intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Xơ gan (Cirrhosis) - BS. Phan Thị Tố Như

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:21

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Xơ gan (Cirrhosis) được biên soạn với mục tiêu giúp các bạn học có thể trình bày được các nguyên nhân thường gặp gây xơ gan; Phân tích được triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng và các biến chứng của xơ gan giai đoạn mất bù; Phân tích được các biện pháp điều trị xơ gan;...Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Xơ gan (Cirrhosis) - BS. Phan Thị Tố Như

  1. Xơ gan (Cirrhosis) Đại học Dược Hà Nội Bộ môn Y học cơ sở BS Phan Thị Tố Như
  2. Mục tiêu học tập 1. Trình bày được các nguyên nhân thường gặp gây xơ gan. 2. Phân tích được triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng và các biến chứng của xơ gan giai đoạn mất bù. 3. Phân tích được các biện pháp điều trị xơ gan.
  3. Tài liệu học tập & tham khảo 1. Bộ Y tế (2010), Bệnh học, Nhà xuất bản Y học. 2. Trường Đại học Y Hà Nội (2012), Bệnh học nội khoa, tập 1, Nhà xuất bản Y học. 3. Miranda L. Michelli (2011), Liver Cirrhosis: causes, diagnosis and treatment. 4. Sharad C Shah, Prasanna S Shah (2016), Preventive Measures for Cirrhosis of Liver and Its Progression, JayPee.
  4. Định nghĩa v Bệnh mạn tính gây thương tổn nặng lan tỏa ở các thùy gan. v Đặc điểm thương tổn là mô xơ phát triển mạnh, cấu trúc các tiểu thùy và mạch máu của gan bị đảo lộn một cách không hồi phục.
  5. Nguyên nhân v Nghiện rượu. v Viêm gan virus: HBV, HCV, HBV - HDV. v Ứ mật kéo dài. v Ứ máu ở gan: suy tim phải, HC Budd-Chiari. v Nhiễm độc thuốc/ hóa chất. v Rối loạn chuyển hóa di truyền. v Xơ gan do lách to: nhiễm KST sốt rét, HC Banti.
  6. Triệu chứng lâm sàng Xơ gan giai đoạn còn bù Xơ gan giai đoạn mất bù HC suy tế bào gan HC tăng áp lực TM cửa
  7. Hội chứng suy tế bào gan v Toàn thân: mệt mỏi nhiều, “cơn mệt”, gầy sút, cơ teo nhẽo, ngứa nhiều. v Rối loạn tiêu hóa: chán ăn, sợ mỡ, khó tiêu. v Phù: chi dưới, phù trắng, mềm, ấn lõm. v Cổ chướng. v Vàng da - niêm mạc. v Xuất huyết dưới da, niêm mạc.
  8. Hội chứng suy tế bào gan v Rối loạn nội tiết: da xạm, nữ hóa tuyến vú. v Dấu hiệu ngoài da: sao mạch, lòng bàn tay son. v Khám gan: Ø Gan to, mật độ chắc, bề mặt xù xì, lổn nhổn, ấn không đau. Ø Gan teo nhỏ.
  9. Hội chứng tăng áp lực TM cửa v Cổ chướng: toàn thể, dịch thấm (dịch trong/ màu vàng nhạt), số lượng nhiều, tái lập nhanh. v Tuần hoàn bàng hệ cửa - chủ: 4 vòng nối: 1 Ø Tâm vị - thực quản. 2 Ø Quanh rốn. Ø Thành bụng sau. 3 Ø Hậu môn - trực tràng. v Lách to. 4
  10. Cận lâm sàng v Điện di Pr: A/G < 1. v Transaminase máu tăng (GOT > GPT). v Bilirubin máu tăng. v Siêu âm gan. v Soi thực quản. v Sinh thiết gan.
  11. Tiêu chuẩn Child - Pugh
  12. Tiêu chuẩn Child - Pugh
  13. Biến chứng 1. Xuất huyết tiêu hóa v Nguyên nhân: giãn vỡ tĩnh mạch thực quản. v Triệu chứng: Ø HC xuất huyết: ü Nôn ộc ra máu đỏ tươi. ü Phân đen, nát, thối khắm. Ø Tình trạng shock.
  14. Biến chứng 2. Nhiễm khuẩn (dịch cổ chướng) v Lâm sàng: Ø Đau khắp bụng, tiêu chảy, p.ứ thành bụng (+). Ø HC nhiễm khuẩn: sốt, môi khô, lưỡi bẩn. v XN dịch cổ chướng: Ø Số lượng tế bào > 250 BCĐNTT/ mm3. Ø Cấy khuẩn (+).
  15. Biến chứng 3. Hôn mê gan (bệnh não gan) 4. Hội chứng gan thận 5. Ung thư biểu mô tế bào gan
  16. Điều trị
  17. Nguyên tắc điều trị v Loại bỏ nguyên nhân gây xơ gan. v Nghỉ ngơi hoàn toàn trong giai đoạn tiến triển. v Chế độ ăn: Ø Đủ năng lượng, giàu đạm, vitamin, hạn chế muối, mỡ động vật. Kiêng rượu bia tuyệt đối. Ø Khi có phù to: hạn chế muối, nước. Ø Khi có hôn mê gan: hạn chế đạm. v Điều trị triệu chứng.
  18. Các thuốc điều trị v Thuốc cải thiện chuyển hóa TB gan: vitamin C, vitamin nhóm B, Glucose… v Thuốc tăng đồng hóa đạm: Testosteron. v Thuốc điều trị rối loạn đông máu: vitamin K. v Tăng đào thải mật: Ursolvan, actiso. v Thuốc lợi tiểu: furosemide, aldactone. v Acid amin phân nhánh: morihepamin, aminoleban.
  19. Điều trị cổ chướng v Chế độ ăn giảm muối: < 2g/ ngày. v Truyền Albumin: khi albumin máu < 25 g/l. v Thuốc giảm áp lực tĩnh mạch cửa: somatostatin, sandostatin. v Lợi tiểu: Furosemid + Spironolacton. v Chọc dịch cổ chướng (khi cổ chướng quá to): 2- 3 ngày/ lần.
  20. Điều trị giãn vỡ TMTQ v Thuốc giảm áp lực tĩnh mạch cửa: Somatostatin, Vasopressin. v Cầm máu qua nội soi: Ø Tiêm thuốc gây xơ. Ø Thắt búi giãn. v Truyền dịch, truyền máu.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0