YOMEDIA
ADSENSE
ĐỐI NGOẠI VIỆT NAM: CUỐI NĂM ĐIỂM LẠI
141
lượt xem 49
download
lượt xem 49
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Năm 2007 là năm Bộ Ngoại giao đã triển khai một cách toàn diện đường lối và chính sách đối ngoại được thông qua tại Đại hội X của Đảng. Đồng thời, cũng là năm hoạt động đối ngoại của Việt Nam diễn ra sôi động nhất, đa dạng nhất và thu được nhiều kết quả quan trọng, đặc biệt là các hoạt động đối ngoại cấp cao.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: ĐỐI NGOẠI VIỆT NAM: CUỐI NĂM ĐIỂM LẠI
- ĐỐI NGOẠI VIỆT NAM: CUỐI NĂM ĐIỂM LẠI (Cập nhật: 26/12/2007) Năm 2007 là năm Bộ Ngoại giao đã triển khai một cách toàn diện đường l ối và chính sách đối ngoại được thông qua tại Đại hội X của Đảng. Đồng thời, cũng là năm ho ạt động đối ngoại của Việt Nam diễn ra sôi động nhất, đa dạng nhất và thu được nhiều k ết quả quan trọng, đặc biệt là các hoạt động đối ngoại cấp cao. 1. Kết quả đầu tiên cần kể tới: là thành công lớn trong lĩnh vực ngoại giao đa phương qua việc Việt Nam được bầu làm Ủy viên không thường trực của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2008-2009. Với vị thế mới này, Việt Nam không chỉ vươn lên về tầm cao trong quan hệ ngoại giao, mà với trọng trách mới, Việt Nam sẽ có những tiếng nói quan trọng tại Liên hợp quốc trong việc giải quyết những vấn đề chung của cộng đồng quốc tế. Việt Nam sẽ thể hiện lập trường của mình vì lợi ích chung của cộng đồng quốc tế, của khu vực châu Á - nhóm nước đã chọn Việt Nam và Cuộc bỏ phiếucchoHộệtđNambảo chức Ủyhviênquốc thường Vi vào không trực ủa i ồng an Liên ợp tín nhiệm làm đại diện duy nhất của mình ứng cử vào ghế Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc, và vì l ợi ích c ủa qu ốc gia, dân tộc. Điều này thể hiện sự công nhận của cộng đồng quốc t ế đối với một Vi ệt Nam đ ổi m ới thành công và có khả năng đóng góp vào việc giải quyết các vấn đ ề quan trọng c ủa quốc t ế, góp phần tháo gỡ những bế tắc hiện nay, vì sự hòa bình, ti ến bộ và ph ồn vinh c ủa c ộng đ ồng quốc tế cũng như sự lớn mạnh và uy tín ngày càng cao của Liên hợp quốc - t ổ ch ức quốc t ế l ớn nhất hành tinh. 2. Kết quả thứ hai là Việt Nam tiếp tục tạo ra những chuyển biến quan trọng trong vi ệc thúc đ ẩy mối quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước láng giềng cũng nh ư các nước trong khu v ực. Trong kết quả này, trước hết phải nói đến quan hệ giữa Việt Nam - Trung Quốc. Trong năm 2007, mối quan hệ hai nước Việt Nam - Trung Quốc tiếp tục phát triển theo phương châm 16 chữ: “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai”. Chuyến thăm chính thức Trung Quốc của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng đã góp phần nâng cao sự hiểu biết, tin cậy lẫn nhau giữa hai Nhà nước, hai Quốc hội. Hai bên phấn đấu đến năm 2010 nâng kim ngạch buôn bán hai chiều lên 15 tỉ USD, đi đôi với giảm dần mức nhập siêu của Việt Nam.. Việc Việt Nam và Trung Quốc cùng quyết tâm hoàn thành phân giới cắm mốc đường bộ Tổng Bí thư, Chủ tịch nước CHND Trung Hoa Hồ Cẩm Đào và đường biển trong năm 2008; tiếp t ục phân định đón Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết tại Đại Lễ Đường vùng đánh bắt thủy, hải sản trên Vịnh Bắc Bộ; đàm Nhân dân với nghi lễ cao nhất dành cho nguyên thủ. phán hòa bình để giải quyết vấn đề Biển Đông; đồng thời, tăng cường giải quyết các vấn đề nảy sinh xung quanh các vấn đ ề vùng bi ển cũng là những điểm đáng ghi nhận trong quan hệ hai nước. Tiềm năng phát triển của m ối quan hệ Vi ệt - Trung là rất lớn. Với sự cố gắng chung của cả hai bên, mối quan hệ đó sẽ không ng ừng đ ược củng cố và phát triển tốt đẹp hơn trong thế kỷ XXI, đáp ứng nguyện vọng và lợi ích c ủa nhân dân hai nước, vì hoà bình, ổn định và phát tri ển ở khu vực và trên th ế gi ới.
