Các nguyên lí cơ bản của y học gia đình
lượt xem 1
download
Tài liệu "Các nguyên lí cơ bản của y học gia đình" nhằm giúp học viên phân tích được các nguyên lí cơ bản của Y học gia đình. Áp dụng được các nguyên lí trong thực hành quản lí, điều trị một số bệnh thường gặp tại cộng đồng. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Các nguyên lí cơ bản của y học gia đình
- CÁC NGUYÊN LÍ CƠ BẢN CỦA Y HỌC GIA ĐÌNH Mục tiêu: 1. Phân tích được các nguyên lí cơ bản của Y học gia đình. 2. Áp dụng được các nguyên lí trong thực hành quản lí, điều trị một số bệnh thường gặp tại cộng đồng ĐẶT VẤN ĐỀ Tại Việt Nam, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, công tác chăm sóc sức khỏe (CSSK) cho nhân dân đã đạt được nhiều thành tựu to lớn. Tuổi thọ của người dân ngày càng tăng, tỷ lệ tử vong ở trẻ em và phụ nữ mang thai giảm rõ rệt, nhiều bệnh dịch nguy hiểm đã được thanh toán hoặc khống chế hiệu quả bằng các chương trình y tế can thiệp và chương trình tiêm chủng mở rộng. Tuy nhiên, hiện nay những hạn chế của hệ thống cung ứng dịch vụ y tế Việt Nam đã được Tổ chức Y tế Thế giới chỉ rõ: thiên về chăm sóc chuyên khoa ở bệnh viện; thương mại hóa dịch vụ y tế không được kiểm soát; sự phân mảnh của mạng lưới cung ứng dịch vụ. Những khó khăn, thách thức nói trên đang tác động tiêu cực đến tính công bằng, hiệu quả của hệ thống y tế, đòi hỏi phải có những can thiệp. Phát triển chuyên ngành Y học gia đình (YHGĐ) là một trong những giải pháp giúp nâng cao hiệu quả của công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu (CSSKBĐ). Chuyên ngành YHGĐ với sáu nguyên lí cơ bản, vận dụng đầy đủ và đúng tất cả các nguyên lí này sẽ giúp cho công tác khám bệnh, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho từng cá nhân lúc khỏe mạnh cũng như khi có bệnh, không phân biệt giới tính, lứa tuổi và vấn đề sức khỏe, dễ dàng tiếp cận, giúp hệ thống y tế nâng cao chất lượng cung ứng dịch vụ. 1. CÁC NGUYÊN LÍ CƠ BẢN CỦA Y HỌC GIA ĐÌNH Y học gia đình là một chuyên ngành lâm sàng đa khoa. Phần lớn các chuyên khoa được xác định bằng cách loại trừ hoặc giới hạn dựa vào một số yếu tố như tuổi, giới tính hoặc cụ thể cơ quan hay hệ thống của cơ thể. Chuyên ngành YHGĐ không có giới hạn, mà chịu trách nhiệm CSSK tất cả các lĩnh vực và các cơ quan trong cơ thể. Chuyên ngành YHGĐ thực hành dựa trên 6 nguyên lí cơ bản đáp ứng được phần lớn các đặc điểm của việc cung ứng dịch vụ y tế được đánh giá tốt theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới và rất phù hợp để nâng cao chất lượng của công tác CSSKBĐ. Chăm sóc sức khỏe liên tục Hướng Chăm sóc cộng đồng sức khỏe toàn diện Y HỌC GIA ĐÌNH Chăm sóc 18 sức khỏe phối hợp Hướng
