Dự phòng và nâng cao sức khỏe
lượt xem 1
download
Tài liệu "Dự phòng và nâng cao sức khỏe" nhằm giúp học viên trình bày được các cấp độ dự phòng và nội dung chăm sóc của từng cấp độ. Trình bày được các khái niệm và nội dung của nâng cao sức khỏe. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Dự phòng và nâng cao sức khỏe
- DỰ PHÒNG VÀ NÂNG CAO SỨC KHỎE Mục tiêu: 1. Trình bày được các cấp độ dự phòng và nội dung chăm sóc của từng cấp độ. 2. Trình bày được các khái niệm và nội dung của nâng cao sức khỏe 1. CÁC CẤP ĐỘ DỰ PHÒNG 1.1. Giới thiệu Sự thay đổi mô hình bệnh tật và tử vong cho thấy các nguyên nhân chính của bệnh là có thể phòng ngừa được. Nhưng thậm chí người khoẻ nhất cũng sẽ không chống cự nổi khi đến một tuổi nào đó, và nguy cơ tử vong cả đời của bất cứ quần thể nào là 100%. Tuy nhiên, hầu hết các quần thể bị ảnh hưởng bởi những bệnh cụ thể có thể phòng ngừa được. Các y tế công cộng, các nhà y xã hội học, nhà tâm lý học, nhà kinh tế y tế, các nhà nghiên cứu về lao động, các kỹ sư vệ sinh, các chuyên gia kiểm soát ô nhiễm và vệ sinh lao động... đều liên quan đến nỗ lực phòng bệnh. Do sự giới hạn của y học điều trị đã trở nên rõ ràng và các chi phí chăm sóc y tế ngày càng gia tăng ở tất cả các quốc gia, vấn đề phòng bệnh đang ngày càng trở nên chiếm ưu thế. 1.2. Các cấp độ dự phòng Các cấp độ phòng bệnh: Có ba cấp độ dự phòng, tương ứng với các giai đoạn phát triển bệnh khác nhau, đó là dự phòng cấp I, dự phòng cấp II và dự phòng cấp III. Biện pháp dự phòng nhằm đến các yếu tố nguy cơ hoặc các điều kiện có vai trò trong việc gây ra bệnh. Dự phòng cấp I đóng góp hầu hết cho sức khoẻ của cả cộng đồng, trong khi dự phòng cấp II và cấp III thường tập trung vào những người đã có những dấu hiệu của bệnh. Bảng 1. Các cấp độ dự phòng Cấp độ dự phòng Định nghĩa Dự phòng ban đầu, Tác động vào thời kì khỏe mạnh, nhằm làm giảm khả năng xuất dự phòng cấp I hiện của bệnh, hay chính là giảm tỷ lệ mới mắc, muốn đạt được điều đó thì phải tăng cường các yếu tố bảo vệ, loại bỏ các yếu tố nguy cơ. Tăng cường sức khỏe nói chung bằng tập luyện thể dục thể thao, sinh hoạt ăn uống điều độ hợp vệ sinh... Chính là tăng cường các yếu tố bảo về không đặc hiệu, tiêm chủng vắc xin phòng bệnh là tạo ra các yếu tố bảo vệ đặc hiệu. Không hút thuốc lá, bỏ hút thuốc là chính là loại bỏ yếu tố nguy cơ của ung thư phổi,của các bệnh tim mạch Dự phòng cấp II Phát hiện bệnh sớm, khi bệnh mới chỉ có các dấu hiệu sinh học, chưa có biểu hiện lâm sàng, khi phát hiện được bệnh thì tiến hành can thiệp kịp thời sẽ ngăn chặn sự diễn biến tiếp tục của bệnh; tùy theo mỗi bệnh và điều kiện y tế cho phép có thể thực hiện các chương trình phát hiện bệnh khác nhau ở những quần thể khác nhau... sẽ làm giảm tỷ lệ hiện mắc, giảm tỷ lệ tử vong... Ví dụ phát hiện sớm cao huyết áp (một yếu tố nguy cơ của nhiều bệnh tim mạch), dò tìm ung thư Dự phòng cấp III Là điều trị bệnh hợp lý nhằm ngăn chặn những diễn biến xấu hay biến chứng của bệnh, hồi phục sức khỏe cho người bệnh. 80
- Với bệnh truyền nhiễm điều trị triệt để cho người bệnh là loại bỏ nguồn truyền nhiễm quan trọng, bảo vệ sức khỏe cộng đồng. 1.2.1. Dự phòng cấp I Dự phòng cấp I là tác động vào thời kì khỏe mạnh, nhằm làm giảm khả năng xuất hiện của bệnh, hay chính là giảm tỷ lệ mới mắc, muốn đạt được điều đó thì phải tăng cường các yếu tố bảo vệ, loại bỏ các yếu tố nguy cơ. Mục đích của dự phòng cấp I là để giới hạn số mới mắc của bệnh bằng cách kiểm soát các yếu tố nguy cơ đặc trưng của bệnh. Dự phòng cấp I tác động đến: Toàn bộ quần thể với mục đích làm giảm nguy cơ trung bình hoặc những người có nguy cơ do kết quả của những phơi nhiễm đặc biệt (chiến lược cá thể nguy cơ cao). Do đó, có thể chia dự phòng cấp I thành 2 cấp độ: dự phòng ban đầu và dự phòng cấp I. Dự phòng ban đầu chính là tác động vào các yếu tố thuộc về lối sống, kinh tế, văn hóa của quần thể, các yếu tố đó được quy kết là góp phần làm tăng nguy cơ bị bệnh. Tăng cường sức khỏe nói chung bằng tập luyện thể dục thể thao, sinh hoạt ăn uống điều độ hợp vệ sinh... Chính là tăng cường các yếu tố bảo về không đặc hiệu, tiêm chủng vắc xin phòng bệnh là tạo ra các yếu tố bảo vệ đặc hiệu. Không hút thuốc lá, bỏ hút thuốc là chính là loại bỏ yếu tố nguy cơ của ung thư phổi, của các bệnh tim mạch (dự phòng căn nguyên). Ví dụ, dự phòng cấp I trong tai nạn thương tích là dự phòng trước khi tai nạn thương tích xảy ra: Mục đích là không để xảy ra tai nạn thương tích bằng cách loại bỏ các yếu tố nguy cơ hoặc không tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ gây nên tại nạn thương tích. Các biện pháp dự phòng ban đầu có thể bao gồm việc lắp đặt rào chắn quanh các ao hồ, để phích nước nóng ở nơi an toàn mà trẻ em không với tay tới được, sử dụng các thiết bị an toàn khi chơi thể thao... 81
- 1.2.2. Dự phòng cấp II Dự phòng cấp II là phát hiện bệnh sớm, khi bệnh mới chỉ có các dấu hiệusinh học, chưa có biểu hiện lâm sàng, khi phát hiện được bệnh thì tiến hành can thiệp kịp thời sẽ ngăn chặn sự diễn biến tiếp tục của bệnh; tùy theo mỗi bệnh và điều kiện y tế cho phép có thể thực hiện các chương trình phát hiện bệnh khác nhau ở những quần thể khác nhau... sẽ làm giảm tỷ lệ hiện mắc, giảm tỷ lệ tử vong... Dự phòng cấp II nhằm làm giảm bớt các hậu quả trầm trọng của bệnh thông qua chẩn đoán và điều trị sớm. Chiến lược này bao gồm các phương pháp đo lường sẵn có cho các cá thể và các quần thể để phát hiện sớm và can thiệp hiệu quả. Dự phòng cấp II nhằm vào giai đoạn giữa của khởi phát bệnh và thời điểm chẩn đoán bệnh thông thường, mục tiêu là làm giảm số hiện mắc của bệnh. Dự phòng cấp hai II chỉ có thể áp dụng đối với các bệnh trong lịch sử tự nhiên của bệnh có giai đoạn sớm mà có thể phát hiện và điều trị dễ dàng, vì vậy có thể ngăn chặn bệnh tiến triển đến giai đoạn nghiêm trọng hơn. Hai yêu cầu chính để một chương trình dự phòng cấp II có ích đó là có phương pháp phát hiện bệnh an toàn và chính xác, tốt nhất là từ giai đoạn tiền lâm sàng, và có các phương pháp can thiệp hiệu quả. Ví dụ: dự phòng cấp II trong phòng chống tai nạn thương tích là dự phòng trong khi tai nạn thương tích xảy ra. Mục đích của việc dự phòng là làm giảm mức độ nghiêm trọng của các thương tổn khi xảy ra tai nạn thương tích như đội mũ bảo hiểm xe máy để phòng tránh chấn thương sọ não khi tai nạn giao thông xảy ra. 1.2.3. Dự phòng cấp III Dự phòng cấp III là điều trị bệnh hợp lý nhằm ngăn chặn những diễn biến xấu hay biến chứng của bệnh, hồi phục sức khỏe cho người bệnh. Dự phòng cấp III nhằm làm giảm sự tiến triển hoặc biến chứng của bệnh và là khía cạnh quan trọng của điều trị và phục hồi chức năng. Dự phòng cấp III là tập hợp của các biện pháp nhằm làm giảm sự suy yếu, tàn tật và giảm thiểu những tổn thất do bệnh tật gây nên và tăng cường, khuyến khích sự tự điều chỉnh của người