- Quan hệ Việt Nam - Lào: Với phương châm: “Hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc bi ệt và hợp tác toàn diện”, quan hệ Việt Nam - Lào đã được hình thành và kh ẳng định trong g ần nửa th ế k ỷ đấu tranh cách mạng của hai dân tộc. Các cơ chế tiếp xúc cấp cao giữa lãnh đ ạo hai Đ ảng và hai Nhà nước, các cuộc thăm viếng cấp cao nhằm tiếp tục đẩy m ạnh mối quan h ệ h ợp tác toàn diện giữa hai nước được duy trì thường xuyên. Hai bên xác định tiếp t ục thúc đ ẩy quan h ệ hai nước phát triển theo hướng thực chất hơn trên nhiều lĩnh vực như: h ợp tác phát tri ển nguồn nhân lực, văn hóa, phát triển mạnh kết cấu hạ tầng, dịch vụ viễn thông, khai thác th ủy năng. Tổng kim ngạch thương mại hai chiều giữa hai nước trong năm 2007 ước đạt trên 125 tri ệu USD, tăng xấp xỉ 30% so với cùng kỳ năm trước. Hai bên đang quy ết tâm nâng t ổng kim ng ạch xuất nhập khẩu lên 1 tỉ USD vào năm 2010 và 2 t ỉ USD vào năm 2015. Quan hệ Việt Nam - Cam-pu-chia: tiếp tục phát triển trong khuôn khổ láng giềng t ốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững dài lâu. Hai bên thúc đ ẩy h ợp tác toàn di ện trên nhiều lĩnh vực như giáo dục, đào tạo, năng lượng - đi ện, y tế, giao thông v ận t ải v.v..., h ợp tác giữa các địa phương hai nước, nhất là các tỉnh giáp biên và thành ph ố có quan hệ k ết nghĩa, góp phần củng cố và phát triển quan hệ hữu nghị láng giềng truyền thống và h ợp tác toàn di ện gi ữa hai nước. Hai nước đặt mục tiêu phấn đấu kim ngạch thương m ại hai chi ều đến năm 2010 đ ạt 2 tỉ USD. Ngoài ra, hai bên cũng đẩy mạnh hợp tác trong các khuôn kh ổ h ợp tác khu v ực và qu ốc tế như ASEAN, Ủy hội sông Mê kông (MRC), Tiểu vùng sông Mê Công m ở rộng (GMS), Hành lang Đông - Tây (WEC), Chiến lược hợp tác kinh t ế ba dòng sông Ayeyawady - Chao Praya - Mekong (ACMECS), CLMV, Tam giác phát triển ba nước Vi ệt Nam - Lào - Cam-pu-chia... V ề v ấn đề biên giới, hai bên quyết tâm hợp tác chặt chẽ với nhau trong vi ệc c ắm mốc biên gi ới, chú trọng đẩy mạnh hợp tác theo các thoả thuận đã ký, phối hợp gi ải quyết t ốt nh ững v ấn đ ề v ề biên giới trên bộ và trên biển. Hội nghị hợp tác phát triển các t ỉnh biên gi ới Vi ệt Nam - Campuchia đã đánh dấu một cơ chế hợp tác mới giữa các t ỉnh giáp biên. Quan hệ Việt Nam - ASEAN: Mối quan hệ này đã được nâng lên tầm cao mới thông qua chuyến thăm 5 nước ASEAN của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là In-đô-nê-xi-a, Phi-líp-pin, Xin- ga-po, Mi-an-ma, Bru-nây. Đây là chuyến thăm góp phần tăng c ường m ối quan h ệ thân thi ện giữa các quốc gia, thúc đẩy việc hợp tác trong lĩnh vực trọng điểm nh ư kinh t ế, th ương m ại và đầu tư giữa Việt Nam với nhiều nước. Trong những hoạt động của ASEAN, cùng v ới các nước trong khu vực, Việt Nam đã có những đóng góp tích cực trong vi ệc xây d ựng và thông qua Hi ến chương ASEAN, mở ra giai đoạn hợp tác mới t ốt đẹp hơn, hi ệu quả hơn, h ướng t ới xây d ựng một cộng đồng ASEAN vào năm 2015. 3. Kết quả thứ ba của hoạt động đối ngoại trong năm 2007 là việc Vi ệt Nam đã ch ủ đ ộng thúc đẩy quan hệ đối ngoại với các nước lớn và các nước công nghi ệp phát tri ển, đ ặc bi ệt là vi ệc thúc đẩy quan hệ Việt Nam với các nước Nga, Ấn Độ, Mỹ, Nhật Bản và Liên minh châu Âu. Vi ệc tăng cường quan hệ này cũng có ý nghĩa hết s ức quan trọng trong việc phát tri ển kinh t ế, c ủng cố môi trường hòa bình, ổn định của đất nước. Chuyến thăm chính thức Liên bang Nga của Thủ t ướng Chính ph ủ Nguyễn T ấn Dũng đã thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Liên bang Nga phát triển theo hướng hợp tác và hiệu quả hơn. Theo Thủ tướng, mối quan hệ hữu nghị truyền thống và đối tác chiến l ược gi ữa Việt Nam - Liên bang Nga đã đạt được những kết quả ấn tượng trên mọi phương diện trong vài năm qua. Hai bên đ ều nhất trí đẩy mạnh hợp tác tương xứng với mối quan hệ truyền thống và đ ối tác chi ến l ược; tăng cường trao đổi song phương, đồng thời mở ra sự hợp tác trên nhi ều lĩnh vực đ ặc bi ệt là trên các lĩnh vực thương mại, đầu tư, khai khoáng, viễn thông, khoa h ọc k ỹ thuật. Riêng lĩnh v ực d ầu khí, năng lượng là lĩnh vực hợp tác truyền thống và hiệu quả, đem lại nguồn thu l ớn cho ngân sách hai nước, hai bên nhất trí coi đây là hướng ưu tiên trong phát triển quan hệ kinh t ế - th ương m ại song phương. Kim ngạch hai chiều của hai nước từ chỗ chỉ khoảng 350-400 tri ệu USD vào gi ữa những năm 90, đến nay đã lên tới hơn 1tỉ USD. Hai bên mong muốn đ ưa kim ng ạch xuất kh ẩu hai chiều từ nay đến năm 2010 lên 2 tỉ đô la Mỹ.
- - Quan hệ Việt Nam - Ấn Độ: Hai nước có quan hệ hữu nghị truyền thống lâu đời. Ấn Độ tích cực ủng hộ Việt Nam trong các cuộc kháng chiến giành độc lập trước đây, trong công cuộc tái thiết đất nước cũng như trong sự nghiệp đổi mới và phát tri ển kinh t ế sau này. Chuy ến thăm chính thức Ấn Độ hồi tháng 7-2007 vừa qua của Thủ t ướng Nguyễn Tấn Dũng đã thi ết l ập đ ược thêm đối tác chiến lược mới. Nhân dịp này, hai nước đã ký Tuyên b ố chung về quan h ệ đ ối tác chiến lược Việt Nam - Ấn Độ và nhiều văn kiện hợp tác khác, góp phần quan tr ọng đ ưa quan h ệ Việt - Ấn lên một tầm cao mới. Hai bên tiếp tục đẩy mạnh hợp tác trên các lĩnh h ợp tác kinh t ế, thương mại, văn hóa, giáo dục - đào tạo, khoa học kỹ thuật và công nghệ. Th ương m ại hai chiều giữa Việt Nam - Ấn Độ đã tăng từ 72 triệu USD năm 1995 lên 1 t ỉ USD năm 2006. Hai bên phấn đấu đưa kim ngạch xuất khẩu từ nay đến cuối năm 2010 tăng lên 2 t ỉ đô la. Hi ện t ại, hai nước đang tiếp tục trao đổi để đi đến ký kết Hiệp định tự do thương mại song ph ương. - Quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ có được những bước phát triển tích cực trong thời gian qua, đặc biệt là những kết quả đạt được trong chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ của Ch ủ t ịch nước Nguyễn Minh Triết. Hàng loạt các biện pháp nhằm tăng cường quan h ệ chính trị, kinh t ế - thương mại, khoa học - công nghệ, giáo dục, nhân đạo, khắc phục hậu quả chiến tranh và nhiều vấn đề hai biên cùng quan tâm đã được đề cập đến. Hai bên xác đ ịnh đ ưa quan h ệ đ ối tác xây dựng, hữu nghị, hợp tác nhiều mặt trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng l ẫn nhau, hai bên cùng có lợi, lên một bước mới trên nền tảng sâu rộng hơn, ổn định h ơn và hiệu quả h ơn. Năm 2007 cũng là năm quan hệ kinh tế với Hoa Kỳ có những đ ột phá m ới. Kim ng ạch th ương m ại v ới Hoa Kỳ trong năm 2007, ước đạt khoảng 12 tỉ USD và đầu t ư trực tiếp t ừ Hoa Kỳ vào Vi ệt Nam trong năm 2007 cho đến nay đạt 2,6 tỉ USD, xếp thứ 7 trong số các quốc gia và vùng lãnh th ổ nước ngoài đầu tư vào Việt Nam. Kể từ khi hai bên ký Hi ệp định khung về th ương m ại và đ ầu t ư (TIFA) và đạt được nhiều thỏa thuận kinh tế quan trọng, hơn 1000 t ập đoàn cũng nh ư nh ững công ty lớn của Mỹ đã vào làm ăn tại Việt Nam. Tính đến nay quan h ệ buôn bán hai chi ều gi ữa hai nước đã tăng nhanh, từ 7,8 tỉ USD năm 2005 lên 9,7 t ỉ USD năm 2006. Hi ện M ỹ đang là th ị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. - Quan hệ Việt Nam - Nhật Bản: trong năm 2007 này, quan hệ hai nước tiếp tục được củng cố. Chuyến thăm cấp Nhà nước tới Nhật Bản của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết vào tháng 11 vừa qua đã góp phần quan trọng vào việc củng cố và tăng cường h ơn nữa quan hệ h ợp tác gi ữa hai nước. Với mục tiêu đưa quan hệ hai nước hướng tới đối tác chiến l ược vì hòa bình, ph ồn vinh châu Á thì Việt Nam và Nhật Bản cũng đã thành l ập Ủy ban Hợp tác Vi ệt - Nh ật. V ề kim ngạch thương mại, hai bên xác định mục tiêu đến năm 2010, kim ng ạch thương m ại hai chi ều sẽ lên 15 tỉ đô la Mỹ. Hai bên cũng đang thúc đẩy ba dự án trọng đi ểm là: xây d ựng tuy ến đường bộ đường sắt Bắc - Nam, phát triển khu công nghệ cao Hòa Lạc, m ở ra hai d ự án c ải thiện tuyến giao thông tại địa bàn Hà Nội cũng như Thành