- Sơ đồ 1. Sáu nguyên lí cơ bản của Y học gia đình 1.1. Chăm sóc sức khỏe liên tục Tính liên tục trong CSSK là một nguyên tắc quan trọng nhất của chuyên ngành YHGĐ, và là một đặc trưng mà các bác sĩ gia đình (BSGĐ) áp dụng trong quá trình cung cấp dịch vụ CSSK. Ở hầu hết các chuyên khoa khác, người bệnh đến với bác sĩ chủ yếu là vì các vấn đề liên quan đến bệnh tật, và người cung cấp dịch vụ CSSK chỉ theo dõi người bệnh trong những lần thăm khám liên quan đến vấn đề bệnh tật đó. Trong YHGĐ, các bác sĩ xây dựng được một mối quan hệ lâu dài với từng cá nhân, thay vì chỉ tập trung vào một bệnh. Điều này cho phép các BSGĐ có thể tác động một cách liên tục lên tình trạng sức khỏe của từng cá nhân, bao gồm việc theo dõi các vấn đề sức khỏe trong quá khứ và cả hiện tại; hướng dẫn thực hiện các biện pháp dự phòng. Quá trình thực hành của BSGĐ là lấy con người làm trung tâm thay vì lấy bệnh tật làm trung tâm, nó được xây dựng trên mối quan hệ lâu dài theo thời gian giữa BSGĐ và người dân/ người bệnh. Đối tượng sẽ được quản lí, theo dõi, CSSK và khám chữa bệnh trong thời gian dài và không bị giới bạn bởi bất cứ giai đoạn bệnh lý cụ thể nào. Các thông tin thể hiện việc chăm sóc liên tục là: - BSGĐ biết rõ tiền sử của người bệnh. - BSGĐ chú trọng việc giải thích cho người bệnh về sự quan trọng của việc theo dõi sức khỏe. - BSGĐ bàn bạc với người bệnh về kế hoạch CSSK lâu dài cũng như điều trị các bệnh cấp hoặc mạn tính (nếu người bệnh đang mắc). - Có sự tin cậy giữa BSGĐ và người bệnh. Việc chăm sóc liên tục giúp cho quá trình xây dựng mối quan hệ lâu dài và tin cậy lẫn nhau giữa người bệnh và bác sĩ (và cả mối quan hệ đối với gia đình người bệnh). - Hồ sơ quản lí sức khỏe của người bệnh có các thông tin liên quan đầy đủ, bao gồm tiền sử, thông tin các lần khám và tư vấn, lịch hẹn tái khám định kì, tần số khám bệnh và tiếp tục theo dõi sau khi người bệnh phải chuyển lên tuyến trên hoặc chuyển đến bác sĩ chuyên khoa sâu khác điều trị (nếu cần). Tùy từng người bệnh cụ thể, các BSGĐ có thể biết đối tượng mà mình CSSK từ lúc sinh đến lúc tử vong. Khi bị mắc bệnh, người bệnh sẽ được BSGĐ chăm sóc và điều trị từ khi phát hiện bệnh, điều trị bệnh đến lúc phục hồi chức năng. Khác với các chuyên ngành khác, đối tượng theo dõi của thầy thuốc là bệnh với nhiều người bệnh khác nhau, với BSGĐ đối tượng theo dõi, chăm sóc liên tục là người bệnh và có thể mỗi đợt ốm là một bệnh - Trong thực hành Y học gia đình, người bệnh ở lại, còn bệnh đến rồi đi. Tính liên tục trong CSSK, có 3 khía cạnh cần được xem xét: tính thông tin, tính liên tục theo thời gian và mối quan hệ giữa các cá nhân. Tính liên tục về thông tin liên quan đến việc thu thập và cập nhật các thông tin của người bệnh và gia đình họ liên quan đến tình trạng sức khỏe, sử dụng và tiếp cận các thông tin giúp cải thiện hiệu quả 19
- CSSK người bệnh. Thông tin được lưu giữ bằng hồ sơ quản lí sức khỏe, có thể ở dưới dạng hồ sơ điện tử hoặc hồ sơ giấy. Tính liên tục theo thời gian đề cập đến quy trình chăm sóc, mô tả về cách tiếp cận nhất quán và thống nhất trong việc thỏa mãn các nhu cầu CSSK cho một người bệnh trong thời gian dài. Tính liên tục trong mối quan hệ giữa các cá nhân, thể hiện mối liên hệ mật thiết trong công tác CSSK giữa người bệnh, gia đình họ và bác sĩ. Chăm sóc liên tục theo thời gian cho phép BSGĐ theo dõi một vấn đề sức khỏe cụ thể, đặc biệt trong trường hợp các triệu chứng/ dấu hiệu không rõ ràng để có thể đưa ra một chẩn đoán sớm và chính xác. Tương tự như vậy, chăm sóc liên tục theo thời gian có thể cho phép BSGĐ theo dõi được hiệu quả của phác đồ điều trị đang áp dụng cho người bệnh, thời gian đáp ứng với các biện pháp can thiệp. Th? i k? làm ông bà Sinh con L?p k? ho?ch cho Chào d? i tu?i huu Hôn nhân Tho ?u Trung niên V? thành niên ? n d? nh Tu?i già Ðánh giá l?i 40 nam d?u d? i Tính liên tục theo thời gian cho trí Huu phép BSGĐ hiểu một cách chi tiết và toàn diện về người bệnh và vấn đề sức khỏe của họ. Quá trình CSSK liên tục đã được chứng minh là giúp cải thiện sự hài lòng, tuân thủ điều trị và kết quả điều trị của người bệnh. Bằng cách này, các dịch vụ chăm sóc chất lượng cao có thể được cung cấp mà không cần đến quá nhiều các kỹ thuật, xét nghiệm đắt tiền, niềm tin sẽ được củng cố, chi phí CSSK giảm và các nguy cơ/ tai biến trong quá trình điều trị sẽ được hạn chế tối thiểu. 1.2. Chăm sóc sức khỏe toàn diện Quá trình thực hành của BSGĐ giúp cung cấp một cách lồng ghép các dịch vụ nâng cao sức khỏe, dự phòng bệnh tật, khám chữa bệnh, điều trị bệnh, phục hồi chức năng và các hỗ trợ về mặt thể chất, tâm lý và xã hội cho từng trường hợp người bệnh cụ thể. Con người là một thực thể của xã hội, sinh trưởng và phát triển trong một môi trường đa dạng, có nhiều mối quan hệ. Trong quá trình quản lí và CSSK cho người bệnh, người bác sĩ không chỉ xem xét người bệnh dưới góc độ sinh học mà còn phải xem xét cả về mặt xã hội và tâm lý. Y học gia đình không xuất phát đơn thuần từ việc chẩn đoán bệnh và điều trị bệnh mà xuất phát từ việc chẩn đoán đối tượng cụ thể mang bệnh và xử trí/ điều trị cho trường hợp người bệnh đó. Như vậy, người thầy thuốc gia đình xem xét người bệnh trong khuôn khổ các nhu cầu tổng thể của họ. Phải cân nhắc đến tất cả các yếu tố này khi lập kế hoạch chẩn đoán, điều trị và chăm sóc sức khỏe. Chăm sóc toàn diện còn là cung cấp đầy đủ các dịch vụ và thủ thuật lâm sàng cho các vấn đề sức khỏe thường gặp ở cộng đồng cho mọi đối tượng không phân biệt lứa tuổi, giới tính theo hướng chăm sóc ban đầu với phương thức chăm sóc lấy người bệnh làm trung tâm. Để đảm bảo chăm sóc toàn diện, nhiều khi các bác sĩ chuyên khoa khác cũng cần tham gia vào quá trình điều trị. Tuy nhiên, chính BSGĐ là đầu mối giúp 20
- cho người bệnh tiếp cận được với các chăm sóc, điều trị đó và BSGĐ là đầu mối điều phối các phương thức/ biện pháp điều trị của nhiều chuyên ngành (nếu cần). Tính toàn diện là một nguyên tắc cần thiết trong thực hành YHGĐ để có thể cung cấp được các dịch vụ chăm sóc hiệu quả ngay từ lần tiếp xúc đầu tiên. BSGĐ tìm cách cung cấp một số lượng tối đa các dịch vụ sức khỏe cho mỗi người bệnh tùy thuộc vào khả năng của họ và hạn chế việc chuyển tuyến người bệnh không cần thiết đến các bệnh viện tuyến trên, cải thiện hiệu quả chăm sóc cho cả người bệnh và toàn bộ hệ thống y tế. Lần tiếp xúc đầu tiên của người bệnh với BSGĐ sẽ giúp làm giảm được các xét nghiệm và can thiệp y tế không cần thiết, từ đó giúp cải thiện hiệu quả điều trị với chi phí thấp hơn. Mức độ cụ thể của tính toàn diện phụ thuộc một phần vào điều kiện và nguồn lực tại địa phương. Nếu trong hoàn cảnh thiếu hụt nguồn lực, nơi mà các cơ sở y tế khác cách xa, các kỹ năng lâm sàng và thủ thuật của BSGĐ được yêu cầu rộng hơn. Yêu cầu BSGĐ đạt được một số các kỹ năng cần thiết trong việc cung cấp dịch vụ CSSK là hoàn toàn có khả năng. Việc chỉ tập trung vào các vấn đề sức khỏe thường gặp có thể giúp các BSGĐ có thể đạt được các kỹ năng phát hiện và xử trí phù hợp - chuyên gia trong việc điều trị những bệnh lý thường gặp. Bên cạnh đó, tỷ lệ các bệnh lý nặng thấp hơn ở tuyến y tế cơ sở - nơi chăm sóc ban đầu. Với khả năng nhận biết các bệnh lý thường gặp có các biểu hiện điển hình, các BSGĐ có thể tích lũy kinh nghiệm một cách nhanh chóng những bệnh lý không thường gặp hoặc khi bệnh lý đó tiến triển theo một cách bất thường. Trong những trường hợp này, các BSGĐ có thể quyết định xem mình có thể xử lí được không hay cần thêm sự giúp đỡ của cơ sở y tế tuyến trên hoặc bác sĩ chuyên khoa sâu. 1.3. Chăm sóc sức khỏe phối hợp Bác sĩ gia đình có thể giải quyết được nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau khi một đối tượng đến gặp ở lần tiếp xúc đầu tiên, khi cần thiết, BSGĐ cần đảm bảo việc chuyển người bệnh một cách hợp lý và đúng thời điểm đến các dịch vụ chăm sóc của chuyên khoa khác. Trong những tình huống này, BSGĐ đóng vai trò là người điều phối, giống như một nhạc trưởng trong việc CSSK. Bác sĩ gia đình chịu trách nhiệm quản lí sức khỏe cho người bệnh theo thời gian, đây chính là một chức năng quan trọng trong CSSK. Để hoàn thành nhiệm vụ này, việc chăm sóc phối hợp sẽ giúp cải thiện được kết quả điều trị của người bệnh, làm cho nó trở thành một công cụ mạnh trong việc quản lí và điều trị bệnh tật, đặc biệt là các bệnh lý mạn tính. BSGĐ ngoài việc trực tiếp CSSK cho người bệnh còn cần có mạng lưới những bác sĩ chuyên khoa khác và các nguồn lực CSSK khác nếu thấy cần thiết để kết hợp trong quá trình khám chữa bệnh. Khi một người bệnh cần đến sự chăm sóc của một số bác sĩ chuyên khoa khác nhau, BSGĐ sẽ là người điều phối, xây dựng kế hoạch chăm sóc lồng ghép. Trao đổi các thông tin cần thiết của người bệnh trong quá trình chẩn đoán cũng như điều trị bệnh giữa các bác sĩ chuyên khoa khác nhau. Sự thiếu trao đổi, thiếu phối hợp sẽ dẫn đến việc chăm sóc kém hiệu quả và tạo ra gánh nặng CSSK cho bản thân người bệnh, gia đình và cho cả hệ thống y tế. Việc hiểu và sử dụng hợp lí hệ thống chuyển tuyến là một phương thức hiệu quả nhằm cải thiện sự phối hợp chăm sóc giữa BSGĐ và các bác sĩ chuyên khoa; giữa các tuyến y tế khác nhau. Vận hành hệ thống chuyển tuyến hợp lí cũng giúp thúc đẩy 21
