Giao tiếp sư phạm thực hành
lượt xem 2
download
Tài liệu "Giao tiếp sư phạm thực hành " đưa ra 19 tình huống cùng các hướng dẫn xác định, phân tích, phương án giải quyết tình huống trong giao tiếp sư phạm. Tài liệu nhằm giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tế. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giao tiếp sư phạm thực hành
- B. TÌNH HUỐNG (GIAO TIẾP GIỮA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH) Giải quyết tình huống theo 3 bước: Nêu vấn đề - Nêu mục tiêu – Đề xuất giải pháp (Ưu + Nhược) và lựa chọn giải pháp tối ưu Tình huống 1: Trong giờ chữa bài tập, có một học sinh đưa ra cách giải quyết ngắn và độc đáo hơn cách giải quyết của giáo viên. Là giáo viên đó, bạn sẽ giải quyết như thế nào? 1. Xác định vấn đề: - Cách giải bài ngắn và độc đáo của học sinh - Ý thức học tập của học sinh - Cách chữa bài của giáo viên 2. Phân tích vấn đề: - Cách giải bài ngắn và độc đáo của học sinh ● Học sinh có tư duy sáng tạo để làm bài tập. Việc có tư duy độc đáo, cách giải sáng tạo giúp học sinh làm chủ được vốn kiến thức, chủ động tìm tòi những điều mới, giúp học sinh tự tin đối mặt với những thử thách. Từ đó, học sinh sẽ dễ dàng đạt được những thành tựu cao trong học tập và sự nghiệp sau này. ● Nói một cách dễ hiểu, tư duy sáng tạo là khả năng tư duy, sáng tạo, tìm tòi ra những phương án, chủ đề mới của một hay nhiều người về một lĩnh vực nghiên cứu nào đó. Và trong thời đại hiện nay, bất kỳ ngành nghề nào như chính trị, xã hội, kinh tế, nghệ thuật, kỹ thuật… đều cần đến tư duy sáng tạo.Tại các trường học, ngoài các kiến thức chuyên môn, nhà trường luôn ưu tiên rèn luyện cho học sinh những kỹ năng mềm như giao tiếp, xử lý tình huống và đặc biệt là tư duy sáng tạo. Mục đích là để học sinh rèn luyện sự nhạy bén, sáng tạo của mình để áp dụng vào đời sống hằng ngày và dễ dàng đạt được thành công hơn. ● Bên cạnh đó, kỹ năng sáng tạo cũng giúp bạn tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp với những người xung quanh. Đặc biệt, với những ai tham gia vào lĩnh vực truyền thông hay kinh doanh, để đạt được thành công, vượt trội so với những người khác thì tư duy sáng tạo đóng vai trò vô cùng quan trọng. Trong xã hội hiện nay, tư duy sáng tạo giúp cho con người phát minh ra những công trình mới để cuộc sống ngày càng văn minh, hiện đại.
- ● Thông qua cách giải độc đáo của học sinh thì người giáo viên cũng có thể học hỏi thêm cách giải mới bởi vì giáo viên cũng chính là người học, người giáo viên phải không ngừng trau dồi kiến thức kĩ năng để có thể truyền đạt cho những thế hệ sau. - Ý thức học tập của hoc sinh ● Ý thức học tập là quá trình nhận thức về việc học tập, từ đó lĩnh hội các kiến thức học tập áp dụng vào cuộc sống.Ý thức học tập là quá trình bản thân tự nhận thức, tự tư duy về vai trò, lợi ích của việc học đối với tương lai của mình. Ý thức học tập được thể hiện qua nhiều phương diện như là mục tiêu phấn đấu, cách thức học tập sao cho hiệu quả trong trường lớp, trong xã hội. Học sinh đã có ý thức làm bài, có khả năng độc lập suy nghĩ, việc học sinh có ý thức học tâp sẽ giúp học sinh đạt được kết quả tốt. Ý thức học tập mà không có thì việc học cũng như không. Không có sự học tập, trau dồi, tu luyện thì làm gì có kết quả. Khi việc học không được chú tâm, thì bản thân người học sẽ gặp rất nhiều khó khăn sau này bởi họ sẽ gặp nhiều lỗ hổng trong kiến thức. - Cách chữa bài của giáo viên ● Cách chữa bài của giáo viên sẽ giúp cho những bạn chưa biết cách làm có thể tham khảo và những bạn làm được rồi sẽ có thêm cách giải khác, bên cạnh đó việc giáo viên chữa bài có thể giúp các bạn học sinh hình thành được tư duy làm bài, giúp học sinh củng cố và nắm vững kiến thức. Việc giáo viên chưa bài cũng là việc giao tiếp của giáo viên với học sinh, học sinh được chia sẻ những kiến thức, kinh nghiệm và kĩ năng của mình đồng thời với việc bổ sung những kiến thức, kinh nghiệm và kĩ năng không chỉ từ người thầy mà còn từ chính các bạn trong lớp. 3. Mục tiêu: - Giáo viên phân tích, đưa ra sự nhận xét và chỉ ra sự độc đáo trong cách giải mà học sinh đó đưa ra. Đồng thời, giáo viên giải thích cho cả lớp biết rằng mỗi bài tập có thể có một hay nhiều cách giải quyết: có cách giải thông thường mà tất cả học sinh đều hiểu và làm được, có cách giải nhanh, độc đáo của những học sinh tích cực, ham học hỏi cái mới. Cách giải của giáo viên là cách giải thông thường phù hợp với lực
- học của tất cả học sinh. Giáo viên cần kịp thời khen ngợi học sinh đó chăm chỉ, sáng tạo, có cách giải hay và độc đáo; khuyến khích các em khác tích cực để tìm ra nhiều cách giải khác nhau. 4. Xác định những giải pháp có thể: - Giải pháp 1: Khen học sinh đó thông minh. - Giải pháp 2: Khen học sinh đó có cách giải độc đáo và hay, khuyến khích các em khác tích cực để tìm ra nhiều cách giải không giống cách giải của giáo viên. - Giải pháp 3: Khen học sinh đó có cách giải độc đáo và hay, so sánh cách giải của giáo viên và cách giải của học sinh, chỉ ra sự độc đáo trong cách giải của học sinh đó, khuyến khích cả lớp cần học tập tích cực như học sinh đó và tìm tòi ra nhiều cách giải hay và từ đó có thể giúp học sinh chọn cách giải phù hợp với thời gian làm bài. - Giải pháp 4: Giải thích cho học sinh biết rằng mỗi bài toán có cách giải thông thường mà tất cả học sinh có học lực trung bình đều làm được, có cách giải độc đáo giành cho những em chịu khó tìm tòi, suy nghĩ. Cách giải của giáo viên là giành cho những em có học lực trung bình. - Giải pháp 5: Không thừa nhận cách giải của học sinh là hay mà cố gắng bảo vệ cách giải của mình là hay hơn. 5. Nêu ra cụ thể các giải pháp và chọn giải pháp phù hợp: ❖ Nếu là giáo viên đó thì em sẽ chọn giải pháp thứ ba. - Giải pháp 1: Khen học sinh đó thông minh. ● Ở giải pháp này, nếu chỉ khen học sinh thông minh thì sẽ dễ làm cho sinh tự cao và cho mình là nhất, điều này sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát triển nhân cách của học sinh, học sinh sẽ cứ nghĩ mình thông minh, không cần học hỏi ai và dễ tạo cho học sinh thói ngạo mạn, ích kỉ và những học sinh kém hơn sẽ không tiếp nhận được kiến thức và làm giảm chất lượng buổi học. - Giải pháp 2: Khen học sinh đó có cách giải độc đáo và hay, khuyến khích các em khác tích cực để tìm ra nhiều cách giải không giống cách giải của giáo viên. ● Ở giải pháp này khen học sinh có cách giải độc đáo và khuyến khích học sinh tìm ra cách giải khác là tốt tuy nhiên giải pháp này chưa đủ vì giải pháp này chưa
- giúp học sinh trong bài học, giải pháp này thiếu việc đánh giá so sánh giữa những cách giải với nhau để nêu ra những tính chất, định lý quan trọng liên quan tới bài học, việc giải quyết vấn đề phải đảm bảo về tính sư phạm có nghĩa là phải đảm bảo việc truyền thụ kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm. Nếu chỉ khuyên học sinh tìm tòi cách khác với giáo viên thì sẽ dễ làm cho học sinh không chú ý đến buổi học của giáo viên trên lớp và một số học sinh có thể không hiểu và nắm được bài học. - Giải pháp 3: Khen học sinh đó có cách giải độc đáo và hay, so sánh cách giải của giáo viên và cách giải của học sinh, chỉ ra sự độc đáo trong cách giải của học sinh đó, khuyến khích cả lớp cần học tập tích cực như học sinh đó và tìm tòi ra nhiều cách giải hay và từ đó có thể giúp học sinh chọn cách giải phù hợp với thời gian làm bài. ● Đây là một trong những giải pháp tối ưu. Việc khen học sinh có cách giải hay và độc đáo sẽ giúp học sinh đó hứng thú hơn trong buổi học, là động lực để cho các học sinh khác noi theo. Việc so sánh các cách giải có thể giúp học sinh hiểu bài học hơn, qua bài học thì học sinh có thể rút ra được những kiến thức bổ ích, quan trọng. Việc khuyến khích các học sinh tìm tòi cách giải sẽ giúp học sinh khai phá bản thân, kích thích sự sáng tạo và tìm tòi của học sinh. Việc khuyên học sinh chọn cách giải phù hợp với bản thân sẽ đảm bảo tính dân chủ, tôn trọng nhân cách trong giao tiếp sư phạm, cũng như tạo được niềm tin cho học sinh. - Giải pháp 4: Giải thích cho học sinh biết rằng mỗi bài toán có cách giải thông thường mà tất cả học sinh có học lực trung bình đều làm được, có cách giải độc đáo giành cho những em chịu khỏ tìm tòi, suy nghĩ. Cách giải của giáo viên là giành cho những em có học lực trung bình. ● Đây cũng là một cách giải quyết khá hay. Việc giải thích các cách giải khác nhau cho từng đối tượng sẽ giúp học sinh chọn được cách giải phù hợp với bản thân. Tuy nhiên việc nói rằng cách giải của giáo viên là giành cho những em có học lực trung bình thì sẽ dễ làm cho những em học sinh giỏi chủ quan, không nắm kiến thức cơ bản và không tập trung vào buổi học, bên cạnh đó nó sẽ làm cho các
- học sinh kém hơn không cố gắng tìm tòi những cách giải mới để học hỏi mà sẽ học theo kiểu thụ động. - Giải pháp 5: Không thừa nhận cách giải của học sinh là hay mà cố gắng bảo vệ cách giải của mình là hay hơn. ● Đây là một cách giải quyết bảo thủ của giáo viên, nó sẽ làm cho học sinh giảm hứng thú học tập và làm mất đi sự tự giác tìm tòi, tính sáng tạo của học sinh và làm giảm chất lượng buổi học. Không có cách giải nào là hay nhất, mỗi cách giải đều có những ưu nhược điểm của nó mà chỉ có cách giải tối ưu để phù hợp với từng điều kiện hoàn cảnh. Bên cạnh đó là một người giáo viên thì trước hết phải là một người học, giáo viên phải không ngừng trau dồi, tích lũy những kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng để truyền lại cho những thế hệ sau này. 6. Bài học kinh nghiệm: Người giáo viên không nên là người độc đoán trên bục giảng, chỉ cho phép mình đúng. Người giáo viên cần ghi nhận sự nỗ lực, tìm tòi và phát hiện mới của học sinh, tạo điều kiện để học sinh được chủ động, tích cực học tập và khích lệ học sinh phát huy khả năng của mình. Người giáo viên cũng phải xem chính mình là một người học, không ngừng trau dồi bản thân để truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm, kĩ năng cho học sinh. Tình huống 2: Hôm nay cô giáo Hoa có tiết dạy ở lớp 11C. Một đồng nghiệp trẻ mới tốt nghiệp về công tác ở trường được 2 năm đến xin dự giờ ở lớp của cô. Khi cô đang giảng bài, bỗng người đồng nghiệp trẻ đó nói to: “Chỗ này cô giảng sai rồi”. Cả lớp học nhốn nháo. Là cô giáo Hoa trong trường hợp đó bạn sẽ giải quyết như thế nào? 1. Xác định vấn đề: - Mâu thuẫn về kiến thức chuyên môn giữa hai giáo viên trong khi tiết học đang diễn ra. - Học sinh hoang mang về kiến thức mình đang học. - Tình huống giao tiếp sư phạm giữa giáo viên với học sinh, giáo viên với giáo viên. 2. Phân tích vấn đề: - Sự nhầm lẫn trong kiến thức chuyên môn của người giáo viên có thể gây ra sự thiếu sót trong kiến thức của nhiều thế hệ học sinh.
- - Học sinh có thể hiểu sai bản chất kiến thức, mất niềm tin vào cô giáo dạy mình. - Có thể ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của người giáo viên với học sinh, mối quan hệ giữa những người đồng nghiệp. 1. Mục tiêu: - Cần giải quyết triệt để mâu thuẫn về kiến thức này để học sinh và cả hai người giáo viên nhận thức đúng. - Bảo toàn được uy tín, danh dự của hai người giáo viên trước học sinh, ai cũng có lúc nhầm lẫn cả, không phải lúc nào cũng hoàn hảo, quan trọng là sau đó họ hiểu đúng, rút ra được bài học kinh nghiệm cho bản thân. - Khuyến khích học sinh mạnh dạn đưa ra ý kiến phát biểu của mình để hiểu rõ bản chất và phát huy tính sáng tạo ở các em. 1. Các phương án giải quyết: - Phương án 1: Giáo viên dừng việc giảng bài lại, cùng tranh luận với đồng nghiệp ngay trong tiết học để đưa ra nhận định đúng. - Phương án 2: Làm ngơ câu nói của đồng nghiệp, vờ như không nghe thấy, giáo viên nhắc cả lớp trật tự và tiếp tục giảng bài để không ảnh hưởng đến tiến trình bài giảng. - Phương án 3: Giáo viên nhắc lớp trật tự, ổn định tiếp tục tập trung vào bài học và mời đồng nghiệp trẻ và học sinh cùng chỉ ra thắc mắc, đồng thời giáo viên cũng bình tĩnh kiểm tra lại kiến thức vừa giảng có bị sai không. Đầu tiên giáo viên cảm ơn sự góp ý của đồng nghiệp trẻ. ● Nếu nhận thấy kiến thức bị sai, giáo viên xin lỗi cả lớp và đồng nghiệp rồi sửa lại nội dung đó. ● Nếu sau khi kiểm tra và thấy kiến thức đó không sai thì giáo viên nhấn mạnh, giải thích lại nội dung đó cho học sinh và đồng nghiệp hiểu rõ (không tỏ thái độ khi đồng nghiệp góp ý sai). Khẳng định đây là phần kiến thức dễ nhầm mà mọi người hay mắc phải nếu không để ý kĩ, các em học sinh nên chú ý khi làm bài. ● Nếu trong phạm vi thời gian trao đổi ngắn mà giáo viên vẫn chưa đưa ra được nhận định cuối cùng thì giáo viên nói trước lớp rằng đây là một phần kiến
- thức khá hay nên phần này sẽ được giao về nhà để các em có thời gian suy nghĩ kĩ hơn, tiết học sau cô sẽ giải đáp. Như vậy giáo viên sẽ có thêm thời gian để xem lại vấn đề này, hoặc có thể cùng thảo luận với đồng nghiệp sau đó. Sau tiết học, giáo viên góp ý với đồng nghiệp là nên góp ý riêng cho mình khi giáo viên đi xuống cuối lớp hoặc sau giờ học chứ không nên nói to trước lớp như vậy sẽ ảnh hưởng đến tâm lý học tập của học sinh trong giờ. 5. Lựa chọn phương án hợp lý: Nếu em là cô giáo Hoa trong trường hợp này, em sẽ xử lý tình huống trên theo cách c. Vì theo nguyên tắc giao tiếp sư phạm giáo viên cần tôn trọng nhân cách giao tiếp tức cần tôn trọng ý kiến, hành vi, biết lắng nghe ý kiến không phân biệt đẳng cấp, không cáu gắt với đồng nghiệp trẻ. Đồng thời nên sử dụng phong cách dân chủ để học sinh và đồng nghiệp cùng tham gia góp ý. Phương án a việc hai giáo viên tranh luận sẽ làm mất thời gian của học sinh, gây gián đoạn tiết học, không kịp tiến trình bài giảng và có thể sẽ làm ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của giáo viên trước học sinh. Phương án b giáo viên lờ đi ý kiến của đồng nghiệp là không đúng với nguyên tắc tôn trọng nhân cách trong giao tiếp, đồng thời như vậy sẽ làm gương xấu cho học sinh, có thể sau này các em học sinh sẽ không có thái độ tôn trọng người đồng nghiệp trẻ ấy nữa. 6. Kết luận sư phạm: - Trong quá trình giảng dạy cần tôn trọng ý kiến và nhân cách của đồng nghiệp và học sinh - Giáo viên cần thường xuyên trau dồi cũng như sẵn sàng học hỏi kiến thức; góp ý thẳng thắn, thành thật, hợp lý với đồng nghiệp, không tỏ thái độ chê bai, phê bình. - Trong các trường hợp giáo viên cần thể hiện nhân cách mẫu mực để học sinh học tập.
- Tình huống 3: Trong lớp cô giáo Lan chủ nhiệm có một học sinh hay gây gổ đánh nhau với bạn, học lực lại quá yếu. Nhưng một lần cả lớp đi tham quan, em đó đã có hành động dũng cảm cùng người khác bắt kẻ gian. Cô giáo chủ nhiệm và cả lớp đều chứng kiến chuyện đó. Là cô giáo Lan, bạn sẽ làm gì trước tình huống đó. 1. Xác định vấn đề: - Hành vi thường ngày chưa chuẩn mực. - Hành động dũng cảm bất ngờ. - Học lực bạn học sinh quá yếu. 2. Phân tích vấn đề: - Bạn A được xác định là có hành vi không tốt (hay gây gổ đánh nhau với bạn), nhưng lại có hành động dũng cảm bắt kẻ gian mà không mấy bạn học sinh có thể làm được. - Việc A học không tốt khiến cho các bạn học và giáo viên có những suy nghĩ không tốt về bạn. - Từ đó chứng tỏ bạn có thể thuộc các trường hợp sau: ● Bạn mong muốn được quan tâm, nhưng thực hiện bằng hành động không đúng cách. ● Bạn bị các bạn đối xử không tốt (có thể do học yếu, hoàn cảnh gia đình,…), xa lánh, cố tình trêu chọc, tạo tình huống để bạn chủ động gây gổ đánh nhau với các bạn khác trước. 3. Mục tiêu: Giáo viên cần làm sao để giúp các bạn trong lớp có thể hiểu rõ về con người của A, qua đó A có thể hòa đồng, đoàn kết với các bạn trong lớp. 4. Giải quyết tình huống: - Bước 1: Cô Lan cần tìm hiểu kĩ nguyên nhân khiến cho A lại có những hành động như thế bằng cách tìm đến tận nhà nói chuyện với người thân. Có thể đem quà tặng, biểu dương vì hành động tốt của A để gần gũi với gia đình học sinh, học sinh hơn. - Bước 2: Sau khi cô Lan tìm hiểu rõ nguyên nhân, rồi dù trường hợp nào cô cũng có hướng giải quyết như sau:
- Cô Lan sẽ tuyên dương A trước lớp vì hành động dũng cảm cứu người đồng thời mong mọi người sẽ noi gương A mà có những hành động giúp đỡ người khác. Ngoài ra cô còn có thể lồng ghép trong giờ học giáo dục về hành vi tốt. Ngoài ra cô có thể tổ chức các hoạt động tập thể cho lớp (có chủ đích vào A) để giúp A có thể hiểu được sự hòa đồng, đoàn kết tốt như thế nào. Từ đó giúp mọi người trong lớp hiểu nhau nhiều hơn, không còn mâu thuẫn dẫn đến mất đoàn kết trong lớp nữa. Sau đó, cô có thể nhờ sự giúp đỡ của các bạn trong lớp để giúp A tiến bộ đi lên trong học tập. Tình huống 4: Là một thầy giáo trẻ, bạn được học sinh nữ trong lớp mình chủ nhiệm tỏ ý cảm mến, thậm chí có em đã viết thư, bộc lộ tình cảm yêu đương tha thiết với thầy. Nếu là giáo viên trong tình huống này, bạn sẽ ứng xử thế nào? 1. Xác định vấn đề: - Tình cảm chưa phù hợp giữa học sinh đối với thầy/cô giáo. - Mối quan hệ giữa học sinh với thầy/cô giáo. 2. Phân tích vấn đề: - Hiện tượng các em học sinh có cảm tình với thầy cô giáo không phải là điều hiếm gặp. Đặc biệt là các thầy giáo trẻ thường rất hay được các em học sinh nữ cảm mến. Vì vậy nếu thầy giáo cư xử không khéo sẽ có thể gây ra một loạt vấn đề phức tạp làm ảnh hưởng đến quan hệ thầy trò, ảnh hưởng đến danh dự và uy tín của người giáo viên. 3. Mục tiêu: - Cách giải quyết cần làm cho học sinh hiểu ra được tình cảm của bản thân là chưa phù hợp với lứa tuổi. Tránh để em học sinh đó bị tổn thương, cảm thấy không được tôn trọng. - Đồng thời cũng cần giáo dục tâm lý tình cảm lứa tuổi cho các em học sinh hiểu rõ, nâng cao ý thức, trách nhiệm với cảm xúc, tình cảm của bản thân, giúp học sinh hoàn thiện hơn trong nhân cách, đạo đức và lối sống.
- 4. Các phương án giải quyết: - Phương án 1: Giả vờ như không biết chuyện gì, vẫn đối xử với em học sinh đó bình thường như những học sinh khác cả trong lẫn ngoài giờ. - Phương án 2: Tìm mọi cách để tránh tiếp xúc trực tiếp với em học sinh đó. - Phương án 3: Đề nghị Ban giám hiệu cho chuyển sang làm chủ nhiệm một lớp khác. - Phương án 4: Gặp riêng em học sinh đó và nhắc nhở em chú tâm vào việc học, không nên có tình cảm như vậy. - Phương án 5: Khéo léo gửi một bức thư trả lời cho em học sinh đó (nội dung thư giải thích về sự không phù hợp trong tình cảm đó, mong muốn em chú tâm vào việc học, hướng tới những lựa chọn tốt cho tương lai; có thể bày tỏ bản thân thầy đã có bạn gái). Đồng thời, sắp xếp một buổi giáo dục tâm lý tình cảm lứa tuổi cho cả lớp. 5. Phương án tối ưu. - Nhìn chung, các phương áp 1 – 2 – 3 – 4 được nêu trên có một số điểm chưa được tối ưu: + Ở phương án 1 và 3, việc lảng tránh không giải quyết được vấn đề, có thể sẽ khiến em học sinh đó càng mạnh dạn hơn nữa, cảm xúc phát triển sai lệch, không ý thức được sự không phù hợp của nó. + Ở phương án 2, nếu thầy ngại ngùng và tìm mọi cách tránh tiếp xúc, gặp gỡ với em học sinh đó, sẽ vô tình gây cho em một sự hiểu lầm tai hại, em sẽ “ảo tưởng” rằng “chắc thầy cũng có cảm tình với mình thì thầy mới có thái độ như thế”. + Ở phương án 4, nếu quá thẳng thắn đến mức quyết định gặp ngay em học sinh đó để nhắc nhở, “phê bình”. Em học sinh đó tình cảm trong sáng của mình bị tổn thương, xấu hổ. Có thể dẫn đến một số vấn đề về tâm lí, như trầm cảm, hay hành động bỏ học. - Phương án 5 là phương án tối ưu nhất: + Hành động viết thư sẽ giúp em học sinh có thể có khoảng suy ngẫm lại về tình cảm của bản thân, không xấu hổ như khi nói chuyện trực tiếp.
- + Giải thích về sự chưa phù hợp của tình cảm, mong muốn em chú tâm vào việc học, hướng tới những lựa chọn tốt cho tương lai; bày tỏ bản thân thầy đã có bạn gái là ẩn ý khuyên nhủ em cố gắng phấn đấu học hành trong thời điểm hiện tại, tương lai rộng mở, em sẽ có nhiều lựa chọn, tìm được người bạn đời phù hợp, dành tình cảm cho em. + Sắp xếp một buổi giáo dục tâm lý tình cảm lứa tuổi cho cả lớp: (khéo léo lồng nội dung tình cảm thầy – trò vào các nội dung khác như tình cảm bạn bè, tình cảm gia đình…) nhằm giúp các em học sinh hiểu rõ, nâng cao ý thức, trách nhiệm với cảm xúc, tình cảm của bản thân, đâu là phù hợp, đâu là chưa phù hợp. Tình huống 5: Trong giờ dạy, giáo viên bộ môn phát hiện hai học sinh ngồi cạnh nhau ở bàn cuối lớp có tình cảm đặc biệt với nhau. Thỉnh thoảng, các em còn có những cử chỉ thân mật trong giờ học như cầm tay, vuốt tóc, chọc ghẹo nhau. Nếu là thầy giáo đó, bạn sẽ xử lí như thế nào? 1. Xác định vấn đề: - Học sinh có vấn đề trong mối quan hệ với bạn bè (cụ thể: có rung cảm yêu đương). - Học sinh thể hiện tình cảm, không tập trung trong giờ học. 2. Phân tích vấn đề: - Hiện tượng các em có rung cảm yêu đương lứa tuổi học Vì vậy nếu thầy giáo cư xử không khéo sẽ có thể gây ra một loạt vấn đề phức tạp làm ảnh hưởng đến quan hệ thầy trò, ảnh hưởng đến danh dự và uy tín của người giáo viên. 3. Mục tiêu: - Cách giải quyết cần làm cho học sinh hiểu ra được tình cảm của bản thân là chưa phù hợp với lứa tuổi. Tránh để em học sinh đó bị tổn thương, cảm thấy không được tôn trọng. - Đồng thời cũng cần giáo dục tâm lý tình cảm lứa tuổi cho các em học sinh hiểu rõ, nâng cao ý thức, trách nhiệm với cảm xúc, tình cảm của bản thân, giúp học sinh hoàn thiện hơn trong nhân cách, đạo đức và lối sống.
- 4. Các phương án giải quyết: - Phương án 1: Giả vờ như không biết chuyện gì, tiếp tục bài giảng. - Phương án 2: Tiếp tục giảng bài đến hết tiết và trao đổi việc với GVCN để GVCN tự giải quyết. - Phương án 3: Phê bình hai em trước lớp, bắt hai em đứng tách xa nhau và học vì không tập trung vào bài. - Phương án 4: Xuống bàn cuối hai em học sinh đó và nhắc nhở các chú tâm vào việc học, không nên có tình cảm như vậy. - Phương án 5: Mời một trong hai em trả lời bài học để các em tập trung vào tiết học trước. Sau đó, trao đổi lại vấn đề này với giáo viên chủ nhiệm lớp, kết hợp lắng nghe tâm tư của các em và có những chia sẻ, phân tích phù hợp về tình yêu học trò cho 2 em học sinh nói riêng và tập thể lớp nói chung. 5. Phương án tối ưu. - Các phương áp 1 – 2 – 3 – 4 được nêu trên có một số điểm chưa được tối ưu: + Ở phương án 1 và 2, việc lảng tránh không giải quyết được vấn đề, có thể sẽ khiến các em học sinh đó càng mạnh dạn thể hiện tình cảm và phát triển cảm xúc sai lệch, không phù hợp với lứa tuổi. + Ở phương án 3, việc nhắc nhở trực tiếp sẽ khiến các em xấu hổ trước bạn bè, nếu có những lời nói không phù hợp có thể khiến học sinh “thù hận”, chán ghét và bỏ môn học. + Ở phương án 4, nếu nhắc nhở khéo thì cũng vẫn sẽ làm tiết học gián đoạn và các bạn trong lớp sẽ bị tập trung vào hai bạn đó thay vì chú ý đến bài giảng - Phương án 5 là phương án tối ưu nhất: + Mời một trong hai em trả lời câu hỏi nằm trong bài học, các em sẽ tự giác tập trung vào bài học hơn vì phải suy nghĩ để trả lời câu hỏi và cũng biết giáo viên đang để ý đến mình. + Trao đổi với giáo viên chủ nhiệm để có các giải pháp lâu dài hơn: Với học sinh: Tế nhị tìm cách gặp trực tiếp hai học sinh có rung cảm yêu đương để lắng nghe tâm tư của các em. Không nên phán xét đúng sai, xấu tốt, không đổ lỗi
- hoặc cấm đoán, ngăn cản gay gắn nhưng cũng không khuyến khích, cổ súy mà nên giữ thái độ tôn trọng, khách quan, công bằng. Chia sẻ về tình yêu học trò, phân tích cho học sinh nhận thức rõ mặt tích cực và hạn chế, cái tốt và cái hại của tình yêu tuổi học trò để các em biết giữ gìn và thể hiện tình cảm vừa đủ, biến những rung cảm trong sáng đó thành động lực để học tập và hoàn thiện bản thân. Với tập thể lớp: Tổ chức nhiều hoạt động tập thể phong phú để tập thể học sinh và các em có những rung cảm yêu đương tích cực tham gia, gắn bó hơn với tập thể và có nhiều trải nghiệm đáng quý trong giai đoạn đi học. Tổ chức các buổi tọa đàm về tình bạn, tình yêu, giới tính, sức khỏe sinh sản để học sinh hiểu biết đầy đủ, khoa học, phù hợp về những vấn đề liên quan đến tình yêu; Tổ chức và thực hiện chương trình phòng ngừa về kĩ năng thể hiện cảm xúc, cách thể hiện tình cảm với bạn khác giới sao cho trong sáng, đúng mực với học trò; Giáo dục học sinh biết tôn trọng tình cảm riêng tư của chính mình và ngừi khác. Không dùng chuyện tình cảm của mình để gây phiền phức đến người khác, ngược lại, cũng không soi mói, giễu cợt tình cảm riêng tư của người khác. Với gia đình của học sinh và các lực lượng giáo dục khác: Giữ mỗi liên hệ và phối hợp với gia đình, đoàn thanh niên, câu lạc bộ…cùng tham gia tác động, giáo dục những học sinh có rung cảm yêu đương nói riêng và tập thể HS nói chung. Tình huống 6: Em Nga, một học sinh nữ, từ tỉnh khác chuyển đến học tại lớp 7B ở nội thành Hà Nội. Học sinh trong lớp không thích chơi với Nga. Trong khi đó, cô Yến - giáo viên chủ nhiệm nhận thấy, Nga khá hiền lành và có phần học giỏi hơn các bạn khác trong lớp. Trong các buổi sinh hoạt lớp, cô Yến đã nhắc nhở cách ứng xử của các học sinh khác với bạn mới đến, nhưng không thấy hiệu quả. Nếu là cô Yến, bạn sẽ xử lý tình huống này như thế nào? 1. Phân tích tình huống: - Học sinh trong lớp không thích chơi với Nga. Có thể vì những lý do sau đây: ● Tẩy chay Nga có thể vì (phân biệt vùng miền,...) ● Các bạn không tìm thấy điểm chung để chơi với Nga (nên có thể các bạn coi người lạ thôi).