bệnh trong các trường hợp nan y. Dự phòng cấp III thường gặp khó khăn khi tách biệt với điều trị, bởi vì một trong những mục tiêu trọng tâm của việc điều trị các bệnh mạn tính là phòng ngừa bệnh tái phát. Phục hồi chức năng đối với người bệnh bị bại liệt, đột quỵ, chấn thương, mù lòa và nhiều bệnh mạn tính khác là rất cần thiết để họ có khả năng tham gia vào cuộc sống hàng ngày của xã hội. Dự phòng cấp III giúp cải thiện tốt tình trạng sức khỏe và thu nhập cho người bệnh và gia đình. Một khía cạnh quan trọng của phòng bệnh cấp III đặc biệt với những người trẻ tuổi bị bệnh hoặc chấn thương là phục hồi khả năng làm việc và kiếm sống của họ. Nếu các hệ thống phúc lợi xã hội không hoạt động, thậm chí một giai đoạn tạm thời của bệnh tật có thể gây nên những khó khăn lớn về kinh tế cho cha mẹ và gia đình của người bệnh. Ví dụ: với bệnh truyền nhiễm thì dự phòng cấp III điều trị triệt để cho người bệnh là loại bỏ nguồn truyền nhiễm quan trọng, bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Với chương trình phòng chống tai nạn thương tích thì dự phòng cấp 3 là dự phòng sau khi có tai nạn thương tích xảy ra với mục tiêu là làm giảm thiểu hậu quả sau khi tai nạn thương tích xảy ra. Thực hiện biện pháp điều trị với hiệu quả tối đa là điều kiện để giảm thiểu hậu quả của tai nạn thương tích, sự tàn tật và tử vong. Đồng thời các biện pháp phục hổi chức năng cũng giúp cho nạn nhân hồi phục một cách tối đa các chức năng của cơ thể. 2. NÂNG CAO SỨC KHỎE 82
- 2.1. Một số khái niệm 2.1.1. Truyền thông giáo dục sức khỏe Sức khỏe là vốn qúy nhất của mỗi người, là nhân tố cơ bản trong toàn bộ sự phát triển của xã hội. Có nhiều yếu tố tác động đến sức khỏe của mỗi người: Yếu tố xã hội, văn hoá, kinh tế, môi trường và yếu tố sinh học như di truyền, thể chất. Muốn có sức khỏe tốt phải tạo ra môi trường sống lành mạnh và đòi hỏi phải có sự tham gia tích cực, chủ động của mỗi cá nhân, gia đình và cộng đồng vào các hoạt động bảo vệ và nâng cao sức khỏe (NCSK). Đẩy mạnh công tác truyền thông giáo dục sức khỏe (TT- GDSK) là biện pháp quan trọng giúp mọi người dân có kiến thức về sức khỏe, bảo vệ và NCSK, từ đó có cách nhìn nhận vấn đề sức khỏe đúng đắn và hành động thích hợp vì sức khỏe. “Truyền thông - giáo dục sức khỏe giống như giáo dục chung, là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch đến suy nghĩ và tình cảm của con người, nhằm nâng cao kiến thức, thay đổi thái độ và thực hành các hành vi lành mạnh để bảo vệ và NCSK cho cá nhân, gia đình và cộng đồng”. Truyền thông giáo dục sức khỏe nói chung tác động vào 3 lĩnh vực: Kiến thức của con người về sức khỏe, thái độ của con người đối với sức khỏe, thực hành hay cách ứng xử của con người đối với bảo vệ và NCSK. Trong TT-GDSK chúng ta quan tâm nhiều đến những vấn đề là làm thế nào để mọi người hiểu được các yếu tố có lợi và yếu tố nào có hại cho sức khỏe, từ đó khuyến khích người dân các thực hành có lợi cho sức khỏe và từ bỏ các thực hành có hại cho sức khỏe. Trên thực tế do thiếu hiểu biết, nhiều hành vi có hại đến sức khỏe được người dân thực hành từ lâu, có thể trở thành những niềm tin, phong tục tập quán vì thế để thay đổi các hành vi này cần thực hiện TT-GDSK, thường xuyên, liên tục, bằng nhiều phương pháp khác nhau chứ không phải là công việc làm một lần là đạt được kết quả ngay. Để thực hiện tốt TT- GDSK đòi hỏi phải xây dựng chính sách, có kế hoạch lâu dài, có sự quan tâm đầu tư các nguồn lực thích đáng. Mục đích quan trọng cuối cùng của TT-GDSK là làm cho mọi người từ bỏ các hành vi có hại và thực hành các hành vi có lợi cho sức khỏe, đây là một quá trình lâu dài, cần phải tiến hành theo kế hoạch, kết hợp nhiều phương pháp khác nhau, với sự tham gia của ngành y tế và các ngành khác. Trong TT-GDSK chúng ta quan tâm nhiều đến vấn đề là làm thế nào để mọi người hiểu được các yếu tố nào có lợi và yếu tố nào có hại cho sức khỏe, từ đó khuyến khích, hỗ trợ nhân dân thực hành hành vi có lợi cho sức khỏe và từ bỏ các hành vi có hại cho sức khỏe. 2.1.2. Thông tin Thông tin là quá trình chuyển đi các tin tức, sự kiện từ một nguồn phát tin tới đối tượng nhận tin. Thông tin cho các đối tượng là một phần quan trọng của TT- GDSK, nhưng TT-GDSK không chỉ là quá trình cung cấp các tin tức một chiều từ nguồn phát tin đến nơi nhận tin mà là quá trình tác động qua lại và có sự hợp tác giữ người TT-GDSK và đối tượng được TT-GDSK. Việc cung cấp các thông tin cơ bản, cần thiết về bệnh tật, sức khỏe cho cá nhân và cộng đồng là bước quan trọng để tạo nên những nhận thức đúng đắn của cá nhân và cộng đồng về nhu cầu chăm sóc và bảo vệ sức khỏe. Các phương tiện thông tin đại chúng như đài, ti vi các ấn phẩm có vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin, trong đó có sức khỏe, bệnh tật. 2.1.3. Tuyên truyền 83
- Tuyên truyền là hoạt động cung cấp thông tin về một chủ đề sức khỏe, bệnh tật cụ thể nào đó, nhưng được lặp đi lặp lại nhiều lần, bằng nhiều hình thức như quảng cáo trên các phương tiện báo, đài, ti vi, pa nô áp phích, tờ rơi. Trong tuyên truyền, thông tin được chuyển đi chủ yếu là theo một chiều. Việc tuyên truyền rộng rãi những vấn đề sức khỏe bệnh tật ưu tiên trên các phương tiện thông tin đại là một bộ phận quan trọng trong chiến lược truyền thông giáo dục sức khỏe nói chung. Tuyên truyền qua quảng cáo có thể đưa lại kết quả tốt nhưng những thông điệp tuyên truyền liên quan đến sức khỏe phải được kiểm duyệt chặt chẽ để đảm bảo những thông điệp đó là đúng khoa học và có lợi cho sức khỏe, tránh những quảng cáo chỉ mang tính thương mại thuần túy, thiếu cơ sở khoa học đã được chứng minh và có thể có hại cho sức khỏe cộng đồng. 2.1.4. Nâng cao sức khỏe Theo Hiến chương Ottawa – Canada- 1986, nâng cao sức khoẻ (NCSK) được định nghĩa như sau: “NCSK là quá trình giúp mọi người có đủ khả năng kiểm soát toàn bộ sức khỏe và tăng cường sức khỏe của họ. Để đạt được tình trạng hoàn toàn khỏe mạnh về thể chất, tinh thần và xã hội, các cá nhân hay nhóm phải có khả năng hiểu biết và xác định các vấn đề sức khỏe của mình và biến những hiểu biết thành hành động để đối phó được với những thay đổi của môi trường tác động đến sức khỏe”. Tuyên ngôn Ottawa nhấn mạnh đến việc NCSK cần phải làm nhiều hơn chứ không chỉ là cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Đảm bảo hòa bình, nhà ở, giáo dục, cung cấp thực phẩm, tăng thu nhập, bảo vệ môi trường bền vững, công bằng xã hội, bình đẳng là tất cả các yếu tố cần thiết để đạt được sức khỏe. Thực hiện các nội dung này phải khuyến khích mọi người hành động vì sức khỏe thông qua những hoạt động chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, môi trường, hành vi và các yếu tố sinh học. Như vậy, TT-GDSK chỉ là một bộ phận của NCSK nhằm nâng cao những hành vi có lợi cho sức khoẻ. Mặc dù vậy, thuật ngữ NCSK thường được dùng để nhấn mạnh những nỗ lực nhằm tạo ra hành vi sức khoẻ trong một khung cảnh xã hội rộng lớn hơn. Cả NCSK và TT-GDSK đều có liên kết chặt chẽ với nhau, chúng thường được dùng thay cho nhau và trong nhiều hoàn cảnh được dùng chung với nhau. Theo quan niệm về NCSK thì sức khỏe được coi là nguồn lực của đời sống hàng ngày chứ không phải chỉ là mục tiêu sống. Sức khỏe là khái niệm tích cực nhấn mạnh đến khía cạnh nguồn lực của xã hội và của cá nhân. Vì thế, NCSK không chỉ là trách nhiệm của ngành y tế mà là trách nhiệm của mỗi cá nhân, mỗi cộng đồng dựa trên cơ sở là lối sống lành mạnh để mạnh khỏe. 2.2. Nội dung của nâng cao sức khỏe Nâng cao sức khỏe gồm các nội dung sau: 1) Xây dựng chính sách công cộng lành mạnh: NCSK dựa trên hệ thống tổ chức chăm sóc sức khỏe phù hợp. Điều này có nghĩa là phải đưa sức khỏe vào chương trình hành động của các nhà hoạch định chính sách của tất cả các ngành ở mọi tuyến từ trung ương đến cơ sở. Những người có trách nhiệm trực tiếp xây dựng chiến lược, chính sách xã hội phải nhận ra tác động đến sức khỏe của các quyết định mà họ đưa ra và chấp nhận trách nhiệm của họ đối với các chính sách có ảnh hưởng đến sức khỏe nhân dân. Những chính sách NCSK có những tác động khác nhau nhưng là những giải pháp bổ sung cho nhau, bao gồm luật pháp, biện pháp tài chính, kinh tế, xã hội, thuế 84
- quan và các thay đổi cấu trúc, tổ chức. Đó là các hoạt động phối hợp đa phương, dẫn đến NCSK và các chính sách xã hội góp phần thúc đẩy thực hiện cung cấp dịch vụ sức khỏe một cách công bằng. Các hoạt động liên kết, phối hợp góp phần đảm bảo an toàn cho sức khỏe, cung cấp thường xuyên các dịch vụ chăm sóc sức khỏe công cộng ngày càng tốt hơn, tạo ra môi trường trong sạch và lành mạnh cho NCSK của cá nhân và cộng đồng. 2) Tạo ra môi trường hỗ trợ: NCSK tạo ra điều kiện sống và làm việc an toàn, sinh động, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội và chăm sóc sức khỏe. Đánh giá có hệ thống về ảnh hưởng sức khỏe của các thay đổi môi trường (đặc biệt là trong lĩnh vực kỹ thuật, công nghệ, sản xuất năng lượng và quá trình đô thị hoá) là rất cần thiết và cần có các hành động tiếp theo để giải quyết những vấn đề mới phát sinh, đảm bảo lợi ích sức khỏe của người lao động và cả cộng đồng. Bảo vệ môi trường tự nhiên và xây dựng môi trường trong lành cũng như bảo tồn các nguồn tài nguyên môi trường thiên nhiên phải được nhấn mạnh trong các chiến lược NCSK. 3) Tăng cường các hành động của cộng đồng: Tăng cường hành động của cộng đồng là quá trình phát huy quyền lực, khai thác sức mạnh, tiềm năng của cộng đồng. Các cộng đồng có thể phát huy nguồn tài nguyên, tiềm lực riêng của mình, cũng như tự kiểm soát các nỗ lực và vận mệnh của cộng đồng. Phát triển của cộng đồng dựa vào nhân lực, nguồn tài nguyên hiện có để nâng cao khả năng tự lực tự cường, cộng với sự hợp tác, hỗ trợ của toàn xã hội, đồng thời phát triển một hệ thống cơ chế chính sách mềm dẻo để có thể tăng cường sự tham gia của các cá nhân, tổ chức vào các hoạt động xã hội mà trực tiếp là vào hoạt động chăm sóc sức khỏe. 4) Phát triển kỹ năng của mỗi người: Tăng cường sức khỏe hỗ trợ cho phát triển cá nhân và xã hội, thông qua việc cung cấp thông tin, giáo dục sức khỏe và mở rộng phát triển các kỹ năng sống lành mạnh cho mỗi người. Hỗ trợ phát triển kỹ năng sẽ làm tăng lên các điều kiện sẵn có, giúp mọi người có đủ điều kiện thực hành kiểm soát tình trạng sức khỏe, môi trường và lựa chọn các biện pháp NCSK phù hợp. Thúc đẩy mọi người học tập trong cuộc sống, chuẩn bị cho chính mình trong mọi giai đoạn cần thiết có thể đối phó với các bệnh tính, các chấn thương có thể xảy ra. Những vấn đề này được triển khai thực hiện tại trường học, tại nhà, tại nơi làm việc và ngay tại cộng đồng. Các chương trình hành động được yêu cầu thực hiện thông qua các cơ sở giáo dục, các tổ chức chuyên môn, thương mại và các tổ chức tự nguyện. 