phố Hồ Chí Minh. Không ch ỉ là n ước tài trợ ODA lớn nhất cho Việt Nam, Nhật Bản còn là một trong nh ững nước vi ện trợ không hoàn lại lớn nhất cho ngành giáo dục và đào tạo của Việt Nam. Tính t ừ đầu năm 2007 đ ến nay, Nh ật Bản đã có 767 dự án đầu tư trực tiếp còn hiệu lực tại Việt Nam với t ổng số vốn đ ầu t ư đăng ký 7,8 tỉ USD, đứng thứ 4 trong các nước và vùng lãnh thổ có vốn đ ầu t ư t ại Vi ệt Nam (sau Hàn Quốc, Xin-ga-po và Đài Loan). Quan hệ Việt Nam - Liên minh châu Âu (EU): Trong thời gian gần đây, quan hệ Việt Nam - EU đã phát triển rất tích cực trên các lĩnh vực: kinh t ế, thương mại - đ ầu t ư, chính tr ị... Hai bên đã tăng cường tiếp xúc và trao đổi đoàn với các nước EU, các định chế của Liên minh châu Âu, k ể cả ở cấp cao nhất. Gần đây nhất, chuyến thăm chính thức Vi ệt Nam của Ch ủ t ịch Ủy ban châu Âu Ba-rốt-sô có ý nghĩa rất quan trọng, góp phần thúc đ ẩy quan h ệ gi ữa Vi ệt Nam và EU. Nhân chuyến thăm này, hai bên đã chính thức khởi động vòng đàm phán đối tác, h ợp tác Vi ệt Nam - EU, đưa quan hệ giữa các bên lên một tầm cao mới với phương châm: hợp tác toàn di ện, lâu dài và tin cậy, vì hòa bình và phát triển. Năm 2007, Ủy ban châu Âu đã thông qua Chi ến l ược H ợp tác với Việt Nam trong giai đoạn 2007- 2013 với khoản trợ giúp trị giá khoảng 304 tri ệu euro. K ể từ năm 1995 đến nay, EU luôn là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, chi ếm 17% t ổng giao dịch thương mại. Tiếp theo là Mỹ: 14%; Nhật Bản: 13%; và Trung Quốc: 11%. Kim ng ạch buôn bán hai chiều giữa Việt Nam - EU đã tăng 7,4 lần, đạt trên 10 t ỉ USD, ch ỉ riêng năm 2007,
- kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường EU ước đạt 8,5 tỉ USD g ồm các m ặt hàng: thuỷ sản, giày dép, dệt may, cà phê, đồ thủ công mỹ nghệ và xe đ ạp. EU cũng là nhà tài tr ợ l ớn nhất cho Việt Nam gồm 640 dự án với vốn đăng ký 8,35 tỉ USD và vốn đ ầu t ư th ực hi ện là 4,8 t ỉ USD tập trung nhiều nhất vào công nghiệp và xây dựng, 181 dự án trong lĩnh v ực dịch v ụ, v ới tổng vốn 2,43 tỉ USD. Còn lại là nông, lâm nghiệp - 50 dự án với t ổng v ốn đ ầu t ư là 457,6 tri ệu USD. Quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc: Việc hai bên thường xuyên trao đổi các đoàn cấp cao và các cấp, các ngành đã giúp tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau, tăng c ường quan hệ h ợp tác song phương. Hai bên luôn khẳng định quyết tâm phát triển quan hệ đối tác toàn di ện trong th ế k ỷ XXI lên một tầm cao mới. Chuyến thăm chính thức Hàn Quốc của T ổng Bí thư Nông Đ ức M ạnh tháng 11 vừa qua đã góp phần thúc đẩy sự hợp tác toàn di ện giữa hai nước. Hai bên nh ất trí cho rằng, quan hệ hữu nghị và hợp tác Việt - Hàn đã có những bước phát triển nhanh chóng và đ ầy hiệu quả kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao. Từ năm 1992 đ ến nay, kim ng ạch thương mại hai chiều Việt Nam - Hàn Quốc đã tăng gấp 10 lần, đ ầu t ư c ủa Hàn Quốc vào Vi ệt Nam tăng 60 lần, người lao động Việt Nam hiện chiếm 1/4 tổng s ố lao động nước ngoài t ại Hàn Quốc. Hai bên quyết tâm tăng cường hợp tác trong thời gian t ới theo tinh th ần "Đ ối tác toàn di ện trong thế kỷ XXI" và phấn đấu nâng kim ngạch thương mại hai chiều giữa hai nước lên m ức 10 t ỉ USD trong vòng 5-7 năm tới, đồng thời có những biện pháp h ữu hiệu nh ằm cân b ằng cán cân thương mại giữa Việt Nam - Hàn Quốc. Trong 15 năm qua (1992-2007), Hàn Qu ốc luôn đ ứng trong nhóm 5 nước có quan hệ kinh tế quy mô lớn nhất với Vi ệt Nam. Hai nước đã thành l ập Ủy ban liên Chính phủ về Hợp tác Kinh tế và Khoa học kỹ thuật Vi ệt Nam - Hàn Quốc đ ể thúc đ ẩy hợp tác kinh tế song phương; ký nhiều hiệp định quan trọng trong nhiều lĩnh v ực nh ư: kinh t ế, thương mại, đầu từ, khoa học kỹ thuật, hàng không, hải quan, vận t ải bi ển... Tính đến nay, Hàn Quốc đang giữ vị trí số 1 trong số hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ đ ầu t ư Vi ệt Nam, v ới g ần 1.800 dự án, tổng vốn đăng ký 12,7 t ỉ USD, vốn thực hiện 2,8 t ỉ USD. Quan hệ Việt Nam - Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên: chuyến thăm chính thức Triều Tiên của Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh cũng góp phần tạo s ự chuyến biến tích c ực trong vi ệc hợp tác thúc đẩy quan hệ hai bên đóng góp vào s ự hòa bình, ổn đ ịnh và phát tri ển khu v ực. Quan hệ Việt Nam và các nước bạn bè truyền thống, các nước khác ở khu vực Mỹ La-tinh, châu Á, Đông Âu, Trung Đông và châu Phi tiếp tục được củng cố và phát triển, đ ạt đ ược nh ững k ết quả đáng ghi nhận. Năm 2008 tới là năm bản lề của giai đoạn phát tri ển kinh tế 2006-2010. Kiên trì th ực hi ện chính sách đối ngoại đa phương hóa, đa dạng hóa quốc t ế, ti ếp tục ti ến trình h ợp tác quốc t ế khu v ực và củng cố môi trường hòa bình, ổn định, tăng cường hợp tác t ối đa, ph ục v ụ cho s ự nghi ệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, công tác đối ngoại của Việt Nam trong năm 2008 tr ước m ắt t ập trung vào 4 vấn đề: - Tiếp tục củng cố và hoàn thiện, nâng cao các mối quan hệ hợp tác với các nước và đ ưa các quan hệ này đi vào chiều sâu, thực chất, hiệu quả và bền vững, tin cậy lẫn nhau. Phát huy t ốt vai trò Ủy viên không thường trực của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc, tăng c ường h ơn n ữa các hoạt động trên diễn đàn đa phương, khu vực và trên thế giới, cùng các nước gi ải quy ết các v ấn đề nổi cộm. - Tham gia sâu hơn vào các thể chế kinh tế toàn cầu khu vực và tiểu khu v ực, đ ẩy m ạnh công tác ngoại giao, thúc đẩy hơn nữa sự đầu tư vào Việt Nam, tích cực góp phần thúc đ ẩy, c ải thi ện môi trường đầu tư để tăng sức hấp dẫn, thu hút được nhi ều nhà đ ầu t ư nước ngoài, m ở r ộng th ị trường hàng hóa, xuất khẩu lao động, thu hút khách du l ịch.
- - Tập trung hoàn thành việc phân giới cắm mốc biên giới với các nước láng gi ềng theo th ời h ạn đã đặt ra, kịp thời giải quyết các vấn đề nảy sịnh trên bộ cũng nh ư trên bi ển c ủa các nước, góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển thuận lợi và chủ quyền của đ ất nước. - Đẩy mạnh việc thực hiện Nghị quyết 36 của Bộ Chính trị về Công tác đ ối với ng ười Vi ệt Nam ở nước ngoài, thực hiện tốt các chủ trương lớn của Đảng và chính sách của Nhà nước v ề việc xuất nhập cảnh, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi; đẩy mạnh và củng cố khối đ ại đoàn k ết dân tộc. Năm 2007 đang dần khép lại với những thắng lợi trên các lĩnh vực kinh t ế, chính tr ị, văn hóa, xã hội. Hy vọng rằng, năm 2008, bức tranh đối ngoại s ẽ thu được nhiều tri ển vọng m ới, t ốt đẹp hơn, hiệu quả hơn. Thùy Linh tổng hợp
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn