intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lý lớp 8 năm 2021-2022 - Trường THCS Phước Hưng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

13
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn học sinh có tài liệu ôn tập những kiến thức trọng tâm của môn học, kỹ năng giải các bài tập nhanh nhất và chuẩn bị cho kì thi sắp tới tốt hơn. Hãy tham khảo "Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lý lớp 8 năm 2021-2022 - Trường THCS Phước Hưng" dưới đây.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lý lớp 8 năm 2021-2022 - Trường THCS Phước Hưng

  1. TRƯỜNG THCS PHƯỚC HƯNG HỆ THỐNG KIẾN THỨC TRỌNG TÂM HỌC KỲ I MÔN VẬT LÍ 8 A. LÝ THUYẾT 1. Chuyển động – vận tốc - Khi vị trí của vật thay đổi so với vật mốc theo thời gian thì vật chuyển động so với vật mốc, gọi là chuyển động cơ học. - Vật chuyển động hay đứng yên phụ thuộc vào việc chọn vật làm mốc. Một vật có thể chuyển động so với vật này nhưng lại đứng yên so với vật khác, vì vậy chuyển động hay đứng yên có tính tương đối. - Độ lớn của vận tốc cho biết mức độ nhanh hay chậm của chuyển động. s - Công thức vận tốc: v = Trong đó: t s: quãng đường đi đường (m; km) t: thời gian để đi hết quãng đường đó (s; h) v: vận tốc - Đơn vị vận tốc hợp pháp là: m / s và km / h . - Chuyển động đều là chuyển động có vận tốc không thay đổi theo thời gian. - Chuyển động không đều là chuyển động có vận tốc thay đổi theo thời gian. - Vận tốc trung bình của chuyển động không đều được xác định theo công thức: Trong đó: s: quãng đường đi được (m; km) t: thời gian để đi hết quãng đường đó (s; h) : vận tốc trung bình (m/s; km/h) 2. Lực – Quán tính - Lực là một đại lượng vec-tơ vừa có độ lớn, vừa có phương và chiều. - Để biểu diễn vec-tơ lực người ta dùng 1 mũi tên có: + Gốc: là điểm mà lực tác dụng lên vật. (Gọi là điểm đặt của lực) + Phương và chiều: là phương và chiều của lực. + Độ dài biểu diễn cường độ (độ lớn) của lực theo một tỷ xích cho trước. - Hai lực cân bằng là hai lực cùng đặt lên một vật, có cường độ bằng nhau, cùng phương nhưng ngược chiều. - Dưới tác dụng của hai lực cân bằng, một vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên, đang chuyển động sẽ tiếp tục truyển động thẳng đều. - Quán tính đặc trưng cho xu thế giữ nguyên vận tốc. Mọi vật không thể thay đổi vận tốc đột ngột vì có quán tính. - Lực ma sát trượt xuất hiện khi một vật trượt trên bề mặt của vật khác. 1
  2. - Lực ma sát lăn xuất hiện khi một vật lăn trên bề mặt của vật khác. - Lực ma sát nghỉ giữ cho vật không trượt, không lăn khi vật chịu tác dụng của lực khác. - Lực ma sát lăn có cường độ nhỏ hơn cường độ của lực ma sát trượt 3. Áp suất - Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép. - Áp suất được tính bằng độ lớn của áp lực trên một đơn vị diện tích bị ép. F - Công thức: p = Trong đó: S + F: áp lực (N); + S: diện tích tiếp xúc (m2); + p: Áp suất (N/m2) (Pa) - Áp suất chất lỏng: Chất lỏng gây ra áp suất theo mọi phương lên đáy bình, thành bình và các vật ở trong lòng nó. - Công thức: p = d .h Trong đó: + d: trọng lượng riêng của chất lỏng (N/m3); + h: độ sâu cột chất lỏng (m); + p: Áp suất chất lỏng(N/m2) (Pa) - Bình thông nhau là bình gồm hai hay nhiều nhánh có hình dạng bất kỳ, phần miệng thông với không khí, phần đáy được thông với nhau. - Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng, đứng yên mặt thoáng của chất lỏng ở các nhánh có độ cao bằng nhau. F2 S 2 - Công thức của máy thủy lực: = Trong đó: F1 S1 + F1: áp lực tác dụng lên pít tông nhỏ (N); F2: áp lực tác dụng lên pít tông lớn (N); + S1: Diện tích pít tông nhỏ(m2); S2: Diện tích pít tông lớn(m2) 4. Lực đẩy Ác si mét – Sự nổi - Mọi vật nhúng vào chất lỏng đều bị chất lỏng đẩy thẳng đứng từ dưới lên với một lực có độ lớn bằng trọng lượng của phần chất lỏng mà vật chiếm chỗ, lực này gọi là lực đẩy Ác- si-mét. - Công thức tính lực đẩy Ác-si-mét: FA = d .V Trong đó: + FA: độ lớn của lực đẩy Ác-si-mét (N); + d: trọng lượng riêng của chất lỏng (N/m3); + V: Phần thể tích của vật chìm trong chất lỏng(m3) - Nhúng một vật vào chất lỏng: + Vật chìm xuống khi lực đẩy Ác-si-mét nhỏ hơn trọng lượng của vật: FA< P + Vật nổi lên khi lực đẩy Ác-si-mét lớn hơn trọng lượng của vật: FA> P + Vật lơ lửng khi lực đẩy Ác-si-mét bằng trọng lượng của vật: FA= P B. GIẢI THÍCH HIỆN TƯỢNG Câu 1: Hành khách ngồi trên ô tô đang rời khỏi bến: a. So với bến xe thì hành khách chuyển động hay đứng yên? Tại sao? b. So với ô tô thì hành khách chuyển động hay đứng yên? Tại sao? Câu 2: Tại sao vỏ bánh xe có rãnh? 2
  3. Câu 3: Khi xe đột ngột thắng gấp, hành khách trên xe ngã về phía nào? Vì sao? Câu 4: Vì sao khi cán búa lỏng, người ta có thể làm chặt bằng cách gõ mạnh đuôi cán xuống đất, em hãy giải thích vì sao? Câu 5: Tại sao đi giày gót nhọn dễ bị lún hơn gót bằng? Câu 6: Tại sao khi lặn xuống nước, người thợ lặn phải mặc áo lặn chịu được áp lực cao? Câu 7: Vì sao container lại có nhiều bánh xe hơn ô tô? Vì sao xe tăng, xe máy kéo phải chạy bằng xích? C.BÀI TẬP Bài 1: Cứ trong một phút, tàu hỏa chuyển động đều đi được đoạn đường 180m, tính: a) vận tốc của tàu ra m/s và km/h. b) thời gian để tàu đi được 2,7km. c) đoạn đường mà tàu đi được trong 10s. Bài 2: Một ô tô có khối lượng 2 tấn nằm yên trên mặt đường nằm ngang. Hãy kể tên các lực tác dụng lên xe và biểu diễn các lực đó theo tỉ xích 1cm ứng với 10.000N. Bài 3: Biểu diễn các vectơ lực sau đây: a. Trọng lực của một vật có khối lượng 15kg (tỉ xích tùy chọn). b. Lực kéo một vật có độ lớn 500N theo phương ngang, chiều từ phải sang trái, tỉ xích 1cm ứng với 100N. Bài 4: Một thợ lặn lặn xuống độ sâu 36m so với mặt nước biển. cho trọng lượng riêng trung bình của nước biển là 10300N/m3. a) Tính áp suất ở độ sâu ấy. b) Cửa chiếu sáng của áo lặn có diện tích 0,016m2. Tính áp lực của nước tác dụng lên diện tích này. c) Biết áp suất tối đa mà người thợ lặn còn có thể chịu được là 473800N/m 2, hỏi người thợ lặn đó chỉ nên lặn xuống độ sâu nào để có thể an toàn? Bài 5: Đổ một lượng nước vào trong cốc sao cho độ cao của nước trong cốc là 12cm. tính áp suất của nước lên đáy cốc và lên điểm A cách đáy cốc 4cm. biết trọng lượng riêng của nước là 10000N/m3. Bài 6: Một vật có khối lượng 598,5g làm bằng chất có khối lượng riêng D=10,5g/cm 3 được nhúng hoàn toàn vào trong nước. Tính độ lớn lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên vật, cho trọng lượng riêng của nước d=10000N/m3. Bài 7: Một hòn đá có khối lượng 4,8kg, biết trọng lượng riêng của nước là 10.000N/m3, của đá bằng 24.000N/m3. Tính lực đẩy Ác-si-mét của nước tác dụng lên hòn đá khi ở trong nước? -HẾT- 3
  4. ĐỀ KIỂM TRA HK 1 MÔN VẬT LÍ 8 (THAM KHẢO) (Hình thức trắc nghiệm khách quan 50% và tự luận 50%) I. Trắc nghiệm khách quan (5 điểm) Câu 1 : Chuyển động cơ học là: A. sự thay đổi khoảng cách của vật so với vật khác B. sự thay đổi phương chiều của vật C. sự thay đổi vị trí của vật so với vật khác D. sự thay đổi hình dạng của vật so với vật khác Câu 2: Hai chiếc tàu hỏa chạy trên các đường ray song song, cùng chiều, cùng vận tốc. Người ngồi trên chiếc tàu thứ nhất sẽ: A. chuyển động so với tàu thứ hai B. đứng yên so với tàu thứ hai C. chuyển động so với tàu thứ nhất. D. chuyển động so với hành khách trên tàu thứ hai Câu 3: Trong các chuyển động sau đây, chuyển động nào là chuyển động đều? A. Chuyển động của người đi xe đạp khi xuống dốc C. Chuyển động của đầu kim đồng hồ B. Chuyển động của ô tô khi khởi hành D. Chuyển động của đoàn tàu khi vào ga. Câu 4: Công thức tính vận tốc là: t A. v = s B. v = C. v = s.t D. v = m / s s t Câu 5: Kết luận nào sau đây không đúng? A. Lực là nguyên nhân duy trì chuyển động. B. Lực là nguyên nhân khiến vật thay đổi hướng chuyển động. C. Lực là nguyên nhân khiến vật thay đổi vận tốc. D. Một vật bị biến dạng là do có lực tác dụng vào nó. Câu 6: Hưng đạp xe lên dốc dài 100m với vận tốc 2m/s, sau đó xuống dốc dài 140m hết 30s. Hỏi vận tốc trung bình của Hưng trên cả đoạn đường dốc? A. 50m/s B. 8m/s C. 4,67m/s D. 3m/s Câu 7: Một xe ô tô đang chuyển động thẳng thì đột ngột dừng lại. Hành khách trên xe sẽ như thế nào? Hãy chọn câu trả lời đúng. A. Hành khách nghiêng sang phải B. Hành khách nghiêng sang trái C. Hành khách ngã về phía trước D. Hành khách ngã về phía sau Câu 8: Lực nào sau đây không phải là lực ma sát? A. Lực xuất hiện khi bánh xe trượt trên mặt đường B. Lực xuất hiện khi lốp xe đạp lăn trên mặt đường C. Lực của dây cung tác dụng lên mũi tên khi bắn D. Lực xuất hiện khi các chi tiết máy cọ xát với nhau. châm. Câu 9: Trong các trường hợp dưới đây trường hợp nào ma sát có ích? 4
  5. A. Ma sát làm mòn lốp xe B. Ma sát làm ô tô qua được chỗ lầy. C. Ma sát sinh ra giữa trục xe và bánh xe D. Ma sát sinh ra khi vật trượt trên mặt sàn. Câu 10: : Muốn tăng áp suất thì: A. giảm diện tích mặt bị ép và giảm áp lực theo cùng tỉ lệ B. giảm diện tích mặt bị ép và tăng áp lực C. tăng diện tích mặt bị ép và tăng áp lực theo cùng tỉ lệ D. tăng diện tích mặt bị ép và giảm áp lực II. Tự luận (5 điểm) Câu 11:(1đ)Viết công thức tính áp suất chất lỏng. Giải thích và nêu đơn vị của các đại lượng trong công thức. Câu 12 : (2đ) Nêu điều kiện để vật nổi, vật chìm hay lơ lửng khi thả một vật vào chất lỏng. Câu 13:(2đ) Thả một vật làm bằng kim loại vào bình đo thể tích có vạch chia độ thì nước trong bình từ mức 130cm3 dâng lên đến mức 175cm3. Nếu treo vật vào một lực kế trong điều kiện vật vẫn nhúng hoàn toàn trong nước thì lực kế chỉ 4,2N. Cho trọng lượng riêng của nước là 10 000N/m3. a) Tính lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên vật. b) Xác định khối lượng riêng của chất làm nên vật. ***********HẾT************** CHÚC CÁC EM ÔN TẬP TỐT! 5
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2