- tính liên tục của quá trình chăm sóc bằng cách hướng dẫn người bệnh quay lại BSGĐ sau khi được khám/ điều trị bệnh giai đoạn nặng tại bác sĩ chuyên khoa. Hệ thống này cũng cũng yêu cầu bác sĩ chuyên khoa cung cấp/ phản hồi cho BSGĐ các thông tin về phương thức điều trị người bệnh đã được áp dụng. Phối hợp chăm sóc không chỉ giới hạn trong môi trường điều trị ngoại trú. Một số các nghiên cứu đã chứng minh rằng sự cung cấp/ trao đổi thông tin một cách đầy đủ về các vấn đề của người bệnh trong giai đoạn nằm điều trị tại bệnh viện với BSGĐ, có thể làm giảm được tỷ lệ tái nhập viện sau khi xuất viện. Để có thể phối hợp vấn đề chăm sóc một cách có hiệu quả, BSGĐ cần có mối liên lạc tốt với các bác sĩ chuyên khoa, nắm vững hệ thống chuyển tuyến để có thể chuyển người bệnh khi cần thiết. BSGĐ phải lưu lại một cách chi tiết và toàn diện các thông tin của người bệnh và theo dõi liên tục theo thời gian. Mặt khác, cần có các quy định của chuyển tuyến phù hợp (phân cấp tuyến tiếp nhận người bệnh, quyền và nghĩa vụ chia sẻ, phản hồi thông tin,…) 1.4. Dự phòng và nâng cao sức khỏe Bác sĩ gia đình không những chỉ là bác sĩ điều trị bệnh mà còn phải giúp người bệnh dự phòng các yếu tố nguy cơ bệnh tật. Công tác dự phòng là một vấn đề quan trọng trong thực hành YHGĐ đối với cá nhân và cộng đồng, và là một trong những công cụ mạnh mẽ của BSGĐ nhằm nâng cao tình trạng sức khỏe cho người dân. Nó được dựa trên một nguyên lí khá đơn giản: dự phòng bệnh tật trước khi nó thật sự diễn ra và dự phòng các biến chứng của bệnh. Mặc dù đây là một nguyên lí đơn giản, nhưng việc triển khai nó trong thực hành tại thực tiễn khó khăn hơn nhiều. Phòng bệnh bao gồm nhiều khía cạnh, đó là nhận biết được những yếu tố nguy cơ có thể làm tăng khả năng mắc bệnh, làm chậm lại các hậu quả của bệnh tật và khuyến khích lối sống lành mạnh. Dự phòng cũng có nghĩa là dự đoán trước các vấn đề sẽ có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm lý của người bệnh và gia đình. Phòng bệnh không chỉ giới hạn vào việc tư vấn mọi người không hút thuốc lá, tích cực tập thể dục và ăn uống đúng cách,… mà còn là việc nhận ra các yếu tố nguy cơ đối với việc mắc bệnh/ vấn đề sức khỏe nào đó (dựa vào các thông tin về tiền sử gia đình, vòng đời người, vòng đời gia đình,…); triển khai tiêm chủng để phòng bệnh; sử dụng các phương tiện sàng lọc để phát hiện bệnh sớm ngay từ giai đoạn đầu. Khi người bệnh có bệnh cần dự phòng các biến chứng,…. Tất cả các thông tin về các yếu tố nguy cơ và dự phòng bệnh tật được thể hiện đầy đủ trong hồ sơ quản lí sức khỏe YHGĐ. Chăm sóc dự phòng bao gồm dự phòng cấp I, II và III (Chi tiết về công tác dự phòng ở trong bài 9 ở cuốn tài liệu này). Thêm vào đó khái niệm dự phòng cấp IV cũng được đưa ra (hiện đang được hoàn thiện). Với Hiệp hội BSGĐ Thế giới, dự phòng cấp IV là dự phòng việc sử dụng quá nhiều thuốc và bảo vệ người bệnh khỏi những can thiệp hoặc xét nghiệm không thực sự cần thiết. Nguyên lí thực hành lâm sàng toàn diện và liên tục của BSGĐ, mối quan hệ mật thiết của BSGĐ và người dân/ người bệnh tạo điều kiện lí tưởng giúp cung cấp đầy đủ các dịch vụ về dự phòng và đánh giá hiệu quả của các dịch vụ này. BSGĐ có điều kiện xem xét các can thiệp dự phòng tại mỗi lần người bệnh đến khám và theo dõi các biện pháp dự phòng đó. Áp dụng những nguyên tắc này trong việc cung cấp các dịch vụ lâm sàng sẽ giúp hiện thực hóa nỗ lực của các chương trình dự phòng tới từng người bệnh, gia đình và cộng đồng. 22
- 1.5. Hướng gia đình Các BSGĐ cần xem xét sự ảnh hưởng của bệnh tật đến gia đình người bệnh, cũng như ảnh hưởng của gia đình đến tình trạng sức khỏe của từng cá thể trong gia đình. Yếu tố gia đình có nhiều ảnh hưởng rất quan trọng như: - Các bệnh có tính chất di truyền; - Ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần của mỗi cá nhân trong gia đình; - Sự lây truyền của các bệnh truyền nhiễm; - Tác động và hỗ trợ đối với kết quả điều trị của người bệnh (ảnh hưởng đến sự tuân thủ điều trị, phục hồi chức năng, chế độ dinh dưỡng,…); - Yếu tố gia đình ảnh hưởng đến cả quá trình chẩn đoán phát hiện, điều trị và dự phòng bệnh. Một gia đình được định nghĩa rộng rãi là nơi mà người bệnh có thể trông mong sự hỗ trợ ở quá khứ, hiện tại và tương lai. Trong quá trình thực hành lâm sàng, các BSGĐ thường sử dụng một số công cụ để đánh giá tác động của gia đình như: cây phả hệ, sơ đồ gia đình, chỉ số APGAR, đánh giá SCREEM, chuỗi sự kiện gia đình,… Các công cụ này giúp cho BSGĐ hiểu được và đánh giá đúng về các ảnh hưởng của yếu tố sinh học, đời sống tâm sinh lý, mức độ chia sẻ và khả năng hỗ trợ của các thành viên trong gia đình từ đó dự kiến được các khủng hoảng có thể xảy ra trong vòng đời của gia đình. Việc chẩn đoán và điều trị cần phải được thực hiện trên cơ sở đánh giá các ảnh hưởng của bệnh tật đối với các thành viên của gia đình và ảnh hưởng của gia đình đối với bệnh tật. Các BSGĐ cần cung cấp một chương trình chăm sóc toàn diện cho tất cả các thành viên trong gia đình, nên cần nhìn nhận người bệnh trong bối cảnh gia đình, áp dụng cách tiếp cận gia đình trong chăm sóc người bệnh. Điều này bắt đầu bằng việc phải hiểu được vai trò của gia đình trong các hành vi sức khỏe và hành vi có thể gây ra bệnh tật, động lực của gia đình, và các giai đoạn trong cuộc sống gia đình. Sự tham gia của các thành viên gia đình từ khi một trẻ được sinh ra đến giai đoạn cuối của cuộc đời có thể giúp cải thiện cả chất lượng chăm sóc và sự điều chỉnh của các thành viên gia đình khi hoàn cảnh thay đổi. BSGĐ phải có nhiều các kỹ năng khác nhau để có thể cung cấp được một dịch vụ chăm sóc định hướng gia đình có hiệu quả: - Khai thác tiền sử gia đình (không chỉ đơn thuần là những thông tin liên quan đến những bệnh lý di truyền); - Hiểu được tầm quan trọng của động lực gia đình và các giai đoạn của chu kỳ cuộc sống; - Kỹ năng trong việc tổ chức các cuộc họp trong gia đình để thảo luận về các vấn đề sức khỏe quan trọng; - Kỹ năng cơ bản trong việc tư vấn gia đình, giúp các gia đình trong những tính huống căng thẳng ảnh hưởng đến sức khỏe. Sức khỏe của một cá thể là kết quả của một sự tương tác phức tạp, ảnh hưởng không chỉ bởi các hành vi và yếu tố di truyền, mà còn chịu sự ảnh hưởng của gia đình và cộng đồng mà cá thể đó sinh sống và các bệnh lý cụ thể đi kèm của bản thân họ. 23
- Bên cạnh đó, cuộc sống cá nhân và các mục tiêu về sức khỏe của một người sẽ định hướng việc tìm kiếm các dịch vụ sức khỏe của người đó. 1.6. Hướng cộng đồng Nghề nghiệp của người bệnh, yếu tố văn hóa và môi trường là những khía cạnh của cộng đồng tác động đến việc CSSK. Sự hiểu biết về mô hình bệnh tật trong cộng đồng sẽ ảnh hưởng đến định hướng chẩn đoán của bác sĩ và giúp họ đưa ra những quyết định liên quan đến việc cung ứng dịch vụ. Các vấn đề của người bệnh cần được nhìn nhận trong bối cảnh cộng đồng địa phương nơi họ sinh sống. BSGĐ chịu trách nhiệm CSSK cho một cộng đồng dân cư nhất định nên cần lưu ý các phong tục tập quán của cộng đồng đó có ảnh hưởng như thế nào đến tình trạng sức khỏe của từng cá nhân và cả cộng đồng. Hầu hết các BSGĐ có có mối quan hệ mật thiết với cộng đồng nơi mà họ quản lí và chăm sóc người bệnh. Các hoạt động sức khỏe cộng đồng có thể bao gồm nhiều hoạt động khác nhau về giáo dục, dự phòng cũng như các biện pháp can thiệp khác, chẳng hạn như các chương trình y tế học đường, chương trình tiêm chủng, CSSK cho người cao tuổi,… Cơ cấu bệnh tật tại phòng khám của một BSGĐ sẽ thể hiện được tình trạng sức khỏe của người dân tại cộng đồng đó, cũng như những vấn đề liên quan đến sức khỏe nói chung của toàn bộ cộng đồng. Phương pháp tiếp cận chăm sóc ban đầu dựa trên cộng đồng giúp khuyến thích các nhà cung cấp dịch vụ thực hiện các quan sát và sau đó tìm kiếm các cơ hội nhằm xác định và đáp ứng với các nhu cầu sức khỏe tại địa phương một cách có hệ thống. Thông qua điều này, các BSGĐ sẽ có những đánh giá chính xác hơn về các tác động của xã hội, môi trường và kinh tế của một cộng đồng rộng lên sức khỏe của một cá nhân cụ thể. Ngoài vai trò cung cấp thông tin hỗ trợ cho chẩn đoán, cộng đồng còn là một trong các yếu tố trị liệu. Trong cộng đồng có thể có nhiều thành phần/ tổ chức mà BSGĐ có thể phối hợp để cung ứng dịch vụ CSSK. Rất cần thiết cân nhắc yếu tố cộng đồng trong việc đưa ra kế hoạch điều trị và CSSK phù hợp cho từng người bệnh cụ thể. Về cơ bản, nguyên lí YHGĐ chỉ có một, song hệ thống y tế của các quốc gia lại rất khác nhau. Việc áp dụng dịch vụ BSGĐ vào hệ thống y tế của từng quốc gia sẽ có những điểm khác biệt nhất định. Tuy nhiên, điểm chung của dịch vụ BSGĐ ở tất cả các quốc gia là: - Là nơi tiếp cận đầu tiên của người dân với hệ thống y tế, gắn liền với khu vực địa lý mà người dân sinh sống; - BSGĐ là những bác sĩ thực hành lâm sàng đa khoa, đóng vai trò “người gác cổng” của hệ thống y tế, chịu trách nhiệm khám, điều trị, dự phòng bệnh tật, theo dõi quản lí sức khoẻ toàn diện, liên tục cho cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng cả về thể chất và tinh thần; - BSGĐ lập hồ sơ quản lí sức khoẻ cho các cá nhân từ lúc sinh ra đến lúc qua đời. Đồng thời, BSGĐ cần được đào tạo cách để cải thiện khả năng tiếp cận với nhiều nhóm đối tượng khác nhau, với các phong tục tập quán và yếu tố văn hóa khác nhau. Mặc dù các BSGĐ trên toàn thế giới có nhiều điểm chung, phạm vi của dịch vụ 24
