intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo án bài Tính tương đối của chuyển động-Công thức vận tốc - Vật lý 10 - GV:L.N.Ngọc

Chia sẻ: Lý Như Ngọc | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:6

503
lượt xem
54
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của giáo án bài Tính tương đối của chuyển động-Công thức vận tốc giúp học sinh trả lời được câu hỏi thế nào là tính tương đối của chuyển động? Trong những trường hợp cụ thể chỉ ra đâu là hệ qui chiếu đứng yên, đâu là hệ qui chiếuchuyển động. Viết được công thức cộng vận tốc cho từng trường hợp cụ thể của các chuyển động cùng phương.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo án bài Tính tương đối của chuyển động-Công thức vận tốc - Vật lý 10 - GV:L.N.Ngọc

Bài 6: TÍNH TƯƠNG ĐỐI CỦA CHUYỂN ĐỘNG - CÔNG THỨC CỘNG VẬN TỐC

I. Mục tiêu.

a. Về kiến thức:

Trả lời được câu hỏi thế nào là tính tương đối của chuyển động?

Trong những trường hợp cụ thể chỉ ra đâu là hệ qui chiếu (HQC) đứng yên, đâu là HQC chuyển động.

Viết được công thức cộng vận tốc cho từng trường hợp cụ thể của các chuyển động cùng phương.

b. Về kĩ năng:

Giải được một số bài toán cộng vận tốc cùng phương.

Giải thích được một số hiện tượng liên quan đến tính tương đối của chuyển động.

c. Thái độ:

II. Chuẩn bị.

GV: Chuẩn bị một TN về tính tương đối của chuyển động (nếu được)

III. Tiến trình giảng dạy.

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ. (3’)

Nêu những đặc điểm và viết công thức tính gia tốc trong chuyển động trong đều?

3. Bài mới.

TG

Trợ giúp của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Nội dung

1’

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

7’

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5’

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

15’

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

10’

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Các em hãy nhắc lại tính tương đối của chuyển động và đứng yên đã học ở lớp 8? VD:

- Trong chương trình VL8 khi giải thích về tính tương đối của chuyển động chỉ dừng lại ở mức độ giải thích một vật được coi là chuyển động hay đứng yên phụ thuộc vào việc chọn vật mốc. Nhưng nếu ta chọn 2 vật mốc mà so với 2 vật đó thì vật đều chuyển động nhưng với tốc độ khác nhau thì phải giải thích như thế nào? Làm thế nào để tính  được tốc độ đó? Để trả lời được các câu hỏi trên chúng ta cùng nhau nghiên cứu bài mới.

- Các em đọc SGK rồi chú ý trả lời câu hỏi sau:

+ Tại sao người ta không dùng vật mốc để chỉ sự khác nhau về quỹ đạo chuyển động?

- Mỗi vật mốc được gắn liền với 1HQC vì vậy ta có thể giải thích tính tươgn đối của vận tốc phụ thuộc vào việc chọn HQC khác nhau.

- Các em có kết luận gì về hình dạng qũy đạo của chuyển động trong các HQC khác nhau?

- Các em hoàn thành C1 (đầu van sẽ chuyển động như thế nào đối với trục bánh xe) chỉ rõ HQC trong trường hợp đó.

- Vậy hình dạng quỹ đạo của chuyển động trong các HQC khác nhau thì khác nhau – quỹ đạo có tính tương đối.

- Vận tốc có giá trị như nhau trong các HQC khác nhau không? VD?

- Các em hoàn thành C2 (Nêu VD khác về tính tương đối của vận tốc)

- VD: Có 1 chiếc thuyền (ghe) đang chạy trên sông. Ta xét chuyển động của thuyền trong 2 hqc.

+ xOy gắn với bờ coi như hqc đứng yên.

+ x’O’y’ gắn với vật trôi theo dòng nước là hqc chuyển động.

- Thông qua VD đó hqc như thế nào gọi là hqc đứng yên? Chuyển động?

- Các em hãy lấy ví dụ cụ thể.

 

- 1 bạn đang đứng yên trên bờ sông quan sát 1 chiếc thuyền đang chạy xuôi dòng, thấy thuyền đi rất nhanh. Khi quan sát chiếc thuyền chạy ngược dòng thì thấy chậm hơn. Vì sao lại có hiện tương đó?

- Theo em trong VD trên thuyền được xét trogn hqc nào? Còn người đứng trên bờ sông xét trong hqc nào?

- Nếu xét chuyển động của vật trogn 2 hqc khác nhau thì vật sẽ có vận tốc khác nhau.

- Gọi vận tốc của vật so với hqc đứng yên là vận tốc tuyệt đối.

…vận tốc của vật so với hqc chuyển động là vận tốc tương đối

…vận tốc của hqc chuyển động so với hqc đứng yên là vận tốc kéo theo.

- Các em hãy chỉ ra vận tốc tuyệt đối, tương đối, kéo theo trong VD trên.

 

- Vậy các vận tốc đó có mqh với nhau như thế nào?

- Chú ý: So sánh phương chiều và độ lớn của các vectơ.

 

Vậy mối quan hệ là:

- Đặt thuyền (1) vật chuyển động

          Nước (2) hqc chuyển động

          Bờ (3) hqc đứng yên.

- Đó được gọi là công thức cộng vận tốc.

* Vận tốc tuyệt đối bằng thổng vectơ của vận tốc tương đối và vận tốc kéo theo.

Nếu chọn chiều (+) cùng chiều thì

v1,3 = v1,2 + v2.3

- Nếu thuyền chạy ngược dòng thì sao? Công thức cộng vận tốc lúc này như thế nào?

- Chúng ta vẫn chọn chiều (+) như thế các em hãy viết CTCVT dưới dạng vectơ và độ lớn.

- Vậy vectơ nào cùng chiều (+), ngược chiều (+)

- Nếu ngược chiều (+) thì có dấu (-)

Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập.

- Hs nhắc lại và cho ví dụ theo yêu cầu của gv.

 

Hoạt động 2: Tìm hiểu tính tương đối của chuyển động.

- Hs đọc SGK, thảo luận để trả lời

+ Vật mốc không cho biết vị trí của vật tại thời điểm bất kì.

+ Không cho phép xác định chính xác tốc độ của vật.

 

- Hình dạng qũy đạo của chuyển động trong các HQC khác nhau là khác nhau.

- Từng hs hoàn thành C1:

+ Đầu van chuyển động theo quỹ đạo tròn quanh trục bánh xe. HQC trong trường hợp này gắn với trục bánh xe.

 

- Không, Ví dụ:……

 

- Cá nhân hs nêu VD

Hoạt động 3: Tìm hiểu hệ qui chiếu đứng yên và hệ qui chiếu chuyển động.

- Hs chú ý VD của gv để phân biệt được hqc đứng yên & hqc chuyển động.

- hqc gắn với vật mốc đứng yên là hqc đứng yên.

- hqc gắn với vật mốc chuyển động gọi là hqc chuyển động.

- Hs tự cho ví dụ:

Hoạt động 4: Tìm hiểu công thức cộng vận tốc trong trường hợp vận tốc cùng phương, cùng chiều.

- Hs thảo luận nhóm:

+ Hqc gắn với dòng nước chảy.

+ Hqc gắn với mặt đất.

- VT của thuyền đối với bờ là vt tuyệt đối (vtb)

- Vt của thuyền đối với dòng nước là VT tương đối (vtn)

- VT của dòng nước đối với bờ sông là vận tốc kéo theo (vnb)

 

\({\vec v_{tb}} = {\vec v_{tn}} + {\vec v_{nb}}\)

 \({\vec v_{13}} = {\vec v_{12}} + {\vec v_{23}}\)

 

Hoạt động 5: Tìm hiểu công thức cộng vận tốc trong trường hợp vận tốc cùng phương, ngược chiều.

 

 

I. Tính tương đối của chuyển động

1. Tính tương đối của quỹ đạo

    Hình dạng quỹ đạo của chuyển động trong các HQC khác nhau thì khác nhau – quỹ đạo có tính tương đối.

2. Tính tương đối của vận tốc

  Vận tốc của vật chuyển động đối với các hqc khác nhau thì khác nhau. Vận tốc có tính tương đối.

II. Công thức cộng vận tốc

1. Hệ qui chiếu đứng yên và hệ qui chiếu chuyển động.

 

2. Công thức cộng vận tốc.

- Gọi vận tốc của vật so với hqc đứng yên là vận tốc tuyệt đối.

…vận tốc của vật so với hqc chuyển động là vận tốc tương đối

…vận tốc của hqc chuyển động so với hqc đứng yên là vận tốc kéo theo.

a. Vận tốc cùng phương, cùng chiều.

 \({\vec v_{tb}} = {\vec v_{tn}} + {\vec v_{nb}}\)

 \({\vec v_{13}} = {\vec v_{12}} + {\vec v_{23}}\)

 

Vận tốc tuyệt đối bằng thổng vectơ của vận tốc tương đối và vận tốc kéo theo.

b. Vận tốc tương đối cùng phương, ngược chiều với vận tốc kéo theo.

 \({\vec v_{13}} = {\vec v_{12}} + {\vec v_{23}}\)

\(\left| {{v_{13}}} \right| = \left| {{v_{12}}} \right| - \left| {{v_{23}}} \right|\) 

 

Trên đây là trích đoạn một phần nội dung trong giáo án Tính tương đối của chuyển động và công thức cộng vận tốc. Để nắm bắt toàn bộ nội dung còn lại và các giáo án tiếp theo, mời quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải tài liệu về máy.

Ngoài ra, nhằm hỗ trợ các Thầy cô trong quá trình xây dựng bài 6 với nhiều phương pháp soạn bài hay, nội dung chi tiết và được trình bày khoa học, quý thầy cô có thể tham khảo ở Bài giảng Vật lý 10 - Bài 6:Tính tương đối của chuyển động.Công thức cộng vận tốc

Thầy cô quan tâm có thể xem thêm các tài liệu được biên soạn cùng chuyên mục:

>>  Giáo án tiếp theo: Giáo án Vật lý 10 Bài 7: Sai số của phép đo các đại lượng vật lí

ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2