intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo án mầm non: Chủ đề Ngày phụ nữ Việt Nam

Chia sẻ: Hà Dung | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:21

4
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo án mầm non "Chủ đề Ngày phụ nữ Việt Nam" với mục tiêu giúp các trẻ nói được một số hiểu biết về ngày 20/10, trẻ biết một số loại thiệp mừng ngày 20/10; trẻ nói được ý nghĩa, nguồn gốc của ngày 20/10; trẻ đếm số lượng trong phạm vi 6, nhận biết nhóm có 6 đối tượng, nhận biết số lượng 6, trẻ xếp được theo quy tắc.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo án mầm non: Chủ đề Ngày phụ nữ Việt Nam

  1. CHỦ ĐỀ: GIA ĐÌNH DỰ ÁN TUẦN: Ngày 20/10 Thời gian: 01 tuần (Từ ngày… đến ngày…) Độ tuổi: Mẫu giáo 5- 6 tuổi Nhóm 6: Mai, Lan, Sinh, Hạnh I. MỤC TIÊU 1. PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC - Trẻ nói được một số hiểu biết về ngày 20/10, trẻ biết một số loại thiệp mừng ngày 20/10. - Trẻ nói được ý nghĩa, nguồn gốc của ngày 20/10. - Trẻ đếm số lượng trong phạm vi 6, nhận biết nhóm có 6 đối tượng, nhận biết số lượng 6, trẻ xếp được theo quy tắc. 2. PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ - Trẻ hiểu, thực hiện được các yêu cầu của cô. - Trẻ trả lời được một số câu hỏi của cô về ngày 20/10: Ngày 20/10 là ngày gì? - Trẻ thuộc lời bài hát liên quan đến dự án ngày 20/10: Ngày đầu tiên đi học, cô giáo, bông hồng tặng cô, cô và mẹ. - Trẻ thuyết trình sản phẩm của mình, tập nói lên nguyện vọng, mong muốn của mình. - Trẻ kể tóm tắt được câu chuyện “Món quà của cô giáo”. 3. PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT - Trẻ phát triển các vận động tinh thông qua hoạt động thiết kế thiệp mừng ngày 20/10, xé, cắt, dán, trang trí... - Trẻ thực hiện các vận động cơ bản đi theo hiệu lệnh... - Đi vệ sinh, bỏ rác đúng nơi quy định. - Trẻ biết các vật sắc nhọn không nên nghịch: Khi sử dụng phải có sự giám sát và hướng dẫn của người lớn. 4. PHÁT TRIỂN THẨM MĨ - Hát đúng giai điệu bài hát: Ngày đầu tiên đi học, bông hồng tặng cô, cô và mẹ,… - Thiết kế, trang trí thiệp mừng ngày 20/10. - khả năng hợp tác, làm việc nhóm…… 5. PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM - KNXH - Tự tin tham gia vào các hoạt động, khi trả lời câu hỏi, trình bày nguyện vọng của cá nhân. - Cố gắng thực hiện hoàn thành công việc khi được giao. - Yêu thương, kính trọng cô giáo, mẹ, bà, chị…. II. MẠNG NỘI DUNG
  2. III. MẠNG Ho Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 ạt độ ng Ho Truyện: STEAM-5E: STEA VĐTN: LQCC: ạt Mẹ của bé Khám phá M- Múa U, Ư độ về ngày EDP: cho mẹ ng 20/10 Thiết kế xem NH: họ thiệp tặng Chỉ có c bà, tặng một trên mẹ ngày đời 20/10 Ho Nhặt cành, Làm tranh mẹ Chăm Cắm Trò chơi ạt lá, hoa khô và bé từ vật sóc hoa làm con độ làm tranh liệu tái chế vườn tặng vật từ lá ng hoa mẹ cây ng oài trờ i
  3. Ho Học tập: Phân vai: Nghệ Xây Góc sách ạt Đếm bông Bán thiệp thuật: Vẽ dựng: truyện: độ hoa trong mừng ngày tranh gia Xây làm nhật ng phạm vi 6, 20/10, hoa, đình ngôi nhà ký về mẹ gó nhận biết … của bé c chữ số 6 Ho Thơ: Yêu Trò chơi LQTA: Màu Pha nước - Tổng ạt mẹ, mẹ của với chữ đỏ (red), hoa quả kết dự án, độ em…… cái U,Ư màu xanh cho bữa trưng bày ng (green) tiệc gia sản phẩm chi đình ( thiệp) và ều 20/10 thuyết trình. Biểu diễ văn nghệ, đọc thơ….. Thứ 2, ngày… tháng… năm HOẠT ĐỘNG HỌC Giáo án Tên bài: Trò chuyện về mẹ của bé I. Mục đích yêu cầu + Kiến thức: - Trẻ biết tên tên mẹ , công việc của mẹ, biết tình cảm mẹ dành cho bé. + Kỹ năng: - Phát triển kỹ năng nhận biết và gọi tên. - Phát âm rõ ràng, rành mạch. - Rèn luyện khả năng chú ý, ghi nhớ. + Thái độ: - Trẻ biết yêu quý, thể hiện tình cảm với mẹ. Il. Chuẩn bị: - Đồ dùng dạy học của cô: Tranh ảnh về các công việc hằng ngày của mẹ.
  4. - Đồ dùng và số lượng đồ dùng cho trẻ: xắc xô cho trẻ. - Địa điểm: trong lớp Ill.phương pháp tiến hành Hoạt động của hoạt động của trẻ cô HĐ1.Ổn định tổ chức: cô và trẻ hát bài : Cả nhà thương -Trẻ hát nhau Nhà bé có những ai? -Trẻ Trả lời Bé yêu ai nhất? Bé yêu mẹ như thế nào? - Trẻ trả lời. HĐ2. Nội dung: + Trẻ làm quen với tranh vẽ các công việc của mẹ ở nhà: - Ai có thể đứng lên giới thiệu tên của mẹ mình cho cả - Tranh mẹ đang đi làm. lớp cùng biết? - Cô nói “ trời tối ,trời sáng” + Cô có gì đây? - Vẽ mẹ. + Tranh vẽ ai ? - Mẹ đi làm. + Mẹ đang làm gì? - Trẻ kể: mẹ đi chợ, + Ở nhà mẹ con làm những việc gì? nấu cơm,.. - Cô đưa ra những bức tranh về công việc của mẹ ở nhà: đi chợ mua thịt cá, nấu cơm, tắm cho bé, cho bé ăn... - Có ạ. - Hằng ngày công việc của mẹ rất nhiều, vất vả. Mẹ đi - Trẻ trả lời: không làm, đi chợ mua thịt cá về nấu cơm cho các con ăn. Bé có khóc nhè, vâng lời mẹ, thương mẹ, yêu mẹ không? vâng lời cô. - Vậy chúng mình phải làm gì để mẹ vui? HĐ3.Trò chơi: - Trẻ lắng nghe. +,Về đúng nhà - Trẻ chơi cùng cô. - Cô giới thiệu tên trò chơi , CC, LC + CC: Cô có 2 ngôi nhà . ngôi nhà màu đỏ và ngôi nhà màu vàng . cô phát mỗi bạn 1 ngôi nhà màu vàng , màu đỏ . Nhiệm vụ của các con là phải nhìn thật tinh trên tay Trẻ thu dọn mình đag cầm ngôi nhà màu gì khi có hiệu lệnh xắc xô thì chúng mình phải chạy nhanh về nhà của mình + LC: bạn nào không về đúng nhà phải nhảy lò cò + Cô tổ chức cho trẻ chơi (2-3 lần) khuyến khích, bao quát trẻ chơi + Nhận xét, tuyên dương, động viên trẻ HĐ4. Kết thúc: cho thu dọn đồ chơi và chuyển sang hđ khác.
  5. Thứ 2, ngày… tháng… năm GIÁO ÁN HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI Đề tài: Nhặt cành , lá, cây, hoa khô để làm tranh I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU 1. Kiến thức - Trẻ biết tên lá, hình dạng, màu sắc và tác dụng của lá cây. - Trẻ biết dùng lá cây để trang trí, làm ra các sản phẩm tạo hình như: làm tranh hoa, cây hoa, trang trí váy… - Trẻ biết sắp xếp bố cục hợp lý để trang trí theo ý thích, sáng tạo của trẻ. 2. Kỹ năng - Rèn cho trẻ kĩ năng cầm kéo, dán băng dính , buộc, chắp ghép. - Rèn kỹ năng khéo léo, tỉ mỉ; khả năng sáng tạo thông qua các sản phẩm của trẻ.
  6. 3. Thái độ - Trẻ biết giữ gìn môi trường, yêu quý cây xanh. - Trẻ biết giữ gìn sản phẩm của mình và của bạn. II. CHUẨN BỊ 1. Đồ dùng của cô - Máy tính, nhạc nhẹ không lời - Trang phục gọn gàng và các dụng cụ :kéo ,keo,giấy,dây chum,dây buộc, tăm... 2. Đồ dùng của trẻ - Các loại lá cây - Bàn ghế đủ cho trẻ, trang phục gọn gàng thoải mái. - Địa điểm :sâm trường III. CÁCH TIẾN HÀNH Hoạt động của Hoạt động của trẻ cô
  7. 1. Ổn định (2-3 phút) - Cô cho trẻ ra ngoài sâm vừa đi vừa hát bài “Múa - Trẻ vừa đi vừa hát cho mẹ xem” - Hỏi trẻ về bài hát : - Chúng mình vừa hát nói về ai nhỉ? - À nói về mẹ khen đôi tay xinh xắn của bé đúng nào ? - Trẻ trả lời - Chúng mình có yêu mẹ mình không ? - Trẻ trả lời - Sắp tới đây cũng sắp đến ngày 20/10 rồi đấy bây giờ bằng những chiếc lá khô đã rơi , cành khô này chúng mình hãy cùng nhau đi làm những bức tranh hoa lá thật đẹp để tặng mẹ mình nhé! - Trẻ lắng nghe 2. Nội dung Hoạt động 1: Quan sát –nhận xét tranh và sản phẩm gợi ý - Cô giới thiệu một số lá cây: Lá bưởi, lá mít, lá vú sữa, lá chuối….hỏi trẻ tên các lá? Từ những chiếc lá rụng này cô đã tạo hình thành những -Trẻ trả lời
  8. bức tranh và những đồ chơi rất hấp đấy! - Cô giới thiệu lần lượt những sản phẩm tạo hình từ lá cây. + Quan sát các bức tranh bông hoa từ lá cây. - Các con xem từ lá cây cô làm được gì? -Trẻ quan sát - Cành hoa cô làm từ lá gì? Thân cây hoa cô làm như thế nào? - Cô khái quát: đúng rồi cô làm các bông hoa từ chiếc lá bưởi rụng, còn các cành hoa cô làm từ 4 chiếc lá nhỏ. Những bông hoa cô dùng những chiếc lá có dạng tròn . Lá cây hoa cô chọn những chiếc lá nhỏ nhọn để dán. Khi dán tranh cô bố cục cân đối và hài hoa. -Trẻ lắng nghe - Tương tự cô đàm thoại cùng trẻ về bức tranh bông hoa được làm từ lá cây khác + Quan sát nhóm sản phẩm Hoạt động 2: Thăm dò ý tưởng của trẻ. Cô thấy bạn nào cũng rất thích thú tạo hình với lá cây. -Trẻ quan sát Nên bây giờ cô mời các con cùng đi nhặt thật nhiều lá để làm được thật nhiều cây hoa lá nào?| Bạn nào có thể nói ý tưởng của mình từ những chiếc lá này nào! Con muốn làm gì từ những lá cây? Con làm bằng lá gì? Làm như thế nào? -Trẻ nhặt lá - Cô đã chuẩn bị rất nhiều dụng cụ , các con hãy lấy đồ dùng và để tạo ra những sản phẩm mà chúng mình thích nhé. Trong rổ đồ dùng có kéo là đồ vật sắc nhọn nên khi các con thực hiện nhớ cẩn thận tránh va vào bạn và vào tay mình nhé. Hoạt động 3: Trẻ thực hiện - Cho trẻ thực hiện: Cô đi bao quát từng nhóm động viên trẻ; gợi ý trẻ chọn lá phù hợp với ý tưởng, sắp xếp bố cục, khuyến khích để tạo ra những sản phẩm sáng -Trẻ lắng nghe tạo. (Mở “nhạc nhẹ không lời” trong khi trẻ thực hiện). Hoạt động 4: Nhận xét sản phẩm. -Trẻ thực hiện
  9. - Cô khuyến khích trẻ hoàn thiện sản phẩm. - Cho trẻ nhận xét bài của mình và của bạn. - Cô nhận xét, tuyên dương trẻ có sáng tạo; động viên trẻ sản phẩm chưa đẹp... 3. Kết thúc: ( 2 – 3 phút) Cho trẻ dọn dẹp và đi rửa tay vào lớp học -Trẻ dọn dẹp , rửa tay Thứ năm, ngày… tháng… năm GIÁO ÁN Tên bài dạy: Hát và vận động theo nhạc bài: “Múa cho mẹ xem”, NH: “Chỉ có một trên đời” Chủ đề: Gia đình Độ tuổi: 5- 6 tuổi I. Mục đích- yêu cầu 1. Kiến thức - Trẻ biết tên bài hát, tên tác giả bài hát “Múa cho mẹ xem”, “Chỉ có một trên đời” - Trẻ hiểu cách vận động múa minh hoạt bai hát múa cho mẹ xem - Trẻ biết tên trò chơi âm nhạc, và hiểu cách chơi trò chơi “Ai nhịp nhàng hơn”. 2. Kỹ năng - Trẻ thuộc bài hát, hát đúng lời và vận động múa đúng các động tác (theo cô) bài hát “Múa cho mẹ xem” - Trẻ chú ý lắng nghe cô hát và cảm nhận giai điệu bài hát “Chỉ có một trên đời” - Trẻ nhớ tên và tác giả bài hát “Cá vàng bơi”, “Chị ong nâu và em bé” - Trẻ chơi được trò chơi âm nhạc: Ai nhịp nhàng hơn. 3. Thái độ - Trẻ hứng thú tham gia tiết học. II. Chuẩn bị. 1. Đồ dùng của cô. - Máy tính, loa, nhạc bài hát múa cho mẹ xem - Hoa 2. Đồ dùng của trẻ. - Trang phụ phù hợp III. Phương pháp tiến hành. HĐ của HĐ Của trẻ cô
  10. 1. HĐ 1: Gây hứng thú - Các con ơi lại đây với cô nào - Trẻ xúm xít - Lắng nghe, lắng nghe - Nghe gì, nghe gì - Các con ơi hôm nay cô có một bài hát rất hay - Trẻ lắng nghe. muốn dành tặng cho cả lớp chúng mình đấy, chúng mình cùng lắng nghe xem đó là giai điệu của bài hát gì nhé (Cô mở nhạc cho trẻ nghe) - Đây là bài hát gì nhỉ các con - Trẻ trả lời - À đây là bài hát ‘Múa cho mẹ xem’’ do nhạc sĩ ‘Xuân Giao’’ sáng tác - Bây giờ cô và cả lớp chúng mình cùng nhau hát lại - Vâng ạ bài hát này nhé 2. Hoạt động 2: Nghe hát vận động theo nhạc “Múa cho mẹ xem”, nghe hát: “Chỉ có một trên đời”. a. Hát vận động theo nhạc: “Múa cho mẹ xem” - Vâng ạ - Cô thấy lớp mình hát rất hay, để bài hát này hay hơn và sinh động hơn thì bây giờ cô sẽ dạy chúng mình vận động theo lời ca của bài hát này nhé. - Trẻ trả lời - Để vận động được bài hát này thì con sẽ sử dụng động tác gì? - Vâng ạ - Bây giờ chúng mình hãy cùng quan sát cô vận động trước nhé - Trẻ quan sát - Cô vận động mẫu lần 1: Kết hợp với nhạc - Trẻ trả lời - Cô vừa vận động bài hát gì? - Bài hát do nhạc sĩ nào sáng tác? - Trẻ quan sát - Cô vận động mẫu lần 2: Kết hợp phân tích động tác - Cô mời cả lớp đứng thành 3 hàng ngang vận động - Trẻ thực hiện theo cùng cô? hướng dẫn của cô * Cô hướng dẫn trẻ vận động từng động tác. + Câu hát 1: Hai bàn tay của em. - Các con đưa hai bàn tay ra phía trước ngực, chân nhún và cuộn ngửa tay. + Câu hát : Đây em múa cho mẹ xem - Hai tay các con để sang bên phải 1 tay cao, một tay thấp, nhún chân sau đó đổi bên + Câu hát 2: “Hai bàn tay của em”. Các con đưa hai bàn tay ra phía trước ngực, chân nhún và cuộn ngửa tay. + Câu hát: “Như hai con bướm xinh xinh”. - Cô vẫy tay sang hai bên nhún nghiêng người sang trái sau đó nghiêng người sang phải. + Câu hát 3: “Khi em giơ tay lên là bướm xinh bay
  11. múa”. - Tay phải cô đưa từ phía dưới lên trên đỉnh đầu, lòng bàn tay ngửa. Sau đó cô đưa tiếp tay trái từ phía dưới lên trên đỉnh đầu lòng bàn tay ngửa hai lòng bàn tay chụm vào nhau. + Câu hát 4: “Khi em đưa tay xuống là con bướm đậu trên cành hồng” - Hai tay cô đưa từ trên đỉnh đầu ra để chéo phía trước ngực, sau đó đưa hai tay lên cao lắc cổ tay - Cô và trẻ cùng hát bài hát - Cô chú ý sửa sai cho trẻ - Trẻ hát vận động theo nhạc - Cô cho trẻ vận động theo nhạc - Theo nhóm, cá nhân => Bài hát đã thể hiện tình cảm của những người - Trẻ lắng nghe con dành cho mẹ, và những người mẹ cũng rất yêu thương chăm sóc cho các con. Để mẹ luôn được vui các con sẽ làm gì? - Các con cùng vận động lại bài hát này một lần nữa - Vâng ạ. nhé b. Nghe hát: “Chỉ có một trên đời’’. - Mẹ rất yêu thương các con, chăm sóc lo lắng cho - Trẻ lắng nghe các con từ bữa ăn đến giấc ngủ và luôn mong muốn mang đến cho các con những điều tốt nhất và cũng nhờ có đôi bàn tay khéo léo mà mẹ đã chăm sóc cho các con mỗi ngày vậy nên các con phải yêu thương nghe lời mẹ nhé. Sau đây cô có một bài hát rất hay về mẹ muốn tặng cho chúng mình đó là bài “Chỉ có một trên đời” do nhạc sĩ Trương Quang Lục sáng tác các con hãy chú ỹ lắng nghe nhé. - Cô hát lần 1: Hát diễn cảm, thể hiện nội dung bài hát trên nền nhạc. - Cô vừa hát cho chúng mình nghe bài hát gì? - Do ai sáng tác? - Trẻ trả lời - Lần 2: Cho trẻ nghe ca sỹ hát. 3. Hoạt động 3: Trò chơi: Đoán tên bài hát. - Hôm nay cô thấy lớp mình rất ngoan, học rất giỏi vì vậy cô thưởng cho các con một trò chơi - Trẻ chơi - Trò chơi có tên ‘‘Đoán tên bài hát” - Cô phổ biến luật chơi và cách chơi - Cô chia lớp thành 3 đội khi cô mở nhạc các đội phải lắng nghe xem đó là bài hát nào, trong vòng thời gian 5 giây đội nào rung chuông nhanh hơn thì đội đó dành được quyền trả lời
  12. - Nếu đội nào trả lời đúng sẽ dành được một bông hoa, đội nào trả lời sai thì quyền trả lời sẽ dành cho đội bạn. Kết thúc 4 bài hát đội nào dành được nhiều hoa nhất thì đội đó sẽ dành chiến thắng 4. Kết thúc. - Cô nhận xét chung. - Trẻ lắng nghe - Cho trẻ chuyển sang hoạt động tiếp theo GIÁO ÁN HOẠT ĐỘNG GÓC Tên bài dạy: Hoạt động góc Chủ đề: Gia đình Đối tượng: 5- 6 tuổi Dự kiến các góc chơi: 1. Góc học tập. - Toán: Đếm bông hoa trong phạm vi 6, nhận biết chữ số 6 2. Góc phân vai. - Nhóm bán hàng: Bán thiệp mừng ngày 20/10, hoa,… - Nhóm nấu ăn: Nấu các món ăn hàng ngày trong gia đình 3. Góc xây dựng. - Xây ngôi nhà của bé. 4. Góc nghệ thuật. - Vẽ tranh gia đình 5. Góc thư viện. - Làm nhật ký về mẹ I. Mục tiêu cần đạt. 1. Kiến thức. - Trẻ tự biết khởi xướng trò chơi, phân vai chơi, biết thể hiện hành động vai phù hợp. - Biết sử dụng các nguyên vật liệu khác nhau và các đồ dùng thay thế để tạo ra sản phẩm trong quá trình chơi. - Trẻ biết thao tác các đồ dùng trong quá trình chơi 2. Kĩ năng - Phát triển khả năng khéo léo của đôi bàn tay, trí tưởng tượng sáng tạo qua các hoạt động. - Phát triển các kĩ năng: Giải quyết độc lập, hợp tác, chia sẻ, thảo luận, hoạt động nhóm. - Rèn ngôn ngữ giao tiếp mạch lạc. 3. Thái độ. - Trẻ thực hiện đúng nội qui, qui định của từng góc chơi - Biết thể hiện tình cảm qua các vai chơi. - Góp phần giáo dục trẻ tính đoàn kết, chia sẻ với bạn trong khi chơi. II. Chuẩn bị *. Góc xây dựng
  13. - Nguyên vật liệu xây dựng: Gạch, bộ lắp ghép, cổng, hàng rào, cây xanh, nắp nút, ngôi nhà… - Các loại hoa, rau, cỏ..... *. Góc phân vai - Bộ đồ chơi nấu ăn, bộ đồ chơi bán hàng. - Búp bê. - Các nguyên vật liệu mở: Rau ngót, rau muống, củ cà rốt, quả đậu xanh, dưa chuột… - Thiệp mừng ngày 20/10, hoa… *. Góc nghệ thuật - Giấy A4, Bút màu, bút chì *. Góc thư viện - Các nguyên vật liệu như: Hột hạt, tăm bông, giấy màu, cúc màu, màu nước, bút màu… - Keo sữa cho trẻ dán. - Giấy bìa, giấy A4 - Bàn ghế trẻ ngồi. - Bút màu III. Phương pháp tiến hành. HĐ của cô HĐ của trẻ
  14. 1. Hoạt động 1: Gây hứng thú. Trẻ xúm xít - Các con ơi lại đây với cô nào - Trẻ hát và vận động - Để cho buổi học được sôi nổi hơn, chúng mình theo nhạc hãy cùng cô hát và vận động bài hát “Múa cho mẹ xem”. - Các con hát và vận động rất giỏi, cô khen tất cả - Trẻ trả lời các con. - Trẻ kể + Các con vừa hát bài hát gì? Do ai sáng tác? - Trẻ trả lời + Bạn nào có thể kể về mẹ của mình nào? + Ở nhà ai là người thương các con nhất? + Ở nhà mẹ làm gì cho chúng mình? + Vậy hàng ngày ở nhà ai là người nấu cơm cho các con ăn? + Chúng mình có thích nấu ăn ngon như bố mẹ - Trẻ lắng nghe chúng mình ở nhà không? 2 Hoạt động 2: Thỏa thuận trước khi chơi Đúng rồi hàng ngày bố mẹ đã nấu những bữa cơm ngon cho các con ăn vậy đến với giờ chơi hoạt động góc ngày hôm nay các con có muốn nấu ăn giống với bố mẹ chúng mình ở nhà không? - Vậy muốn chơi nấu ăn thì chúng mình chơi ở góc - Trẻ quan sát trả lời nào? * Góc đóng vai: - Góc đóng vai có những đồ chơi gì? (Đồ chơi nấu ăn, đồ chơi bán hàng..) - Các con nhìn xem góc đóng vai hôm nay có đồ chơi gì mới nhỉ? ( Có em búp bê )
  15. - Các con có thích chơi với những đồ chơi đó không? - Có ạ - Ai thích chơi ở góc đóng vai nào? - Trẻ Giơ tay nhận - Bạn nào muốn chơi góc đóng vai cùng bạn A nào? vai chơi * Góc xây dựng: - Còn đây là góc xây dựng, góc xây dựng hôm nay - Trẻ quan sát trả lời có những đồ chơi gì nhỉ? (Đồ chơi xếp hình, gạch, cây…) - Cô đố chúng mình biết góc xây dựng có đồ chơi gì - Trẻ trả lời mới nào? (đồ chơi lắp ghép). - Ai muốn chơi ở góc xây dựng nào? - Trẻ nhận vai chơi - Ai muốn làm kỹ sư xây dựng cùng bạn B nào? - Rất nhiều bạn muốn trở thành kỹ sư xây dựng tài giỏi đấy. * Góc nghệ thuật: - Trẻ nhận vai chơi - Đến với góc nghệ thuật hôm nay chúng mình sẽ được hóa thân thành nhưng nghệ sĩ nhí và vẽ nhưng bức tranh gia đình thật đẹp đấy, có bạn nào muốn chơi ở góc nghệ thuật nào? - Ai muốn chơi cùng với bạn. - Trẻ trả lời * Góc thư viện. - Chúng mình nhìn xem đây là gì? (lá cây, hột hạt, - Trẻ nhận vai chơi bút vẽ..…) - Với những nguyên vật liệu này có bạn nào muốn làm cho góc thư viện phong phú sách truyện hơn - Vâng ạ bằng cách làm nhật kí về mẹ của mình không? - Đến với buổi chơi hoạt động góc ngày hôm nay các con nhớ khi chơi phải biết đoàn kết chia sẻ hợp tác với các bạn nhé. - Cô chúc các con có một buổi chơi thật vui vẻ - Cô mời các con về góc chơi mình thích nào? Khi trẻ về góc chơi cô đến từng góc - Trẻ trả lời * Cô đến góc xây dựng: - Các bác xây dựng ơi! Hôm nay các bác sẽ chơi trò chơi gì? (chúng tôi sẽ chơi xây nhà cho bé) - Bác nào làm nhóm trưởng vậy - Bác …làm nhóm trưởng, bác…chở nguyên vật liệu… - Trẻ trả lời - Vậy các bác cùng làm việc nhé. * Cô đến góc đóng vai - Các bác ơi các bác đã phân vai chơi chưa? - Bác nào nấu ăn - bác định nấu món gì vậy - Bác nào sẽ đi chợ mua thực phẩm - Ai bán hàng? * Cô đến góc thư viện
  16. - Các bạn sẽ chơi gì? - Ồ có rất nhiều hình ảnh đẹp để các bạn làm nhật kí về mẹ đấy - Trẻ trả lời - Các bạn sẽ cắt dán và làm nhật kí nhé! * Cô đến góc nghệ thuật: - Các họa sỹ nhí hôm nay chơi gì nhỉ? - Chúng mình sẽ vẽ về gia đình mình như thế nào? - Trẻ trả lời - Có tất nhiều các nguyên vật liệu giúp các bạn sáng tạo đấy chúc các bạn có nhiều sản phẩm đẹp * Hoạt động 3: Quá trình chơi - Cô bao quát trẻ chơi,theo dõi để biết được ý đồ - Trẻ chơi, tương tác chơi của từng nhóm chơi với các bạn và cô giáo - Cô khéo léo sử lý các tình huống trong khi chơi, động viên khuyến khích duy trì hứng thú chơi của trẻ, tác động (nếu cần) khi trẻ chơi. VD: + Các bác xây hàng rào chỉnh đoạn này cho thẳng nhé tôi thấy hơi cong? + Bác bán hàng nên mời chào khách hàng để bán được nhiều hàng nhé. * Hoạt động 4: Nhận xét quá trình chơi. - Trong quá trình cô theo dõi trẻ chơi, cô nhận xét - Trẻ nhận xét theo nhóm chơi (Cô chú ý cho trẻ nhận xét bạn chơi và nhận xét bản thân) - Góc xây dựng: - Hôm nay tôi thấy các bác xây dựng làm việc rất hăng say, xây được Công trình rất đẹp, các bác phối hợp công việc rất tốt. - Ai là người xây ngôi nhà này vậy. - Cô đến góc thư viện: Tôi thấy các bác làm nhật kí về mẹ rất đẹp hôm sau các bác phát huy hơn nữa nhé. - Góc nghệ thuật: + Hôm nay các bạn vẽ tranh về gia đình mình bằng nhiều các nguyên vật liệu khác nhau rất đẹp chúng mình sẽ trưng bày để trang trí lớp mình thêm đẹp nhé - Góc đóng vai: + Các bạn bán hàng hôm nay bán được nhiều hàng và biết chào mời niềm nở với khách hàng + Các bạn nấu ăn nấu được các món ăn rất ngon đấy * Kết thúc: - Giờ chơi đã hết, chúng mình cùng nhau thu dọn đồ dùng đồ chơi lên góc gọn gàng, ngăn nắp nhé.
  17. Thứ 6, ngày… tháng… năm… HOẠT ĐỘNG HỌC Tên bài dạy : làm quen với chữ cái u ư I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU: 1. Kiến thức: - Trẻ nhận biết được chữ u, ư và phát âm chính xác. -Trẻ nhận ra chữ cái u ư trong từ trọn vẹn -Trẻ nhận biết “ u ư” qua các chữ in thường, viết thường, in hoa. - Biết cấu tạo của chữ u, ư và nhận biết được điểm giống và khác nhau giữa chúng. 2. Kỹ năng - so sánh và phân biệt chữ u ư -Phát triển ngôn ngữ, tư duy ghi nhớ có chủ định. - Rèn sự linh hoạt cho trẻ khi tham gia trò chơi 3. Thái độ -Trẻ hứng thú tham gia tiết học - Giáo dục trẻ biết người thân trong gia đình phải yêu thương, chia sẻ, đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau. II. CHUẨN BỊ - Giáo án , tranh bà cháu , các giường, vòng - bài hát “Cháu yêu bà, nhà của tôi” - Mỗi trẻ 1 rổ có các nét chữ cắt rời, thẻ chữ u, ư III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG Hoạt động của Hoạt động của trẻ cô
  18. HĐ1: Gây hứng thú - Cô và trẻ hát “Cháu yêu bà” -Trẻ hát - Chúng mình vừa hát bài gì? - trẻ trả lời - Bài hát nói lên điều gì? - trẻ trả lời - Ngoài yêu quí bà thì trong gia đình chúng mình còn - trẻ trả lời yêu quý ai nữa? - Mọi người trong gia đình phải như thế nào với nhau -Trẻ trả lời - Giáo dục trẻ: Đúng rồi đấy, mọi người trong gia đình - trẻ lắng nghe phải biết yêu thương, chia sẻ và giúp đỡ lẫn nhau, chúng mình nhớ chưa HĐ2: Làm quen chữ cái u ư - Trẻ trả lời - Cô có hình ảnh gì đây? - Trẻ phát âm - Bên dười hình ảnh bà cháu có từ “cháu yêu bà” cả lớp - Trẻ trả lời phát âm -Trong từ " cháu yêu bà " có những chữ cái nào chúng mìn
  19. đã được làm quen rồi ? ( cô cho trẻ lên chỉ ) - Trong từ " cháu yêu bà " có rất nhiều chữ cái mới, hôm - Vâng ạ nay chúng mình sẽ cùng cô tìm hiểu về chữ u nhé . - Cô có thẻ chữ dời “ cháu yêu bà” - Đây là chữ u. Chúng mình cùng nghe cô phát âm nhé - Trẻ phát âm "u" - Trẻ thực hiện - Các con phát âm theo cô nào.(cho trẻ giơ chữ u trong - Trẻ trả lời rổ lên phát âm theo tổ nhóm , cá nhân -Chúng mình có nhận xét gì về cấu tạo của chữ u?( cho - Trẻ thực hiện trẻ tự nêu ý kiến) - Cô khẳng định chữ u gồm 1 nét móc dưới và một nét - Trẻ trả lời sổ thẳng ( cho trẻ đọc theo tổ nhóm , cá nhân) - cô giới thiệu chữ u in hoa, in thường, viết thường , tuy - Trẻ thực hiện có cách viết khác nhau nhưng đều là chữ u - Trên tay cô có gì? (cái gìường) - Trẻ lắng nghe - Dưới bức tranh cái giường cô có từ “ Cái giường”, cả lớp cùng đọc theo cô nào - Trẻ thực hiện - Bạn nào giỏi lên tìm giúp cô chữ cái chúng mình đã được làm quen nào - Trong từ cái giường, hôm nay cô muốn giới thiệu - Trẻ lắng nghe với chúng mình chữ cái mới đó là chữ ư - Chúng mình nghe cô phát âm. “ư” - Trẻ trả lời - Cho trẻ giơ chữ ư lên và phát âm. (Tổ, cá nhân phát âm.) - Trẻ thực hiện - Bây giờ các con cùng quan sát kĩ và nhận xét chữ ư có cấu tạo như thế nào? - Trẻ lắng mghe - Cô chốt. Chữ ư cấu tạo bắt đầu bằng 1 nét móc dưới , 1 nét sổ thẳng bên phảii và 1 dấu móc ở bên nét sổ thẳng - Các con biết có những kiểu chữ ư nào? Cô giới thiệu chữ u in thường ,in hoa , viết thường - Trẻ choei - Vừa rồi Chúng mình được làm quen với chữ cái gì? trò chơi - Cho trẻ so sánh 2chữ u, ư - Chữ u, ư có điểm gì giống nhau? - cô chốt: Giống nhau: đều có 1 nét móc dưới và 1 nét sổ thẳng - Chữ u, ư có điểm gì khác nhau? - Khác nhau chữ u không có dấu móc, chữ ư có dấu móc HĐ3 : Trò chơi củng cố +TC: Thi tài xếp nhà Cô cho trẻ chuyển đội hình 2 hàng đối diện Cô chia lớp mình thành 2 đội: đội 1 và đội 2 + Cách chơi: Trong rổ trên bàn cô đã chuẩn bị rất nhiều các khối mang chữ cái khác nhau. Đây là những chiếc vòng của đội 1 Đây là những vòng của đội 2. Bắt đầu từ bạn đầu hàng tay
  20. chống hông sẽ bật qua lần lượt 3 chiếc vòng của đội mình lên chọn khối mang chữ u hoặc ư để ra bàn để - Trẻ lắng nghe xếp nhà. +Luật chơi: Không được giẫm vào vòng, mỗi lần chơi chỉ được chọn 1 khối, nếu chọn không đúng chữ u hoặc ư sẽ không được tính Thời gian chơi được tính bằng 1 bản nhạc. - Kết thúc :Trò chơi đội nào xếp được nhiều ngôi nhà hơn sẽ là đội chiến thắng + Cô bao quát trẻ chơi + Cô nhận xét động viên khuyến khích trẻ * Kết thúc: Hát “nhà của tôi” ra chơi - Trẻ hát Thứ 6, ngày… tháng… năm… HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI GIÁO ÁN Tên bài: Dạy trẻ làm con vật bằng lá cây I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU - Trẻ được hoạt động thoải mái, được hít thở không khí trong lành của buổi sáng - Trẻ biết cách làm con trâu từ lá mít. - Phát triển tính tò mò, khám phá của trẻ. - Rèn luyện tính cẩn thận và khéo léo của trẻ II. CHUẨN BỊ - Câu hỏi để trò chuyện với trẻ - Lá đa, lá mít, dây buộc , dây thừng - Quần áo đầu tóc gọn gàng - Đồ chơi sạch sẽ III. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH Hoạt động của Hoạt động của trẻ cô
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2