- thực hành của các BSGĐ có sự khác biệt đáng kể giữa các quốc gia và cộng đồng, phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Những dịch vụ được cung cấp bởi các BSGĐ phụ thuộc vào tần suất lưu hành của các bệnh lý và vấn đề sức khỏe của người dân trong cộng đồng, tổ chức của hệ thống y tế, sự sẵn có của các nguồn lực (trang thiết bị tại phòng khám, các nguồn cung cấp, khả năng chi trả,…), chương trình đào tạo, chức năng, nhiệm vụ của BSGĐ được quy định ở mỗi nước, khả năng tổ chức và tài chính cho các dịch vụ sức khỏe. Kết luận: Dù có những sự khác biệt giữa các quốc gia, nhưng các đặc trưng cơ bản của BSGĐ là thống nhất. BSGĐ thực hành lâm sàng với 6 nguyên lí cơ bản, điều này cho phép các BSGĐ có thể đóng góp tối đa vào sự phát triển của hệ thống y tế. Cũng như tất cả các bác sĩ chuyên ngành khác, BSGĐ luôn cần được cập nhật các kiến thức mới về y khoa, duy trì những kỹ năng chẩn đoán và điều trị. Để có thể phát triển được những kỹ năng này, vấn đề đào tạo BSGĐ tại các nước được diễn ra trong môi trường tiếp xúc ban đầu (tại tuyến y tế cơ sở, cộng đồng) nơi mà các kiến thức và kỹ năng của họ có thể được thực hành một cách nhuần nhuyễn. Tài liệu tham khảo 1. Bộ môn Y học gia đình, Trường Đại học Y Hà Nội (2018). Thực hành Y học gia đình trong chăm sóc ban đầu. Nhà xuất bản Y học. 2. Bộ môn Y học gia đình, Trường Đại học Y Hà Nội (2015). Giáo trình Y học gia đình đại cương. Nhà xuất bản Y học. 3. Starfield B (1998). Primary Care: balancing health needs, services and technology. Oxford: OxfordUniversity Press. 4. Shahady Ej (1982). Teaching the principles of family medicine. NZ Fam Physician 10: 24 – 26. 5. World Health Organization (2008). World Health Report 2008 – primary health care (now more than ever). Available at: www.who.int/whr/2008/en/ 25
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
230 Lời giải về bệnh tật của trẻ em
157 p | 574 | 343
-
Câu hỏi ôn tập môn Nguyên lí thống kê
8 p | 660 | 166
-
Thực tập Hóa Sinh: Phần 1
94 p | 411 | 116
-
Giáo trình dược liệu (Bài 12)
9 p | 241 | 93
-
Bài giảng Sinh lí bệnh tuần hoàn
44 p | 153 | 18
-
Chứng ngủ ngáy ở phụ nữ
3 p | 131 | 13
-
Giáo trình Dược lý - DS.Nguyễn Thúy Dần
218 p | 32 | 10
-
Xử lí quầng thâm quanh mắt
4 p | 140 | 10
-
Đau ngực có phải đều do bệnh tim?
5 p | 109 | 9
-
Khảo sát hoạt tính kháng Candida albicans của phối hợp cao Trầu không (Piper betle L. Piperaceae) và tinh dầu Bách lí hương (Thymus vulgaris L. Lamiaceae)
8 p | 19 | 5
-
Khảo sát sự hài lòng của dược sĩ về một số phần mềm quản lí tại các nhà thuốc Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
8 p | 9 | 3
-
Tài liệu đào tạo liên tục Chăm sóc sức khỏe ban đầu theo nguyên lý y học gia đình dành cho bác sĩ làm việc tại trạm y tế xã
482 p | 7 | 3
-
Công thức mới giúp xác định bạn bị thừa cân hay không
5 p | 61 | 2
-
Nguyên nhân khiến con bạn khóc
6 p | 57 | 2
-
Bài giảng Mắt: Phần 2 - Trường ĐH Võ Trường Toản (Năm 2022)
79 p | 13 | 2
-
Bài giảng Sinh lí bệnh máu và tạo máu
59 p | 4 | 2
-
Bài giảng Vật lý và lý sinh - Bài 1: Sự biến đổi năng lượng trên cơ thể sống
70 p | 10 | 2
-
Giáo trình Vật lí đại cương (Ngành: Dược - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
112 p | 1 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn