43
© Học viện Ngân hàng
ISSN 3030 - 4199
Tạp chí Kinh tế - Luật & Ngân hàng
Số 277- Năm thứ 27 (5)- Tháng 5. 2025
Giải pháp thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt
trong thu nợ tại Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam
Ngày nhận: 21/04/2025 Ngày nhận bản sửa: 09/05/2025 Ngày duyệt đăng: 15/05/2025
Tóm tắt: Bài viết phân tích thực trạng triển khai thanh toán không dùng tiền
mặt trong thu nợ tại Ngân hàng Chính sách hội thông qua phân tích dữ liệu
2.243 đối tượng khảo sát tại 20 chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội cấp
tỉnh số liệu thứ cấp từ hệ thống thông tin báo cáo của Ngân hàng Chính
sách hội trong giai đoạn 2022- 2024. Với phương pháp nghiên cứu thống
mô tả, kết quả cho thấy tỷ lệ giá trị giao dịch thu nợ bằng thanh toán không
dùng tiền mặt có xu hướng tăng theo từng năm, nhưng chiếm tỷ lệ thấp trong
tổng giá trị giao dịch. Nguyên nhân chủ yếu đến từ việc chưa ban hành các văn
bản hướng dẫn đồng bộ về thu nợ tự động từ tài khoản, hạn chế về hệ thống
công nghệ thông tin, công tác tuyên truyền đến khách hàng đặc thù của
khách hàng vay vốn tại Ngân hàng. Từ đó, bài viết đề xuất 03 nhóm giải pháp
chính: Sửa đổi, bổ sung quy định về thu nợ tự động từ tài khoản thanh toán của
khách hàng; xây dựng, hoàn thiện các phần mềm, ứng dụng công nghệ thông
tin; giải pháp bổ trợ khác.
Solutions to promote non-cash payment in debt collection at Vietnam Bank for Social Policies
Abstract: The article analyzed the current status of non-cash payment at the Vietnam Bank for Social
Policies (VBSP) through analyzing survey data from 2.243 subjects at 20 provincial branches of VBSP and
secondary data from the information reporting system of VBSP in the period 2022- 2024. Using descriptive
statistical research methods, the results showed that the ratio of debt transaction using non-cash
payment method tends to increase every year, but still uses a low ratio in the total transaction value. The
main reasons come from the lack of guidance documents on automatic debt collection from accounts,
limitations in the information technology system, customer communication, and characteristics of
customers. From there, the article proposes 03 main groups of solutions: Amending regulations on deposit
accounts of group members; building IT software; additional support solution.
Keywords: Non-cash payment, Debt collection, Vietnam Bank for Social Policies
Doi: 10.59276/JELB.2025.05.2949
Hoang, Thi Hanh1, Nguyen, Ngoc Son2
Email: hoanghanhnhcs@gmail.com1, sonnguyenngoc268@gmail.com2
Organization of all: Vietnam Bank for Social Policies, Vietnam
Hoàng Thị Hạnh, Nguyễn Ngọc Sơn
Ngân hàng Chính sách xã hội, Việt Nam
Giải pháp thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt trong thu nợ
tại Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam
44 Tạp chí Kinh tế - Luật & Ngân hàng- Số 277- Năm thứ 27 (5)- Tháng 5. 2025
Từ khóa: Thanh toán không dùng tiền mặt, Thu nợ, Ngân hàng Chính sách
xã hội
1. Đặt vấn đề
Ngân hàng Chính sách hội (NHCSXH)
tổ chức tín dụng được Chính phủ thành
lập để cho vay hộ nghèo các đối tượng
chính sách khác. Trải qua hơn 22 năm hoạt
động, theo số liệu ngày 31/03/2025 của
NHCSXH cho thấy, nợ tại NHCSXH
đạt 375.956 tỷ đồng với gần 6,9 triệu khách
hàng nợ. Trong đó, khoảng 99,2%
dư nợ được thực hiện theo phương thức ủy
thác một số nội dung công việc trong quy
trình cho vay thông qua 04 tổ chức chính
trị- hội; đồng thời, thực hiện ủy nhiệm
thu lãi cho Ban quản Tổ tiết kiệm
vay vốn (TK&VV). Bám sát Chương trình
chuyển đổi số quốc gia và của ngành Ngân
hàng, Chiến lược phát triển NHCSXH đến
năm 2030, NHCSXH xác định chuyển đổi
số nhiệm vụ trọng tâm cần tập trung chỉ
đạo, tổ chức thực hiện nhằm nâng cao chất
lượng phục vụ, khả năng tiếp cận của hộ
nghèo các đối tượng chính sách khác.
Với quan điểm đó, tại Kế hoạch Chuyển
đổi số của NHCSXH đến năm 2025, định
hướng đến năm 2030, một trong những
mục tiêu bản đến năm 2025 trên
50% tài khoản thanh toán thực hiện các
giao dịch thanh toán điện tử đến năm
2030, trên 90% tài khoản thanh toán
thực hiện các giao dịch thanh toán điện
tử. Với yêu cầu đẩy mạnh thực hiện Kế
hoạch chuyển đổi số, bài viết đã nghiên
cứu những giải pháp để triển khai đẩy
mạnh hình thức thanh toán không dùng
tiền mặt (TTKDTM) trong nghiệp vụ thu
nợ gốc, thu lãi của khách hàng vay vốn tại
NHCSXH, cải tiến quy trình giao dịch với
khách hàng, tiết giảm thời gian, chi phí
giao dịch của ngân hàng và khách hàng.
Phương pháp nghiên cứu tổng hợp tài
liệu để làm sở luận về TTKDTM,
các nhân tố ảnh hưởng đến việc triển khai
hình thức TTKDTM tại ngân hàng bài
học kinh nghiệm TTKDTM một số nước
trên thế giới; phương pháp thống kê mô tả
để phân tích thực trạng dưa dựa trên số liệu
thực tế về khảo sát 2.243 đối tượng thuộc
04 nhóm khác nhau (khách hàng vay vốn,
tổ trưởng Tổ TK&VV, tổ chức chính trị-
hội (CT-XH) Chủ tịch Ủy ban Nhân
dân (UBND) cấp xã, cán bộ NHCSXH)
thuộc những vùng miền với những đặc
trưng về điều kiện phát triển kinh tế, địa lý,
dân tộc, văn hóa khác nhau. Các phần tiếp
theo của bài viết bao gồm sở thuyết,
phương pháp nghiên cứu, kết quả nghiên
cứu và thảo luận, kết luận, khuyến nghị.
2. sở thuyết kinh nghiệm một số
quốc gia về thúc đẩy thanh toán không
dùng tiền mặt
2.1. Khái niệm thanh toán không dùng
tiền mặt
Giao dịch không dùng tiền mặt những
giao dịch cả bên thanh toán (thường
bên nợ) bên nhận thanh toán (thường là
bên có) đều có tài khoản ngân hàng và thực
hiện giao dịch mà không cần dùng đến tiền
mặt bất kỳ giai đoạn nào của quy trình
thanh toán quyết toán (Ngân hàng Trung
ương Ba Lan, 2008).
Nhờ vào sự phát triển vượt bậc của công
nghệ thông tin, các công cụ thanh toán hiện
đại đã được ra đời, cho phép thực hiện các
giao dịch không cần đến tiền mặt vật
lý. Các công cụ này bao gồm các phương
thức truyền thống như lệnh chuyển khoản,
HOÀNG THỊ HẠNH - NGUYỄN NGỌC SƠN
45
Số 277- Năm thứ 27 (5)- Tháng 5. 2025- Tạp chí Kinh tế - Luật & Ngân hàng
ghi nợ trực tiếp, séc, thẻ thanh toán, và gần
đây, thanh toán bằng tiền điện tử ngày càng
trở nên quan trọng trong bối cảnh hiện đại
(Grzelczak & Pastusiak, 2020).
Tại Việt Nam, khái niệm về TTKDTM
được quy định cụ thể trong Điều 3 của Nghị
định số 52/2024/NĐ-CP ngày 15/5/2024
của Chính phủ. Theo đó, dịch vụ TTKDTM
được chia làm hai loại: dịch vụ thông qua
tài khoản thanh toán của khách hàng
dịch vụ không qua tài khoản thanh toán của
khách hàng. Loại dịch vụ thứ nhất bao gồm
việc cung ứng các phương tiện thanh toán
như thực hiện thanh toán bằng séc, lệnh
chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu,
thẻ ngân hàng, chuyển tiền, thu hộ, chi hộ
các dịch vụ khác được thực hiện thông
qua tài khoản thanh toán của khách hàng.
Trong khi đó, dịch vụ không qua tài khoản
thanh toán của khách hàng hình thức
cung ứng dịch vụ TTKDTM mà không liên
quan đến việc sử dụng tài khoản thanh toán
của người dùng.
vậy, thể nói trong lĩnh vực thu nợ,
TTKDTM đề cập đến việc thực hiện các
giao dịch thu nợ thu tiền gửi thông qua
các kênh điện tử (ví dụ như chuyển khoản
ngân hàng, ví điện tử, thẻ tín dụng) thay vì
sử dụng tiền mặt trực tiếp. Hình thức này
không chỉ giúp hiện đại hóa quy trình giao
dịch, còn tăng cường tính minh bạch,
giảm thiểu rủi ro gian lận tiết kiệm chi
phí vận hành, từ đó ngân hàng thể cải
thiện hiệu quả thu hồi nợ quản dòng
tiền một cách hiệu quả hơn.
2.2. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả triển khai
thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân
hàng
Trong bối cảnh chuyển đổi số đang được
thúc đẩy mạnh mẽ trong ngành Ngân hàng,
việc đánh giá hiệu quả thực hiện TTKDTM
trở thành một yếu tố then chốt để định
hướng đầu phát triển dịch vụ. Các chỉ
tiêu đánh giá không chỉ phản ánh mức độ
phổ biến của hình thức thanh toán này
còn cho thấy mức độ tiếp cận, mức độ sử
dụng thực tế sự hài lòng của khách hàng
đối với các dịch vụ do ngân hàng cung cấp
(Ngân hàng Nhà nước, 2023).
Chỉ tiêu đầu tiên, chỉ số giá trị tỷ trọng
giao dịch TTKDTM phản ánh mức độ thực
hiện dịch vụ của từng loại phương tiện.
Khi giá trị và tỷ trọng giao dịch TTKDTM
tăng cao, điều này đồng nghĩa với việc các
phương tiện thanh toán điện tử đã được tiếp
cận gần gũi hơn với khách hàng được
ứng dụng nhiều hơn trong các giao dịch
hàng ngày.
Chỉ tiêu tiếp theo tỷ lệ khách hàng sử
dụng TTKDTM, giúp đánh giá mức độ tiếp
cận của khách hàng đối với các hình thức
thanh toán điện tử. Tỷ lệ này càng cao, điều
đó càng cho thấy khách hàng khả năng
tiếp nhận sử dụng dịch vụ một cách
thuận tiện, từ đó góp phần thúc đẩy quá
trình chuyển đổi số trong ngành ngân hàng.
Chỉ tiêu tiếp theo số lượng phương tiện
TTKDTM được áp dụng tại ngân hàng,
chỉ số đánh giá tính đa dạng, linh hoạt trong
việc TTKDTM của ngân hàng. Số lượng
phương tiện càng nhiều, khách hàng càng
nhiều cách thức để thực hiện TTKDTM,
qua đó cho thấy ngân hàng đang chú trọng
đầu tư phát triển các dịch vụ TTKDTM
hướng đến khách hàng.
Cuối cùng, bên cạnh các chỉ tiêu định
lượng, phản hồi từ các đối tượng sử dụng
dịch vụ cũng một yếu tố đánh giá hiệu
quả thực hiện TTKDTM. Khi phản hồi tích
cực chiếm ưu thế, điều đó cho thấy các giải
pháp của ngân hàng đã được đầu đúng
hướng đáp ứng được nhu cầu thực tế của
khách hàng.
Như vậy, thông qua việc theo dõi đánh
giá các chỉ tiêu như giá trị giao dịch, tỷ lệ
khách hàng sử dụng, số lượng phương tiện
Giải pháp thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt trong thu nợ
tại Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam
46 Tạp chí Kinh tế - Luật & Ngân hàng- Số 277- Năm thứ 27 (5)- Tháng 5. 2025
TTKDTM phản hồi khách hàng, các
ngân hàng thể đánh giá một cách tổng
thể hiệu quả của hệ thống TTKDTM, từ đó
đưa ra các chiến lược phù hợp để tối ưu hóa
quy trình và nâng cao chất lượng dịch vụ.
2.3. Kinh nghiệm quốc tế về thúc đẩy
thanh toán không dùng tiền mặt
2.3.1. Trung Quốc
Một trong những quốc gia nổi bật trong
phát triển TTKDTM là Trung Quốc. Trung
Quốc đã xây dựng một hệ sinh thái thanh
toán kỹ thuật số toàn diện, cho phép người
dùng dễ dàng thực hiện các giao dịch như
mua sắm, chuyển tiền, đặt phương tiện di
chuyển… trong cùng một ứng dụng. Tuy
nhiên, mức độ phủ sóng của TTKDTM
tại Trung Quốc vẫn chưa đạt 100% (Hsu,
2024). Cụ thể, nhiều người cao tuổi
Trung Quốc vẫn ưa chuộng việc sử dụng
tiền mặt, không ít người gặp khó khăn
trong việc thao tác hoặc thích nghi với các
ứng dụng thanh toán di động hiện đại.
Để cải thiện khả năng tiếp cận hệ thống
TTKDTM, Chính phủ Trung Quốc đã triển
khai nhiều chính sách hỗ trợ mang tính bao
trùm tài chính. Theo The Guardian (2024),
Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc cùng các
cơ quan chức năng đã ban hành loạt hướng
dẫn nhằm đơn giản hóa hệ thống thanh toán,
đặc biệt dành cho khách du lịch nước ngoài
người cao tuổi. Một số giải pháp tiêu
biểu bao gồm: tăng số lượng doanh nghiệp
máy ATM chấp nhận thẻ quốc tế, mở
rộng khả năng sử dụng điện tử cho người
nước ngoài mà không cần cung cấp giấy tờ
tùy thân nếu dưới ngưỡng thanh toán nhất
định, triển khai các xe taxi đầu tiên tại
Thượng Hải chấp nhận thẻ tín dụng quốc tế
(Lê Đình Hạc, 2019). Ngoài ra, chính phủ
cũng yêu cầu các điểm bán lẻ dịch vụ
thiết yếu như chợ dân sinh, tiệm ăn sáng
hiệu thuốc phải chấp nhận thanh toán bằng
tiền mặt, nhằm bảo vệ quyền lợi cho nhóm
dân cư không thành thạo công nghệ.
2.3.2. Singapore
Singapore quốc gia đi đầu trong phát
triển TTKDTM nhờ vào chiến lược số hóa
quốc gia Smart Nation (Vũ Hữu Mạnh &
Nguyễn Thị Ngọc Thảo, 2025). Tính đến
năm 2023, hơn 85% giao dịch bán lẻ tại
Singapore được thực hiện không dùng tiền
mặt (Monetary Authority of Singapore,
2023). Một trong những yếu tố then chốt
dẫn đến thành công của Singapore việc
đầu tư bài bản vào hạ tầng công nghệ và sự
vào cuộc tích cực của Chính phủ. Thông
qua sáng kiến quốc gia Smart Nation,
Chính phủ Singapore đã định hướng phát
triển các giải pháp số toàn diện cho xã hội,
trong đó lĩnh vực thanh toán ưu tiên hàng
đầu. Hệ thống PayNow, được ra mắt vào
năm 2017, cho phép người dân doanh
nghiệp chuyển tiền tức thời chỉ thông qua
số điện thoại hoặc định danh nhân,
đây là một trong những công cụ thanh toán
phổ biến tiện lợi nhất tại quốc gia này.
Chính phủ Singapore không chỉ phát triển
công nghệ còn tập trung thay đổi hành
vi người dùng thông qua các chiến dịch
truyền thông chương trình giáo dục cộng
đồng. Thông qua chương trình “Hawkers
Go Digital”, Chính phủ hỗ trợ các chủ quầy
hàng rong cài đặt máy quét QR, tiếp cận
nền tảng thanh toán số được hỗ trợ chi
phí triển khai ban đầu. Điều này giúp lan
tỏa TTKDTM sâu rộng hơn trong cộng
đồng (Vũ Hữu Mạnh & Nguyễn Thị Ngọc
Thảo, 2025).
2.3.3. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Kinh nghiệm từ Trung Quốc và Singapore
cho thấy việc phát triển TTKDTM không
chỉ phụ thuộc vào công nghệ, còn cần sự
đồng bộ từ chính sách, hạ tầng thay đổi
thói quen người dùng. Việt Nam thể học
HOÀNG THỊ HẠNH - NGUYỄN NGỌC SƠN
47
Số 277- Năm thứ 27 (5)- Tháng 5. 2025- Tạp chí Kinh tế - Luật & Ngân hàng
hỏi từ các hình này ba điểm chính: (1)
Tận dụng công nghệ để xây dựng hệ sinh
thái thanh toán tích hợp, tiện lợi; (2) Thực
hiện các chính sách khuyến khích người
dân doanh nghiệp sử dụng thanh toán số;
(3) Đảm bảo tính bao trùm tài chính bằng
cách hỗ trợ nhóm yếu thế như người cao
tuổi, người sống nông thôn hoặc không
quen dùng công nghệ. Những kinh nghiệm
này sẽ giúp Việt Nam từng bước hướng tới
một hội không dùng tiền mặt một cách
bền vững và toàn diện hơn.
3. Phương pháp nghiên cứu
Nhóm tác giả đã vận dụng kết hợp nhiều
phương pháp nghiên cứu phù hợp với từng
giai đoạn và nội dung cụ thể. Phương pháp
phân tích- tổng hợp được sử dụng nhằm hệ
thống hóa sở luận thực tiễn liên
quan đến lĩnh vực nghiên cứu. Phương
pháp thống kê so sánh sử dụng để phân tích
đối chiếu kết quả triển khai TTKDTM
của NHCSXH qua các thời kỳ, từ đó đánh
giá khách quan hiệu quả hoạt động, xác
định những điểm tương đồng khác biệt,
giải thích nguyên nhân, bối cảnh các yếu
tố tác động đến số liệu định lượng, giúp
tăng cường tính đa chiều chiều sâu của
luận giải khoa học. Phương pháp phỏng
vấn trực tiếp được triển khai nhằm thu thập
dữ liệu cấp từ các đối tượng liên quan
như cán bộ ngân hàng, khách hàng, tổ chức
chính trị- hội nhận ủy thác Chủ tịch
UBND cấp xã. Các thông tin thu thập được
qua phỏng vấn được xử lý, hóa và phân
tích theo chủ đề để bổ sung và kiểm chứng
các kết luận rút ra từ các nguồn dữ liệu thứ
cấp, từ đó nâng cao tính xác thực, độ tin
cậy và giá trị thực tiễn của nghiên cứu.
4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.1. Kết quả nghiên cứu
4.1.1. Giá trị tỷ trọng giao dịch
TTKDTM trong trả nợ gốc, nợ lãi
Bảng 1 cho thấy giá trị giao dịch thu nợ
gốc bằng TTKDTM xu hướng tăng dần
trong cả giai đoạn, tuy giá trị giao dịch
giảm nhẹ trong năm 2023 nhưng lại tăng
mạnh trong năm 2024; tỷ trọng giá trị giao
dịch tăng trong cả hai năm 2023 2024.
Tương tự thu nợ gốc bằng TTKDTM, việc
thu lãi bằng TTKDTM cũng xu hướng
tăng dần qua các năm chiếm tỷ trọng
cao hơn từ 3-5% so với thu nợ gốc bằng
TTKDTM. Điều này chủ yếu do việc trả
lãi số tiền nhỏ hơn, tần suất nhiều hơn
so với trả gốc nên khách hàng thường sử
Bảng 1. Giá trị và tỷ trọng giao dịch thu nợ tại NHCSXH giai đoạn 2022-2024
Loại giao dịch
Năm 2022
Năm 2023
Năm 2024
Giá trị
giao dịch
Tỷ trọng
(%)
Giá trị
giao dịch
Tỷ trọng
(%)
Giá trị
giao dịch
Tỷ trọng
(%)
Tổng số tiền trả gốc
68.605
100
59.359
100
83.652
100
Trả gốc bằng tiền mặt
51.305
75
42.570
72
58.172
70
Trả gốc TTKDTM
17.300
25
16.790
28
25.480
30
Tổng số tiền trả lãi
19.931
100
23.358
100
26.356
100
Trả lãi bằng tiền mặt
14.431
72
16.120
69
17.069
65
Trả lãi TTKDTM
5.500
28
7.238
31
9.287
35
ĐVT: Tỷ đồng
Nguồn: Hệ thống thông tin báo cáo nội bộ của NHCSXH