống   nhất về các tiêu chuẩn chẩn đoán HCC trên thế giới.  Hiện nay, có nhiều phương pháp điều trị  HCC được áp dụng như: phẫu  thuật cắt gan, ghép gan, đốt nhiệt cao tần, tiêm cồn qua da, các phương pháp  
  2. điều trị tắc mạch…Trong đó, phẫu thuật cắt gan vẫn được đánh giá là phương   pháp điều trị cơ bản và hiệu quả nhất. Phẫu thuật cắt gan có thể chia làm 2 loại  là cắt gan theo giải phẫu (Anatomical Resection) và cắt gan không theo giải  phẫu (Nonanatomical Resection), Phẫu thuật cắt bỏ gan [4] Gan được chia thành 8 hạ phân thùy theo phân loại của Couinaud, đánh số La Mã  từ I đến VIII theo chiều kim đồng hồ khi nhìn trên bề mặt gan. Theo phân loại của Tôn   Thất Tùng, gan được chia thành 5 phân thùy (phân thùy sau, trước, giữa, bên và lưng) và 6  hạ phân thùy (hạ phân thùy 2, 3, 5, 6, 7 và 8). Tại Nhật, tác giả Takasaki đã đưa ra 1  phân chia gan dựa trên nền tảng phân chia của các cuống Glisson vào gan. Cuống   gan   hay   cuống   Glisson   gồm   3   thành   phần:   tĩnh   mạch   cửa,   động   mạch   gan,   đường mật. Theo Takasaki, từ mảng rốn gan trở lên 3 thành phần của cuống gan  chạy cùng nhau trong bao Glisson và chia làm 3 cuống chính cho phân thùy trước,  phân thùy sau và cuống trái (các cuống Glisson), ngoài ra còn có một vài cuống  Glisson nhỏ  tách ra từ  cuống phải và trái cho thùy đuôi. Tương  ứng với các  cuống Glisson chính, Takasaki chia gan thành 3 phân thùy và 1 khu vực đuôi:  Phân thùy phải, phân thùy giữa, phân thùy trái và vùng đuôi.
  3. Bảng 1: so sánh phân chia gan theo Couinaud, Tôn Thất Tùng và Takasaki Couinaud Tôn Thất Tùng Takasaki Thùy phải Hạ phân thùy VI Phân thùy sau Phân thùy phải Hạ phân thùy VII Hạ phân thùy V Phân thùy trước Phân thùy giữa Hạ phân thùy  VIII Thùy trái Hạ phân thùy IV Phân thùy giữa Phân thùy trái Hạ phân thùy II Phân thùy bên Hạ phân thùy III Thùy đuôi Hạ phân thùy I Khu vực đuôi Kể từ lần đầu được Lin và Escher mô tả năm 1886, phẫu thuật cắt gan đã liên   tục được phát triển qua nhiều thế  hệ. Hiện nay, phẫu thuật được coi là một trong   những biện pháp điều trị có tính chất triệt căn do có khả năng loại bỏ khối u cùng với   các nhân vệ tinh lân cận. Theo các nghiên cứu gần đây, cắt gan là phẫu thuật an toàn với tỷ  lệ  biến   chứng và tử vong thấp (dưới 5%). Kết quả của các nghiên cứu hồi cứu cho thấy tỷ lệ  sống thêm 5 năm sau phẫu thuật cắt gan đạt trên 50%. Ở  những bệnh nhân HCC giai  đoạn sớm và chức năng gan còn tốt, tỷ lệ sống thêm 5 năm sau phẫu thuật cắt gan đạt  tới 70%. Phân loại Cắt gan theo giải phẫu bao gồm cắt bỏ u cùng toàn bộ  phần nhu mô gan   được cấp máu bới nhánh tĩnh mạch cửa tương  ứng (tương  ứng với 1 hoặc   nhiều hạ phân thùy theo phân loại Couinaud). Khi cắt trên 3 hạ phân thùy gọi là   cắt gan lớn, khi cắt 1 hoặc 2 hạ phân thùy gọi là cắt gan bé. Cắt gan không theo giải phẫu: là khi cắt u gan mà không quan tâm tới  phần gan được cấp máu bởi nhánh tĩnh mạch cửa tương  ứng. Bao gồm cắt u 