5) Định hướng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe: Trách nhiệm đối với NCSK được các cá nhân, nhóm cộng đồng, các nhà chuyên môn, cơ sở chăm sóc sức khỏe và chính quyền các cấp cùng chia sẻ. Họ phải cùng làm việc với nhau trong hệ thống chăm sóc sức khỏe và có trách nhiệm đóng góp vào sự nghiệp NCSK. Định hướng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cũng đòi hỏi sự quan tâm chú ý mạnh hơn đến các nghiên cứu về sức khỏe cũng như những thay đổi trong hệ thống giảng dạy và đào tạo chuyên môn để đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe. Điều này dẫn đến thay đổi thái độ, quan điểm và tổ chức dịch vụ chăm sóc sức khỏe, trong đó tập trung vào chú trọng trước tiên vào các nhu cầu ưu tiên của cá nhân cũng như của các nhóm đối tượng trong cộng đồng. Trong hoạt động NCSK thì TT-GDSK có vai trò quan trọng nhất. TT-GDSK có tác động đến nhiều hoạt động NCSK. Có thể tóm tắt mối liên quan giữa TT-GDSK và NCSK qua sơ đồ dưới đây: - Xây dựng chính sách CSSK cộng đồng 85 - Tạo ra môi trường hỗ trợ Nâng cao
- Sơ đồ 1. Liên quan giữa TT-GDSK và nâng cao sức khỏe 2.3. Các nguyên tắc nâng cao sức khoẻ 1. Sẵn sàng xem xét các vấn đề sức khoẻ mới. 2. Huy động sự tham gia của cộng đồng. 3. Tính kế hoạch. 4. Quan tâm đến những yếu tố tác động bên ngoài. 5. Tính hệ thống. 6. Nhận thông tin. 7. Trách nhiệm. 8. Toàn diện 9. Nhiều chiến lược. 10. Phối hợp đa ngành. Giáo dục và NCSK có tầm quan trọng đặc biệt trong công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu. GD&NCSK góp phần vào việc chăm sóc bảo vệ và nâng cao sức khoẻ cho cá nhân và tập thể trong cộng đồng. Phương pháp và hình thức GD&NCSK phong phú và đa dạng nên mỗi một cán bộ y tế phải biết cách lựa chọn hình thức cho phù hợp với từng đối tượng cụ thể. GD&NCSK là một công tác khó làm, vì vậy người làm GD&NCSK cần phải tuân theo các nguyên tắc để công tác GD&NCSK đạt được hiệu quả cao nhất. 2.4. NCSK cho cá nhân và gia đình thông qua TT-GDSK 2.4.1 Những gánh nặng bệnh tật do lối sống đem lại - Hàng năm có khoảng 524.000 trường hợp tử vong do 9 bệnh mạn tính mà các yếu tố nguy cơ như khói thuốc lá có thể can thiệp được. - Có 5 yếu tố nguy cơ chủ yếu chiếm 90% được xếp theo thứ tự giảm dần: hút thuốc lá, béo phì, ít luyện tập thường xuyên, tăng cholesterol máu và tăng huyết áp. - Giảm các yếu tố nguy cơ sẽ tăng tuổi thọ từ 3-5 năm, như vậy lối sống lành mạnh có ý nghĩa lớn trong việc kéo dài tuổi thọ. 2.4.2 Tác động của một số thói quen không có lợi cho sức khỏe 2.4.2.1 Hút thuốc lá 86
- Tác hại của thuốc lá: Thuốc lá là tác nhân gây tử vong đáng kể nhất hiện nay: 600.000 người tử vong/năm do hút thuốc lá thụ động (theo WHO), trong đó trẻ em là đối tượng bị tiếp xúc với khói thuốc nhiều hơn bất cứ nhóm tuổi khác. Mỗi năm có khoảng 165.000 trẻ em tử vong vì loại khói thuốc độc hại này. Có khoảng 25 bệnh mạn tính nguy hiểm liên quan đến thuốc lá: các bệnh ung thư, tim mạnh và bệnh đường hô hấp Tác động của việc hút thuốc lá: - Thư giãn - Chống stress - Dễ tập trung - Tạo phong thái tự tin - Giống như những người khác Tác nhân gây bệnh trong điếu thuốc: Hiện đã xác định có hơn 4000 chất độc hại và 69 chất gây ung thư: - Nicotine: gây nghiện, lưu thông nhanh vào máu và tác động đến hệ thần kinh, tim mạch. Nicotine là chất hướng thần kinh có đặc điểm rất dễ gây nghiện do: Dược động học đặc biệt Gắn lên thụ thể nicotine của hệ thần kinh trung ương Gây các hiệu ứng tâm thần kinh Tác dụng của nicotine: Đủ liều nicotine Giảm nicotine đột ngột An thần Mất ngủ Sảng khoái, yêu đời Trầm cảm, hưng phấn Thư giãn Cấu gắt Tăng mức độ thức tỉnh Bứt rứt, lo âu Tăng tập trung chú ý Khó tập trung Tăng hiệu quả hoạt động trí óc Ớn lạnh, sốt Giảm cân nặng Thèm ăn - Monoxyde carbone: nguyên nhân gây xơ vỡ động mạch, làm giảm hàm lượng oxy, lưu thông vào máu nhanh gắn vào Hemoglobine gấp 20 lần so với oxy - Goudron: chất gây tổn thương tiền ung thư - Chất kích thích: Aldehyde, acrolene, Phenol - Chất gây viêm mạn tính niêm mạc hô hấp: Tác động của thuốc lá: - Hơi nóng trực tiếp sinh ra khi đốt điếu thuốc - Khói thuốc thâm nhập vào đường hô hấp - Độc chất thâm nhập qua mao mạch phế nang lưu thông vào máu 87
- - Riêng người hút thuốc lá thụ động, do khói thuốc tồn tại trong không khí hơn 2 giờ nên người làm việc trong môi trường này liên tục hít khói thường xuyên, ước tính tương đương người hút 5 điếu/ngày Hút thuốc và mang thai: - Suy giảm chức năng sinh sản cả nam và nữ - Tăng nguy cơ thai ngoài tử cung - Tăng nguy cơ nhau bám thấp, vỡ ối sớm, thai phát triển chậm, chết lưu - Quái thai - Phụ nữ ngừng hút thuốc trước hoặc trong 3 tháng đầu giảm đáng kể nguy cơ cho con. ¼ trẻ em trọng lượng thấp phòng ngừa được nếu mẹ bỏ thuốc lá khi mang thai Hút thuốc ở người lớn: tăng nguy cơ tim mạch, hô hấp và ung thư Hút thuốc và trẻ em: Hút thuốc lá thụ động tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, viêm tiểu phế quan, hen Khi ngừng hút thuốc lá: - Sau 20 phút: HA và mạch trở về bình thường, tuần hoàn máu tốt hơn nhất là ở chân và tay - Sau 8 giờ: Mức độ oxy trong máu trở về bình thường, nguy cơ cơn suy tim giảm xuống - Sau 24 giờ: Hết khí CO, phổi bắt đầu sạch nước nhày và chất cặn - Sau 48h: Cơ thể hết nicotine, có cảm giác ngon miệng, nùi vị tốt hơn - Sau 72h: Hô hấp tốt hơn - Sau 12 tuần: Tuần hoàn cơ thể tốt hơn - Sau 3-9 tháng: Hiệu suất của phổi tăng thêm 5-10%, các vấn đề hô hấp biến mất - Sau 5 năm: Nguy cơ suy tim của bạn bằng nửa người hút thuốc - Sau 10 năm: Nguy cơ ung thư phổi bằng nửa người hút thuốc - Sau 15 năm: nguy cơ suy tim của bạn bằng những người chưa từng hút thuốc 1.4.2.2. Lối sống ít vận động và tập thể dục Ảnh hưởng đến sức khỏe: + Lối sống ít vận động sẽ làm tăng nguy cơ tử vong do mọi nguyên nhân. Tập thể dục có thể kéo dài cuộc sống thêm 2 năm và giảm 1/3 số tử vong do bệnh mạch vành + Lợi ích khác: mang lại sức khỏe và tinh thần tốt hơn, giảm nguy cơ gẫy cổ xương đùi và mắc đái tháo đường TÁC DỤNG CỦA TẬP THỂ DỤC Hệ thống bị tác Tác dụng động Tim mạch - Thay đổi quan trọng nhất là cải thiện cân bằng giữa nhu cầu oxy và cung cấp oxy cho cơ tim bằng việc giảm nhịp tim, giảm huyết áp, tăng cung cấp máu đến cơ tim và tăng thể tích tâm thu. Tăng tiêu sợi huyết và giảm kết tụ tiểu cầu, giảm độ nhạy cảm với catecholamin, giảm kháng Insulin cũng góp phần vào việc giảm tử vong và bệnh tật liên quan đến mạch vành. 88
- - Tăng kích cỡ cơ tim, tăng sự co bóp của tim và tăng kích cỡ các buồng tim - Có khả năng giảm nguy cơ loạn nhịp thất gây tử vong do thiếu máu cục bộ, ngưỡng rung cao và giảm đáp ứng của Adrenalin chống lại stress - Giảm HA tâm thu xuống 3-11mmHg, giảm HA tâm trương xuống 3-8mmHg tùy thuộc vào HA ban đầu - Tăng thể tích máu Lipid và máu - Tăng lipoprotein tỷ trọng cao (5-15%), có khả năng giảm LDL, giảm tỉ lệ cholesterol toàn phần/HDL - Giảm kết dính tiểu cầu - Tăng tiêu sợi huyết Chứng béo phì - Tăng độ nhạy của Insulin và giảm sự kháng Insulin và insulin - Giám béo phì, đặt biệt là béo phì trung tâm Phổi - Tăng dung tích chức năng và giảm thể tích khí cặn - Tăng khuếch tán Xương và cơ - Tăng khối xương, có thể làm chậm sự giảm mật độ xương ở PN theo tuổi - Tăng khối cơ Tập thể dục điều độ có tác dụng tốt về mặt tinh thần. Đối với người già, hay lo lắng và ít vận động, thể dục làm tăng sự khỏe mạnh, giảm căng thẳng và lo âu, giảm trầm cảm, giảm lú lẫn, tăng khả năng quan sát, lĩnh hội Tập thể dục cũng giảm căng thẳng và lo lắng đối với cộng đồng nói chung Tư vấn để tăng tập thể dục Mọi người lớn tuổi đều nên tập thể dục tối thiểu 30 phút mỗi ngày ở mức độ vừa phải. Có thể chia thành các khoảng ngắn hơn (10 phút mỗi lần) Nghiệm pháp gắng sức trước khi tập luyện: Những người có yếu tố nguy cơ về tim mạch cần làm nghiệm pháp gắng sức trước khi tập luyện ≤ 40 tuổi + 2 yếu tối nguy cơ ≥ 41 tuổi + 1 yếu tố nguy cơ 1.4.2.3. Dinh dưỡng + Nhu cầu calo + Chất béo + Chất xơ + Vitamin và khoảng chất 1.4.2.4. Uống rượu bia quá mức 89
- Ảnh hưởng của rượu bia: Rượu gây tổn thương nhiều cơ quan như tim mạch, tiêu hóa, thần kinh, tâm thần,... TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Evan W. Kligman và Frank A.Hale- Nguyễn Phương Liên (2004), “Dự phòng bệnh tật”, Y học gia đình các nguyên lí và thực hành, nhà xuất bản Y học. 2. Richard Kent Zimmerman- Nguyễn Phương Liên (2004), “Nâng cao sức khỏe”, Y học gia đình các nguyên lí và thực hành, nhà xuất bản Y học. 3. Trường Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh (2012). Y học gia đình, Nhà xuất bản Y học. 90
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
TÁC DỤNG CỦA XOA BÓP ĐỐI VỚI NGƯỜI CAO TUỔI
2 p | 254 | 51
-
15 lời khuyên của bác sĩ giúp phòng ngừa chấn thương do Tennis
5 p | 202 | 47
-
Phòng ngừa bệnh tiểu đường
5 p | 195 | 28
-
5 bí quyết giúp bạn giữ mãi vẻ trẻ trung
5 p | 173 | 24
-
Phòng rối loạn tuần hoàn não ở người cao tuổi
5 p | 156 | 21
-
Nâng cao IQ ngay từ trong bụng mẹ
7 p | 82 | 15
-
NGÀNH BÁC SĨ Y HỌC DỰ PHÒNG
20 p | 175 | 13
-
Điều trị và phòng bệnh tay – chân – miệng
5 p | 94 | 10
-
Điều trị dự phòng bằng Co-Trimoxazole
4 p | 90 | 8
-
Đông y trị thiểu năng tuần hoàn não
2 p | 135 | 7
-
Trẻ em sẽ cao lớn hơn khi “ăn” đủ kẽm
7 p | 61 | 6
-
Dân văn phòng lưu ý chứng đau đầu mùa hè
4 p | 70 | 5
-
Bài giảng Quản lý một số bệnh mạn tính không lây nhiễm ở tuyến cơ sở theo nguyên lý y học gia đình - PGS.TS. Trần Khánh Toàn
51 p | 58 | 5
-
8 điểm khác biệt thú vị giữa chàng và nàng
5 p | 58 | 4
-
Phòng tốt hơn chữa
5 p | 53 | 3
-
Cách điều trị và phòng ngừa bệnh rối loạn mỡ máu ở người cao tuổi
4 p | 101 | 3
-
Khảo sát hội chứng chuyển hóa theo tiêu chuẩn IDF ở nhóm người khám sức khỏe có độ tuổi 25-60 tại Bệnh viện Đa khoa Bắc Mỹ
5 p | 3 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn