Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
GIẢI PHẪU HỌC CÁC THẦN KINH TẠNG NGỰC<br />
Dương Văn Hải*, Trần Vĩnh Hưng**<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Đặt vấn đề: Các thần kinh tạng ngực (TKTN) dẫn truyền cảm giác đau từ các tạng bụng quanh hạch tạng<br />
(HT). Phẫu thuật cắt TK tạng chủ yếu để kiểm soát đau nội tạng khó trị.<br />
Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát cấu tạo của các TK tạng và sự thông nối của các TK này.<br />
Phương tiện và phương pháp nghiên cứu: Mô tả, cắt ngang, 50 mẫu (thành ngực sau) được phẫu tích.<br />
Ghi nhận các dạng, lộ trình, và tần số thông nối của các TKTN.<br />
Kết quả: Các TK tạng lớn (GSN) do các nhánh từ các hạch giao cảm ngực T4 – T11 tạo thành, và loại<br />
thường gặp nhất được tạo ra từ T5 – T9 (21,7%). Các nhánh trên cùng phát sinh từ T4 – T9, các nhánh dưới<br />
cùng từ T7 – T11. Hạch T2 – T7 góp phần tạo nên GSN. Trong 54,3% mẫu, có ít nhất 1 hạch không cho nhánh<br />
đến GSN. Các TK tạng nhỏ (LSN) do các nhánh từ các hạch T8 – T10 tạo nên, và loại thường gặp nhất được tạo<br />
ra từ T10 – T11 (32,6%). Có 1 – 5 hạch có liên quan đến LSN. Các TK tạng nhỏ nhất (lSN) do các nhánh từ hạch<br />
T10 – L1 tạo ra, và loại thường gặp nhất tạo ra từ T11 và T12 hoặc chỉ từ T12 (mỗi loại có 30,4%). Có 1 – 3 hạch<br />
có liên hệ đến lSN. Trong 54,3% mẫu, có các nhánh nối giữa GSN và LSN, do đó có khả năng nối tắc quanh chỗ<br />
cắt của GSN.<br />
Kết luận: Các TK tạng mô tả trong sách giáo khoa ít thấy trong nghiên cứu này. Kết quả này cung cấp số<br />
liệu giải phẫu cho phẫu thuật cắt TK tạng.<br />
Từ khóa: Thần kinh tạng; phẫu thuật nội soi ngực; hạch giao cảm; đau nội tạng.<br />
<br />
SUMMARY<br />
ANATOMY OF THORACIC SPLANCHNIC NERVES<br />
Duong Van Hai, Tran Vinh Hung<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 19 - Supplement of No 1 - 2015: 297 - 302<br />
Aims: to study the formation of the thoracic splanchnic nerves and the connection between them.<br />
Materials and Methods: 50 posterior thoracic walls were dissected. The formation pattern, course, and<br />
incidence of connection were investigated.<br />
Results: The GSN were formed by nerve branches from T4 – T11 ganglia and the most common type was<br />
formed by T5 – T9 (21.7%). The uppermost branches originated from T4 – T9 while the lowermost branches<br />
emanated from T7 – T11. Two to seven ganglia contributed to the GSN. In 54.3%, at least one ganglion in the<br />
GSN-tributary ganglionic array did not branch to the GSN. The LSN were formed by the nerve branches of the<br />
T8 – T12 ganglia and the most common type was formed by T10 and T11 (32.6%). One to five ganglia were<br />
involved in the LSN. The lSN were composed of branches from the T10 – L1 ganglia and the most common type<br />
was composed of nerve branches from T11 and T12 or from T12 only (each 30.4%). One to three ganglia were<br />
involved in the lSN. In 54.3%, interconnection between the GSN and LSN existed, bringing the possible bypass<br />
around the transection of the GSN.<br />
Conclusions: The splanchnic nerves that appear in texbooks occurred in a majority of our specimens. We<br />
provided expanded anatomical data for splanchnicectomy in this report.<br />
Key words: splanchnic nerve; thoracoscopic resection; sympathetic ganglia; visceral pain.<br />
* Bộ môn Giải phẫu học, ĐH Y Dược TPHCM. ** ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch<br />
Tác giả liên lạc: PGS. TS. Dương Văn Hải ĐT: 0919 66 91 92<br />
Email: haiduong99@gmail.com<br />
<br />
Giải Phẫu Học<br />
<br />
297<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Phân phối TK giao cảm cho các tạng bụng<br />
khởi từ sừng trước bên chất xám tủy sống, qua<br />
nhánh thông trắng và chuổi giao cảm. Các sợi<br />
TK giao cảm nội tạng tạo nên GSN, LSN và lSN.<br />
GSN đến hạch tạng, tiếp vận các thân tế bào sau<br />
hạch. LSN đến hạch thận chủ hoặc hạch tạng.<br />
lSN đến hạch thận chủ. Cảm giác đau nội tạng từ<br />
bụng trên qua hạch tạng, các TK tạng ngực, các<br />
hạch giao cảm, nhánh thông trắng, và hạch rễ<br />
sau. Cảm giác nội tạng đi vào bó tủy đồi thị(1).<br />
Cắt thần kinh tạng dùng trong điều trị bón<br />
do co thắt mãn tính(5), giả tắc ruột mãn tính(7),<br />
tăng huyết áp(4), và đau bụng trên do viêm tụy<br />
mãn, hoặc các ung thư bụng trên(11). Các phẫu<br />
thuật này khác với cắt TKGC qua nội soi ngực,<br />
chủ yếu điều trị tăng tiết mồ hôi chi trên(8).<br />
Ngày nay, hầu hết phẫu thuật cắt TK tạng là<br />
để kiểm soát đau khó trị từ các cơ quan bụng<br />
trên. Viêm tụy mãn là 1 trong các nguyên nhân<br />
như thế. Căng dãn ống tụy và tình trạng viêm là<br />
nguyên nhân của cơn đau do tụy, có thể điều trị<br />
bằng các phương pháp giải áp(13). Tuy nhiên, các<br />
cơn đau mãn tính, nhất là do ung thư kích hoạt<br />
các thụ thể đau do tẩm nhuận, chèn ép, căng dãn<br />
hoặc xoắn mạch máu(21), khó điều trị bằng các<br />
phương pháp này. Do phương pháp không xâm<br />
lấn được ưa chuộng, thuốc giảm đau được dùng<br />
đầu tiên, nhưng có thể gây phản ứng phụ như<br />
gây nghiện. Nhiều bệnh nhân không đáp ứng<br />
với thuốc giảm đau. Với các bệnh nhân này,<br />
phong bế hạch tạng có thể hiệu quả, dù có thể có<br />
biến chứng hạ huyết áp, tiêu chảy, liệt nửa<br />
người, và bóc tách ĐM chủ bụng(25). Trong 1 thời<br />
gian, bệnh nhân đau bụng khó trị phải cắt bỏ<br />
hạch tạng qua bụng. Phương pháp này đã được<br />
thay thế bằng cắt TK tạng qua ngực(18) do kết quả<br />
mâu thuẫn nhau.<br />
Cắt TK tạng nội soi hỗ trợ là phương pháp<br />
an toàn và có lợi cho bệnh nhân có thang điểm<br />
tốt trong bảng đánh giá nguy cơ và thành<br />
công(14). Vấn đề lớn trong cắt TK tạng qua nội soi<br />
ngực (TSSE, thoracoscopic splanchnicectomy) là<br />
<br />
298<br />
<br />
kết quả giảm đau không đều, chủ yếu do thông<br />
tin giải phẫu không đầy đủ. Mô tả đơn giản các<br />
TK tạng ngực trong sách giáo khoa chỉ đủ cho cơ<br />
chế dẫn truyền cảm giác đau nội tạng cho sinh<br />
viên y khoa và bác sĩ để giải thích bệnh lý cho<br />
bệnh nhân. Bác sĩ phẫu thuật và Bác sĩ gây mê<br />
cần thông tin giải phẫu chi tiết hơn. Do đó, các<br />
nghiên cứu ngoại khoa xây dựng trên các thông<br />
tin ít ỏi đó thường dẫn đến các kết quả giảm đau<br />
không đều. Tỉ lệ thành công thay đổi từ 60% đến<br />
90%(12,15,19,24). Sự khác biệt này không do kỹ năng<br />
mà do thiếu qui trình phẫu thuật dựa trên thông<br />
tin giải phẫu đầy đủ. Bradley(1) tường trình rằng<br />
các hình vẽ giải phẫu cho thấy TK tạng ít có biến<br />
thể, nhưng thực tế có nhiều biến thể về vị trí và<br />
số lượng của các nhánh trong TK này.<br />
Thông tin chi tiết hơn về giải phẫu TK tạng<br />
giúp các phẫu thuật viên chính xác hơn trong<br />
thực hành lâm sàng. Edwards và Baker(2) bàn<br />
luận trong Gray’Anatomy, rằng các thông tin<br />
này quá đơn giản. Do đó, chúng tôi nghiên cứu<br />
về TK tạng ngực để bổ sung chỗ khiếm khuyết<br />
của sách giáo khoa.<br />
<br />
PHƯƠNGTIỆN-PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU<br />
Thiết kế nghiên cứu là mô tả cắt ngang. Lấy<br />
mẫu theo cách thuận tiện. số mẫu là 50 (thành<br />
ngực sau ướp formalin, gồm 30 nam, 20 nữ, 25<br />
bên trái, 25 bên phải), tuổi từ 36 đến 88. Lấy<br />
xương đòn, xẻ dọc xương ức, lấy tim phổi và các<br />
thành phần của trung thất, bóc màng phổi thành.<br />
Khảo sát các hạch giao cảm ngực, chuổi hạch<br />
giao cảm, các thần kinh tạng ngực. Ghi nhận<br />
kích thước, thành phần cấu tạo và sự thông nối<br />
giữa các hạch và các TK tạng. Số liệu được trình<br />
bày bằng số trung bình, độ lệch chuẩn và tỉ lệ<br />
phần trăm.<br />
<br />
KẾT QUẢ<br />
Thần kinh tạng lớn (GSN)<br />
Các hạch T4 – T11 cho nhánh đến GSN. Các<br />
hạch GC ngực trên cùng nối với GSN ngang<br />
mức T5 là thường gặp nhất (43,5%) (Bảng 1). Các<br />
hạch dưới cùng góp phần tạo GSN thường gặp<br />
<br />
Chuyên Đề Ngoại Khoa<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015<br />
nhất ở mức T10 (45,7%) (Bảng 2). Hạch ngang<br />
mức T9 tạo nên rễ của GSN ở 84,8% (Bảng 3).<br />
Các bộ nhánh từ hạch tạo thành rễ của GSN<br />
phát xuất từ 3 – 7 hạch, nhiều nhất là 5 hạch<br />
(32,6%) (Bảng 4). GSN cấu tạo bởi các sợi từ số<br />
hạch trung bình 4,7. Bộ thường gặp nhất là T5 –<br />
T9 (Bảng 5).<br />
Trong hơn nửa số mẫu (54%), có ít nhất 1<br />
hạch trong bộ không cho nhánh vào GSN (Hình<br />
1). Do đó, số hạch trung bình thật sự là 4,1.<br />
Không có thi thể nào có cấu tạo hạch giống<br />
nhau 2 bên. Có khác biệt có ý nghĩa thống kê về<br />
cấu tạo các bộ ở bên phải và trái (P = 0,021), các<br />
bộ hạch bên phải nhiều hơn bên trái.<br />
<br />
Thần kinh tạng nhỏ<br />
Các hạch từ T8 – T12 cho nhánh đến LSN.<br />
Các hạch trên cùng ở mức T10 chiếm 58,7%<br />
(bảng 1). Các hạch dưới cùng ở mức T11 chiếm<br />
47,8% (Bảng 2). Hạch góp phần nhiều nhất là T10<br />
(78,3%) (Bảng 3).<br />
Các bộ hạch tạo nên rễ LSN phát xuất từ 1 – 5<br />
hạch, nhiều nhất là từ 2 hạch (47,8%) (Bảng 4).<br />
Dạng LSN điển hình nhất là các sợi từ 2 hạch<br />
T1o và T11 (32,6%) (Bảng 5). Hầu hết rễ của LSN<br />
là liên tục. Chỉ có 1 LSN được phân phối bởi 2<br />
hạch không liên tục là T10 và T12.<br />
Có sự khác biệt trong cấu tạo các bộ giũa 2<br />
bên phải và trái (P = 0,03), bộ hạch bên trái nhiều<br />
hơn bên phải. Chỉ có 1 trong 20 thi thể có cấu tạo<br />
LSN 2 bên giống nhau.<br />
<br />
Thần kinh tạng nhỏ nhất<br />
Các hạch từ T10 – L1 cho nhánh đến lSN.<br />
Trong 45,7%, nhánh TK đến lSN nhiều nhất là<br />
T11. Rễ thấp nhất của lSN là T12 (65,2%) (Bảng<br />
3). lSN chỉ từ 1 hạch là 45,7%, từ 2 hạch 37,0%, từ<br />
3 hạch 6,5% (Bảng 4). Dạng lSN điển hình nhất<br />
có rễ từ T11 và T12 chiếm 30,4%. lSN không hiện<br />
diện ở 10,9% mẫu (Bảng 5).<br />
<br />
Sự liên kết giữa các thần kinh tạng<br />
Trong 54,3% mẫu, có sự liên kết trực tiếp giữ<br />
GSN và LSN, sâu trong các ngách sau khi đã<br />
thành lập các TK tạng.<br />
<br />
Giải Phẫu Học<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Theo Gray’s Anatomy(23), GSN được tạo<br />
bởi các nhánh từ T5 – T9 hoặc từ T5 – T10,<br />
LSN tạo bởi T9 – T10 hoặc từ T10 – T11, không<br />
có bàn luận về cấu tạo của LSN. Tương tự,<br />
Woodburn(27) cho rằng LSN từ T5 – T9 hoặc T5<br />
– T10, LSN từ T10 – T11. Theo các tác giả này,<br />
lSN xuất phát từ T12 hoặc từ LSN. Moore và<br />
Dalley(16) cho rằng GSN từ T5 – T9 (hoặc T10),<br />
LSN từ T10 – T11, và lSN từ T12. Snell(22) xác<br />
định đơn giản rằng GSN từ T5 – T9, LSN từ<br />
T10 – T11, lSN từ T12 (Bảng 6).<br />
Hình như các định nghĩa này được giới hạn<br />
trong sách giáo khoa. Kết quả nghiên cứu của<br />
Edwards và Baker (1940)(3) cho thấy chỉ có 23%<br />
số GSN phù hợp định nghĩa của sách giáo khoa.<br />
Nhiều dạng GSN bị cho là bất thường vì nối vối<br />
T4, T11 hoặc T12. Thêm vào đó, Naidoo(17) cho<br />
rằng T3 có liên quan đến GSN.<br />
Chúng tôi phân tích cấu tạo của 46 mẫu TK<br />
tạng và bàn luận về cơ chế cắt TK này để đạt kết<br />
quả mong muốn. Áp dụng định nghĩa của<br />
Edwards, GSN bình thường chỉ có 32,6%. Các bộ<br />
hạch cấu thành GSN trong sách giáo khoa là 5 –<br />
6, kết quả chúng tôi có 45% hoặc ít hơn 5, hoặc<br />
nhiều hơn 6.<br />
Các bộ này cũng không liên tục trong<br />
nhiều trường hợp, có 54,3% thiếu rễ. Trong cắt<br />
TK tạng, các rễ của GSN được cắt lần lượt lên<br />
trên và xuống dưới. Tiếp xúc với rễ thiếu có<br />
thể không phân biệt là rễ đã cắt hoặc rễ đã<br />
chấm dứt.<br />
Edwards thấy rằng 1 hạch ở T7 nối với LSN<br />
trong 1 trường hợp (0,5%). Nghiên cứu của<br />
chúng tôi không có trường hợp tương tự, nhưng<br />
có T8 (4,3%) và T12 (21,7%) nối với LSN.<br />
Edwards xác định chỉ có 5,8% LSN phù hợp với<br />
Gray’s Anatomy ở thời điểm đó. Số liệu chúng<br />
tôi có 15,2% phù hợp với định nghĩa của Gray’s<br />
Anatomy năm 1936, 41,3% phù hợp với phiên<br />
bản hiện nay.<br />
Ở 19,9%, chúng tôi không tìm thấy lSN. Con<br />
số này của Edwards là 7,5%, của Reed(20) là 5%. Ở<br />
<br />
299<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015<br />
<br />
các nghiên cứu khác, tỉ lệ hiện diện của lSN ở<br />
trong khoảng 16 – 98,3%(17).<br />
Chúng tôi nhận thấy TK tạng có khuynh<br />
hướng không cân đối. Các bộ hạch của GSN bên<br />
phải nhiều hơn bên trái. Ngược lại, các bộ hạch<br />
của LSN bên trái nhiều hơn bên phải. Có 1 sự<br />
kiện thú vị là không thi thể nào có GSN giống<br />
nhau 2 bên. Chỉ 1 vài trường hợp có LSN và lSN<br />
giống nhau hoặc chỉ lSN giống nhau.<br />
Vài trường hợp có thông nối giữa GSN và<br />
LSN. Các sợi TK nhỏ này nằm sâu trong ngách<br />
hoành. Naidoo(17) cho rằng có các nhánh bên<br />
trong tạo nên đường dẫn truyền thay thế thông<br />
qua đám rối chủ và đám rối thực quản. Thêm<br />
vào đó, người ta chấp nhận rằng các thông nối<br />
giữa GSN và lSN có thể gây đau tái phát sau cắt<br />
TK tạng. Cho nên, để cải thiện kết quả, nhất là<br />
đau do ung thư, phải cắt cả 3 TK tạng ngực ở<br />
mức thấp nhất của lồng ngực cũng như các rễ<br />
của TK tạng ngực. Vẫn còn có các ứng viên khác<br />
có đường dẫn truyền thay thế trong đau bụng.<br />
Takahashi(26) chỉ ra rằng bất cứ nhánh nào gần<br />
thân giao cảm đều có thể chạy và thân ở mức<br />
thấp hơn điểm cắt. Hơn nữa, Krishna(9) cho rằng<br />
có thể mô tả TK tạng phụ thứ 4 ở vài bệnh nhân.<br />
<br />
Chúng tôi cho rằng các nhánh nhỏ nhất hoặc các<br />
TK tạng phụ có thể cho những đường dẫn<br />
truyền phụ. Do đó, phải cắt hết các nhánh TK<br />
nhỏ không tên, hoặc các TK tạng phụ.<br />
Trong cắt TK tạng nội soi ngực 2 bên, thân<br />
chính GSN bộc lộ đầu tiên và cắt các nhánh nối<br />
dần lên trên. Sau khi cắt rễ cao nhất, GSN coi<br />
như 1 đoạn thần kinh để dễ kiểm soát, rồi cắt<br />
LSN và lSN. Cuối cùng, cắt các nhánh nhỏ TK<br />
giao cảm bằng dao điện ở mức thấp nhất của<br />
lồng ngực(6). Phản ứng phụ của phẫu thuật là<br />
tăng nhu động ruột. Điều này không có hại, có<br />
thể giúp các bệnh nhân ở giai đoạn cuối giảm<br />
triệu chứng bón.<br />
Cắt TK tạng xâm lấn hơn được Kusano(10) và<br />
Le Pimpec Barthes(11) giới thiệu. Kỹ thuật này cắt<br />
thân giao cảm và hy sinh cả TK giao cảm thân<br />
thể, cắt đứt sự điều hòa thân nhiệt và huyết áp ở<br />
1 vài vùng của cơ thể. Các biến chứng nhẹ như<br />
xuất tinh ngược có thể xảy ra. Vì chuổi giao cảm<br />
rất gần các cấu trúc khác như ống ngực, hệ TM<br />
đơn và các mạch máu lớn, nên cắt chuổi giao<br />
caảm có nguy cơ cao. Chúng tôi đề nghị chỉ cắt<br />
TK giao cảm đủ để không phản ứng phụ hoặc<br />
biến chứng.<br />
<br />
Bảng 1. Các hạch trên cùng cấu tạo các thần kinh tạng<br />
TK tạng lớn<br />
Trái (n=25) Phải (n=25) Tổng (n=50)<br />
T4<br />
T5<br />
T6<br />
T7<br />
T8<br />
T9<br />
T10<br />
T11<br />
T12<br />
L1<br />
<br />
4,8%<br />
38,1%<br />
23,8%<br />
28,6%<br />
0,0%<br />
4,8%<br />
<br />
0,0%<br />
48,0%<br />
28%<br />
16%<br />
8%<br />
0,0%<br />
<br />
2,2%<br />
43,5%<br />
26%<br />
21,7%<br />
4,3%<br />
2,2%<br />
<br />
TK tạng nhỏ<br />
Trái (n=25) Phải (n=25) Tổng (n=50)<br />
<br />
4,8%<br />
14,3%<br />
66,7%<br />
14,3%<br />
0,0%<br />
<br />
4,0%<br />
20,0%<br />
52,9%<br />
12,0%<br />
12,0%<br />
<br />
4,3%<br />
17,4%<br />
58,7%<br />
13,0%<br />
6,5%<br />
<br />
TK tạng nhỏ nhất<br />
Trái (n=25)<br />
Phải Tổng<br />
(n=25) (n=50)<br />
<br />
9,5%<br />
38,1%<br />
42,9%<br />
4,8%<br />
<br />
12,0% 10,9%<br />
52,0% 45,7%<br />
20,0% 30,4%<br />
0,0% 2,2%<br />
<br />
Bảng 2. Các hạch dưới cùng cấu tạo các thần kinh tạng<br />
<br />
T7<br />
T8<br />
T9<br />
T10<br />
<br />
300<br />
<br />
Trái (25)<br />
0,0%<br />
9,5%<br />
38,1%<br />
42,9%<br />
<br />
TK tạng lớn<br />
Phải (25)<br />
Tổng (50)<br />
4,0%<br />
2,2%<br />
0,0%<br />
4,3%<br />
32%<br />
34,8%<br />
48,0%<br />
45,7%<br />
<br />
TK tạng nhỏ<br />
Trái (25) Phải (25)<br />
Tổng (50)<br />
<br />
0,0%<br />
19,0%<br />
<br />
4,8%<br />
42,9%<br />
<br />
TK tạng nhỏ nhất<br />
Phải (25) Trái (25) Tổng (50)<br />
<br />
2,2%<br />
28,3%<br />
<br />
Chuyên Đề Ngoại Khoa<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015<br />
<br />
T11<br />
T12<br />
L1<br />
<br />
TK tạng lớn<br />
Phải (25)<br />
Tổng (50)<br />
16,0%<br />
13,0%<br />
<br />
Trái (25)<br />
9,5%<br />
<br />
Trái (25)<br />
57,1%<br />
23,8%<br />
<br />
TK tạng nhỏ<br />
Phải (25)<br />
Tổng (50)<br />
47,6%<br />
47,8%<br />
23,8%<br />
21,7%<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
TK tạng nhỏ nhất<br />
Phải (25) Trái (25) Tổng (50)<br />
14,3%<br />
24,0%<br />
19,6%<br />
76,2%<br />
56,0%<br />
65,2%<br />
4,8%<br />
4,0%<br />
4,3%<br />
<br />
Bảng 3. Tỉ lệ các hạch cấu tạo các thần kinh tạng<br />
<br />
T4<br />
T5<br />
T6<br />
T7<br />
T8<br />
T9<br />
T10<br />
T11<br />
T12<br />
L1<br />
<br />
Trái<br />
4,8%<br />
38,1%<br />
47,6%<br />
76,2%<br />
66,7%<br />
90,5%<br />
52,4%<br />
9,5%<br />
<br />
TK tạng lớn<br />
Phải<br />
0,0%<br />
48,0%<br />
60,0%<br />
68,0%<br />
96%<br />
80,0%<br />
64,0%<br />
16,0%<br />
<br />
Tổng<br />
2,2%<br />
43,5%<br />
54,3%<br />
71,7%<br />
82,6%<br />
84,6%<br />
58,7%<br />
13,0%<br />
<br />
Trái<br />
<br />
TK tạng nhỏ<br />
Phải<br />
<br />
Tổng<br />
<br />
4,8%<br />
19,0%<br />
85,7%<br />
76,2%<br />
23,8%<br />
<br />
4,0%<br />
24,0%<br />
72,0%<br />
48,0%<br />
20,0%<br />
<br />
4,3%<br />
21,7%<br />
78,3%<br />
60,9%<br />
21,7%<br />
<br />
TK tạng nhỏ nhất<br />
Trái<br />
Phải<br />
Tổng<br />
<br />
9,5%<br />
47,6%<br />
76,2%<br />
4,8%<br />
<br />
12,0%<br />
64,0%<br />
60,0%<br />
4,0%<br />
<br />
10,9%<br />
56,5%<br />
67,4%<br />
4,3%<br />
<br />
Bảng 4. Độ dài của các nhánh từ hạch nối với các TK tạng<br />
<br />
Không<br />
1<br />
2<br />
3<br />
4<br />
5<br />
6<br />
7<br />
<br />
Trái<br />
<br />
TK tạng lớn<br />
Phải<br />
<br />
9,5%<br />
4,8%<br />
28,6%<br />
42,9%<br />
4,8%<br />
9,5%<br />
<br />
0,0%<br />
20,0%<br />
16,0%<br />
24,0%<br />
36,0%<br />
4,0%<br />
<br />
s<br />
<br />
Tổng<br />
<br />
4,3%<br />
13,0%<br />
21,7%<br />
32,6%<br />
21,7%<br />
6,5%<br />
<br />
Trái<br />
<br />
TK tạng nhỏ<br />
Phải<br />
<br />
19,0%<br />
52,4%<br />
28,6%<br />
0,0%<br />
0,0%<br />
<br />
48,0%<br />
44,0%<br />
4,0%<br />
0,0%<br />
4,0%<br />
<br />
s<br />
<br />
Tổng<br />
34,8%<br />
47,8%<br />
15,2%<br />
0,0%<br />
2,2%<br />
<br />
TK tạng nhỏ nhất<br />
Trái<br />
Phải<br />
Tổng<br />
4,8%<br />
16,0%<br />
10,9%<br />
57,1%<br />
36,0%<br />
45,7%<br />
33,3%<br />
40,0%<br />
37,0%<br />
4,8%<br />
8,0%<br />
6,5%<br />
<br />
s: có khác biệt 2 bên (P