Giải bài tập Xác suất và biến cố SGK Đại số và giải tích 11
lượt xem 6
download
Tài liệu Giải bài tập Xác suất và biến cố SGK Đại số và giải tích 11 trang 74,75 gồm có phần đáp án và lời hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp các em dễ dàng hơn trong việc ôn tập và nắm vững kiến thức. Mời các em cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giải bài tập Xác suất và biến cố SGK Đại số và giải tích 11
Dưới đây là đoạn trích Giải bài tập Xác suất và biến cố SGK Đại số và giải tích 11 sẽ giúp các em hình dung nội dung tài liệu chi tiết hơn. Ngoài ra, các em có thể xem lại bài tập Giải bài tập Phép thử và biến cố SGK Đại số giải tích 11
Bài 1 Xác suất và biến cố trang 74 SGK đại số và giải tích lớp 11
Gieo ngẫu nhiên một con súc sắc cân đối và đồng chất hai lần.
a) Hãy mô tả không gian mẫu.
b) Xác định các biến cố sau:
A: “Tổng số chấm xuất hiện trong hai lần gieo không bé hơn 10”;
B: “Mặt % chấm xuất hiện ít nhất một lần”.
c) Tính P(A), P(B).
Đáp án và giải bài 1:
Phép thử T được xét là “Gieo một con súc sắc cân đối và đồng chất hai lần”.
a) Ω = {(i, j) | i, j = 1, 2, 3, 4, 5, 6}.
Số phần tử của không gian mẫu là n(Ω) = 36.
Do tính đối xứng của con súc sắc và tính độc lập của mỗi lần gieo suy ra các kết quả có thể có của phép thử T là đồng khả năng.
b) A = {(6, 4), (4, 6), (5, 5), (6, 5), (5, 6), (6, 6)},
B = {(1, 5), (2, 5), (3, 5), (4, 5), (5, 5), (6, 5), (5, 1), (5, 2), (5, 3), (5, 4), (5, 6)}.
c) P(A) = 6/36= 1/36; P(B) =11/36.
Bài 2 Xác suất và biến cố trang 74 SGK đại số và giải tích lớp 11
Có bốn tấm bìa được đánh số từ 1 đến 4. Rút ngẫu nhiên ba tấm.
a) Hãy mô tả không gian mẫu.
b) Xác định các biến cố sau:
A: “Tổng các số trên ba tấm bìa bằng 8”;
B: “Các số trên ba tấm bìa là ba số tự nhiên liên tiếp”.
c) Tính P(A), P(B).
Đáp án và giải bài 2:
Phép thử T được xét là: “Từ bốn tấm bìa đã cho, rút ngẫu nhiên ba tâm”.
a) Đồng nhất số i với tấm bìa được đánh số i, i =¯1,6, ta có: mỗi một kết quả có thể có của phép thử T là một tổ hợp chập 3 của 4 số 1, 2, 3, 4. Do đó không gian mẫu là:
Ω = {(1, 2, 3), (1, 2, 4), (1, 3, 4), (2, 3, 4)}.
Số phần tử của không gian mẫu là n(Ω) = C34 = 4.
Vì lấy ngẫu nhiên, nên các kết quả cso thể có của phép thử T là đồng khả năng.
b) A = {(1, 3, 4)}; B = {(1, 2, 3), (2, 3, 4)}
c) P(A) =1/4; P(B) =2/4 =1/2
Bài 3 Xác suất và biến cố trang 74 SGK đại số và giải tích lớp 11
Một người chọn ngẫu nhiên hai chiếc giày từ bốn đôi giày cỡ khác nhau.
Tính xác suất để hai chiếc chọn được tạo thành một đôi.
Đáp án và giải bài 3:
Phép thử T được xét là: “Lấy ngẫu nhiên 2 chiếc giày từ 4 đôi giày có cỡ khác nhau”.
Mỗi một kết quả có thể là một tổ hợp chập 2 của 8 chiếc giày. Do đó số các kết quả có thể có thể có của phép thử T là n(Ω) = C28 = 8!/(2!6!)= 28.
Vì lấy ngẫu nhiên, nên các kết quả có thể có của phép thử T là đồng khả năng. Gọi A là biến cố: “Lấy được hai chiếc giày tạo thành một đôi”. Mỗi một kết quả có thể có thuận lợi cho A là một đôi giày trong 4 đôi giày đã cho. Do đó số các kết quả có thể có thuận lợi cho A là n(A) = 4. Suy ra P(A) = 4/28= 1/7.
Bài 4 Xác suất và biến cố trang 74 SGK đại số và giải tích lớp 11
Gieo một con súc sắc cân đối và đồng chất. Giả sử con súc sắc xuất hiện mặt b chấm. Xét phương trình x2 + bx + 2 = 0. Tính xác suất sao cho:
a) Phương trình có nghiệm
b) Phương trình vô nghiệm.
c) Phương trình có nghiệm nguyên.
Đáp án và giải bài 4:
Không gian mẫu là Ω = {1, 2, 3, 4, 5, 6}. Số kết quả có thế có thể có là 6 (hữu hạn); các kết quả đồng khả năng.
Ta có bảng:
b |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
∆ = b2 – 8 |
-7 |
-4 |
1 |
8 |
17 |
28 |
a) Phương trình x2 + bx + 2 = 0 có nghiệm khi và chỉ khi ∆ = b2 – 8 ≥ 0 (*). Vì vậy nếu A là biến cố: “Xuất hiện mặt b chấm sao cho phương trình x2 + bx + 2 = 0 có nghiệm”
thì A = {3, 4, 5, 6}, n(A) = 4 và
P(A) = 4/6= 2/3.
b) Biến cố B: “Xuất hiện mặt b chấm sao cho phương trình x2 + bx + 2 = 0 vô nghiệm” là biến cố A, do đó theo qui tắc cộng xác suất ta có
P(B) = 1 – P(A) = 1/3.
c) Nếu C là biến cố: “Xuất hiện mặt b chấm sao cho phương trình x2 + bx + 2 = 0 có nghiệm nguyên” thì C = {3}, vì vậy
P(C) = 1/6.
Bài 5 Xác suất và biến cố trang 74 SGK đại số và giải tích lớp 11
Từ cỗ bài tứ lơ khơ 52 con, rút ngẫu nhiên cùng một lúc bốn con. Tính xác suất sao cho:
a) Cả bốn con đều là át;
b) Được ít nhất một con át;
c) Được hai con át và hai con K.
Đáp án và giải bài 5:
Phép thử T được xét là: “Từ cỗ bài tú lơ khơ 52 con bài, rút ngẫu nhiên 4 con bài”.
Mỗi kết quả có thể có là một tổ hợp chập 4 của 52 con bài. Do đó số các kết quả có thể có của phép thử T là n(Ω) = C452 =52! / (4!48!) = 270725.
Vì rút ngẫu nhiên nên các kết quả có thể có là đồng khả năng.
a) Gọi biến cố A: “Rút được bốn con át”. Ta có, số kết quả có thể có thuận lợi cho A là n(A) = 1. Suy ra P(A) = 1/270725 ≈ 0,0000037.
b) Gọi biến cố B: “Rút được ít nhất một con át”. Ta có ¯B= “Rút được 4 con bài đều không là át”. Mỗi kết quả có thể thuận lợi cho ¯B là một tổ hợp chập 4 của 48 con bài không phải là át. Suy ra số các kết quả có thể có thuận lợi cho ¯B là C448 = 48! / (4!44!)= 194580. Suy ra P(¯B) = 194580/270725≈ 0,7187.
Qua trên ta có P(B) = 1 – P(¯B) = 1- 0,7187 ≈ 0,2813.
c) Gọi C là biến cố: “Rút được hai con át và hai con K”.
Mỗi kết quả có thể có thuận lợi cho C là một tổ hợp gồm 2 con át và 2 con K. Vận dụng quy tắc nhân tính được số các kết quả có thể có thuận lợi cho C là
n(C) = C24 C24 = 6 . 6 = 36.
Suy ra P(C) =36/270725≈ 0,000133.
Các em có thể tải tài liệu Giải bài tập Xác suất và biến cố SGK Đại số và giải tích 11 về máy để thuận tiện hơn trong việc tham khảo bằng cách đăng nhập tài khoản trên trang TaiLieu.VN. Bên cạnh đó, các em có thể xem cách giải bài tập tiếp theo Giải bài tập ôn tập chương 2 SGK Đại số và giải tích 11
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài tập xác suất thống kê - ĐẠI LƯỢNG NGẪU NHIÊN VÀ PHÂN PHỐI XÁC SUẤT
13 p | 1970 | 737
-
Chuyên đề: Kinh nghiệm và phương pháp giải bài tập di truyền xác suất, kiểu gen, giao tử
10 p | 1977 | 705
-
Bài tập toán xác suất thống kê - Phân phối siêu bội và nhị thức
8 p | 3019 | 497
-
Giải bài tập Đại số và Giải tích 11 cơ bản: Chương 2 - Tổ hợp xác suất
24 p | 1144 | 304
-
Hướng dẫn giải bài tập Đại số và Giải tích 11: Phần 1
141 p | 765 | 275
-
Các bài toán xác suất chọn lọc: Phần 1 - GV. Nguyễn Thanh Tùng
14 p | 1031 | 235
-
SKKN: Hướng dẫn học sinh tiếp cận và giải bài toán xác suất ở trường THPT Đức Hợp
24 p | 566 | 56
-
Tuyển tập các phương pháp điển hình giải toán xác suất trung học phổ thông: Phần 1
94 p | 237 | 55
-
giải bài tập Đại số và giải tích 11 nâng cao: phần 1
118 p | 188 | 46
-
hướng dẫn giải bài tập tự luận và trắc nghiệm vật lý 11 - Điện học và điện từ học: phần 1
109 p | 217 | 37
-
giải bài tập Đại số và giải tích 11: phần 1
89 p | 144 | 23
-
Các đề thi và đáp án xác suất các năm Toán 11
89 p | 158 | 16
-
giải bài tập Đại số và giải tích 11 (chương trình nâng cao - tái bản lần thứ hai): phần 1
120 p | 100 | 13
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Luyện kỹ năng vận dụng toán xác suất vào giải bài tập di truyền cho học sinh giỏi môn Sinh học 9
26 p | 20 | 7
-
Giải bài tập Phép thử và biến cố SGK Đại số và giải tích 11
6 p | 138 | 4
-
Bài giảng Đại số và Giải tích 11 - Bài tập Xác suất của biến cố
14 p | 61 | 4
-
Bài tập trắc nghiệm và tự luận Vật lí 11 phần Quang học - Hướng dẫn giải: Phần 1
84 p | 15 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn