intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo án Mô đun Trồng cây lê - Bài 4

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:8

6
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo án Mô đun Trồng cây lê - Bài 4 Kỹ thuật bón phân, đốn tỉa, chăm sóc lê giai đoạn ra hoa được biên soạn với mục tiêu giúp các bạn đọc có thể hiểu được tác dụng của việc kỹ thuật chăm sóc, đốn tỉa cây lê ở giai đoạn ra hoa.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo án Mô đun Trồng cây lê - Bài 4

  1. GIÁO ÁN LÍ THUYẾT Số: Mô đun: TRỒNG CÂY LÊ Tên bài học: Bài 4: Kỹ thuật bón phân, đốn tỉa, chăm sóc lê giai đoạn ra hoa Số giờ: 4 giờ Thời gian: Ngày giảng từ ngày: …………. đến ngày ……………… I. KIẾN THỨC, KỸ NĂNG NGHỀ NGHIỆP: - Vị trí: Kỹ thuật trồng cây lê là mô đun thứ nhất trong chương trình đào tạo trong chương trình trồng cây lê, mận - Tính chất: Là mô đun chuyên môn nghề, mang tính tích hợp giữa kiến thức và kỹ năng thực hành. II. MỤC TIÊU CỦA BÀI HỌC Mục tiêu: Sau khi học xong bài này người học có khả năng: - Hiểu được tác dụng của việc kỹ thuật chăm sóc, đốn tỉa cây lê ở giai đoạn ra hoa III. CHUẨN BỊ: Đồ dùng và phương tiện dạy học: - Tranh ảnh cây lê ra hoa và cách tưới, bón phân qua lá. Tài liệu, dụng cụ học tập: - Giáo trình Trồng Cây Lê, mận, đề cương bài giảng, giáo án. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp học: Thời gian: 5 phút Kiểm tra sĩ số lớp học: Ngày...................................Có mặt: ……../……..Có phép: …… Không phép: ….… Ngày...................................Có mặt: ……../……..Có phép: …… Không phép: ….… 2. Kiểm tra bài cũ: - Điều tiết nước để hoa ra đều, tập trung. - Tưới nước nuôi hoa. - Phun phân bón qua lá 3. Giảng bài mới: Hoạt động Thời gian dạy học TT Nội dung Hoạt động của Hoạt động Giáo viên của học sinh Dẫn nhập: (Gợi mở, trao đổi phương pháp học, - Quan sát, tạo tâm thế tích cực của người - Trình diễn máy ghi chép. 1 học ...) chiếu - Lắng nghe Cho học viên quan sát hình ảnh cây lê ra hoa 2 Nội dung bài học : 1
  2. I. Giới thiệu chung Là cây ăn quả lâu năm, ưa thích vùng có khí hậu ôn đới có giá trị dinh - Trình chiếu - Quan sát. dưỡng và kinh tế cao vì vậy được thị - Thuyết trình - Lắng nghe trường tiêu thụ mạnh. và ghi chép. Nước ta cây lê được trồng vùng cao thuộc các tỉnh biên giới phía bắc như Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang. Các giống lê của ta tuy chất lượng chưa cao, thịt quả cứng cát hơi to có vị chua, nhưng vẫn được ưa chuộng và ăn giòn, dễ bảo quản và vận chuyển được xa. Hiện nay có giống lê nhập nội có nguồn gốc Đài Loan được trồng các - Trình chiếu - Quan sát. tỉnh như Hà Giang, Lào Cai, Bắc Hà, - Thuyết trình - Lắng nghe Sa Pa... chất lượng quả ăn ngon, vỏ và ghi chép. mỏng, thịt quả dày lõi nhỏ, chín sớm tháng 6, 7 hàng năm. Trọng lượng quả trung bình 300-500gam/quả. Qua khảo sát cho thấy những vườn lê có trên 8 - 10 tuổi có khả năng cho thu hoạch mỗi năm 20 - 25 tấn quả/ha và cây dễ chăm sóc tuổi thọ và thời gian khai thác dài. Để phát triển cây lê cần giải quyết vần đề giống, cụ thể là: tìm các giống chịu nhiệt, đồng thời chọn giống lê có năng suất chất lượng cao để nhân giống. II. Đặc điểm thực vật học và yêu cầu đối với ngoại cảnh của cây Lê. - Trình chiếu - Quan sát. Cây lê thuộc thân gỗ sống lâu, - Thuyết trình - Lắng nghe sau trồng 5 - 6 năm đã cho thu hoạch và ghi chép. quả. Cây lê cây lê ghép có thể sống 50 -60 năm. Quả lê chứa một lượng lớn đường saca rô, các chất pectin, một số a xít và các loại vitamin C và A. Quả lê chín dùng làm ăn tươi, chế biến thành nước quả, phơi sấy khô, làm mứt, chế si rô... Cây lê phân cành vừa phải, nhưng cây thực sinh có nhiều cành, có thể cao 9 -11 m, tán hình mâm xôi, đường kính 7 -13 m, đường kính 2
  3. thân có thể đạt tới 30 -40cm, độ cao phân cành từ 37 -102cm, cành cấp 1 có góc thân 30 -700, lá hình mai rùa, có 90 - 100 răng cưa, lá xanh đậm, dụng vào mùa đông. Lê ra hoa cuối tháng 2 đầu tháng - Trình chiếu - Quan sát. 3, hoa mầu trắng lộc phát vào mùa - Thuyết trình - Lắng nghe xuân, quả hình thành sau khi hoa tàn và ghi chép. và phát triển tới cuối tháng 7,8 thì chín và thu hoạch. Quả lê hình tròn dẹp, hình chuông, có trọng lượng bình quân 350 - 500 gam/ quả, chín co mầu nâu hoặc xanh vàng, vỏ nhẵn thịt quả mầu trắng ăn giòn, ngọt, đặc biệt có mùi thơm dễ chịu, tỷ lệ quả thấp. (15 -20 % tổng số quả), 3-4 năm đầu trồng cây sinh trưởng bình thường, từ 5 năm trở lên cây sinh trưởng nhanh sau đó chậm lại ổn định khung tán, ngoài 50 tuổi cây già năng suất giảm dần, hiện ra quả cánh năm. Cây lê cần mùa đông lạnh để phân hóa mầm hoa sau khi trút hết toàn bộ lá. Trường hợp mưa kéo dài vào cuối năm độ ẩm không khí cao thì cây lê ít bị dụng lá hoặc dụng muộn, mầm hoa cũng phân hóa ít, ảnh hưởng nhiều đến năng suất quả. Nhiệt độ trong mùa đông thuận lợi cho cây lê bình quân 10 -12 0c, mùa hè không quá 27 0c, Lượng mưa cả - Giải thích - Quan sát. năm 1500 -1700 mm. Cây lê yêu cầu - Nêu vấn đề yêu - Trả lời câu đất có độ phì cao, cấu tượng tốt, độ cầu HS thảo luận hỏi sâu 1m trở lên ít sỏi đá, mạch nước - Lắng nghe ngầm ở độ sâu 1,2m so với mặt đất. và ghi chép. Độ pH từ 5,5 -6. Cây lê ở nước ta ngót 100 năm được trồng các tỉnh Lào Cai, Hà Giang , Cao Bằng, Lạng Sơn, Lai Châu, vùng tây bắc ít hơn và chất lượng kém hơn, khí hậu các vùng trồng lê thấy phía đông bắc thường có nhiệt độ bình quân < 12 0c, nhiệt độ mùa hè 18 - 20 độ 0c, (Sa Pa) và 22 -24 0c ở các tỉnh tây bắc và vùng 3
  4. núi cao phía đông bắc. Lượng mưa trung bình 1700 -1800mm, riêng Sa Pa 2800mm. Các tính chất đất đai, ánh sáng của các vùng kể trên đều tỏ ra thích ứng với sinh trưởng và phát dụa của cây lê. Một bằng chứng cho nhưng nhận định trên là những giống lê địa và các giống nhập nội thí nghiệm từ nước ngoài đưa vào đều sinh trưởng tốt và cho năng suất cao. - Trình chiếu - Quan sát III. Kỹ thuật bón phân, đốn tỉa và - Thuyết trình - Lắng nghe chăm sóc lê giai đoạn ra hoa. và ghi chép. 1. Bón phân duy trì: Lượng bón: Nhằm duy trì độ phì cho đất và dinh dưỡng cho cây. Lượng phân bón tăng dần theo tuổi cây và căn cứ vào năng suất quả. Tập trung bón vào giai đoạn cây có nhu cầu dinh dưỡng cao nhất.Năm đầu bón thúc 0,3 đến 0,5 kg urê cho một cây từ năm tứ 2 đến khi cây có hoa bói bón hàng năm cho cây; 20 - 30 kg phân chuồng 1 kg supe lân, 0,7 kg u rê, 0,5 kg li vào đầu năm. Khi cây cho thu hoạch hàng năm bón cho 1 cây 30 -40 kg phân chuồng, 1,5 kg su pe lân, 1 kg urê, 1 kg li và chi bón 2 lần. Bón đón hoa và sâu thu hoạch. Phân bón sâu vào đất, xung quang tán cây. Cách bón: Đào rãnh sâu 20 đến 30 cm, rộng 20 đến 30 cm, đào xung quanh tán, bón phân và lấp kín đất. * Làm cỏ, trồng xen: Khi cây cón nhỏ làm cỏ và dẫy sạch cỏ dại xunh quanh gốc khi cây còn nhỏ, để hạn chế sự cạnh tranh dinh dưỡng và nước của cỏ với cây và giúp cho cây phát triển tốt. Nên trồng xen các cây - Trình chiếu - Quan sát ngắn ngày như đậu tương, lạc... để - Thuyết trình - Lắng nghe chống cỏ dại, che phủ đất chống sói và ghi chép. mòn và tăng thu nhập...; 2. Đốn tỉa, tạo hình: Đốn tỉa lê nhằm tạo các mục tiêu sau: 4
  5. - Tạo khung tán thích hợp cho cây ra hoa đậu quả.( Đốn tạo hình) - Giúp cho hoa ra quả đều, năng suất và chất lượng quả ổn định ở thời kỳ kinh doanh (đốn tạo quả) - Tỉa quả nhằm loại bỏ bớt quả sâu, quả nhỏ, quả quá nhiều để những quả cňn lại phát triển tốt, chất lượng cao. + Đốn tạo hình: Đốn tạo cho cây phát triển theo một hěnh dạng nhất định, các cŕnh tręn cây to, khỏe vŕ thông thoáng, cŕnh phân bố đều các phía. Loại bỏ những cŕnh bụi, nhất lŕ nhýng cŕnh phía dýới. Đốn tạo tán thực hiện trong lúc trồng cây hoặc năm thứ nhất. - Khi trồng cắt ngọn thân chính ở độ cao trên 50cm. - Trong quá trình sinh trưởng, cắt bỏ những mầm không cần thiết, chỉ để lại từ 3 - 4 mầm, phân bố ở đều các phía và ở nhưng độ cao khác nhau, - Giải thích - Quan sát. nhưng mầm này sẽ phát triển thành - Trình chiếu - Trả lời câu những cành khỏe. - Nêu vấn đề yêu hỏi + Đốn tạo qủa: cầu HS thảo luận - Lắng nghe Đối với những cây ăn quả, hạnh và ghi chép. nhân( Mận, mơ, đào), chỉ những cành một năm tuổi cho quả và chỉ cho quả một lần. Do đó cần tiến hành đốn cành để tạo ra những cành mới cho quả, thay thế cành thế cành trước không còn khả năng cho quả nữa. Hàng năm cần tiến hành đốn cây 2 lần: a, Đốn vào mùa hè (sau khi thu hoạchtháng 6,7) Loại bỏ cành đã cho quả, cắt bỏ bỏ phần cành ngay phía trên mắt mầm và cắt bỏ những cành mọc thẳng ở giữa thân cây để cho cây thông thoáng, đặc biệt tạo điều kiện cho những mầm mới mọc có thời gian tích lũy chất dinh dưỡng phân hóa mầm hoa trước mùa đông. Chú ý. không nên đốn quá đau, sẽ làm cho cây bị tổn thương và suy 5
  6. yếu. b, Đốn vào mùa đông (trước mùa ra hoa); Nhằm loại bỏ những cành vô hiệu ( Cành mọc chụm vào một phía trong tán cây), hoặc những cành quá yếu, chỉ giữ lại cành một năm, cánh nhau khoảng 30 cm. + Tỉa quả: Loại bỏ một phần quả ngay từ khi chúng bắt đầu to lớn, chất lương cao hơn, giá bán cao hơn. - Khi quả to bằng ngón tay cái bắt đầu bấm bỏ các quả nhỏ, quả vẹo, chùm nhiều quả bỏ bớt chỉ để lại 2-3 quả /chùm để quả phát triển đều. - Thường xuyên kiểm tra cây và bấm bỏ vợi quả chỉ để lại những quả to đẹp số quả định để trên cây - Quan sát. phải cân đối với bộ tán cây không - Trình chiếu - Trả lời câu nên để nhiều quá. Việc tỉa quả dùng - Giải thích hỏi bằng tay hoặc kéo bấm. - Nêu vấn đề yêu - Lắng nghe 3. Chăm sóc lê giai đoạn ra hoa: cầu HS thảo luận và ghi chép - Cây lê là loại cây rễ trồng, nhu cầu phân khá cao, mỗi năm bón 2 -3 lần và đầu năm, giữa năm và cuối năm. - Giai đoạn ra hoa đậu quả cây rất cần lượng nước, nhất là ở giai đoạn quả đang phát triển, nếu không đủ nước quả sẽ chậm lớn và nhỏ, nếu khô hạn kéo dài ảnh hưởng năng suất chất lượng. - Bón thúc phân hóa học nhằm bổ sung dinh dưỡng đa vi lượng, lượng phân bón 0,7 kg u rê, 1 kg su pe lân, 0,5 kg ka li. bón tháng 3 nuôi dưỡng quả. - Cách bón: Đào rãnh sâu 20 đến 30 cm, rộng 20 đến 30 cm, đào xung quanh tán, bón phân và lấp kín đất. - Phòng trừ sâu bệnh. kiểm tra sâu đục thân, đục cành, khoét rộng lỗ đục của sâu bơm thuốc vào, dùng đất sét bịt kín miệng lỗ để diệt. - Sâu ăn lá, cuốn lá, sâu gặm vỏ, sâu đục quả. Diệt trừ bằng Padan 6
  7. 95 SP hoặc Ofatox 50 EC. - Rệp muội, rệp sáp, rệp vảy vỏ và nhện đỏ hại lá, diệt trừ bằng Bi58. Chú ý. không phun thuốc đang giai đoạn ra hoa, chỉ phun chống dụng quả non sau khi tắt hoa và hình thành quả. Củng cố kiến thức và kết thúc bài Hệ thống lại toàn bộ nội dung bài học 3 Nhấn mạnh những nội dung chính - Thuyết trình - Lắng nghe quan trọng của bài học. 4. Hướng dẫn tự học: - Đặc điểm thực vật học và yêu cầu đối với ngoại cảnh của cây Lê. - Bón phân duy trì, đốn cây, tạo hình và cách chăm sóc cây lê giai đoạn ra hoa. 5. Rút kinh nghiệm sau giờ học: ......................................................................................................................................... ........................................................................................................................................ Ngày tháng năm 2022 Tổ trưởng Tổ Đào tạo nghề - HN Giáo viên Nguyễn Thị Yến Vừ Mí Chứ 7
  8. 8
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2