Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
<br />
GIÁ TRỊ TIÊN LƯỢNG TỬ VONG SỚM THEO EUROSCORE<br />
SAU PHẪU THUẬT MẠCH VÀNH CÓ TUẦN HOÀN NGOÀI CƠ THỂ<br />
Nguyễn Quang Tuấn*, Nguyễn Văn Trí **, Phạm Nguyễn Vinh***<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mở đầu: Tỉ lệ tử vong sau mổ từ lâu được xem là một trong những tiêu chí đánh giá hiệu quả phẫu<br />
thuật.Tiên lượng sống còn trước một đại phẫu như phẫu thuật tim là hết sức quan trọng. Chúng tôi<br />
nghiên cứu tính ứng dụng hệ thống thang điểm Euroscore sau phẫu thuật mạch vành có tuần hoàn ngoài<br />
cơ thể.<br />
Phương pháp nghiên cứu: Tiền cứu, hồi cứu, phân tích.Tiên lượng tử vong sớm cho tất cả bệnh<br />
nhân phẫu thuật bắc cầu mạch vành có tuần hoàn ngoài cơ thể tại bệnh viện tim Tâm Đức từ tháng<br />
03/2006 đến 01/2011. Độ chính xác thể hiện qua test Hosmer Lemeshow goodness of fit. Khả năng phân biệt<br />
sống và tử vong xác định bằng diện tích dưới đường cong ROC.<br />
Kết quả: Tỉ lệ tử vong thực tế 30 ngày sau phẫu thuật là 3,9% cho toàn bộ dân số và 4,6% Cho người<br />
cao tuổi (tuổi lớn hơn 60). Kiểm định Hosmer-Lemeshow goodness of fit cho thấy khả năng tiên đoán chính<br />
xác (p> 0,05), với p=0,58 (additive Euroscore), p=0,72 (logistic Euroscore) và P=0,96 (người cao tuổi). Diện<br />
tích dưới đường cong ROC là: 0,76; 0,75; 0,77 tương ứng với: additive Euroscore, logistic Euroscore và<br />
người cao tuổi.<br />
Kết luận: Hệ thống thang điểm Euroscore tiên lượng chính xác tử vong sớm sau phẫu thuật bắc cầu<br />
mạch vành có tuần hoàn ngoài cơ thể trên toàn bộ dân số cũng như người cao tuổi.<br />
Từ khóa: Phẫu thuật mạch vành, Tuần hoàn ngoài cơ thể, Diện tích dưới đường cong ROC.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
EARLY MORTALITY PREDICTION OF EUROSCORE SYSTEM IN CORONARY ARTERY<br />
BYPASS GRAFT WITH CARDIOPULMONARY BYPASS<br />
Nguyen Quang Tuan, Nguyen Văn Tri, Pham Nguyen Vinh<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 136 - 142<br />
Background: Operative mortality rate is used as a indicator of the quality of surgeries. Survival<br />
prognosis in such great operation as cardiac surgery is very important problem. We study the applicability<br />
of Euroscore system to predict early death after coronary artery bypass graft with cardiopulmonary bypass.<br />
Methods: Ambidirectional (Prospective, Retrospective)- Analysis. Predict early death for all of CABG<br />
pateint with cardiopulmonary bypass in Tam Duc Cardiology Hospital from March 2006 to January 2011.<br />
Use Hosmer Lemeshow goodness of fit test to assess calibration. Use area under curve ROC to assess<br />
discrimination.<br />
Results: The actual postoperative 30-day mortality was 3.9% for all of pateint and 4.6% for elderly pateint<br />
(aged>60). The Hosmer lemeshow goodness of fit test gave a p value of 0.58 (additive Euroscore), 0.72<br />
(logistic Euroscore) and 0.96 (elderly). The area under curve ROC was 0.76 ; 0.75 and 0.77 for additive<br />
Euroscore, logistic Euroscore and elderly pateint, respectively.<br />
Conclusions: Euroscore system has the best calibration and discrimination in all of CABG pateint and<br />
elderly pateint.<br />
* Bệnh Viện Tim Tâm Đức ** Bộ Môn Lão Khoa, ĐHYD TP. HCM<br />
Tác giả liên lạc: BS Nguyễn Quang Tuấn<br />
136<br />
nguyenquangtuan2006@yahoo.com.vn.<br />
<br />
ĐT: 0938006064<br />
<br />
Email:<br />
<br />
*** Bệnh Viện Tim Tâm Đức<br />
<br />
Chuyên Đề Nội Khoa I<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Keyword: Coronary Artery Bypass Graft, Cardiopulmonary Bypass, Area Under Curve ROC.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Tỉ lệ tử vong sau mổ từ lâu được xem là<br />
một trong những tiêu chí đánh giá hiệu quả<br />
phẫu thuật.Tiên lượng sống còn trước một đại<br />
phẫu như phẫu thuật tim có tuần hoàn ngoài<br />
cơ thể là hết sức quan trọng. Thang điểm<br />
EuroSCORE kết hợp tính hiệu quả của thang<br />
điểm Parsonnet, STS và tính đơn giản của<br />
thang điểm Bernstein - Parsonnet nên được<br />
nhiều nhà nghiên cứu hướng đến và được<br />
ứng dụng rộng rãi trên toàn thế giới(3, nhưng<br />
ứng dụng thang điểm này vào mỗi quốc gia<br />
cũng có kết quả khác biệt. Tại Việt Nam,<br />
chúng tôi ghi nhận có vài nghiên cứu về<br />
EuroSCORE nhưng kết quả không đồng thuận<br />
vì nhiều lý do: cỡ mẫu nhỏ, không kiểm soát<br />
tốt yếu tố nguy cơ trước mổ, không phân tầng<br />
yếu tố nguy cơ…(5,10.Vậy liệu thang điểm<br />
EuroSCORE có tiên lượng chính xác tử vong<br />
sớm sau phẫu thuật bắc cầu mạch vành có<br />
tuần hoàn ngoài cơ thể trên bệnh nhân Việt<br />
Nam? Đây là lý do thúc đẩy tôi thực hiện<br />
nghiên cứu này.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Đối tượng nghiên cứu<br />
Dân số mục tiêu<br />
Tất cả bệnh nhân phẫu thuật bắc cầu mạch<br />
vành tại bệnh viện tim Tâm Đức từ tháng<br />
03/2006 đến tháng 01/2011.<br />
Tiêu chuẩn chọn mẫu<br />
Từ dân số mục tiêu chúng tôi chọn ra 331<br />
trường hợp phẫu thuật bắc cầu mạch vành có<br />
tuần hoàn ngoài cơ thể (THNCT).<br />
Tiêu chuẩn loại trừ<br />
Tất cả bệnh nhân phẫu thuật bắc cầu mạch<br />
vành không sử dụng THNCT.<br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
Thiết kế nghiên cứu<br />
Tiền cứu, hồi cứu, phân tích.<br />
<br />
Chuyên Đề Nội Khoa I<br />
<br />
Định nghĩa các biến số(14<br />
Tuổi (biến liên tục): cứ mỗi 5 năm trên 60<br />
tuổi được cộng thêm 01 điểm vào nguy cơ.<br />
Giới nữ: cộng thêm 1 điểm. Créatinin hthanh<br />
>200mmol/l: là một yếu tố nguy cơ. Bệnh lý<br />
động mạch ngoài tim: Chỉ cần có một trong các<br />
yếu tố sau, bệnh nhân được cộng thêm 02<br />
điểm: đau cách hồi, tắc động mạch cảnh hoặc<br />
hẹp trên 50%, đã được chẩn đoán hoặc dự<br />
định can thiệp mạch trên động mạch chủ<br />
bụng, động mạch cảnh, động mạch chi. Bệnh<br />
phổi mạn tính: được định nghĩa là nếu bệnh<br />
nhân có bệnh phổi phải sử dụng dãn phế<br />
quản hoặc steroid lâu dài. Rối loạn chức năng<br />
thần kinh:là nếu bệnh nhân mắc những bệnh lý<br />
thần kinh ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc<br />
sống. Phẫu thuật tim trước đây: là những phẫu<br />
thuật trước đây có mở màng ngoài tim. Nhồi<br />
máu cơ tim gần đây: thời gian < 90 ngày kể từ<br />
khi bị nhồi máu cơ tim. Suy tim mức độ trung<br />
bình: LVEF 30% - 50%. Suy tim mức độ nặng:<br />
LVEF < 30%. Tăng áp lực động mạch phổi: khi áp<br />
lực tâm thu động mạch phổi ≥ 60mmHg. Viêm<br />
nội tâm mạc nhiễm trùng đang hoạt động: được<br />
định nghĩa là bệnh nhân vẫn còn điều trị<br />
kháng sinh cho viêm nội tâm mạc nhiễm<br />
trùng vào thời điểm phẫu thuật. Đau ngực<br />
không ổn định: là đau thắt ngực lúc nghỉ cần<br />
phải truyền tĩnh mạch Nitrate cho đến khi vào<br />
phòng mổ. Phẫu thuật cấp cứu: phẫu thuật<br />
trước khi bắt đầu ngày làm việc mới. Tình<br />
trạng nặng trước mổ: chỉ cần có một trong các<br />
yếu tố sau (trước mổ): nhanh thất, rung thất,<br />
đột tử nhưng hồi sức thành công, xoa bóp<br />
tim, phải thông khí cơ học trước khi vào<br />
phòng mổ, dùng thuốc tăng co bóp cơ tim<br />
trước mổ, đặt bóng dột ngược nội động mạch<br />
chủ, suy thận cấp vô/ thiểu niệu (dưới 10<br />
ml/giờ). Phẫu thuật khác kèm theo: là phẫu thuật<br />
tim khác ngoài phẫu thuật CABG. Phẫu thuật<br />
trên động mạch chủ ngực: phẫu thuật đoạn lên,<br />
hay đoạn xuống của cung động mạch chủ.<br />
<br />
137<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
<br />
Thủng vách liên thất sau NMCT: bị thủng vách<br />
liên thất sau nhồi máu cơ tim.<br />
<br />
Xử lý và phân tích số liệu<br />
- Các dữ liệu được xử lý bằng phần mềm<br />
Stata 10.0.<br />
- Các biến liên tục như tuổi, điểm số additive<br />
và logistic EuroSCORE được trình bày bằng trị<br />
số trung bình ± độ lệch chuẩn. Các biến số định<br />
tính còn lại được trình bày bằng trị số phần trăm<br />
và được xác định có liên quan đến tử vong hay<br />
không bằng phép kiểm chi bình phương.<br />
<br />
Bảng 2: Đặc điểm tần suất các nhóm tuổi.<br />
Tuổi<br />
<br />
Chúng tôi<br />
<br />
tb<br />
≤ 60<br />
61- 64<br />
65 - 69<br />
70 - 74<br />
≥ 75<br />
<br />
62,4<br />
41,1<br />
13,9<br />
20,2<br />
14,2<br />
18,6<br />
<br />
80.0%<br />
<br />
+ Độ chính xác được xác định bằng test<br />
Hosmer-Lemeshow goodness of fit(6, để xác<br />
định tương quan giữa giá trị tử vong dự báo<br />
bằng thang điểm Euroscore và giá trị thực tế<br />
quan sát được. Với giả thuyết Ho: là thang điểm<br />
phù hợp với số liệu nghiên cứu, có nghĩa là<br />
không có sự khác biệt giữa giá trị dự báo và thực<br />
tế quan sát. Giá trị p < 0,05 sẽ bác bỏ giả thuyết<br />
Ho, có nghĩa là có sự khác biệt giữa giá trị dự<br />
báo và điều đó chứng tỏ là thang điểm không có<br />
giá trị dự báo. Thang điểm có độ chính xác tốt<br />
khi có p > 0,05, nghĩa là chấp nhận giả thuyết<br />
Ho.<br />
<br />
0.0%<br />
<br />
138<br />
<br />
20.0%<br />
Đơn thuần<br />
<br />
Kết hợp<br />
<br />
Biểu đồ 1: Tần suất loại phẫu thuật.<br />
<br />
So sánh tử vong dự báo theo Euroscore<br />
với tử vong thực tế quan sát<br />
Bảng 3: So sánh tần suất tử vong giữa các nghiên<br />
cứu<br />
chung<br />
<br />
đơn thuần<br />
<br />
Kết hợp<br />
<br />
%<br />
<br />
%<br />
<br />
%<br />
<br />
Chúng tôi<br />
<br />
3,9<br />
<br />
2,9<br />
<br />
8,7<br />
<br />
HPĐ(5<br />
<br />
8,2<br />
<br />
7,4<br />
<br />
25<br />
<br />
11,5<br />
<br />
6,7<br />
<br />
33,3<br />
<br />
4,5<br />
<br />
4<br />
<br />
11<br />
<br />
Tác giả<br />
<br />
(10<br />
<br />
PVT<br />
<br />
(7<br />
<br />
Kawachi,H<br />
<br />
(2<br />
<br />
Chen,C,C<br />
<br />
10,6<br />
<br />
٭<br />
<br />
٭<br />
<br />
(11<br />
<br />
3,8<br />
<br />
3,8<br />
<br />
٭<br />
<br />
(1<br />
<br />
2,9<br />
<br />
2,9<br />
<br />
٭<br />
<br />
(13<br />
<br />
2,0<br />
<br />
2,0<br />
<br />
٭<br />
<br />
Gabrielle(3<br />
<br />
6<br />
<br />
4,7<br />
<br />
10,3<br />
<br />
Zheng Z(15<br />
<br />
3,27<br />
<br />
2,2<br />
<br />
10,7<br />
<br />
Roques F 1999<br />
<br />
٭<br />
<br />
3,4<br />
<br />
٭<br />
<br />
Qadir I<br />
<br />
Au WK<br />
Reid,C<br />
<br />
Số trường hợp<br />
280<br />
113<br />
233<br />
<br />
22.9<br />
<br />
20<br />
<br />
Tử vong quan sát<br />
Additive Euroscore<br />
Logistic Euroscore<br />
<br />
18.2<br />
<br />
15<br />
<br />
Bảng 1: Đặc điểm các bệnh kèm theo.<br />
Bệnh nội khoa<br />
Tăng huyết áp<br />
Đái tháo đường<br />
Tăng cholesterol<br />
<br />
17.2%<br />
<br />
40.0%<br />
<br />
25<br />
<br />
Đặc điểm cơ bản của bệnh nhân<br />
<br />
65,7<br />
28,5<br />
13,8<br />
17<br />
19<br />
21,7<br />
<br />
82.8%<br />
<br />
60.0%<br />
<br />
KẾT QUẢ<br />
<br />
Reid<br />
(13<br />
Chris<br />
<br />
100.0%<br />
<br />
- Chúng tôi đánh giá tính ứng dụng của hệ<br />
thống thang điểm EuroSCORE dựa trên độ<br />
chính xác và khả năng phân biệt sống - tử vong:<br />
<br />
+ Khả năng phân biệt sống và tử vong được xác<br />
định bằng đường diện tích dưới đường cong<br />
ROC (Receiver Operating Charateristic), là<br />
đường cong tương quan giữa dương tính thật và<br />
âm tính giả. Diện tích này AUC (Area Under<br />
Curve) thay đổi từ giá trị 0 đến 1. Diện tích dưới<br />
đường cong ROC > 0,7 là có giá trị tốt(4.<br />
<br />
SAM<br />
Qadir<br />
(8<br />
Nashef Irfan(11<br />
62,5<br />
58,3<br />
33,2<br />
54,3<br />
17,8<br />
18,2<br />
20,7<br />
14,4<br />
17,9<br />
8<br />
9,6<br />
5,1<br />
<br />
10.8<br />
<br />
Tỉ lệ (%)<br />
84,6<br />
34,1<br />
70,4<br />
<br />
10<br />
6.2 6.8<br />
<br />
7<br />
4.5<br />
3.9 4.1<br />
<br />
3.9<br />
<br />
5<br />
<br />
2.7<br />
1.04<br />
<br />
1.19<br />
<br />
2.9<br />
<br />
1.28<br />
<br />
0<br />
0 - 2 điểm<br />
<br />
3 - 5 điểm<br />
<br />
6 - 8 điểm<br />
<br />
≥ 9 điểm<br />
<br />
Toàn bộ<br />
<br />
Chuyên Đề Nội Khoa I<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
Biểu đồ 2: Tỉ lệ tử vong dự báo theo Euroscore và<br />
quan sát<br />
5.7<br />
5.2<br />
<br />
6<br />
<br />
Additive Euroscore<br />
Logistic Euroscore<br />
<br />
4.6<br />
<br />
5<br />
4<br />
<br />
2.9<br />
2.6<br />
<br />
Tử vong quan sát<br />
<br />
2.8<br />
<br />
3<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Nghiên cứu của chúng tôi có tất cả 331<br />
bệnh nhân bao gồm 274 bệnh nhân CABG đơn<br />
thuần (chiếm 82,8%) và 57 bệnh nhân CABG<br />
kết hợp (chiếm tỉ lệ 17,2%). Bệnh nhân người<br />
cao tuổi 195 (chiếm 58,9%). Qua khảo sát,<br />
chúng tôi đưa ra một số nhận xét sau:<br />
<br />
Đặc điểm về bệnh trước khi phẫu thuật<br />
<br />
2<br />
<br />
Tuổi và giới<br />
Tuổi trung bình trong nhóm của chúng tôi<br />
là: 62,4 9,5 tuổi, trong đó lứa tuổi > 60 chiếm<br />
tỉ lệ gần 60%. Tỉ lệ giới nữ chiếm 27,5% và<br />
CABG kết hợp phẫu thuật khác là 17,2%<br />
tương tự với các nghiện cứu khác.<br />
<br />
1<br />
0<br />
≤ 60 tuổi<br />
<br />
> 60 tuổi<br />
<br />
Biểu đồ 3: Tỉ lệ tử vong trên người cao tuổi<br />
<br />
Giá trị dự báo của thang điểm Euroscore<br />
<br />
Độ nhạy<br />
<br />
Các yếu tố nguy cơ tim mạch<br />
- THA của chúng tôi chiếm tỉ lệ 84,6% cao<br />
hơn hẳn so với tác giả SAM Nashef (8 (44%),<br />
Kawachi.H(7 (43%), Au WK(1) (69%) và<br />
KurKi.Tuula.S (54%).<br />
- Đái tháo đường là 34.1%, tỉ lệ các tác giả<br />
SAM Nashef(8 (16,7%), Nilsson Johan(17,8%),<br />
Kawachi.H(7 (22%) và KurKi Tuula.S (19%).<br />
- Tăng cholesterol: 70,4%, Cao hơn rất<br />
nhiều so với Reid Christopher(13 tại Úc<br />
(17,9%).<br />
<br />
1- độ đặc hiệu<br />
<br />
Biểu đồ 4: Diện tích dưới dưới đường cong ROC<br />
của additive và logistic Euroscore<br />
Bảng 4: Hồi qui đa biến tử vong của bệnh nhân<br />
với 3 yếu tố xác định<br />
BIẾN SỐ<br />
Tình trạng nặng trước mổ<br />
- Không<br />
- Có<br />
PT bắc cầu mạch vành<br />
- Đơn thuần<br />
- Kết hợp<br />
Bệnh lý ĐM ngoài tim<br />
- Không<br />
- Có<br />
<br />
OR<br />
<br />
KTC 95%<br />
<br />
P<br />
<br />
1<br />
4.9<br />
<br />
1.2 - 20.9<br />
<br />
0.03<br />
<br />
1<br />
5<br />
<br />
1.3 - 18.3<br />
<br />
0.014<br />
<br />
1<br />
6<br />
<br />
1.6 - 21.2<br />
<br />
0.005<br />
<br />
Chuyên Đề Nội Khoa I<br />
<br />
- Hẹp mạch vành: Tỉ lệ hẹp thân chung<br />
trong khảo sát của chúng tôi là 40.8%, tương<br />
đương với tác giả Au WK nghiên cứu tại<br />
Hồng Kông(1 (41%) nhưng cao hơn tác giả<br />
Phạm Văn Thành (PVT)(10 (34%), Nilsson<br />
Johan (22,4%).<br />
Tỉ lệ hẹp từ 3 nhánh trở lên trong dân<br />
số chúng tôi chiếm 89,4%, cao hơn so với tác<br />
giả PVT (75,8%), Nilsson Johan (66,6%).<br />
Bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường,<br />
tăng cholesterol là 3 yếu tố nguy cơ gây ra<br />
bệnh lý mạch vành và chiếm tỉ lệ khá cao ở<br />
dân số Việt Nam. Điều này lý giải tại sao tỉ lệ<br />
hẹp thân chung và hẹp ≥ 3 nhánh mạch vành<br />
của chúng tôi cao hơn các tác giả Châu Âu.<br />
<br />
139<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
<br />
So sánh tỉ lệ tử vong giữa các nghiên cứu<br />
(Bảng 3)<br />
So với các tác giả trong nước, tỉ lệ tử vong<br />
của chúng tôi thấp hơn rất nhiều so với<br />
nghiên cứu Hoàng Phi Điệp (HPĐ)(5 (BV Bạch<br />
Mai), Phạm Văn Thành(10 (PVT) (BV Chợ Rẫy).<br />
So với các tác giả Châu Á, tỉ lệ tử vong<br />
của chúng tôi ít hơn cả Au WK, Kawachi. H<br />
nhưng cao hơn tác giả Zheng Zhe một ít..<br />
Đối với các tác giả Châu Âu, tỉ lệ tử<br />
vong của chúng tôi ít hơn Gabrielle(3 (6%),<br />
nhưng cao hơn F.Roques(14(3.4%).<br />
Đây là một nghiên cứu tiền cứu,hồi<br />
cứu, phân tích nên chúng tôi kiểm soát chặt<br />
chẽ yếu tố nguy cơ trước mổ, từ đó phân tầng<br />
ra những đối tượng nào có yếu tố nguy cơ cao<br />
sẽ có chiến lược điều trị thích hợp. Bệnh viện<br />
tim Tâm Đức mới thành lập 5 năm nhưng là<br />
sự chuyển tiếp kỹ thuật gần 20 năm của Viện<br />
Tim, kết hợp với trang thiết bị hiện đại: theo<br />
dõi khí máu tĩnh mạch liên tục để đánh giá<br />
cung lượng tim có đầy đủ hay không, dùng<br />
máy tách tế bào hồng cầu để giảm truyền máu<br />
và cả bóng đối xung IABP khi cần thiết..., và<br />
trên hết là sự thống nhất phác đồ điều trị từ<br />
nội khoa đến ngoại khoa. Mặt khác, số bệnh<br />
nhân phẫu thuật CABG cấp cứu và mức độ<br />
nặng cũng không nhiều. Vì vậy, nó lý giải vì<br />
sao tỉ lệ tử vong bệnh viện chúng tôi rất thấp<br />
so với những nghiên cứu báo cáo của các<br />
bệnh viện trong nước và gần bằng, thậm chí<br />
còn thấp hơn những nghiên cứu rất mới của<br />
các tác giả nước ngoài.<br />
<br />
So sánh tỉ lệ tử vong theo dự báo và thực<br />
tế quan sát: (Biểu đồ 2)<br />
Theo tử vong chung trên toàn bộ dân số<br />
Additive Euroscore dự báo tử vong chung<br />
khá chính xác. Tử vong trên thực tế quan sát<br />
là 3,9% (khoảng tin cậy 95% (2,1- 6,6)) so với<br />
tử vong chung theo dự báo là 4,1% (khoảng<br />
tin cậy 95% (3,8 – 4,4)). Hai kết quả này không<br />
khác nhau với p=0,85.<br />
<br />
140<br />
<br />
Logistic Euroscore dự báo tử vong chung<br />
cũng chính xác. Tử vong chung thực tế quan<br />
sát là 3,9% (khoảng tin cậy 95% (2,1- 6,6)) so<br />
với tử vong chung cuộc theo dự báo là 4,5%<br />
(khoảng tin cậy 95% (2,6 – 7,4)). Sự khác biệt<br />
không có ý nghĩa thống kê p=0,59.<br />
Kết quả additive Euroscore giống các<br />
tác giả PVT, SAM Nashef, Toumpoulis.I.K,<br />
Kurki.T.S. Trong khi đó, nghiên cứu của<br />
Chien Chang Chen, F.Roques additive<br />
Euroscore dự báo thấp hơn tử vong quan sát.<br />
Logistic EuroSCORE cũng dự báo<br />
chính xác qua nghiên cứu của các tác giả PVT,<br />
Chen Chien Chang và F.Roques. Nhưng dự<br />
báo cao hơn thực tế quan sát của tác giả Văn<br />
Hùng Dũng.<br />
<br />
Tử vong theo từng phân tầng nguy cơ<br />
Không có sự khác biệt giữa dự báo tử<br />
vong theo additive Euroscore so với quan sát<br />
thực tế theo từng phân tầng nguy cơ: 0-2điểm;<br />
3-5điểm; ≥ 6điểm với hệ số p tương ứng: 0,89;<br />
0,46; 0,62.<br />
Không có sự khác biệt giữa tử vong<br />
theo logistic Euroscore so với quan sát thực tế<br />
theo từng phân tầng nguy cơ: 0-2 điểm; 3-5<br />
điểm; ≥ 6 điểm với hệ số p tương ứng: 0,83;<br />
0,89; 0,59.<br />
Nhận thấy rằng số bệnh nhân tử vong<br />
ở phân tầng nguy cơ thấp: 0-2 điểm là quá ít<br />
(01 bệnh nhân). Các xử lý thống kê, so sánh tỉ<br />
lệ tử vong dự báo và thực tế quan sát sẽ ít<br />
chính xác. Dựa vào các nghiên cứu trước đó,<br />
chúng tôi gộp phân nhóm 0-2 với nhóm 3-5<br />
thành phân nhóm 0-5điểm. Kết quả vẫn<br />
không có sự khác biệt cho nhóm additive<br />
Euroscore với p= 0,69 và logistic Euroscore<br />
với p= 1,0.<br />
<br />
Tử vong phân tầng nguy cơ rất cao ≥ 9 điểm<br />
(Biểu đồ 2)<br />
Additive Euroscore dự báo tử vong 10,8%,<br />
thấp hơn thực tế quan sát 18,2%. Sự khác biệt<br />
có ý nghĩa thống kê với p=0,03.<br />
<br />
Chuyên Đề Nội Khoa I<br />
<br />