  4. (enucleation) và cắt gan hình chêm (wedge resection).         Hiện nay, đa phần các tác giả  đồng ý khái niệm cắt gan theo giải phẫu   bao   gồm   cắt   gan   hoàn   toàn   1   hay   nhiều   hạ   phân   thùy   theo   phân   loại   Couinaud hoặc nhiều vùng gan liên tiếp nhau  được cấp máu bởi những   phân nhánh thứ ba của tĩnh mạch cửa (những đơn vị hình nón theo Takasaki) [5],[6],[7]. Hình 1.1: Cắt gan theo giải phẫu & không theo giải phẫu Như đã trình bày trong phần trước, HCC di căn trong gan theo đường tĩnh  mạch cửa. Các tác giả  cho rằng trước tiên tế  bào u đi vào các mạch máu  ở  vỏ  xơ sau đó vào các nhánh tĩnh mạch cửa và dừng lại trong nhu mô gan tạo thành  các nhân vệ tinh[25]. Do đó để hạn chế tái phát tại chỗ trong gan, quan điểm cắt   gan theo giải phẫu cho rằng khoảng cách từ  diện cắt tới u không quan trọng   bằng lấy bỏ  hết phần nhu mô gan cấp máu bởi nhánh tĩnh mạch cửa dẫn máu  về của u [8]. Nguyên tắc phẫu thuật a. Triệt để về mặt ung thư: Lấy được trọn vẹn u và phần gan chứa nhân vệ tinh Với cắt gan theo giải phẫu: lấy trọn vẹn 1 hoặc nhiều hạ phân thùy theo phân  loại Couinaud Với cắt gan không theo giải phẫu (thường tốt nhất với u nhỏ, đường kính ≤   2cm): lấy trọn vẹn u, diện cắt an toàn ≥ 1cm.  b. Đảm bảo chức năng cho phần gan còn lại: Đủ thể tích gan còn lại tránh suy gan. Đảm bảo cấp máu: Tránh làm tổn thương mạch máu, đường mật cho phần gan   còn lại trong quá trình phẫu thuật. Đảm bảo đường dẫn máu về: Tránh làm tổn thương nhánh tĩnh mạch gan cho   phần gan còn lại trong quá trình phẫu thuật.
  5. II. CHỈ ĐỊNH  Toàn trạng cho phép tiến hành 1 cuộc đại phẫu. Chức năng gan còn tốt (Child – Pugh A, không có tăng áp lực tĩnh mạch  cửa). Khối u đơn độc hoặc nhiều khối u nhưng khu trú và không có xâm lấn các   mạch máu lớn. Đủ  thể  tích gan dự  kiến còn lại (tối thiểu là  30% thể  tích gan ban đầu  trong trường hợp không có xơ gan hoặc tối thiểu 40% thể tích gan ban đầu trong  trường hợp có xơ  gan với Child  – Pugh A, có đủ  mạch máu và đường dẫn mật   trong và ngoài gan). Chưa có di căn xa: cơ hoành, phổi, não,… III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH  U lan tỏa cả 2 thùy. Đã có di căn xa: phúc mạc, xương, phổi, não,… Chức năng gan kém: Child B, C. Thể tích gan dự kiến còn lại không đủ: 
  6. Hình 1.2: Thủ thuật Pringle Pringle mô tả  thủ  thuật này năm 1908 luồn dây hoặc clamp mạch máu quanh  cuống gan để cặp. Có thể thực hiện theo 3 cách: ­ Cặp cuống gan liên tục cho đến khi cắt xong nhu mô gan: kiểu cặp này sẽ  gây thiếu máu toàn bộ nhu mô gan nên nếu thời gian mổ kéo dài có nguy cơ cao  gây suy gan sau mổ. ­ Cặp cách quãng ­ cặp cuống trong 15­20 phút rồi mở  cặp trong 5 phút  trước khi cặp tiếp lần sau.   ­ Cặp cuống theo cách tạo thích nghi (preconditioning) đó là cặp cuống 10   phút rồi mở cặp trong 10 phút rồi tiếp đó là cặp cuống liên tục cho đến khi cắt   xong nhu mô gan. Kiểm soát chọn lọc mạch máu vào gan [10] Kiểm soát riêng từng thành phần trong bao Glisson: Kiểu kiểm soát cuống   kinh điển, phẫu tích từng thành phần trong dây chằng gan – tá tràng. Kiểu tiếp  cận trong bao hay còn được gọi là cắt gan có kiểm soát được Lortat – Jacob giới   thiệu lần đầu cho cắt gan phải vào những năm 1950. Phương pháp này sau đó đã  trở thành quy trình tiêu chuẩn cho cắt gan theo giải phẫu cho đến tận ngày nay.   Tuy nhiên, Bismuth và Couinaud đã chỉ ra kiểm soát riêng từng thành phần trong   bao Glisson chứa đựng rủi ro làm tổn thương mạch máu, đường mật của phần  gan để lại do nhận định sai về biến thể giải phẫu. Kiểm soát cuống qua các khe rãnh của gan: Sau khi cắt qua nhu mô gan  theo khe dọc giữa, phẫu thuật viên có thể  xác định cuống Glisson xuất phát từ  mảng rốn gan. Kỹ thuật này được giới thiệu bởi Tôn Thất Tùng và Tien­Yu Lin   ở Đài Loan vào những năm 1960.   Kiểm soát cuống Glisson tại rốn gan: Năm 1985, Couinaud công bố  báo  cáo cắt gan trái sử  dụng kỹ  thuật này trên tạp chí Surgery. Cùng thời điểm,  Takasaki công bố phương pháp kiểm soát cuống Glisson tại rốn gan năm 1986 ở  Nhật. Takasaki áp dụng kỹ thuật này không chỉ  cho cuống Glisson trái, phải mà  còn cho cả  cuống phân thùy và hạ  phân thùy. Kỹ  thuật cắt gan này sử  dụng  
  7. đường tiếp cận ngoài bao Glisson (cũng được gọi là kiểm soát cuống Glisson)  tại vùng rốn gan mà không cần cắt nhu mô gan. Về sau này, kỹ thuật kiểm soát  cuống Glisson tại rốn gan cũng được áp dụng và biến đổi nhiều bởi các tác giả  khác như  Launois, Machado. Các tác giả  này đều mô tả  kỹ  thuật kiểm soát  cuống Glisson tại sau khi mở nhỏ vào nhu mô gan vùng rốn gan[39],[40]. Hình 1.3. Kiểm soát mạch máu vào gan A. Kiểm soát riêng từng thành phần trong bao Glisson B. Kiểm soát cuống Glisson chọn lọc tại rốn gan C. Kiểm soát cuống Glisson chọn lọc qua khe rãnh của   gan. 4.2. Kiểm soát mạch máu ra khỏi gan [11]. . Hình 1.4. Kiếm soát mạch máu ra khỏi gan bằng phẫu thuật
  8. A. Kiểm soát tĩnh mạch chủ dưới phần dưới gan và trên gan B. Kiểm soát chọn lọc tĩnh mạch gan C. Kiểm soát tĩnh mạch chủ dưới đoạn dưới gan Loại  trừ  toàn bộ  mạch máu  của  gan (Total hepatic vascular  exclusion/   THVE: phối hợp loại trừ  cả  mạch máu vào và ra khỏi gan khỏi tuần hoàn hệ  thống. Được tiến hành sau khi di động toàn bộ  gan, kiểm soát tĩnh mạch chủ  dưới trên và dưới gan, thủ thuật Pringle, cặp tĩnh mạch chủ dưới đoạn dưới gan   và tiếp theo là trên gan. TVE làm thay đổi huyết động rõ rệt và đòi hỏi sự  phối  hợp theo dõi sát của bác sỹ  gây mê. Cặp tĩnh mạch chủ  dưới làm giảm lượng  máu về  tim và cung lượng tim, khiến cho sức cản mạch máu tăng lên 80% và  nhịp tim tăng 50% để bù trừ. Do đó không phải tất cả bệnh nhân đều có thể chịu  đựng thủ thuật này. Thời gian chịu đựng thủ thuật là 60 phút với gan lành và 30  phút với gan bệnh lý. Hậu phẫu cũng cho thấy tỷ lệ apxe tồn dư và biến chứng  hô hấp cao hơn so với thông thường. Clamp tĩnh mạch chủ dưới gan: Tĩnh mạch chủ dưới dưới gan đoạn trên tĩnh   mạch thận được phẫu tích và luồn lắc. Kẹp tĩnh mạch chủ dưới được tiến hành   đồng thời với thủ thuật Pringle theo chu kỳ trong 15 phút và nghỉ 5 phút.  Loại trừ chọn lọc mạch máu gan (SHVE): Bao gồm thủ thuật Pringle, và cặp   tĩnh mạch gan ngoài nhu mô, trước vị trí đổ vào tĩnh mạch chủ dưới. Thủ thuật   này cho phép giữ được tuần hoàn của tĩnh mạch chủ dưới về tim trong khi vẫn   đảm bảo  được hiệu quả  giảm chảy máu giống như  THVE. Hạn chế  chính  khiến thủ thuật ít được áp dụng là do đòi hỏi về mặt kỹ thuật cao hơn đặc biệt  khi khối u sát với thân các tĩnh mạch gan. Giảm áp lực TM trung tâm qua gây mê hồi sức: Hạn chế  truyền dịch trong  phẫu thuật (truyền tốc độ  0.5­1ml/kg/h), sử  dụng thuốc mê như  Isoflurane có  đặc tính gây giãn mạch hoặc các thuốc có tác dụng giãn mạch, thông khí dung  tích thấp giúp giảm áp lực TM trung tâm. 4.3. Cắt nhu mô gan Đường tiếp cận Truyền thống (conventional approach) Được thực hiện sau khi giải phóng phần gan dự định cắt bỏ. Có ưu điểm   dễ  kiểm soát chảy máu trong khi cắt nhu mô gan. Tuy nhiên với những trường  hợp u lớn, đặc biệt u gan phải xâm lấn cơ  hoành việc giải phóng gan trước là  tương đối khó khan. Ngả trước (anterior approach)
  9. Được thực hiện mà không cần giải phóng gan trước.  Ưu điểm là có thể  thắt hết các mạch máu ra vào khối u trước khi tác động trực tiếp lên u, tránh gây   phát tán u vào mạch máu. Nhược điểm là khó kiểm soát chảy máu trong khi cắt.   Có thể cải thiện bằng cách phối hợp với kỹ thuật treo gan [12].          Kỹ thuật cắt gan bằng động tác treo gan của Belghiti:  Cơ sở của kỹ thuật   này là có khoảng vô mạch nằm  ở  mặt trước tĩnh mạch chủ  dưới phía sau gan   dài khoảng 4­6cm cho phép luồn dây treo từ  bờ  dưới cuống gan phải dọc theo  mặt trước tĩnh mạch chủ dưới thẳng lên trên và thoát ra ở điểm giữa tĩnh mạch   gan phải và tĩnh mạch gan giữa. Kỹ thuật có ưu điểm là không phải di động gan   phải trong trường hợp u gan đã xâm lấn vòm hoành tránh nguy cơ lan tràn tế bào  u; tránh được các biến chứng về huyết động học trong quá trình giải phóng và di   động toàn bộ gan phải trước khi cắt gan phải. Kỹ thuật này an toàn, đơn giản và   hiệu quả trong nghiều nghiên cứu với số lượng lớn [13]. Hình 1.5: Minh họa kỹ thuật cắt gan có dây treo gan của Belghiti Phương tiện cắt gan [14],[15] Clamp crushing: nguyên bản là kỹ thuật bóp vỡ nhu mô gan bằng ngón tay  (finger fracture) được mô tả  bởi cố  giáo sư  Tôn Thất Tùng. Hiện nay đa phần   các tác giả đều dùng clamp để phá vỡ nhu mô gan bộc lộ mạch máu, đường mật   do dễ dàng thao tác hơn là ngón tay. CUSA (Cavitron Ultrasound Aspirator): là dụng cụ kết hợp giữa dùng sóng  siêu âm, máy hút phá vỡ nhu mô gan để bộc lộ mạch máu, đường mật trong gan.   Một số đàu dao còn tích hợp cả đốt điện cầm máu.   Dao siêu âm, Ligasure: có thể được dùng nghiền nát nhu mô gan tương tự  như clamp hay ngón tay đồng thời đốt những mạch máu nhỏ.
  10. Hiện tại, các nghiên cứu không cho thấy có sự khác biệt về kết quả phãu   thuật (thời gian, tai biến) của các phương tiện cắt gan. Việc chọn lựa phương   tiện nào phụ thuộc vào kinh nghiệm của phẫu thuật viên. V. CHUẨN BỊ  5.1. Người thực hiện:  ­ Phẫu thuật viên chuyên khoa gan mật tụy.  ­ Cần một phẫu thuật viên có kinh nghiệm và hai phụ mổ.  5.2. Phương tiện  Khung van xích nâng thành bụng. Bộ dụng cụ đại phẫu tiêu hóa Bộ  dụng cụ  mạch máu: clamp mạch máu các loại, dụng cụ  khâu  nối mạch máu 4.0, 5.0,… Chỉ tiêu 3.0, 4.0. Chỉ không tiêu 4.0, 5.0. Dao mổ  cắt gan: dao siêu âm (Harmonic Scaplel), dao CUSA, dao   điện đơn cực, dao điện lưỡng cực,…   ­  Phương tiện vô cảm: Nội khí quản. 5.3. Hồ sơ bệnh án  ­  Theo qui định của Bộ y tế  VI. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH  6.1. Tư thế người bệnh  Người bệnh nằm ngửa, 2 tay dạng vuông góc với thân mình. Phẫu thuật viên đứng bên phải người bệnh, người phụ 1 và 2 đứng  bên trái, dụng cụ viên đứng cùng bên phẫu thuật viên.s 6.2. Vô cảm: Nội khí quản. 
  11. 6.3. Quy trình phẫu thuật. [16] 6.3.1. Cắt thùy gan trái o Bước 1: Mở bụng đường trắng giữa trên rốn. o Bước 2: Đánh giá thương tổn đại thể ổ bụng, hạch cuống gan, tổ chức u gan   (nếu thấy bất thường so với chẩn đoán trước mổ  thì trong trường hợp cần   thiết có thể siêu âm đánh giá trong mổ). o Bước 3: Giải phóng gan trái. o Bước 4: Kiểm soát mạch máu vào gan: có thể sử dụng thủ thuật Pringle hoặc  kẹp Clamp bên cuống Glisson trái nếu cần thiết để hạn chế mất máu. o Bước 5: Cắt nhu mô gan: Kéo dây chằng tròn ra phía trước. Cắt nhu mô gan   dọc theo bờ  trái của cuống Glisson trái.Thắt, cắt các cuống Glisson cho hạ  phân thùy 2, 3 trong nhu mô gan. o Bước 6: Cầm máu diện cắt (có thể sử dụng các phương tiện hỗ trợ: dao siêu   âm, dao hàn mạch, clip, hemoloc, keo sinh học,…). o Bước 7: Lau rửa  ổ  bụng, đặt 1 dẫn lưu cạnh diện cắt. Đóng bụng theo lớp   giải phẫu (khâu da bằng chỉ hoặc kẹp Agrafe). 6.3.2. Cắt gan trái o Bước 1: Mở bụng đường trắng giữa trên rốn hoặc đường chữ J. o Bước 2: Đánh giá thương tổn đại thể ổ bụng, hạch cuống gan, tổ chức u gan   (nếu thấy bất thường so với chẩn đoán trước mổ  thì trong trường hợp cần   thiết có thể siêu âm đánh giá trong mổ). o Bước 3: Giải phóng gan trái: mở  dây chằng tam giác, vành trái tới sát tĩnh  mạch gan trái phần trên gan. o Bước 4: Kiểm soát mạch máu vào gan trái. Có thể sử dụng các phương pháp  kiểm soát riêng từng thành phần trong bao Glisson hoặc kiểm soát toàn bộ  cuống Glisson gan trái ngoài bao. Cần chú ý bảo tồn các nhánh mạch, đường  mật của hạ phân thùy 1. Xác định vùng thiếu máu của gan trái. o Bước 5: Cắt nhu mô gan theo ranh giới thiếu máu. Cắt rời cuống gan trái sử  dụng Stapler mạch máu. o Bước 6: Xử lý diện cắt: chảy máu, rò mật (có thể  sử  dụng các phương tiện  hỗ trợ: dao siêu âm, dao hàn mạch, clip, hemoloc, keo sinh học,…).
  12. o Bước 7: Lau rửa ổ bụng, đặt dẫn lưu cạnh diện cắt. Đóng bụng theo lớp giải   phẫu (khâu da bằng chỉ hoặc kẹp Agrafe). 6.3.3. Cắt gan phải o Bước 1: Mở  bụng đường trắng giữa trên rốn hoặc đường dưới sườn phải  hoặc đường giữa trên rốn kết hợp dưới sườn phải. o Bước 2: Đánh giá thương tổn đại thể ổ bụng, hạch cuống gan, tổ chức u gan   (nếu thấy bất thường so với chẩn đoán trước mổ  thì trong trường hợp cần   thiết có thể siêu âm đánh giá trong mổ). o Bước 3: Giải phóng gan phải: cắt dây chằng vành, tam giác phải, giải phóng  gan khỏi tuyến thượng thận phải, thắt các nhánh tĩnh mạch gan ngắn đổ vào  tĩnh mạch chủ dưới. o Bước 4: Kiểm soát mạch máu vào gan phải. Có thể  sử  dụng các phương   pháp kiểm soát riêng từng thành phần trong bao Glisson hoặc kiểm soát toàn   bộ cuống Glisson gan phải ngoài bao. Xác định vùng thiếu máu của gan phải. o Bước 5: Cắt nhu mô gan theo ranh giới gan phải và gan trái. Cắt rời cuống gan phải sử dụng Stapler mạch máu. o Bước 7: Xử lý diện cắt (có thể sử dụng các phương tiện hỗ trợ: dao siêu âm,  dao hàn mạch, clip, hemoloc, keo sinh học,…). o Bước 7: Lau rửa  ổ  bụng, đặt dẫn lưu. Đóng bụng theo lớp giải phẫu (khâu   da bằng chỉ hoặc kẹp Agrafe). 6.3.4. Cắt gan không theo giải phẫu o Bước 1: Mở bụng đường trắng giữa trên rốn hoặc đường dưới sườn phải  hoặc đường giữa trên rốn kết hợp dưới sườn phải. o Bước 2: Đánh giá thương tổn đại thể   ổ  bụng, hạch cuống gan, tổ  chức u   gan (nếu thấy bất thường so với chẩn đoán trước mổ thì trong trường hợp  cần thiết có thể siêu âm đánh giá trong mổ). o Bước 3: Giải phóng gan phải hoặc gan trái tùy theo vị trí tổn thương. o Bước 4: Kiểm soát toàn bộ cuống gan (thủ thuật Pringle).  o Bước 5: Đánh dấu diện cắt gan cách u 1cm. Cắt nhu mô gan theo diện cắt   đã đánh dấu.
  13. o Bước 6: Xử  lý diện cắt (có thể  sử  dụng các phương tiện hỗ  trợ: dao siêu  âm, dao hàn mạch, clip, hemoloc, keo sinh học,…). o Bước 7: Lau rửa ổ bụng, đặt dẫn lưu. Đóng bụng theo lớp giải phẫu (khâu  da bằng chỉ hoặc kẹp Agrafe). VII. TAI BIẾN TRONG MỔ [17] 7.1. Tổn thương tĩnh mạch gan  Tổn thương TM gan có thể  xảy ra trong quá trình phẫu tích TM gan để  luồn dây kiểm soát (tổn thương TM gan ngoài gan) hoặc xảy ra trong quá trình  cắt qua nhu mô gan (tổn thương TM gan trong gan). Rách TM gan làm chảy máu,  mất máu hoặc thoát khí vào buồng tim nhất là khi rách gần chỗ TM gan đổ vào   TM chủ dưới.  7.2. Tổn thương tĩnh mạch chủ dưới Do gan xơ  dính chặt với TM chủ  dưới hoặc do khối u gan thâm nhiễm  vào TM chủ  dưới nên khi giải phóng gan hoặc khi cắt gan dễ  gây tổn thương   TM chủ  dưới. Tai biến này ít gặp nhưng rất nguy hiểm do gây mất máu hoặc  thoát khí vào buồng tim, có thể dẫn đến tử vong. Khi tai biến xảy ra cần cho BN   ở  thế  đầu thấp để  tránh thoát khí vào buồng tim. Tổn thương rách nhỏ  có thể  dùng đầu ngón tay bịt vào chỗ  rách để  cầm máu tạm thời, khâu chỗ  rách cùng  với việc dịch chuyển ngón tay khi khâu cho đến khi khâu kín tổn thương. Tổn   thương rách rộng và phức tạp, để  kiểm soát chảy máu cần nhanh chóng cặp  cuống gan, TM chủ  dưới dưới gan và trên gan, sau đó tùy mức độ  tổn thương   mà có thể khâu, vá hoặc thay đoạn TM chủ dưới. 7.3. Tổn thương động mạch gan và tĩnh mạch cửa Khi  cắt  gan  có   KSCLCG   thì   trong  quá  trình  phẫu  tích   có   thể   gây  tổn  thương ĐM gan và hoặc TM cửa. Đặc biệt, khi khối u gan lớn nằm gần hoặc  dính sát vào cuống gan nếu phẫu tích và bộc lộ không tốt có thể gây tổn thương  ĐM gan và TM cửa của cuống gan phần để  lại. Gan vẫn hoạt động được nếu  tổn thương gây tắc chỉ  một trong hai thành phần là ĐM gan và TM cửa. Tuy  nhiên, nếu tổn thương cả hai mạch này hoặc tổn thương ĐM gan hoặc TM cửa   nhưng được phát hiện trong mổ  thì tái tạo lại lưu thông mạch cần phải thực   hiện, có thể khâu nối tận hai đầu mạch hoặc ghép đoạn mạch nhân tạo, tự thân   khi mất đoạn dài. 7.4. Tổn thương đường mật Tại rốn gan, đường mật gan phải và trái được bọc trong bao Glisson nên   phẫu tích tách riêng có thể gây tổn thương. Đồng thời, do những biến đổi giải   phẫu đường mật như đường mật PT sau hoặc PT trước đổ  vào đường mật gan  
  14. T nên khi cắt gan có thể gây tổn thương đường mật nhất là cắt gan theo phương   pháp Lortat­Jacob. Do đó, nhiều tác giả khuyên rằng để hạn chế tai biến này nên  thực hiện cắt gan với việc kiểm soát cuống Glisson trong nhu mô.   Tổn thương rách thành đường mật nhỏ hơn nửa chu vi thì có thể khâu lại   với chỉ  tiêu 5/0 hoặc 6/0, nếu rách trên nửa chu vi hoặc cắt đôi thì có thể  khâu   hoặc nối mật ruột, tổn thương mất đoạn thì phải nối mật ruột. 7.5. Tổn thương khác Khi giải phóng gan, đặc biệt là gan phải có thể gây tổn thương TM hoành,  tuyến thượng thận phải, TM tuyến thượng thận phải, TM gan ng ắn. Nh ững t ổn   thương này gây chảy máu và được xử lý bằng việc khâu cầm máu. Tổn thương  cơ hoành thường xảy ra khi khối u dính chặt vào cơ hoành hoặc đôi khi phải cắt  bỏ  một phần cơ hoành do u xâm lấn vào. Cơ  hoành cần được khâu kín sau khi  đã hút sạch khí, máu trong khoang màng phổi. VIII. BIẾN CHỨNG SAU MỔ 8.1. Suy gan sau mổ [18] Là biến chứng đe dọa tính mạng bệnh nhân nghiêm trọng nhất với tỷ  lệ  gặp từ 0,7 tới 9,1%. Những yếu tố  ảnh hưởng tới suy gan sau cắt gan bao g ồm   thể tích gan còn lại không đủ, mất máu só lượng lớn trong mổ, dòng chảy mạch   máu gián đoạn, tắc mật, tổn thương gan do thuốc, virus viêm gan tái hoạt và tình  trạng nhiễm trùng nặng. Biện pháp điều trị suy gan thông thường gồm bổ sung  albumin, các yếu tố  đông máu, huyết tương tươi, nuôi dưỡng tĩnh mạch. Ghép  gan là biện pháp điều trị hiệu quả nhất nhưng kèm theo tỷ lệ tử vong cao. Nhìn  chung, phòng ngừa suy gan có vai trò quan trọng hơn. Một số  biện pháp đề  phòng gồm: đánh giá, điều trị  nâng cao chức năng gan trước mổ, hạn chế  mất  máu và truyền máu trong mổ, tính toán cẩn thận thể tích phần gan còn lại nhất   là với bệnh nhân xơ gan. Theo tiêu chuẩn ISGLS, suy gan sau mổ cắt gan được  định nghĩa khi sau phẫu thuật ngày thứ 5, INR và Bilirubin trong máu tang so với   những ngày trước. Các nguyên nhân tắc mật cần phải loại trừ. Suy gan có biểu hiện trên xét nghiệm nhưng không cần thay đổi  Độ A phác đồ điều trị Cần phải điều trị  nội khoa tích cực, không cần can thiệp xâm  Độ B lấ n Độ C Cần can thiệp xâm lấn (ghép gan) 8.2. Rò mật sau mổ [20]
  15. Rò mật sau mổ: tỷ  lệ  gặp 4­17%. Nguyên nhân thường gặp nhất của rò  mật gồm: (1) tổn thương cắt ngang phần xa đường mật phần gan để lại, (2) rò   miệng nối mật­ruột, (3) tổn thương  ống mật do kỹ thuật không phù hợp. Nhìn  chung, rò mật sau cắt gan có thể  điều trị  bằng dẫn lưu  ổ  bụng và các triệu   chứng được cải thiện trong vòng 2 tháng. Tuy nhiên nếu có triệu chứng viêm  phúc mạc, cần tiến hành phẫu thuật làm sạch  ổ  bụng và khôi phục lại đường  mật bị tổn thương. Rò mật: theo tiêu chuẩn ISGLS là khi nồng độ bilirubin trong  dich dẫn lưu tang lên sau ngày thứ  3 (gấp 3 lần so với trong máu đo cùng thời  điểm) hoặc có  ổ dịch trong  ổ bụng cần phải can thiệp dẫn lưu hay phẫu thuật  lại. Độ A Không cần điều trị Thay đổi chiến lược điều trị hoặc cần dẫn lưu nhưng không cần  Độ B mổ lại Độ C Cần phẫu thuật lại 8.3. Chảy máu trong ổ bụng sau mổ [19] Chảy máu sau mổ thường xảy ra trong vòng 48 tiếng, thường gặp ở diện   cắt gan hoặc cơ  hoành. Theo dõi sát dấu hiệu sinh tồn và truyền máu, các chế  phẩm từ  máu là cấn thiết để  giữ  huyết động bệnh nhân  ổ  định. Trong trường  hợp chảy máu số lượng nhiều cần phải tiến hành phẫu thuật cầm máu cấp cứu.   theo tiêu chuẩn phân loại của Hội nghiên cứu phẫu thuật gan quốc tế (ISGLS).   Được định nghĩa là khi Hemoglobin giảm trên 3g/dl so với mức nền sau mổ  và/hoặc phải truyền khối hồng cầu do giảm hemoglobin và/hoặc phải can thiệp  xâm lấn để cầm máu[50]. Độ A Chảy máu cần phải truyền tới 2 đơn vị hồng cầu. Cần truyền > 2 đơn vị  hồng cầu, không cần can thiệp xâm  Độ B lấn. Độ C Cần can thiệp nút mạch hoặc phẫu thuật cầm máu. CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ Câu 1. Câu hỏi Đúng/ Sai
  16. A. Ung thư biểu mô tế bào gan là loại ung thư nguyên phát thường gặp nhất   của gan. (Đ/S) B. Phẫu thuật là phương pháp điều trị duy nhất của ung thư biểu mô tế bào   gan. (Đ/S) C. Ung thư  biểu mô tế  bào gan di căn trong gan qua đường tĩnh mạch cửa   (Đ/S) D. Chỉ có thể cắt gan nếu có dao CUSA (Đ/S). E. Kiểm soát áp lực tĩnh mạch trung  ương (CVP) trong mổ  cắt gan nhằm   mục địch giảm chảy máu (Đ/S) Câu 2. Điền vào chỗ trống:  A. Cắt gan theo giải phẫu trong ung thư biểu mô tế bào gan:  ­ Gồm   lấy  bỏ  khối   u  và  toàn  bộ   phần  nhu  mô  gan  được  cấp  máu  bởi  nhánh….tương ứng.  ­ Nhằm mục đích lấy bỏ khối u và …..trong gan. B. Cắt gan trong ung thư biểu mô tế bào gan gan cần đảm bảo : phẫu thuật  rộng rãi R0 và phần gan còn lại đủ thể tích tối thiểu…..% tổn thể tích gan.  C Kiếm soát mạch máu vào gan: ­ Thủ thuật Pringle là kỹ thuật kiểm soát cuống gan… ­ Kiểm soát cuống gan chọn lọc có thể thực hiện …..nhu mô gan. Câu 3. Chọn đáp án đúng A. Sau mổ, biến chứng rò mật khi nào cần can thiệp phẫu thuật lạ: 1. Rò mật kéo dài hơn 1 tháng.           2. Viêm phúc mạc mật
  17. 3. Dịch mật trên 500ml/ ngày 4. Tạo ổ apxe khu trú B. Trong phẫu thuật cắt gan 1. Giải phóng gan là rất quan trọng 2. Bắt buộc phải làm thủ thuật Pringle 3. Cắt nhu mô gan bằng CUSA cho kết quả tốt hơn các phương tiện khác 4. Kiểm soát cuống Glisson  ưu việt hơn kiểm soát riêng từng thành phần  cuống gan. TAI LIÊU THAM KHAO ̀ ̣ ̉ 1. Eldad S. , Adrian M. Diagnosis of hepatocellular carcinoma, HPB (Oxford),  2005; 7(1): 26­34. 2. Globocan 2018 3. Son Huy Do. Epidemiology of Hepatitis B and C Virus Infections and Liver  Cancer in Vietnam, Euroasian J Hepato­Gastroenterol 2015;5(1): 49­51. 4. Ken Takasaki. Glissonean pedicle transection methods for hepatic resection: a  new concept of liver segmentation. Springer 2007. 5. Koo Jeong Kang, Keun Soo Ahn. Anatomical resection of hepatocellular  carcinoma: A critical review of the procedure and its benefit on survival. World  J Gastroenterol 2017 Feb 21; 23(7): 1139­1146. 6. 34.Makuuchi M. Surgical treatment for HCC: special reference to anatomical  resection. Int J Surg 2013; 11 Supp; 1: 47­49. 7. 35.Shinichi Ueno, Fumitake Kubo, et al. Efficacy of anatomic resection vs  nonanatomic resection for small nodular hepatocellular carcinoma based on  gross classification. J Hepatobiliary Pancreat Surg (2008) 15: 493­500. 8. 36.Masamichi Kojiro. Pathology of hepatocellular carcinoma. Blackwell 2006;  5: 63­73. 9. Pringle JH. V.Notes on the Arrest of hepatic hemorrhage due to trauma. Ann  Surg 1908 Oct 48 (4):541­9. 10. Masakazu Yamamoto, Shunichi Ariizumi. Glissonean pedicle approach in liver  surgery. Annals of Gastroenterological Surgery 2018:2:124­128
  18. 11. Takehito Otsubo. Control of the inflow and outflow system during liver  resection. J Hepatobiliary Pancreat Sci (2012) 19:15­18. 12. Shengshua Hao, Shaofei Chenm Caixue Tu. Anterior Approach to improve the  Prognosis in HCC patients via decreasing dissemination of EpCAM+circulating  tumor cells. J Gastrointest Surg 2017 Jul;21(7):1112­1120. 13. Chi Leung Liu, Sheung Tat Fan, Siu Tim Cheung. Anterior Approach Versus  Conventional Approach Right Hepatic Resection for Large Hepatocellular  Carcinoma: A Prospective Randomized Controlled Study. Annals of Surgery •  Volume 244, Number 2, August 2006. 14. Viniyendra Pamecha, Kurinchi Selvan Gurusamy, Dinesh Sharma & Brian R.  Davidson. Techniques for liver parenchymal transection: a meta­analysis of  randomized controlled trials. HPB 2009, 11, 275–281 15. Carina Riediger, Michael W. Mueller, Florian Geisman et al. Comparative  analysis of different transection techniques in minor and major hepatic  resections: A prospective cohort study. International Journal of Surgery.Vol 11,  Issue 9, November 2013: 826­33. 16. Quy trình phẫu thuật gan mật. “Hướng dẫn quy trình kỹ  thuật ngoại khoa”.  Bộ Y tế 2016. 17. Michal   Grat,   Karolina   Grzegorczyk,   Zbigniew   Lewandowski,   et   al.  Intraoperative   injuries   during   liver   resection:   analysis   of   1,005   procedures.  Hepatol Int. 2012 Apr; 6(2): 498–504. 18. Rahbari NN, Garden OJ, et al. Posthepatectomy liver failure: a definition and  grading by the International Study Group of Liver Surgery (ISGLS). Surgery.  2011 May;149(5):713­24. 19. Rahbari NN, Garden OJ, et al. Post­hepatectomy haemorrhage: a definition and  grading by the International Study Group of Liver Surgery (ISGLS). HPB  (Oxford). 2011 Aug; 13(8): 528–535 20. Koch M, Garden OJ, et al. Bile leakage after hepatobiliary and pancreatic  surgery: a definition and grading of severity by the International Study Group  of Liver Surgery. Surgery. 2011 May;149(5):680­8. 21. Quy trình phẫu thuật gan mật. “Hướng dẫn quy trình kỹ  thuật ngoại khoa”.  Bộ Y tế 2016.
  19. 22. Rahbari NN, Garden OJ, et al. Post­hepatectomy haemorrhage: a definition and  grading   by   the   International   Study   Group   of   Liver   Surgery   (ISGLS).   HPB  (Oxford). 2011 Aug; 13(8): 528–535.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2