intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Doanh nghiệp nên áp dụng Six - Sigma

Chia sẻ: Ho Ivy | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

129
lượt xem
37
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Là một trong những tiêu chí quan trọng quyết định đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, nhất là sau khi Việt Nam đã vào WTO

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Doanh nghiệp nên áp dụng Six - Sigma

  1. Doanh nghiệp nên áp dụng Six - Sigma Là một trong những tiêu chí quan trọng quyết định đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, nhất là sau khi Việt Nam đã vào WTO Nhận thức được vấn đề này, Bộ Thương mại cùng với sự hỗ trợ của Công ty Ford vừa tổ chức chương trình giới thiệu về “6- Sigma” cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Theo điều tra của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật bản (JAICA) cho thấy, năm 2005 chỉ có 8.08% các doanh nghiệp Việt Nam có nhu cầu đào tạo về quản lý chất lượng sản phẩm.
  2. Trong khi ở bối cảnh hội nhập, để tăng khả năng cạnh tranh thông qua việc quản lý kinh doanh hiệu quả, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, triết lý quản lý “Customer - Driven - Six - Sigma” (6-Sigma) hướng tới khách hàng được coi như một triết lý quản trị hiệu quả và một phần không thể tách rời của văn hoá công ty. “Chân dung” của 6-Sigma 6-Sigma là một triết lý quản lý, tập trung vào việc loại bỏ những sai lỗi, lãng phí và sửa chữa. 6-Sigma xác định một mục tiêu cần đạt được và phương pháp giải quyết vấn đề để làm tăng mức độ hài lòng của khách hàng và cải thiện đáng kể hiệu quả cuối cùng. 6-Sigma dạy cho người lao động biết cách cải thiện công việc một cách khoa học và cơ bản, biết cách duy trì kết quả đã đạt được. 6-Sigma giúp duy trì kỉ luật, hệ thống và cơ sở cho một quyết định chắc chắn dựa trên những thống kê đơn giản. 6-
  3. Sigma cũng giúp đạt được tối đa hiệu quả đầu tư về vốn cũng như nguồn tài năng con người. 6-Sigma là một hệ phương pháp cải tiến quy trình dựa trên thống kê nhằm giảm thiểu tỷ lệ sai sót hay khuyết tật đến mức 3,4 lỗi trên mỗi triệu khả năng gây lỗi bằng cách xác định và loại trừ các nguồn tạo nên dao động (bất ổn) trong các quy trình kinh doanh. Trong việc định nghĩa khuyết tật, 6-Sigma tập trung vào việc thiết lập sự thông hiểu tường tận các yêu cầu của khách hàng và vì thế có tính định hướng khách hàng rất cao. Chương trình 6-Sigma được xây dựng dựa trên 5 bước cơ bản: xác định, đo lường, phân tích, cải tiến và kiểm soát - DMAIC-R (Define, Measure, Analyze, Improve, Control). Theo bà Nguyễn Thị Bích Hằng, chuyên gia tư vấn, Công ty Epic, 6-Sigma không phải là một hệ thống quản lý chất lượng, như ISO-9000, hay là một hệ thống chứng nhận chất lượng mà là một
  4. hệ phương pháp giúp giảm thiểu khuyết tật dựa trên việc cải tiến quy trình. Thay vì tập trung vào các đề xướng chất lượng vốn ưu tiên vào việc kiểm tra lỗi trên sản phẩm, hướng tập trung được chuyển sang cải thiện quy trình sản xuất để các khuyết tật không xảy ra. Việc áp dụng các chương trình 6-Sigma sẽ giúp giảm chi phí sản xuất, chi phí quản lý, tăng cao sự hài lòng khách hàng, giảm thiểu thời gian dư thừa trong quy trình, đảm bảo giao hàng đúng hẹn, giúp mở rộng sản xuất và cuối cùng là giúp doanh nghiệp tự tin trong việc đưa ra các mục tiêu cao hơn. Ứng dụng 6-Sigma trên thế giới 6-Sigma được hình thành ở Tập đoàn Motorola năm 1986 và sau đó được phổ biến rộng rãi bởi thành công của Jack Welch, CEO của Tập đoàn General Electric (GE) vào thập niên 90.
  5. Các tổ chức như Honeywell, Citigroup, Motorola, Starwood Hotels, DuPont, Dow Chemical, American Standard, Kodak, Sony, IBM, Ford, LG, Sam Sung, Caterpillar đã triển khai các chương trình 6-Sigma xuyên suốt các hoạt động kinh doanh đa dạng từ sản xuất công nghệ cao cho đến dịch vụ và các hoạt động tài chính. Trong một khảo sát gần đây do Công ty DynCorp thực hiện đã cho thấy: khoảng 22% trong tổng số các công ty được khảo sát tại Mỹ đang áp dụng 6-Sigma; 38,2% trong số các công ty đang áp dụng 6-Sigma là các công ty chuyên về các ngành dịch vụ, 49.3% là các công ty chuyên về sản xuất và 12.5% là các công ty thuộc các lĩnh vực khác. So sánh trên phương diện hiệu quả, 6-Sigma được đánh giá cao hơn đáng kể so với các hệ thống quản trị chất lượng và công cụ cải tiến qui trình khác.
  6. Tuy chưa được phổ biến rộng rãi ở Việt Nam, nhưng một vài công ty có vốn đầu tư nước ngoài như American Standard, Ford, LG và Samsung, V-tract đã đưa chương trình 6-Sigma vào triển khai áp dụng. Ông Tim Tucker, Tổng giám đốc công ty Ford Việt Nam cho biết, nằm trong chiến lược chung của Ford toàn cầu, Ford Việt Nam bắt đầu triển khai áp dụng 6-Sigma từ năm 2000 bằng việc cử 2 nhân viên tham dự khóa đào tạo chuyên gia về 6-Sigma - Black Belt ở nước ngoài do Ford toàn cầu tổ chức cho khu vực châu Á- Thái Bình Dương. Hiện Ford Việt Nam đã có một đội ngũ đông đảo nhưng người tham gia làm các dự án 6-Sigma, bao gồm 2 chuyên gia cao cấp (Master Black Belt), 8 chuyên gia chính (Black Belt), và 300 nhân viên công ty được đào tạo trở thành các thành viên (Green Belt, Yellow Belt) tham gia vào các dự án 6-Sigma.
  7. Ông Lê Tấn Đức, Trưởng phòng Chất lượng và hài lòng khách hàng, kiêm Trưởng phòng Triển khai 6-Sigma của Ford Việt Nam chia sẻ: “Để triển khai thành công 6-Sigma, điều quan trọng nhất là phải có được sự cam kết cao từ ban lãnh đạo công ty và công tác đào tạo nâng cao nhận thức của từng thành viên trong công ty về việc ứng dụng 6-Sigma
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2