intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Lập kế hoạch y tế

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

3
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài học này hướng dẫn cách lập kế hoạch y tế, bao gồm 5 bước cơ bản từ việc xác định vấn đề đến triển khai kế hoạch hành động. Chúng ta sẽ học cách thu thập và phân tích các chỉ số y tế để xác định vấn đề sức khỏe ưu tiên, đồng thời xây dựng các mục tiêu y tế hiệu quả. Bài học cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của lập kế hoạch y tế trong việc nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe ban đầu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Lập kế hoạch y tế

  1. LẬP KẾ HOẠCH Y TẾ MỤC TIÊU 1. Liệt kê được 5 bước của kế hoạch y tế. 2. Trình bày được cách thu thập, ý nghĩa các chỉ số y tế, để phân tích và xác định vấn đề sức khoẻ ưu tiên. 3. Trình bày được 5 đặc tính khi viết một mục tiêu y tế. 4. Viết được kế hoạch hành động để đạt được mục tiêu. 5. Nhận thức được tầm quan trọng của lập kế hoạch y tế trong CSSKBĐ. NỘI DUNG 1. Định nghĩa kế hoạch Kế hoạch là sự sắp xếp, bố trí hoạt động nhằm làm được việc gì đã được tính toán và cân nhắc trước. Một kế hoạch bao gồm cả 2 mặt: - Một là trạng thái tương lai mà người ta mong đợi được. - Chương trình hành động được hoạch đinh trước nhằm đạt được trạng thái nói trên. 2. Thế nào là lập kế hoạch Lập kế hoạch là quá trình quyết định xem phải làm thế nào để tương lai tốt đẹp hơn hiện tại . Phải có những thay đổi gì cần thiết để tạo ra được cải thiện và nên thực hiện các thay đổi ấy bằng cách nào. 3. Tầm quan trọng của lập kế hoạch y tế trong CSSKBĐ Trong công việc hàng ngày, các cán bộ quản lý phải thường xuyên lập kế hoạch. Kế hoạch là một sự sắp xếp, bố trí làm việc gì đó đã được tính toán và cân nhắc trước. Lập kế hoạch là xác định một kế hoạch hoạt động, hoặc xác định phân bổ nguồn lực hiệu quả nhất, nhằm đạt được mục tiêu đề ra. Lập kế hoạch là chức năng cơ bản đầu tiên và là công cụ quản lý của các nhà quản lý. Hiện nay, trong thực tế các cán bộ quản lý y tế khi làm kế hoạch phải tính toán, cân nhắc để vừa thực hiện chỉ tiêu kế hoạch trên giao, vừa phải đưa vào những hoạt động nhằm giải quyết những vấn đề riêng của cộng đồng mình. 4. Các bước lập kế hoạch Một bảng kế hoạch có khả năng thực thi và phù hợp phải trả lời được các câu hỏi sau: - Hiện nay chúng ta đang ở đâu (phân tích tình hình thực tại). - Chúng ta muốn đi đến đâu (xây dựng mục đích, mục tiêu). - Chúng ta đến đó bằng cách nào (chọn giải pháp) - Chúng ta có những nguồn lực nào (nhân lực, vật lực, tài lực). - Chúng ta đến đó như thế nào. Để trả lời cho những câu hỏi trên lập kế hoạch cho những hoạt động y tế phải tiến hành qua 5 bước sau: 165
  2. 4.1. Bước 1: Phân tích tình hình hiện tại Muốn xác định được các vấn đề sức khoẻ cần can thiệp, phải tiến hành phân tích tình hình thực tại. Muốn làm được điều này, chúng ta phải sử dụng các thông tin và chỉ số cần thiết cho việc phân tích, đánh giá. 4.1.1. Cách thu thập thông tin: - Thu thập số liệu từ các sổ sách, báo cáo: + Từ sổ thống kê, sổ khám chữa bệnh, báo cáo định kỳ của trạm y tế, phòng khám, bệnh viện. + Từ sổ sách, báo cáo của hoạt động các chương trình, dự án. + Từ Uỷ ban xã và các ngành có liên quan (hộ tịch, dân số, thống kê....) + Từ cấp trên. - Quan sát trực tiếp: + Dùng bảng để quan sát. + Khám sàng lọc để phát hiện những người có nguy cơ hoặc một số bệnh tiềm tàng. Ví dụ: dùng thước đo vòng cánh cho trẻ em < 5 tuổi để phát hiện suy dinh dưỡng và nguy cơ suy dinh dưỡng. + Xét nghiệm để chẩn đoán bệnh và điều tra tỷ lệ mắc bệnh nào đó trong cộng đồng. Ví dụ: xét nghiệm phân tìm trứng giun, xét nghiệm máu tìm ký sinh trùng sốt rét..... - Phỏng vấn cộng đồng: + Phỏng vấn các cá nhân, các hộ gia đình, các cán bộ y tế, cán bộ quản lý.... + Gửi bảng câu hỏi viết sẵn để thu thập câu trả lời. + Thảo luận với nhóm cộng cồng về các vấn đề về sức khoẻ, từ đó có được các thông tin từ cộng đồng. 4.1.2. Những chỉ số cần thu thập Tuỳ từng trường hợp và mục tiêu cụ thể của từng vấn đề cần phân tích để giải quyết, cần thu thập các chỉ số khác nhuau. Những chỉ số này có thể rất nhiều, cần chọn lọc kỹ vì không thể thu thập hết được. Bên cạnh chỉ số còn có các yếu tố cũng rất quan trọng không thể đo lường được nhưng cần phải xác định như là tập quán, niềm tin. Có 4 chỉ số cần thu thập: - Chỉ số về dân số: + Dân số trung bình, dân số theo giới và lứa tuổi. + Tỷ suất tử vong thô, tỷ suất tử vong đặc trưng tính theo giới và lứa tuổi. + Tỷ suất sinh thô và tỷ suất phát triển dân số tự nhiên. - Chỉ số về kinh tế, văn hoá và xã hội: + Phân bố nghề nghiệp. + Số người đủ ăn và thiếu ăn. + Thu nhập bình quân đầu người. + Bình quân diện tích dất canh tác/ trên đầu người. + Tỷ lệ gia đình có nghề phụ. + Tỷ lệ người mù chữ/ dân số và tỷ lệ người mù chữ trong độ tuổi lao động. 166
  3. + Tỷ lệ gia đình có phương tiện truyền thông như: Radio, TV, báo chí.... + Số gia đình lễ bái, cầu cúng khi ốm đau. - Chỉ số về sức khỏe và bệnh tật: + 10 nguyên nhân gây tử vong cao nhất. + 10 bệnh có tỷ lệ mắc cao nhất. + Số trường hợp trẻ < 5 tuổi mắc các chứng bệnh trong 6 bệnh tiêm chủng (bạch cầu, uốn ván, ho gà, bại liệt, sởi, lao). + Số trường hợp trẻ suy dinh dưỡng. + Số trường hợp trẻ sơ sinh có cân nặng < 2500g. + Số phụ nữ có thai không tăng trọng lượng đủ 9kg. - Vệ sinh môi trường: + Tỷ lệ hộ gia đình có nguồn nước sạch để ăn uống, sinh hoạt. + Tỷ lệ gia đình có hố xí hợp vệ sinh. + Tỷ lệ hộ gia đinh có đủ 3 công trình vệ sinh. - Chỉ số về dịch vụ y tế: + Số cán bộ y tế các loại. + Y tế tư nhân. + Trang thiết bị của các trạm y tế, phòng khám đa khoa khu vực, trung tâm y tế huyện và y tế tư nhân. + Kinh phí y tế cấp theo đầu dân. + Số người đến khám bệnh và không đến khám tại cơ sở y tế của nhà nước. + Số người đến khám và mua thuốc tư nhân. + Số lượt người được giáo dục sức khoẻ. + Số trường hợp đặt vòng tránh thai, hút và điều hoà kinh nguyệt. + Số thai phụ được khám thai đủ ba lần và tiêm phòng uốn ván. + Số trẻ em < 1 tuổi được tiêm phòng đủ 6 loại Văcxin. 4.1.3. Phân tích vấn đề Sau khi đã thu thập các thông tin cần thiết, phải tiến hành phân tích các thông tin, từ đó để xác định ra vấn đề gì đang tồn tại ở cộng đồng. 4.2. Bước 2: Xác định các vấn đề sức khoẻ, lựa chọn vấn đề sức khoẻ ưu tiên. 4.2.1. Xác định vấn đề sức khoẻ Sau khi đã có các chỉ số, cần sử dụng các chỉ số để xác định các vấn đề sức khoẻ. Phương pháp đơn giản, dễ thực hiện nhất là sử dụng bảng điểm với 4 tiêu chuẩn như sau: 167
  4. Điểm Tiêu chuẩn để xác định vấn đề sức khoẻ Vấn đề 1 Vấn đề 2 Vấn đề 3 ........ 1. Các chỉ số biểu hiện vấn đề ấy đã vượt quá mức bình thường. 2. Cộng đồng đã biết tên vấn đề ấy và đã có phản ứng rõ ràng. 3. Đã có dự kiến hành động của nhiều ban ngành, đoàn thể. 4. Ngoài số cán bộ y tế, trong cộng đồng đã có một nhóm người khá thông thạo về vấn đề đó. Cách cho điểm: 3 điểm: rất rõ ràng 2 điểm: rõ ràng 1 điểm: có ý thức không rõ lắm 0 điểm: không rõ, không có Cách nhận định kết quả: Từ 9 - 12 điểm: có vấn đề sức khoẻ trong cộng đồng Dưới 9 điểm: vấn đề chưa rõ Sau khi xác định các vấn đề sức khoẻ, phải đặt ra câu hỏi “tại sao” để tìm nguyên nhân của vấn đề đó. 4.2.2. Lựa chọn các vấn đề sức khoẻ ưu tiên Sau khi xác định các vấn đề sức khoẻ, chúng ta có thể thấy trong cộng đồng tồn tại nhiều vấn đề sức khoẻ, mà trong một năm bạn không thể giải quyết được hết các vấn đề đó, bắt buộc chúng ta phải chọn ưu tiên: vấn đề nào giải quyết trước, vấn đề nào giải quyết sau vì không thể coi mọi vấn đề như nhau và không thể giải ngay mọi vấn đề được. Để chọn lựa ưu tiên, người ta sử dụng một bảng điểm để cân nhắc từng tiêu chuẩn. Có 6 tiêu chẩn chính để xét vấn đề sức khoẻ ưu tiên cho từng vấn đề sức khoẻ đã lựa chọn ở bảng trên, được trình bày ơ bảng dưới đây: 168
  5. Điểm Tiêu chuẩn để xét ưu tiên Vấn đề 1 Vấn đề 2 Vấn đề 3 ......... 1. Mức độ phổ biến của vấn đề (nhiều người mắc bệnh liên quan) 2. Gây tác hại lớn (tử vong, tàn phế, tổn hại kinh tế, xã hội....) 3. Ảnh hưởng đến lớp người có khó khăn (nghèo khổ, mù chữ, vùng hẻo lánh.....) 4. Đã có kỹ thuật, phương pháp, phương tiện giải quyết. 5. Kinh phí chấp nhận được. 6. Cộng đồng sẵn sàng tham gia giải quyết. Cộng Cách cho diểm theo bảng tiêu chuẩn sau ảnh Mức độ phổ Mức độ Có kỹ Quan hưởng tới Điểm biến của vấn gây tác thuật giải Kinh phí điểm của người đề hại quyết cộng đồng nghèo Không thể 0 Rất thấp Không Không Không Không giải quyết 1 Thấp Thấp Ít Khó khăn Thấp Thấp Trung Tương Có khả Trung 2 Trung bình Trung bình bình đối năng bình 3 Cao Cao Nhiều Chắc chắn Cao Cao Cách nhận định kết quả: 15 - 18 điểm: ưu tiên 12 - 14 điểm: có thể ưu tiên Dưới 12 điểm: xem xét lại, không nên ưu tiên. 4.2.3. Xác định nguyên nhân của vấn đề sức khoẻ Các nguyên nhân của một vấn đề, có thể phân loại dựa trên các góc độ như sau: a) Từ phía nhà cung cấp dịch vụ y tế. b) Từ điều kiện kinh tế, văn hoá, xã hội (trong đó có chế độ chính trị). c) Do cộng đồng không chấp nhận được hoặc phản ứng. Cách phân nguyên nhân thành 2 nhóm: - Nguyên nhân trực tiếp - Nguyên nhân gián tiếp Trên thực tế, nguyên nhân được thể hiện khá phức tạp, có những nguyên nhân là gốc của nhiều nguyên nhân, có những nguyên nhân này là hậu quả của một chuỗi các nguyên nhân khác theo kiểu “nguyên nhân gốc rễ” (cây vấn đề) như mô hình sau 169
  6. Vấn đề sức khỏe Tại sao? Tại sao? Sơ đồ 19.1. Cây vấn đề Phân tích nguyên nhân gốc rễ của một vấn đề không đơn giản, song càng phân tích kỹ bao nhiêu, càng bớt được những suy đoán chủ quan bấy nhiêu trong việc tìm ra các nguyên nhân chính xác. Việc tìm ra các nguyên nhân gốc rễ, giúp người quản lý nhìn nhận vấn đề toàn diện hơn trước khi ra quyết định hoạt động nào vào chương trình can thiệp trong tương lai (lập kế hoạch hành động). Để vẽ lên được “cây vấn đề” như trên, thường người ta dùng kỹ thuật câu hỏi “nguyên nhân do đâu” hay “nhưng tại sao” (But Why Technique). Xác định nguyên nhân của vấn đề sức khoẻ bằng kỹ thuật “nhưng tại sao” Sau khi xác định được vấn đề sức khoẻ, cần phân tích các nguyên nhân. Trước khi bước vào phân tích các nguyên nhân, ta đều biết không thể giải quyết xong hết mọi nguyên nhân có thể can thiệp được. Từ vấn đề xác định được, đặt câu hỏi “nhưng” “tại sao” hoặc “tại sao” lại dẫn đến vấn đề này? Sau câu hỏi đầu ta có một số câu trả lời. Chọn ra trong số các câu trả lời những lý do có thể can thiệp được, rồi đặt câu hỏi tiếp “tại sao”. Còn những câu trả lời đưa ra lý do không giải quyết được ngay hãy tạm thời gác lại. Cứ tiếp tục đặt các câu hỏi tại sao cho các câu trả lời tiếp theo. Sau cùng, sẽ tìm được công việc cần làm hay giải pháp cần can thiệp, để đưa vào bản kế hoạch hành động. 170
  7. Ví dụ: về “Tỷ lệ nhiễm HIV tăng”. Tỷ lệ nhiễm HIV tăng Tại sao? Quan hệ tình dục Tiêm chích Truyền máu Mẹ nhiễm HIV lây không an toàn không an toàn không an toàn cho con toan toantoàn Tại sao? Khó khống chế Khó khống chế gác lại gác lại Dân thiếu Mại Thiếu Thiếu Thiếu Không hiểu biết dâm gia bao cao nhân hóa làm xét về tình nghiệm dục an tăng su lực chất trước toàn để XN khi truyền Sơ đồ: 19.2. Cây vấn đề vể tỷ lệ nhiễm HIV tăng máu Ở mức độ một cơ sở y tế, nếu tạm thời dừng ở lần thứ hai đặt câu hỏi “tại sao” và gác lại các nguyên nhân không thuộc phạm vi trách nhiệm của ngành y, hoặc điều kiện kỹ thuật, cơ sở vật chất chưa cho phép (ví dụ xét nghiệm máu cho tất cả các bà mẹ có thai xem có nhiễm HIV), thì những việc làm có thể thực hiện là: - Cung cấp bao cao su rộng rãi. - Tổ chức nói chuyện, đăng tải trên các chương trình về tình dục an toàn trên các phương tiện truyền thông đại chúng. - Đào tạo cán bộ y tế, để có đủ cán bộ có thể xét ngiệm tìm HIV trước ki truyền máu. - Tăng nguồn kinh phí để làm xét nghiệm, hoặc phân bổ lại ngân sách, ưu tiên cho xét nghiệm HIV ơ cơ sở truyền máu. Khi đưa những việc trên vào kế hoạch hành động năm tới, chúng ta có thể hy vọng sẽ giải quyết được nguy cơ nhiễm HIV. Kỹ thuật “nhưng tại sao” này, được sử dụng trong nhiều tình huống khác, có thể tới 5 - 6 lần đặt câu hỏi “tại sao”. 4.3. Bước 3: Xác định mục tiêu 4.3.1. Định nghĩa mục tiêu Mục tiêu là kết quả mong muốn đạt được của một chương trình hoặc một hoạt động. Lý do phải xác định mục tiêu: - Là cơ sở cho việc xây dựng một bản kế hoạch cụ thể. - Là cơ sở cho việc đánh giá các hoạt động. 4.3.2. Phương pháp viết/xây dựng mục tiêu: Mục tiêu phải ngắn gọn, rõ ràng và phải đảm bảo được 5 đặc tính cơ bản sau: - Đặc thù: Không lẫn lộn vấn đề này với vấn đề khác. - Đo lượng được: Quan sát, theo dõi, đánh giá được. 171
  8. - Thích hợp, phù hợp với vấn đề sức khoẻ đã được xác định, phù hợp với chiến lược, chính sách y tế hoặc giúp để giải quyết vấn đề cộng đồng đang muốn giải quyết. - Có thể thực hiện được (khả thi): Có thể đạt được mục tiêu với nguồn lực sẵn có và có thể vượt qua được các khó khăn, trở ngại. - Khoảng thời gian: Phải được quy định rõ, để đạt được những điều mong muốn trên công việc đã nêu. 4.4. Bước 4: Lựa chọn giải pháp /hoạt động: 4.4.1. Chọn giải pháp: Dựa vào cây vấn đề đã phân tích, để đề ra giải pháp thích hợp. Có thể có nhiều giải pháp để giải quyết một nguyên nhân, cần phải chọn những giải pháp thích hợp có khả năng thực thi. * Giải pháp là gì? Giải pháp là con đường hoặc cách nhằm để đạt được mục tiêu hay là cách thức để giải quyết nguyên nhân gốc rễ của vấn đề. Giải pháp là phương tiện, phương thức để đạt tới mục tiêu. Ví dụ 1: Khi muốn đi từ nhà tới cơ quan, ta có thể đi xe đạp, xe máy hay ô tô, chọn giải pháp chính là phương tiện nào sẽ sử dụng. Ví dụ 2: Để đạt mục tiêu là giảm tỷ lệ trẻ sơ sinh bị uốn ván rốn, có thể bằng nhiều giải pháp như tiêm Văcxin uốn ván cho bà mẹ khi mang thai, thực hiện đỡ đẻ sạch, vận động đến đẻ tại trạm y tế xã............ * Tính chất của giải pháp: Các giải pháp được lựa chọn để giải quyết các vấn đề sức khoẻ phải: + Rất rõ ràng, cụ thể. + Có hiệu quả nhất. + Có khả năng thực thi. + Giải quyết được nguyên nhân gỗc rễ của vấn đề để tồn tại. + Giá thành rẻ. + Phù hợp với điều kiện tại chỗ. * Có 5 tiêu chuẩn để lựa chọn một giải pháp tối ưu. - Có nhiều khả năng thực thi, tức tính khả thi cao: + Có đủ 4 yếu tố: nhân lực, vật lực, tài chính, quản lý và thời gian. + Phù hợp với đường lối chính trị, chính sách kinh tế xã hội và y tế. - Chấp nhận được: không có những trở ngại quá khó khăn, có thể vượt qua về mặt chủ quan (người tham gia thực hiện), cũng như khách quan (người sử dụng, cộng đồng......) - Có hiệu lực, hiệu quả cao: liên quan giữa đầu vào trong các hoạt động, các dịch vụ và tình trạng sức khoẻ được cải thiện. - Thích hợp: một số giải pháp được coi là thích hợp, khi các biện pháp về chuyên môn, kỹ thuật cũng như về tổ chức có thể áp dụng phù hợp với điều kiện hoàn cảnh ở những nơi mà các hoạt động đã được triển khai. - Duy trì được (tính bền vững): giải pháp triển khai vẫn tiếp tục duy trì, khi không còn sự hỗ trợ nguồn lực từ bên ngoài. 4.4.2. Hoạt động Hoạt động là những việc sẽ làm, mô tả chi tiết hơn các giải pháp. Ví dụ: nếu ta chọn giải pháp là “tiêm vắcxin uốn ván cho bà mẹ khi mang thai”. Các hoạt động để thực hiện giải pháp này có thể là: - Lập danh sách các bà mẹ khi họ mới mang thai. - Vận động bà mẹ đi khám thai và tiêm Vắcxin uốn ván. - Tổ chức các điểm tiêm Vắcxin uốn ván cho phụ nữ có thai. - Dự trù đủ Vắcxin uốn ván. 172
  9. Khác với các giải pháp, khi đã liệt kê đủ các hoạt động, phải lập kế hoạch để các hoạt động đó đều được thực thi. Một trong những hoạt động đã đặt ra không thực hiện được hoặc không đảm bảo kỹ thuật, sẽ làm ảnh hưởng tới kết qủa của các hoạt động tiếp sau đó. 4.5. Bước 5: Lập kế hoạch hành động. 4.5.1. Kế hoạch hành động là gì? Kế hoạch hành động đảm bảo cho mọi việc thực hiện theo trình tự và thời gian đạt được mục tiêu. Kế hoạch hành động cần trả lời được các câu hỏi: - Ai? - Cái gì? - Khi nào? - Ở đâu? - Như thế nào? - Kết quả đạt được? 4.5.2. Viết kế hoạch hành động theo mục tiêu: cần có đủ các nội dung sau: a. Thời gian, địa điểm, người thực thi, người phối hợp, người giám sát là những yếu tố cần cân nhắc và viết trong từng hoạt động. b. Nguồn kinh phí, vật tư và mức kinh phí. Tương ứng với những hoạt động, nếu cần những nguồn kinh phí và vật tư, thiết bị, thuốc men nhất định. Trong bản kế hoạch phải nêu đầy đủ các mục này. Nhiều khi, chỉ việc lập kế hoạch chi tiết đã phát hiện ra sự thiếu hụt các nguồn lực và vì thế mà phải điều chỉnh lại mục tiêu hoặc giải pháp của bản kế hoạch. c. Kết quả dự kiến Đối với người thực hiện, kết quả dự kiến là cái đích cần đạt được một cách cụ thể. Đối với người quản lý, đây là cơ sở để theo dõi tiến độ thực hiện và đánh giá khi kết thúc kế hoạch. Kết quả dự kiến được nêu lên dưới dạng các con số cụ thể hay bằng tỷ lệ. Cũng có thể bằng tên những sản phẩm được hoàn thành. Ví dụ: lập danh sách của tất cả phụ nữ có thai ngay từ tháng thứ hai. Kết quả dự kiến cũng có thể được nêu lên dưới dạng các chỉ số đánh giá. Ví dụ: tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ đạt 90%, không còn dịch sởi, bại liệt, 80% bà mẹ có kiến thức dinh dưỡng....... Ví dụ: Bảng kế hoạch mẫu được trình bày như sau: - Tên vấn đề cần giải quyết: “Hạ thấp tỷ lệ uốn ván ở các xã miền núi”. - Mục tiêu: “Hạ tỷ lệ uốn ván xuống còn 50/00 tại các xã miền núi vào cuối năm 2002”. - Giải pháp 1: Tiêm Vắcxin uốn ván cho các thai phụ: Thời gian Người Người Người Nguồn Dự Tên hoạt Địa điểm Bắt Kết thực phối giám lực cần kiến động thực hiện đầu thúc hiện hợp sát thiết kết quả Lập danh 95% sách các bà các bà mẹ khi họ mẹ Nhân mới mang NHS A Trạm mang 01/01/ 31/12/ Tại cộng viên y tế thai của trưởng Không thai 2002 2002 đồng thôn trạm B được bản đưa vào danh sách 173
  10. Vận động các 95% bà mẹ đi các bà khám thai và mẹ Nhân tiêm Vắcxin NHS A Trạm mang 01/01/ 31/12/ Tại cộng viên y tế uốn ván của trưởng Không thai 2002 2002 đồng thôn trạm B được bản đưa vào danh sách ..................... ... - Giải pháp 2: Huấn luyện cho bà mẹ làm rốn vô trùng. Bài tập tình huống Bài: lập kế hoạch Số liệu thu thập được từ xã Phú Hội “Huyện Đức Trọng “ Tỉnh Lâm Đồng năm 2002 như sau: - Dân số trung bình trong năm 2002: 10.000 người. - Số trẻ em dưới 5 tuổi: 2000 - Số trẻ em dưới 1 tuổi: 550 - Nữ 15 - 49 tuổi: 2500 - Nữ 15 - 49 tuổi có chồng: 1500 Trong đó: - Số chưa có con: 200 - Số có 1 con: 400 - Số có 2 con: 500 - Số có 3 con trở lên: 400 - Số con sinh sống trong năm: 300 - Số sinh con thứ ba: 75 - Số cặp vợ chồng sử dụng các biện pháp tránh thai: 600 - Số hút điều hoà kinh nguyệt trong năm: 400 - Số trẻ chết dưới 1 tuổi: 20 trong đó có 1 trường hợp uốn ván rốn, và 1 trường hợp do lao. - Tử vong mẹ do nhiễm trùng hậu sản: 01 - Tổng số chết trong năm: 62 - Số trẻ sinh ra cân nặng < 2000g: 36 trẻ - Số trẻ < 5 tuổi suy dinh dưỡng: 8 - Số trẻ dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ: 460 1. Hãy xác định các vấn đề sức khoẻ ở xã Phú Hội dựa vào các số liệu trên và kế hoạch của xã vào đầu năm là: - Giảm tỷ suất sinh thô xuống còn 0,25%. - Giảm tỷ lệ phụ nữ sinh con thứ 3 xuống dưới 15%. - Tăng tỷ lệ các cặp vợ chồng áp dụng các biện pháp tránh thai lên 60%. - Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ < 5 tuổi xuống < 35%. - Tăng tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ lên 95%. 2. Hãy xác định vấn đề sức khoẻ ưu tiên ở xã Phú Hội. 3. Phân tích nguyên nhân của vấn đề đã chọn (cây vấn đề). 174
  11. 4. Từ cây vấn đề, chọn một vấn đề nhỏ hơn. 5. Viết mục tiêu (1 mục tiêu) cho vấn đề đã chọn. 6. Xác định các giải pháp và hoạt động để giải quyết vấn đề (1 giải pháp và các hoạt động cho giải pháp đó). 7. Viết kế hoạch hành động theo mục tiêu (không lập kế hoạch về kinh phí). LƯỢNG GIÁ: 1. Trình bày bước 1 phân tich tình hình hiện taị? 2. Trình bày bước 2 xác định các vấn đề sức khoẻ, lựa chọn vấn đề sức khoẻ ưu tiên? 3. Trình bày bước 3 xác định mục tiêu? 4. Trình bày bước 4: Lựa chọn giải pháp/hoạt động? 5. Trình bày bước 5: Lập kế hoạch hoạt động? 175
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2