A. Tóm tắt lý thuyết về tính chất kết hợp của phép nhân SGK Toán 4
a) Tính rồi so sánh giá trị của hai biểu thức:
(2 x 3) x 4 và 2 x (3 x 4)
Ta có: (2 x 3) x 4 = 6 x 4 = 24
2 x (3 x 4) = 2 x 12 = 24
vậy (2 x 3) x 4 = 2 x (3 x 4)
b) So sánh giá trị của hai biểu thức (a x b) x c và a x (b x c) trong bảng sau:
Ta thấy gía trị của (a x b) x c và của a x (b x c) luôn bằng nhau và ta viết:
(a x b) x c = a x (b x c)
Khi nhân một tích hai số với số thứ ba, ta có thể nhân số thứ nhất với tích của số thứ hai và số thứ ba.
Chú ý: Ta có thể tính giá trị của biểu thức dạng a x b x c như sau:
a x b x c = (a x b) x c = a x (b x c)
B. Ví dụ minh hoạ về tính chất kết hợp của phép nhân SGK Toán 4
Ví dụ: Tính bằng cách nhanh nhất: 2 x 26 x 5
Bài giải:
2 x 26 x 5 = 26 x (2 x 5) = 26 x 10 = 260
C. Bài tập về tính chất kết hợp của phép nhân SGK Toán 4
Mời các em cùng tham khảo 3 bài tập tính chất kết hợp của phép nhân dưới đây:
Bài 1 trang 61 SGK Toán 4
Bài 2 trang 61 SGK Toán 4
Bài 3 trang 61 SGK Toán 4
Để tham khảo toàn bộ nội dung các em có thể đăng nhập vào tailieu.vn để tải về máy. Ngoài ra, các em có thể xem cách giải bài tập trước và bài tập tiếp theo dưới đây:
>> Bài trước: Giải bài nhân với 10, 100, 1000,...Chia cho 10, 100, 1000 SGK Toán 4
>> Bài tiếp theo: Giải bài nhân với số có tận cùng là chữ số 0 SGK Toán 4