- - Có thể một trong số những lý do sau đây xuất phát từ Nga: ● Nga có thể bị mắc những bệnh về tâm lý. ● Nga có thể không thích giao tiếp với mọi người. ● Nga có thể là người cảm thấy ổn khi ở một mình. ● Nga có thể là người khó thích nghi được với môi trường mới, bạn bè mới, thầy cô mới… ● Nga có thể là người không hợp khi chơi với bạn bè trong lớp. ● Vì đề bài có đề cập tới chuyện Nga học giỏi, hiền lành nên dễ có thể trở thành đối tượng ngon lành để cả lớp bắt nạt. (Nga xuất hiện trong lớp lại còn học giỏi nữa, dễ làm cả lớp tự nạnh, còn hiền hiền thì điều kiện quá dễ để bị bắt nạt). 2. Các phương án có thể giải quyết Bước 1: Giáo viên cần thiết phải hiểu THỰC SỰ SÂU về Nga. Lý do tại sao Nga lại như thế, hoàn cảnh gia đình, để ý một cách tinh tế cách bạn bè đối xử với Nga và Nga đối xử với bạn bè… Bước 2: Sau khi tìm hiểu rồi thì tùy xem Nga rơi vào trường hợp nào mà có các phương án giải quyết phù hợp. - Trường hợp 1: Nga là người thích sự cô độc, không thực sự thích chơi với bạn bè. Rất thoải mái khi ở một mình. => Thì thôi. => Trong trường hợp này, cô Yến nên tôn trọng cá tính riêng của Nga, để em lựa chọn cách sống riêng của mình và làm những việc em thích, miễn là không gây ảnh hưởng tiêu cực đến các bạn khác trong lớp. - Trường hợp 2: Nga bị những bệnh về tâm lý (trầm cảm, hội chứng sợ đám đông,...)
- => Đây là vấn đề rấc-nghiêm-trọng. Cho nên giáo viên cần thiết phải can thiệp sớm, nhờ sự trợ giúp từ gia đình, các lực lượng giáo dục và quan trọng nhất là bác sĩ tâm lý. - Trường hợp 3: Bạn bè tẩy chay Nga, xa lánh Nga, không thích chơi với Nga. => Đây là một tình huống rất phổ biến trong trường học. Ðây chính là tâm lý đám đông, bởi vậy cần làm cho các em nhận thức rõ vấn đề đâu là sự đoàn kết thật sự, đâu là sự ngụy biện. Giải thích, phân tích cho các em thấy hậu quả nghiêm trọng của việc tẩy chay đối với sức khỏe và tâm sinh lý của bạn như thế nào. => Hoặc tách khỏi môi trường tẩy chay, chuyển học sinh sang lớp khác cũng là một biện pháp hay như một cô giáo ở Trường Gia Ðịnh đã làm. Kết quả khi sang môi trường mới bạn bè thân thiện hơn, học sinh bị tẩy chay đã nhìn lại mình nên trở lại bình thường, tự tin hơn với bản thân và các mối quan hệ. Thầy cô chủ nhiệm nắm bắt kịp thời các hiện tượng tẩy chay để có thể ngăn chặn sự việc khi chỉ mới manh nha. Gia đình cần quan tâm đến sự thay đổi của các em để tìm hiểu kỹ những nguyên nhân và có giải pháp hữu hiệu, kịp thời phối hợp với nhà trường để giúp đỡ các em. - Trường hợp 4: Nga muốn chơi với các bạn nhưng không biết nên bắt đầu thế nào, các bạn đã thân nhau từ trước… => Trong trường hợp này, trước tiên, cô Yến không nên nóng vội hay mất bình tĩnh. Ở lứa tuổi THCS, các em thường muốn khẳng định cái tôi của mình và không thích nghe theo sự ép buộc của người lớn, do vậy, cô Yến có thể làm những việc sau: ● Cô Yến cũng không nên quán triệt trước lớp về việc không được thành kiến với bạn mới hay phải chơi với bạn vì nếu như vậy, học sinh trong lớp có thể nghĩ rằng cô đang bênh vực bạn mới, từ đó dẫn đến những kết quả tiêu cực hơn. ● Cô Yến nên gặp riêng Nga để hướng dẫn em về cách tiếp cận với các bạn trong lớp, gợi ý cho Nga về việc tham gia các hoạt động tập thể với một thái độ nhiệt tình, thân thiện và không kiêu căng. Nếu Nga thật sự là một người đáng mến,
- theo thời gian, các bạn trong lớp sẽ dần yêu quý Nga hơn và từ đó Nga cũng dễ dàng hơn trong việc hoà đồng với các bạn. ● Cô Yến có thể tổ chức các hoạt động nhóm, các trò chơi để gắn kết bạn bè trong lớp với nhau và đặc biệt để tâm, chú ý đến Nga, giúp Nga hòa nhập với lớp nhanh hơn. ● Cô Yến có thể dùng sự nhiều não của Nga để chia thành các nhóm học, Nga (và các bạn học giỏi) sẽ ngồi vào một nhóm. Nga chuyên đi giảng cho các bạn học chưa tốt => Nga có thể tự tin dùng học lực của mình để ban phát kiến thức, vừa có thể cùng làm bài với cộng đồng học giỏi trong lớp. Tình huống 7: Là giáo viên chủ nhiệm lớp 10A7, cô Minh Thanh biết được tình trạng có một nhóm học sinh thường xuyên bắt nạt Trung - một học sinh đồng tính ở trong lớp . Tuy nhiên, học sinh cầm đầu nhóm bắt nạt lại là Nam - con trai của bác trưởng ban phụ huynh. Ban cán sự lớp đã nhắc nhở song nhóm này còn có thái độ đe dọa ngược lại. Nếu là cô Minh Thanh, bạn sẽ làm gì để giảm thiểu vấn đề bắt nạt học đường cũng như giữ được mối quan hệ tốt với ban phụ huynh của lớp? 1. Xác định vấn đề: - Có học sinh trong lớp bị bắt nạt (thể chất & tinh thần) vì sự khác biệt về cơ thể. - Có tình trạng học sinh lợi dụng địa vị của phụ huynh để bắt nạt các bạn khác. - Có sự mất đoàn kết trong lớp học, có nhóm đối đầu với phần còn lại cảu lớp học. 2. Phân tích vấn đề: - Việc học sinh bị bắt nạt là một vấn đề nghiêm trọng, có thể gây những hậu quả trực tiếp đến học sinh, bao gồm sức khỏe thể chất – thương tích từ việc có thể có bạo lực, lẫn sức khỏe tinh thần – tự ti, bi quan với cuộc sống, tự cô lập với môi trường xung quanh, ảnh hưởng đến cuộc sống của học sinh cả trong mỗi trường học đường và ngoài xã hội. - Học sinh lợi dụng địa vị gia đình để cổ súy cho hành động của bản thân, tự đề cao bản thân, yêu cầu các học sinh khác phải theo quan điểm của mình, chia tầng lớp, tạo dựng bè phái, điều này xuất phát từ nhận thức của học sinh bị sai lệch, không được giáo dục đúng cách, vì vậy, cần phải định hướng lại nhận thức cho học sinh.
- - Có sự chia rẽ, không đoàn kết giữa các học sinh, các học sinh công khai công kích, đe dọa khi bị các bạn khác nhắc nhở, vì vậy không phải chỉ cần giải quyết tình trạng bắt nạt mà hơn nữa cần làm cho các nhóm lẻ hòa nhập với môi trường lớp học, không tự tách biệt, đối đầu với phần còn lại của lớp. 3. Mục tiêu: - Giảm thiểu vấn đề bắt nạt học đường trong lớp học, can thiệp trực tiếp những tình huống có thể dẫn đến bắt nạt, đồng thời giải quyết tận gốc vấn đề, giáo dục kĩ năng sống cho học sinh, giáo dục vấn đề giới tính và LGBT, nâng cao ý thức của học sinh để cả nhóm bắt nạt hiểu ra đó là sự khác biệt mà thế giới đã công nhận, cùng lúc giúp cho nạn nhân bị bắt nạt thêm tự tin, phát triển bản thân, hòa đồng với môi trường lớp học. - Giải quyết tận gốc vấn đề của các học sinh có nhận thức sai lệch, cố gắng định hướng cho các học sinh đó có nhận thức, suy nghĩ đúng đắn, từ đó đưa những nhóm tách biệt lại gần với lớp học, gắn kết lớp học. - Giữ mối quan hệ tốt với ban phụ huynh, cho phụ huynh của bạn Trung tin tưởng vào môi trường học và những phụ huynh của nhóm học sinh bắt nạt cảm thấy thỏa đáng, không phật lòng. 4. Định hướng cách giải quyết: - Bước 1: Cô Minh Thanh phải đảm bảo an toàn sức khỏe của cả chủ thể bắt nạt – Nhóm của Nam lẫn nạn nhân bị bắt nạt – bạn Trung. Nếu việc bắt nạt trở nên nghiêm trọng ngoài tầm có thể xử lí nội bộ thì ngay lập tức báo cáo, huy động gia đình, nhà trường (Ban giám hiệu, đoàn thanh niên,…) hoặc cấp thiết là các cơ quan chức năng (Công an, bảo vệ,…) can thiệp nhằm mục đích quan trọng nhất là bảo đảm sự an toàn của học sinh. Giải thích: Khi xảy ra tình huống bị bắt nạt, có khả năng xảy ra xô xát giữa hai bên, không chỉ bên nạn nhân tổn hại về sức khỏe thể xác, tinh thần mà có khả năng bị dồn đến đường cùng mà phản kháng, tấn công ngược chủ thể bắt nạt.
- Cô Minh Thanh cần xác định mức độ của việc bắt nạt bằng cách thu thập thông tin từ phía toàn thể học sinh. Liệu việc bắt nạt đang dừng ở mức bắt nạt tinh thần: miệt thị, tẩy chay, dọa nạt, cô lập, đe dọa bằng tin nhắn, thư từ, cống nạp vật chất hay đã đến mức bạo lực, hành hạ thể chất như đánh đập bằng chân tay, bằng cách phương tiện vũ lực khác. Nếu mức bắt nạt mới dừng ở mức bắt nạt tinh thần như nói xấu, miệt thị, cô lập, tẩy chay,…, cô Thanh cần phải đảm bảo an toàn về mặt sức khỏe của nạn nhân, đảm bảo sự việc không tiến tới bạo hành thể xác, gây thương tích bằng cách yêu cầu các học sinh khác ngay lập tức báo cáo và ngay lập tức báo tin về cho giáo viên nếu hành vi bắt nạt trở nên thái quá, mất kiểm soát, có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng đồng thời đảm bảo an toàn cho các học sinh báo tin. Nếu sự việc đã tới mức hành hung, đánh đập, giáo viên ngay lập tức can thiệp, có thể huy động sự can thiệp của phụ huynh, nhà trường, cơ quan chức năng can thiệp, yêu cầu học sinh bắt nạt ngay lập tức dừng hành vi, đông thời thông báo cho phụ huynh kiểm tra sức khỏe tại nhà tất cả các học sinh liên quan, ngay lập tức đưa đến bệnh viện nếu phát hiện thương tích nguy hiểm. - Bước 2: Cô Thanh cần làm việc riêng với từng bên (nhóm bắt nạt và bạn Trung), nói chuyện, đối chất để tìm hiểu tường tận nguyên nhân, bản chất, mức độ của sự việc, có thể yêu cầu học sinh viết bản tường trình nếu cần thiết, tiến hành phân tích từng hành vi, mức độ chịu trách nhiệm với các hành vi đã gây ra. Khi nói chuyện với học sinh, cô Thanh phân tích, giải thích rõ cho những học sinh thực hiện hành vi bắt nạt mức độ nguy hại của hành vi vi phạm, quy chế xử lí của lớp, trường như thế nào với các hành vi đó. Nếu những việc bắt nạt chỉ mới nhỏ lẻ, đơn thuần như nói xấu, tẩy chay thì cô Thanh chủ động nói chuyện, khuyên chủ, để học sinh rút kinh nghiệm với những việc làm của mình. Nếu hành vi bắt nạt nghiêm trọng thì tiến hành giáo dục mang tính răn đe cho cá nhân và tập thể học sinh để không xảy ra các hành vi tương tự ở trong và ngoài nhà trường.
- - Bước 3: Tiến hành nói chuyện và định hướng lại nhân thức cho nhóm học sinh bắt nạt, kết hợp nói chuyện với phụ huynh để định hướng nhận thức sai lệch của học sinh. Để giữ được mối quan hệ tốt với ban phụ huynh những vẫn đạt được mục tiêu là huy động phụ huynh thay đổi nhận thức của học sinh, cô Thanh tiến hành trao đổi riêng với từng phụ huynh của nhóm học sinh vi phạm, cô cần giải thích những hành vi học sinh đã làm và tùy theo mức độ vi phạm mà xử lý theo qui định của nhà trường, đồng thời huy động phụ huynh giáo dục lại nhận thức của học sinh, sát sao, quán triệt hành vi của học sinh để học sinh không tái diễn. - Bước 4: Tiền hành giáo dục, tổ chức các hoạt động trải nghiệm, hoạt động tập thể, hoạt động nhóm. Với Trung, tiếp cận, gặp gỡ và lắng nghe những khúc mắc trong suy nghĩ, hành vi, nhân thức của Trung, nghe những tâm sự của em để em có thể cởi mở, hòa đồng trở lại với lớp sau khoảng thời gian bị bắt nạt. Với cả lớp, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức về các vấn đề bắt nạt học đường, giáo dục về kỷ luật, quy tắc ứng xử trong trường lớp và xã hội, giáo dục tính năng quyết đoán, tự bảo vệ bản thân trong các mối quan hệ. Với nhóm bắt nạt, giáo dục các em về những hành vi vi phạm của mình, sẽ còn bị xử lí nếu còn tái phạm, đồng thời nâng cao nhân thức của học sinh, tổ chức các hoạt động trải nghiệm để học sinh hòa nhập với môi trường lớp học, đồng thời cho học sinh cơ hội để tự kiểm điểm, rút kinh nghiệm, sửa đổi những hành vi của mình. Với toàn thể lớp nói chung, tổ chức thêm các hoạt động trải nghiệm, hoạt động nhóm (VD như tìm hiểu về LGBT) để các học sinh khác thay đổi nhận thức, đề cao sự khác biệt riêng của mỗi cá nhân, đồng thời tổ chức các hoạt động gắn kết lớp học, xếp nhưng học sinh của nhóm bắt nạt vào khác nhóm khác nhau, mục tiêu là để học sinh tự làm quen và hòa đồng hơn với những bạn khác trong lớp, dẫn đến sự đoàn kết trong lớp học.
- Tình huống 8: Trong lớp 10C, có một học sinh rất thích tham gia vào các hoạt động tập thể, nhưng lại chưa chuyên cần trong học tập. Em thường lấy lí do đi tổ chức các hoạt động, sự kiện của trường, lớp để xin nghỉ một số tiết. Nếu là giáo viên chủ nhiệm lớp 10C, bạn sẽ làm gì? 1. Xác định vấn đề: - Việc học tập của học sinh - Việc tham gia vào các hoạt động, sự kiện của trường lớp - Ý thức của học sinh - Kĩ năng mềm của học sinh 2. Phân tích vấn đề: - Việc học của học sinh: Việc học của học sinh có thể đang bị ảnh hưởng, dù ít dù nhiều cũng làm chậm tiến độ tiếp thu kiến thức của học sinh, ảnh hưởng lâu dài về nền tảng kiến thức sau này. - Việc tham gia vào các hoạt động, sự kiện của trường lớp: Tham gia vào các hoạt động của trường, lớp là điều rất đáng hoan nghênh và khuyến khích, tuy nhiên việc tham gia một cách không có kế hoạch và để nó ảnh hưởng đến việc học là khá nguy hiểm. - Ý thức, trách nhiệm của học sinh: Khi học sinh quyết định lấy việc tham gia sự kiện của trường lớp làm lý do để trì hoãn hay thậm chí bỏ bê việc học thì điều đó chứng tỏ ý thức học tập của học sinh khá thấp. Nếu không tự cải thiện sau này sẽ để lại những ảnh hưởng khá lớn không chỉ trong học tập mà còn cho tương lai sau này. - Kỹ năng mềm của học sinh: Dù vô tình hay cố ý lấy việc tham gia sự kiện của trường, lớp để lảng tránh việc học cho thấy học sinh không có kỹ năng quản lý và sắp xếp thời gian của bản thân. Học sinh khá yếu trong việc làm chủ thời gian của mình để mọi việc vốn rất tốt làm ảnh hưởng đến nhau, làm giảm hiệu quả của nhau. 3. Mục tiêu Cách giải quyết cần làm cho học sinh tôn trọng, nể phục; cho học sinh thấy tầm quan trọng của việc học không chỉ ở thời điểm hiện tại và còn có giá trị đến tương
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Kỹ năng Giao tiếp - Ứng xử sư phạm
18 p | 997 | 272
-
Bài giảng Giao tiếp sư phạm - ThS. Đặng Thị Vân
27 p | 296 | 69
-
Giáo trình Giao tiếp sư phạm: Phần 2
105 p | 256 | 58
-
Một số yếu tố chủ quan và khách quan ảnh hưởng đến kỹ năng giao tiếp sư phạm của giáo viên mầm non với trẻ mẫu giáo
8 p | 219 | 16
-
Đánh giá giáo sinh tiểu học trong thực tập sư phạm theo cách tiếp cận năng lực
13 p | 147 | 14
-
Kỹ năng sử dụng phương tiện giao tiếp sư phạm của sinh viên ngành giáo dục mầm non trường Đại học Thủ đô Hà Nội
9 p | 124 | 9
-
Rèn luyện kỹ năng giao tiếp sư phạm cho sinh viên ngành Giáo dục mầm non ở trường Đại học Phú Yên
6 p | 15 | 7
-
Xây dựng bài tập tình huống về giao tiếp sư phạm và vai trò của nó trong đào tạo giáo viên
9 p | 110 | 7
-
Bài giảng Chương 3: Hoạt động, giao tiếp và sự hình thành, phát triển tâm lí, ý thức - TS. Nguyễn Văn Hạnh
38 p | 47 | 6
-
Thực trạng nhận thức về hành vi giao tiếp có văn hóa trong học đường của sinh viên trường Cao đẳng sư phạm Nam Định
5 p | 77 | 5
-
Tiếp cận năng lực trong đánh giá giáo viên, giáo sinh sư phạm
5 p | 49 | 4
-
Phát triển kỹ năng giao tiếp sư phạm cho sinh viên ngành Giáo dục mầm non Trường đại học Thủ đô Hà Nội
7 p | 37 | 3
-
Kết nối cảm xúc trong quá trình dạy học của giảng viên với sinh viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
7 p | 9 | 3
-
Thiết kế công cụ đánh giá năng lực thực hành thí nghiệm hóa học trong dạy học vi mô cho sinh viên Sư phạm Hóa học theo tiếp cận CDIO
7 p | 8 | 3
-
Kinh nghiệm triển khai công tác thực hành, thực tập cho sinh viên ngành Giáo dục mầm non tại Trường mầm non Lý Thái Tổ 2
5 p | 36 | 2
-
Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động thực hành sư phạm của sinh viên ngành giáo dục mầm non theo tiếp cận năng lực
9 p | 6 | 2
-
Đánh giá đội ngũ trưởng khoa các trường/khoa đại học sư phạm theo tiếp cận năng lực
6 p | 29 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn