Giáo trình bản đồ học part 9
lượt xem 63
download
6.4.1. Các phương pháp chính thành lập bản đồ gốc Trong các sách vở bản đồ đều phân loại các phương pháp thành lập bản đồ gốc theo 4 dấu hiệu sau: - Theo mối liên quan của quá trình thành lập bản đồ với các quá trình tiếp theo chuẩn bị in bản đồ. - Theo kỹ thuật thành lập, phụ thuộc vào phương pháp chuyển vẽ hình ảnh từ bản đồ tài liệu lên bản đồ cần thành lập. - Theo tỷ lệ bản đồ cần thành lập. - Theo phương pháp cố định hình ảnh lên các...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình bản đồ học part 9
- 6 .4.1. Các phương pháp chính thành lập bản đồ gốc Trong các sách vở bản đồ đều phân loại các phương pháp thành lập bản đồ gốc theo 4 dấu hiệu sau: - Theo mối liên quan của quá trình thành lập bản đồ với các quá trình tiếp theo chuẩn bị in bản đồ. - Theo kỹ thuật thành lập, phụ thuộc vào phương pháp chuyển vẽ hình ảnh từ bản đồ tài liệu lên bản đồ cần thành lập. - Theo tỷ lệ bản đồ cần thành lập. - Theo phương pháp cố định hình ảnh lên các nguyên vật liệu khác nhau (giấy, điamát, màng khắc,...). V iệc ghi chú, tên gọi trên bản đồ cũng có ý nghĩa quan trọng. Công việc này không phụ thuộc phương pháp thành lập bản đồ. Phân loại các phương pháp thành lập bản đồ: 1 - Theo mối liên hệ giữa thành lập và chuẩn bị in bản đồ: + Thành lập bản gốc biên vẽ và bản gốc thanh vẽ riêng biệt. + Đồng thời thành lập bản gốc biên vẽ và bản gốc thanh vẽ. + Kết hợp bản gốc biên vẽ và thanh vẽ trên 1 bản. 2 - Theo tỷ lệ bản gốc: + Thành lập ở tỷ lệ của bản đồ sẽ in. + Thành lập ở tỷ lệ lớn hơn tỷ lệ bản đồ tư liệu. + Thành lập ở tỷ lệ nhỏ hơn. 3 - Theo kỹ thuật chuyển vẽ hình ảnh bản đồ: + Phương pháp quang cơ. + Phương pháp thu phóng đồng dạng. + Phương pháp phân tích: - Cơ học. - Q uang học. - Đ iện tử - tin học. 4 - Theo phương pháp cố định hình ảnh: 177
- + Vẽ trên nền không trong suốt (giấy, màng khắc,...) + Vẽ trên nền trong suốt (điamát). + Vẽ trên vật liệu ảnh bằng dụng cụ quang học. 5 - Vẽ trên khuôn in bằng tia lazer hoặc tia điện tử. 6 - Vẽ trên màng khắc: - K hắc cơ học (dụng cụ khắc). - K hắc bằng tia lazer. - K hắc bằng ăn mòn hoá học. 1 . Các phương pháp được phân theo mối liên quan với quá trình chuẩn bị in bản đồ a . Phương pháp thành lập và chuẩn bị in bản đồ riêng biệt Ở phương pháp này quá trình thành lập và chuẩn bị in được tiến hành trên các b ản gốc khác nhau. Các bản gốc này do những người có trình độ và tay nghề khác nhau thực hiện. Chúng đ ược thực hiện tuần tự theo công nghệ sản x uất chung (bản gốc biên vẽ bản gốc thanh vẽ). Người thành lập bản đồ làm ra bản gốc biên vẽ (là hình mẫu bản đồ cần lập). Để in ấn xuất bản đồ phải làm b ản gốc thanh vẽ. Phương pháp này thường áp dụng cho đa số các loại bản đồ có nội dung p hức tạp đ òi hỏi phải sử dụng nhiều nguồn tài liệu và phải xử lý chúng. b . Phương pháp đồng thời thành lập và chuẩn bị in trên m ột bản gốc Ở phương pháp này thường thành lập bản gốc biên vẽ và thanh vẽ là một và thường vẽ trên điamát hay màng khắc. Trên bản gốc này, nét vẽ, chữ số, ký hiệu phải đáp ứng yêu cầu của quy p hạm, thời gian sản xuất, tiết kiệm. Nhưng để thực hiện phương pháp này đòi hỏi ngưòi thành lập phải có trình độ tay nghề cao (kiến thức, khả năng vẽ, đồ hoạ tốt). Phương pháp này chỉ áp dụng đối với bản đồ có mức độ phức tạp trung bình về nội dung, các tài liệu, tư liệu bản đồ phải đồng nhất về tỷ lệ và gần với tỷ lệ của bản đồ. Đôi khi trong phương pháp này, các nhà bản đồ thành 178
- lập bản đồ trên bản copy tài liệu bản đồ, sau đó các thợ vẽ, công nhân kỹ thuật vẽ lại trên b ản gốc thanh vẽ với chất lượng đồ hoạ tốt hơn. c. Phương pháp kết hợp thành lập và chuẩn bị in bản đồ Ở phương pháp này, nội dung phức tạp khó khăn thì thành lập trên b ản gốc biên vẽ, phần đơn giản hơn thì thành lập trên b ản gốc thanh vẽ. Phương p háp này cũng rút ngắn được thời gian sản xuất, sử dụng đồng thời các cán bộ, nhân viên có trình độ tay nghề khác nhau. Để thực hiện phương pháp này có 2 p hương án: - Phương án 1: Các kỹ sư b ản đồ thực hiện công việc tổng quát hoá nội d ung b ản đồ bằng bút chì. Sau đó vẽ theo đó, thực hiện vẽ trên màng khắc, giấy hay điamát. - Phương án 2: Thực hiện phức tạp hơn. Khi đó, từ bản gốc can ghép người ta làm bản copy (bản lam). Trên bản này tiến hành thành lập các đối tượng nội dung cần tổng hợp hoá hình ảnh. Một trong những phương án của phương pháp kết hợp là thành lập bản gốc trên copy 2 mặt của nền nhựa trong điamát. Phương pháp này áp dụng khi tỷ lệ b ản đồ tài liệu chính bằng hay gần bằng tỷ lệ bản đồ cần lập. Đ ể thực hiện công việc theo phương pháp này, từ các bản gốc can ghép của bản đồ tài liệu chính, người ta tiến hành làm copy 2 màu lên 2 m ặt của bản nhựa trong điamát. Trên một mặt là copy màu lam, trên mặt kia là copy màu nâu hoặc đen. Trên diện tích cần chọn lọc đối tượng hay khái quát hình ảnh đối tượng (sửa chữa hình ảnh), người ta xoá bỏ hình ảnh trên copy màu đen, còn trên copy màu lam tiến hành vẽ thành lập đối tượng theo tài liệu. Ở những chỗ không có gì thay đổi thì tiến hành vẽ bình thường. Kết quả trên bản gốc này là b ản gốc biên vẽ, từ đó làm copy cho bản thanh vẽ. 2 . Các phương pháp thành lập phân loại theo tỷ lệ bản đồ cần lập 179
- Theo tỷ lệ thì bản gốc biên vẽ có thể thành lập ở tỷ lệ bản đồ cần lập, hay lớn hơn hoặc nhỏ hơn. - Đ a số các trường hợp bản gốc biên vẽ được thành lập ở tỷ lệ bản đồ cần lập vì nó cho chúng ta khái niệm tổng quan về tải trọng bản đồ và lượng các ký hiệu, kích thước ký hiệu cần thể hiện. Đối với bản đồ địa lý chung thì bản đồ tài liệu chính thường có tỷ lệ lớn hơn tỷ lệ bản đồ cần lập . Đối với bản đồ chuyên đề thì sử dụng nền cơ sở địa lý ở tỷ lệ hay gần với tỷ lệ bản đồ cần lập. - Thành lập bản đồ ở tỷ lệ khác biệt: Trong trường hợp các bản đồ tài liệu có tỷ lệ lớn hơn nhiều lần tỷ lệ bản đồ cần lập (4 lần) thì người ta thực hiện phương pháp này. K hi tiến hành thành lập bản đồ ở tỷ lệ cần lập, bản đồ tài liệu chính ở các tỷ lệ khác biệt thì phải thực hiện chọn lọc, khái quát đối tượng có tính đến tỷ lệ bản đồ cần lập. Khi đó các yếu tố nội dung được vẽ bằng các ký hiệu có kích thước lớn hơn để sau này còn thu nhỏ lại. Từ các bản đồ tài liệu người ta làm bản copy và cắt dán lên khung b ản đồ ở tỷ lệ cần lập. Trên đó người ta tiến hành chính xác hoá việc chọn lọc, khái quát đối tượng, ghi chú, tô màu nền. Kết quả ta thu được bản gốc b iên vẽ ở tỷ lệ cần lập. - Thành lập ở tỷ lệ nhỏ hơn: Ít khi người ta sử dụng phương pháp này trong thành lập bản đồ: Phương pháp này được sử dụng khi thành lập các bản đồ treo tường. N hững bản đồ này có tải trọng bản đồ không lớn, dùng để đọc và sử dụng từ xa, kích thước bản đồ lớn. Điều này cho phép thành lập bản đồ ở tỷ lệ nhỏ hơn tỷ lệ b ản đồ cần lập, từ đó rút b ớt được khối lượng công việc thành lập và trình bày b ản đồ. Tải trọng của bản đồ trong các trường hợp này được thử nghiệm trên các b ản mẫu, trích mảnh đóng với tỷ lệ bản đồ cần lập. Kích thước ký hiệu đ ược thu nhỏ tỷ lệ thuận với tỷ lệ bản gốc biên vẽ. 3 . Phân loại các phương pháp thành lập theo kỹ thuật thành lập và dạng nền sử dụng 180
- Theo kỹ thuật thành lập, phụ thuộc vào phương pháp chuyển vẽ từ bản đồ tài liệu lên nền của bản đồ cần lập, người ta chia ra: - Phương pháp quang cơ. - Phương pháp đồ thị (Thu phóng đồng dạng). - Phương pháp phân tích. a. Phương pháp quang cơ gồm có 2 phương pháp: phương pháp cơ ảnh và p hương pháp chiếu ảnh. - Phương pháp cơ ảnh: Là phương pháp người ta thành lập bản đồ theo các b ản lam. Những bản lam này được làm ra từ quá trình chụp ảnh. Phương p háp này thường được áp dụng để làm bản đồ địa hình. Từ các bản đồ tài liệu có tỷ lệ lớn hơn, người ta chụp lại (trên máy ảnh chuyên dụng) thu về tỷ lệ bản đồ cần lập. Sau đó từ phim âm làm ra các bản lam. Các bản lam được can ghép trên nền đế cứng không co giãn (nhôm, kẽm). Sau đó chuyển vẽ cơ sở toán học, lưới chiếu bản đồ lên. Đ ây chính là nền bản đồ. Theo các nét lam này người ta thành lập nội dung bản đồ bằng các màu mực đã quy định trong quy phạm cho b ản đồ (trên giấy). Thành công chính của phương pháp là không phải khái quát h ình ảnh theo tỷ lệ bản đồ, dễ dàng tổng quát hoá nội dung. Nó đảm bảo độ chính xác cần thiết, tăng năng suất lao động. Phương pháp này chỉ áp dụng khi bản đồ tài liệu chính có tỷ lệ lớn hơn không quá 2 – 3 lần tỷ lệ bản đồ cần lập. - Phương pháp chiếu ảnh nhờ các thiết bị quang học chuyên dụng: H ình ảnh bản đồ tài liệu được chiếu lên giấy. Theo đó người ta tiến hành tổng quát hoá nội dung bằng nét chì và vẽ lại bằng mực luôn. Phương pháp này thực hiện khi thành lập bản đồ từ nguồn tài liệu khác nhau đòi hỏi đưa lên hình ảnh số lượng lớn các đặc trưng của đối tượng. Phương pháp này thường dùng để hiệu chỉnh bản đồ theo ảnh hàng không. Nhược điểm của phương pháp này là năng suất lao động không cao, sử dụng máy quang học đặt và cố định ảnh bằng tay. Ưu điểm là cho khả năng nắn ảnh, biến đổi lưới chiếu bản đồ. b . Phương pháp đồ thị (thu phóng đồng dạng, kẻ lưới ô vuông) 181
- Đ ây là phương pháp đơn giản có từ lâu đời. Thành lập bản đồ theo p hương pháp này có thể biến đổi hình ảnh ở mọi hình d ạng. Phương pháp này th ực hiện vất vả, ch ỉ áp dụng trong các trường hợp khi lưới chiếu bản đồ tài liệu và bản đồ cần lập khác nhau hoàn toàn. Đ ể áp dụng phương pháp này có thể sử dụng thước thu phóng đồng dạng Pantograph hay theo cách kẻ lưới ô vuông. Phương pháp này cho độ chính xác không cao, năng suất lao động th ấp, hiện nay ít sử dụng. c. Phương pháp phân tích: Đ ược thực hiện trên cơ sở của tự động hoá thành lập bản đồ. Phương p háp này có liên quan đến kỹ thuật điện tử, tin học, trang thiết bị sản xuất. Nội d ung của phương pháp này được xem xét kỹ trong môn học “Tự động hoá sản x uất bản đồ”. Đ ây là phương pháp đang được áp dụng, thử nghiệm trong sản xuất bản đồ hiện nay. 4. Các phương pháp vẽ hình ảnh bản đồ trên bản gốc biên vẽ Các phương pháp thành lập bản đồ có thể được thực hiện trên các nguyên vật liệu khác nhau, tạo ra các bản gốc biên vẽ trên giấy, điamát, trên màng khắc, vật liệu ảnh (giấy ảnh, phim âm, phim dương), trên các băng đĩa, từ. Đ ể chuyển vẽ hình ảnh bản đồ lên nền bản đồ, có thể vẽ bằng bút chì, bút m ực (vẽ bằng tay) hay vẽ bằng các công cụ chuyên dụng đơn giản trên điamát, khắc trên màng khắc hay vẽ trên máy vẽ ploter. 6 .4.2. Sơ đồ chung thành lập các bản đồ gốc từ các tư liệu bản đồ Thành lập b ản đồ là tập hợp các công việc có liên quan tương hỗ với nhau. Nó bao gồm: - X ây dựng cơ sở toán học cho bản đồ. - Chuyển vẽ hình ảnh bản đồ lên cơ sở toán học, từ bản đồ tài liệu đồng thời tổng quát hóa các hình ảnh đó. Kết quả ta nhận được bản gốc biên vẽ. 182
- Bản gốc biên vẽ là phần cơ b ản của sản phẩm bản đồ. Bản gốc biên vẽ có thể một bản hay nhiều bản. Số lượng bản gốc biên vẽ phụ thuộc vào mức độ p hức tạp của nội dung bản đồ, công nghệ thành lập và đặc điểm bản đồ. 1 . Chuẩn bị tư liệu bản đồ và nền bản đồ: Thành lập bản đồ bắt đầu từ chuẩn bị tư liệu, Đặc điểm công việc này p hụ thuộc vào nguồn tư liệu bản đồ cần lập, vào công nghệ thành lập bản đồ. Trên nền không biến dạng, người ta chuyển vẽ lưới trắc địa, lưới chiếu bản đồ (đối với bản đồ địa hình). Sau đó người ta can chắp các bản lam để theo đó chuyển vẽ hình ảnh bản đồ. Đối với bản đồ địa lý chung tỷ lệ nhỏ và các bản đồ chuyên đề, công việc chuẩn bị nền bản đồ gồm các việc: - Tính toán toạ độ vuông góc của các điểm trên lưới chiếu bản đồ và các góc khung bản đồ, tính toán kích thước tờ bản đồ. - Chuyển lên nền không biến dạng các điểm đã được tính toán. - Biến đổi hình ảnh bản đồ tài liệu lên lưới chiếu bản đồ mới và làm copy màu lam. - Can chắp và nắn hình các bản copy lam theo góc khung và các điểm cố đ ịnh định vị. Sau khi hoàn thành công việc, các biên tập viên tiến hành kiểm tra để trên nền này người ta tiến hành thành lập bản gốc biên vẽ. 2 . Thành lập bản gốc biên vẽ và trình bày nó : Thành lập bản gốc biên vẽ là phần công việc rất phức tạp, khó khăn và mang nhiều tính sáng tạo. Trên các bản lam nhận được từ bản đồ tài liệu, người ta tiến hành tổng q uát hoá hình ảnh bản đồ. Đối với các loại bản đồ khác nhau thì tổng quát hoá ở mức độ khác nhau và có những đặc thù riêng. Các yếu tố và phương pháp ảnh hưởng đến quá trình tổng quát hoá chúng ta đ ã xem xét ở phần “Tổng quát hoá nội dung bản đồ”. 183
- Thành lập bản đồ có thể thực hiện từ một nguồn tư liệu bản đồ hay nhiều nguồn khác nhau. Những tư liệu bản đồ này có thể khác nhau về cơ sở toán học (Phép chiếu bản đồ, độ chính xác, hệ elipxoit), về hệ thống ký hiệu quy ước, về m ức độ tổng quát hoá nội dung,.... Đ ể đưa lên bản gốc cần thành lập, người ta phải thực hiện các công việc chuyển đổi về một hệ thống nhất cho bản đồ cần lập: đơn vị đo, đơn vị diện tích, góc, hệ toạ độ, elipxoit được chọn,... Đối với các tư liệu phi bản đồ (văn bản, số liệu thống kê,...) người ta phải tiến hành xử lý sơ bộ và xác định cái gì cần cho bản đồ mới. Trong quá trình thành lập bản đồ, bản đồ trực nhật có ý nghĩa rất lớn. Nó cho ta biết thực trạng của các đối tượng bản đồ, sự thay đổi của thực tế so với bản đồ cũ. Q uá trình thành lập bản đồ chuyên đ ề có những đặc điểm riêng. Đó là p hải chuyển đổi lưới chiếu, hệ thống ký hiệu quy ước, lựa chọn phương pháp thể hiện, đặt ra các nguyên tắc tổng quát hoá nội dung bản đồ. Khi thành lập lo ại bản đồ này, người ta tiến hành qua 2 giai đoạn: - Thành lập nền cơ sở địa lý. Mức độ chi tiết, đầy đủ các yếu tố địa lý p hụ thuộc vào ý nghĩa, đề tài bản đồ. - Thành lập các yếu tố nội dung chuyên đề theo mẫu thể hiện nội dung chuyên môn (thiết kế theo phương pháp thể hiện đã chọn). Thứ tự thành lập từng yếu tố nội dung bản đồ phụ thuộc vào loại bản đồ cần lập và các nguồn tư liệu bản đồ dùng để thành lập. Việc đặt thứ tự thành lập các đối tượng nội dung nhằm đảm bảo thể hiện chính xác hơn, rõ ràng hơn các yếu tố, đối tượng bản đồ. Từ đó xác định được tải trọng bản đồ, thể hiện chính xác các tính chất điển hình, đặc trưng của đối tượng bản đồ. Khi thành lập từng yếu tố nội dung, các yếu tố chính quan trọng được thể hiện trước, sau đó đến các yếu tố phụ có liên quan. Đối với bản đồ địa hình, thứ tự thành lập các yếu tố nội dung đã được quy định trong quy trình quy phạm. Trong sản xuất người ta thường sử dụng 2 phương án lập bản đồ: 184
- - Phương án 1: Thành lập từng nội dung bản đồ trên toàn bộ tờ bản đồ. Thành lập các nội dung chính trước sau đó đến các nội dung phụ. Trình tự thành lập bản đồ theo các yếu tố nội dung: 1 - Thuỷ văn 4 - Địa hình 2 - Điểm dân cư 5 - Ranh giới hành chính 3 - Hệ thống đường giao thông 6 - Tên gọi, ghi chú. Trình tự thành lập bản đồ theo mức độ quan trọng của các yếu tố nội dung: 1 - Các đối tượng chính của nội dung bản đồ 2 - Các đối tượng chi tiết của nội dung bản đồ. - Phương án 2: Thành lập nội dung theo từng khu vực. Thành lập hết tất cả các nội dung ở khu vực này mới chuyển sang khu vực khác. Phương án 1 thực hiện khi các nội dung bản đồ nằm trên nhiều bản đồ tư liệu khác nhau. Phương án 2 thường áp dụng khi thành lập các bản đồ địa hình. Cũng có thể kết hợp cả 2 phương án trên. Bản gốc biên vẽ được hoàn thành ở dạng bản gốc có các hình vẽ nét và các yếu tố nội dung nền diện tích được tô m àu bổ trợ (diện tích mặt nước, diện tích rừng, thực vật). Chất lượng bản gốc biên vẽ được coi là tốt nếu nó được đảm bảo: + Thành lập bản đồ bằng các ký hiệu, màu sắc gần với bản đồ cần lập. + Màu mực vẽ trên bản biên vẽ phải thuận tiện cho các công việc về ảnh ở giai đoạn sau. (Ví dụ: Để vẽ thuỷ hệ bằng màu xanh lá cây; mật độ quang học của mực vẽ phải đảm bảo). + Màu tô cho các yếu tố nền phải khó hấp thụ trên phim ảnh (Vídụ: Tô màu tím đỏ thay cho màu xanh lá cây ở các diện tích rừng). + Tuân thủ hình d ạng, kích thước tất cả các ký hiệu chữ số ghi chú trên b ản biên vẽ. 185
- Y ếu tố quan trọng của bản biên vẽ là trình bày. Nó bao gồm: Sơ đồ bố cục, phân bố bảng chú giải, đồ thị, tên gọi đầu đề, khung bản đồ. Bản biên vẽ làm ra phải tương tự với các b ản đồ đã xuất bản trước đó. Đối với các bản đồ nhiều tờ như bản đồ địa hình hay một số bản đồ chuyên đ ề thì cần có sơ đồ ghép mảnh, có phần tiếp biên trên các tờ bản đồ. Từ bản gốc biên vẽ, người ta tiến hành làm bản thống kê chữ số (trên b ảng này chỉ ra số lượng chữ số, kiểu chữ và kích thước chữ ) để tiến hành chụp chữ hay chế bản điện tử trên máy vi tính phục vụ cho giai đoạn trình bày và chuẩn bị in. Toàn bộ quá trình thành lập bản đồ được ghi lại trong lý lịch bản đồ. Kết quả của quá trình thành lập bản đồ gồm: Các bản gốc biên vẽ, các mẫu, sơ đồ cho giai đoạn chuẩn bị in, mẫu màu, bảng thống kê chữ số, lý lịch bản đồ. 6 .5. Các thiết bị kỹ thuật được sử dụng trong sản xuất bản đồ Trong quy trình sản xuất bản đồ có nhiều công đoạn chính. Ở mỗi giai đoạn có những đặc thù công việc riêng, do đó khác với các quy trình sản xuất khác, quy trình sản xuất bản đồ chỉ có thể ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật trong một số công việc nhất định nhằm tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, rút ngắn thời gian sản xuất, thuận tiện cho việc lưu trữ, b ảo quản sản phẩm,... V ấn đề đặt ra trong chương này chỉ cho chúng ta biết các khái quát chung, cụ thể chi tiết sẽ được xem xét trong môn học “Tin học ứng dụng” và “Tự động hoá sản xuất bản đồ”. Các thiết bị dùng cho thành lập bản đồ trong giai đoạn đầu tiên sản xuất b ản đồ - biên tập và thành lập bản đồ: Ở giai đoạn đầu: Chuẩn bị biên tập vẫn là công việc quan trọng nhất, nó đ ược quyết định bởi trình độ của biên tập viên b ản đồ (không có máy móc nào có thể thay thế). 186
- Sản phẩm dùng của giai đoạn này là kế hoạch biên tập và các phụ lục, chỉ dẫn kèm theo. Các tư liệu bản đồ dùng để thành lập bản đồ mới có thể ở dạng bản đồ tư liệu (hình ảnh bản đồ) hay ở dạng số liệu biểu bảng, văn bản,..., để nhập vào máy tính điện tử cần phải qua quá trình số hoá tư liệu bản đồ. Số hoá tư liệu bản đồ thực chất là quá trình biến đổi các ngôn ngữ, hình ảnh thông thường sang dạng ngôn ngữ máy tính. Q uá trình số hoá tư liệu bản đồ có thể được thực hiện bằng những phần m ềm chuyên dụng mua của các hãng máy tính nước ngoài như: Autocad, Mapinfo, Intergraph,... trên các máy tính điện tử hoặc có thể số hoá bằng các thiết bị thủ công (Bàn số hoá). Tuỳ thuộc vào trang thiết bị của các cơ sở sản xuất, trình độ tay nghề cán bộ công nhân viên, nguồn tư liệu bản đồ, yêu cầu kỹ thuật, độ chính xác của b ản đồ cần thành lập, mối liên hệ với quy trình công nghệ sản xuất tiếp theo mà người ta lựa chọn phương pháp số hoá và các phần mềm dùng để số hoá. Thí d ụ đối với các tư liệu bản đồ cũ có hình ảnh không rõ ràng thì số hoá bằng b àn số hóa, các tư liệu ở dạng số, biểu bảng được nhập qua bàn phím, các tư liệu b ản đồ cũng có thể được quét trên máy quét sau đó số hoá (vectơ hoá) trên máy tính bằng các phần mềm chuyên dụng. Theo đặc điểm và các tính năng kỹ thuật, các thiết bị số hoá có thể chia làm 2 nhóm chính: 1 - Các thiết bị số hoá thủ công (bàn số hoá) được các hãng máy tính nước ngoài sản xuất (Mỹ, Anh, Đức,...). 2 . Các trang thiết bị số hoá bán tự động và tự động: Bao gồm các máy q uét (scanner) đen trắng, m àu với độ phân giải khác nhau, kích thước bản vẽ từ A4 A0. Tư liệu bản đồ sau khi quét trên máy quét được đưa vào máy tính. Bằng các phần mềm chuyên dụng, người ta tiến hành số hoá. Tuỳ thuộc vào chất lượng hình ảnh đã quét và phần mềm sử dụng để số hoá, người ta tiến hành số hoá tự động hoặc bán tự động. 187
- Đ ể thuận tiện cho sử dụng và lưu trữ thông tin bản đồ và cũng để tránh nhầm lẫn, bỏ sót trong quá trình số hoá bản đồ, người ta thường tiến hành tách lớp nội dung bản đồ. Việc tách lớp nội dung bản đồ phụ thuộc vào đặc điểm của tư liệu bản đồ, yêu cầu đối với bản đồ cần lập, sự thuận tiện cho sử dụng và lưu trữ, bảo quản thông tin bản đồ. Các dữ liệu thông tin bản đồ khi nhập vào máy tính điện tử thường được thể hiện dưới 2 dạng chính: + Dạng raster (tơ ram) đó là dạng lưu và thể hiện hình ảnh bản đồ bằng tập hợp các điểm ảnh có độ sáng tối, mật độ quang học và màu sắc khác nhau. Chất lượng hình ảnh phụ thuộc vào độ phân giải của máy móc thiết bị (Kích thước của một đơn vị điểm ảnh: pixel). + Dạng vectơ: Hình ảnh bản đồ là tập hợp các điểm có toạ độ xác định (x,y,z) trong một hệ tọa độ xác định và chúng có mối liên hệ mật thiết với nhau. Mỗi hình ảnh bản đồ ở dạng dữ liệu này có thể ở 3 dạng: - Điểm: Đó là các điểm riêng biệt có toạ độ xác định độc lập (x,y,z). - Đường: Đó là tập hợp của một số điểm có cùng tính chất, đặc điểm, chúng liên hệ với nhau theo một quy luật nào đó. - Vùng: Đó là một diện tích được xác định bằng một đường bao xung quanh. Những điểm nằm trong diện tích này có cùng đặc điểm và tính chất. Số hoá bản đồ là quá trình chuyển đổi hình ảnh bản đồ tư liệu (dạng rater) sang hình ảnh bản đồ cần lập (dạng vectơ). Trong quá trình số hoá, người ta có thể tiến hành biên tập, tổng quát hoá các đối tượng, hiện tượng. Việc biên tập, tổng quát hoá nội dung bản đồ có thể được thực hiện bằng nhiều cách: - Tổng quát hoá sơ bộ trước khi số hoá. - Đồng thời tổng quát hoá trong quá trình số hoá. - Tổng quát hoá sau khi số hoá. Sau khi số hoá ta mới được các yếu tố nét bản đồ, người ta dựa vào các yếu tố nét để tô màu nền bản đồ ở các diện tích cần tô. Trên máy tính điện tử có thể tạo ra 256 màu từ 3 màu cơ bản. Ba màu cơ bản này có thể chọn theo các hệ màu khác nhau (tuỳ theo màu của máy tính hay 188
- màu do phần mềm điều khiển). Việc bố trí, sắp xếp chữ số trên bản đồ dựa vào các phông chữ (kiểu, kích thước chữ) đã cài đặt trên máy tính. Các ký hiệu quy ước dùng cho các đối tượng riêng rẽ độc lập có thể lấy từ thư viện ngân hàng ký hiệu của mỗi phần mềm hay tự thiết kế (bằng cách viết các chương trình vẽ ký hiệu bằng ngôn ngữ tương thích của máy tính và phần mềm). Sau khi biên tập và thiết kế bản đồ trên máy tính điện tử người ta được bản đồ cần thành lập ở dạng số (bản đồ số). Bản đồ này có thể hiển thị trên màn hình của máy tính (để xem, kiểm tra và báo cáo) cũng có thể được ghi vào băng, đĩa từ (VCD). Nếu nối máy tính điện tử với máy vẽ (ploter) có thể in ra bản đồ trên giấy điamat, trên vật liệu ảnh (tạo ra bản đồ dạng truyền thống) hoặc nối với máy khắc tạo ra các khuôn in. Trên máy tính điện tử, nếu bản đồ được thành lập bằng phần mềm đồ hoạ Freehand, Coreldraw thì còn có khả năng nối với máy in ảnh để tạo ra các phim tách màu (phục vụ cho giai đoạn chuẩn bị in). 6 .6. Thiết kế biên tập và thành lập bản đồ địa lý chung Theo phân loại bản đồ ta có 2 nhóm chính: Bản đồ địa lý chung và b ản đồ chuyên đề. Bản đồ địa lý chung và atlas địa lý chung là một trong những dạng sản p hẩm quan trọng của bản đồ. Trong bản đồ địa lý chung, các bản đồ có tỷ lệ 1:1.000.000 được gọi là b ản đồ địa hình. Việc thiết kế và thành lập bản đồ địa hình đ ã được quy định, tiêu chuẩn hoá trong các quy phạm, chỉ dẫn biên tập của quốc gia và được xem x ét cụ thể trong môn học “Bản đồ địa lý chung”. Vì vậy, ở chương này chúng ta chỉ xem xét một số đặc điểm trong thiết kế thành lập bản đồ địa lý chung. 6 .6.1. Một số yêu cầu khi thiết kế bản đồ địa lý chung Theo phân loại bản đồ địa lý ta có: A- Bản đồ địa lý chung: 1 - Bản đồ địa lý chung phần đất liền (Lục địa): - Bản đồ đ ịa hình (tỷ lệ lớn và trung bình) 189
- - Bản đồ đ ịa hình khái quát (tỷ lệ nhỏ). - Bản đồ đ ịa lý chung: + Tra cứu chi tiết. + Tra cứu khái quát. + Đ ịa lý chung. 2 - Bản đồ biển và đại d ương: - Bản đồ đ ịa hình thềm lục địa. - Các bản đồ biển khác và bản đồ địa hình đáy biển: + Bản đồ hàng hải. + Bản đồ độ sâu đ áy b iển. + Các loại bản đồ khác. B- Bản đồ chuyên đ ề: 1 - Bản đồ tự nhiên – Các b ản đồ địa lý tự nhiên 2 - Bản đồ kinh tế - xã hội. C- Bản đồ chuyên đề tự nhiên – xã hội: Là kết hợp nội dung của bản đồ chuyên đ ề và địa lý chung. Từ cách phân loại trên ta thấy vai trò, ý nghĩa quan trọng của bản đồ địa lý chung. Trong sản xuất bản đồ thì loại sản phẩm chủ yếu là bản đồ địa lý chung. Các giai đoạn chính và d ạng công việc khi thiết kế thành lập b ản đồ địa lý chung là: - X ác định vùng lãnh thổ bản đồ cần thể hiện và m ục đ ích của bản đồ. - Thiết kế cơ sở toán học. - X ác đ ịnh các yếu tố nội dung bản đồ và soạn thảo các nguyên tắc tổng q uát hoá nội dung. - Thiết kế phương pháp, cách thể hiện nội dung bản đồ và trình bày bản đồ. - X ác định công nghệ hoàn thành các công việc biên tập, thành lập chuẩn b ị in bản đồ. 190
- X ác định vùng lãnh thổ bản đồ cần thể hiện xuất phát từ các nhiệm vụ đ ược đặt ra, nó liên quan đến xác định ranh giới, vị trí địa lý cũng như các yếu tố của vùng lân cận. Tên gọi của lãnh thổ thể hiện đối tượng địa lý hay địa p hương, đơn vị lãnh thổ của bề m ặt trái đất. Nó được xác đ ịnh sao cho thể hiện đ ược đề tài của bản đ ồ địa lý chung. Trên các bản đồ đ ịa lý chung cùng với số liệu bản đồ (b ản đồ địa hình) bao giờ cũng có tên gọi to, rõ ràng của đối tượng chính của bản đồ có tên gọi theo ý nghĩa tự nhiên hay kinh tế xã hội. X ác định mục đích của bản đồ là xác định b ản đồ làm ra để giải quyết nhiệm vụ gì? Đối tượng sử dụng bản đồ là ai? Phụ thuộc vào điều này mà người ta sẽ quyết định dạng, loại bản đồ, bản đồ tờ đơn hay trong sêri bản đồ, atlas bản đồ, chức năng của bản đồ trong số các bản đồ của atlas. Cũng từ mục đích của bản đồ mà người ta sẽ xác định các tư liệu bản đồ cần thiết, cơ sở địa lý cho các loại bản đồ khác. Hiện nay đòi hỏi đối với bản đồ đ ịa lý chung là nâng cao tính thông tin (khả năng lưu trữ, truyền đạt, truy nhập thông tin từ bản đồ). Cụ thể hoá mục đích của bản đồ đ ịa lý chung được thiết kế bao gồm: Các lo ại bản đồ và đặc điểm sử dụng chúng. Nói chung, về nguyên tắc, vấn đề thể hiện các thông tin địa hình, đ ảm b ảo độ chính xác hình học và sự tương ứng của hình ảnh b ản đồ với đối tượng thực tế là m ục đích của bản đồ địa lý chung. Đ ặc điểm chính của thiết kế cơ sở toán học cho bản đồ địa lý chung là d ựa vào mục đích bản đồ, hình dạng và kích thước vùng lãnh thổ, vị trí địa lý của nó, yêu cầu và đòi hỏi về độ biến dạng (góc, diện tích, khoảng cách); yêu cầu tối thiểu với đặc điểm sinh học của mắt để phân biệt hình ảnh. N hiệm vụ lựa chọn phép chiếu b ản đồ rất phức tạp khó khăn (vùng lãnh thổ càng rộng càng khó). Vấn đề lựa chọn phép chiếu cho bản đồ địa lý chung và các loại bản đồ được xem x ét kỹ trong môn học: To án bản đồ. 191
- Khi thiết kế nội dung bản đồ địa lý chung, người ta dựa vào loại bản đồ, m ục đích bản đồ và tỷ lệ bản đồ. Giải quyết trường hợp này cần xem xét trong các trường hợp cụ thể. V í dụ: Các bản đồ tra cứu chi tiết để giải quyết nhiệm vụ bản đồ thì phải thể hiện đầy đủ các thông tin địa hình, thể hiện khái quát địa lý tổng hợp về mối quan hệ về cấu trúc của vùng lãnh thổ, mối quan hệ của các đối tượng với nhau. (Để thể hiện địa hình người ta thường dùng đường b ình độ nhưng ngoài ra còn dùng thang tầng màu địa hình, vờn bóng địa hình,...). Trên các bản đồ này tên gọi địa danh, ghi chú, chú giải cũng đóng vai trò rất quan trọng. Nói chung, để xác định loại bản đồ địa lý chung, người ta thường x em x ét 2 đặc tính chính: - Tính tra cứu. - Tính khái quát. K hi thể hiện tập hợp địa lý cần phải tiến hành nghiên cứu, làm rõ các đặc đ iểm cơ bản của nó, từ đó xác định điều kiện và nguyên tắc tiến tới từng b ước cụ thể hoá chỉ ra các đối tượng, các thành phần yếu tố của nó (trong đó có tính đ ến tỷ lệ bản đồ và phương pháp thể hiện). Trong trường hợp soạn thảo các phương án cho bản đồ mà nội dung chính là tập hợp địa lý chung thì khi thiết kế cũng hướng sao cho thể hiện được các đặc điểm tự nhiên (cảnh quan, dạng địa hình tự nhiên) hay các điều kiện địa lý xã hội. Đồng thời với việc xác định nội dung cơ bản người ta cũng đặt ra các nguyên tắc phản ánh các khái niệm tra cứu tương ứng với mục đích bản đồ và đ ặc điểm của các tư liệu bản đồ được sử dụng. N hững vấn đề quan trọng trong thiết kế các bản đồ địa lý chung là: - Lựa chọn phương pháp thể hiện. - So ạn thảo ra các ký hiệu quy ước. - G iải quyết trình bày bản đồ. 192
- K hi thiết kế hệ thống ký hiệu và xác định d ạng bản đồ địa lý chung theo trình bày màu sắc phải giải quyết các vấn đề sau: + Soạn thảo các phương pháp tối ưu cho mỗi yếu tố cấu thành cấu trúc không gian lãnh thổ (đường sá, điểm dân cư, thuỷ hệ,...), truyền đạt các thông tin đo được và các thông tin khác về chúng từ góc độ trực quan và theo phân loại chúng. + Phối hợp các phương pháp thể hiện khác nhau và sử dụng chúng để truyền đạt khái quát nhiều mặt nội dung bản đồ, truyền đạt mối liên hệ các đối tượng tự nhiên và kinh tế xã hội. + Đ ảm bảo độ đ ọc của bản đồ, với từng yếu tố nội dung riêng lẻ, từng ký hiệu và cả khi thể hiện tất cả, đồng thời, ở đây cần tính đến cả các ghi chú, chú giải và đặc điểm phân bố chúng. + Đảm bảo tính thẩm mỹ trong trình bày, sử dụng màu tươi, sống động hài hoà. Trong các phương pháp truyền thống thể hiện hình ảnh bản đồ của các yếu tố nội dung bản đồ địa lý (BĐĐL) chung, người ta thường d ùng ảnh hàng không, ảnh vệ tinh để thể hiện mô hình địa hình. Khi thành lập bản đồ cho q uảng đại quần chúng cố gắng thành lập hình ảnh sống động về cảnh quan vùng, địa phương để tăng thêm sự hấp dẫn và chú ý của người sử dụng. Thiết kế công nghệ hoàn thành các công việc thành lập BĐĐL chung liên q uan đ ến đặc điểm của nguồn tư liệu bản đồ, khả năng sử dụng thứ tự in với vờn bóng địa hình, trình bày màu sắc. 6.6.2. Công tác chuẩn bị biên tập, đặc điểm tổ chức và phương pháp tiến hành Các công việc của giai đoạn chuẩn bị biên tập BĐĐL chung và đặc điểm của chúng gồm có: - Tập hợp, thu thập, lưu trữ và xử lý các tư liệu bản đồ và các nguồn tư liệu khác phục vụ cho sản xuất và hiệu chỉnh bản đồ. - Tiến hành các công việc thử nghiệm khoa học và một số công việc đặc trưng của công tác tổ chức - chuẩn bị. 193
- - Chuẩn bị các tài liệu biên tập khác nhau. Thu thập, lưu trữ và xử lý bản đồ, các tư liệu thống kê, tra cứu cho thành lập bản đồ địa lý chung được tiến hành thường xuyên, liên tục. Đây là một trong những nhiệm vụ của bộ phận tra cứu ở các cơ sở sản xuất bản đồ. Các tư liệu chính để thành lập bản đồ địa lý chung là các b ản đồ địa lý chung tỷ lệ khác nhau, bản đồ địa hình, b ản đồ hàng hải và một loạt các số liệu thống kê. Các tư liệu phụ bổ sung có thể là: Bản đồ hành chính – chính trị, giao thông, du lịch và ảnh vũ trụ, hàng không, các bài viết, sách báo, công trình khoa học, b ách khoa toàn thư... Các tư liệu chính và phụ để thành lập bản đồ cần đảm bảo: Độ chính xác đối tượng trên b ản đồ được thành lập; thể hiện được đặc điểm địa lý; sự đầy đủ khái quát đối tượng (tổng quát hoá); độ tin cậy và tính hiện đại của bản đồ. H ệ thống hoá nguồn tư liệu được thực hiện theo: vùng lãnh thổ, đề tài (nội dung), mục đích và năm xuất bản. Trong số các phụ lục tra cứu cho thành lập bản đồ phải kể đến các biểu b ảng, sơ đồ, phụ lục khái quát và trực nhật. V í dụ: Bảng dân cư cho biết số dân, thời gian hình thành thành phố, lăng m ạc,...; sơ đồ đường sá dùng đ ể lựa chọn, lấy bỏ các con đường thể hiện trên b ản đồ... Các tư liệu này cũng có thể thu thập, yêu cầu ở thư viện, ngân hàng thông tin, trung tâm thông tin quốc gia... Đ ặc biệt trong tương lai, người ta có thể lấy từ hệ thống thông tin địa lý (GIS) của mỗi quốc gia, thế giới và thông qua hệ thống Internet. Thử nghiệm khoa học và soạn thảo các tài liệu biên tập có ý nghĩa rất quan trọng đối với thành lập BĐĐL chung. Trước tiên phải làm các mẫu thử nghiệm cho tờ bản đồ. Các mẫu này phải đặc trưng cho nội dung cơ bản của bản đồ, cho các nguyên tắc tổng quát hoá, trình bày bản đồ và công nghệ thành lập. Khi tiến hành thử nghiệm phải sử dụng các nguồn tư liệu, vật liệu mới, công nghệ hiện đại. 194
- Ví dụ: Dùng nguồn tư liệu ảnh vệ tinh, dùng các phần mềm chuyên dụng để thể hiện địa hình (mô hình DEM) thay cho đánh vờn bóng bằng tay. So ạn thảo tài liệu biên tập của BĐĐL chung tuân thủ theo nguyên tắc chung cho các bản đồ (xem mục 6.2 về thiết kế bản đồ) nhưng nó cũng có các đ ặc điểm riêng phụ thuộc vào mức độ phức tạp của tác phẩm bản đồ (bản đồ 1 tờ, bản đồ nhiều tờ hay sêri b ản đồ). Đặc thù mục đích và nội dung của các tài liệu biên tập cơ bản cho các tác phẩm bản đồ lớn là khi soạn thảo các tài liệu này đồng thời giải quyết nhiệm vụ xác định các thông số và đặc điểm thành lập tác phẩm và cũng đặt ra các nguyên tắc đảm bảo hình ảnh lãnh thổ được thống nhất trên các tờ bản đồ (bản đồ nhiều tờ) hay trên mỗi bản đồ của sêri bản đồ. Công việc này được nhóm biên tập thực hiện. 6 .6.3. Các yếu tố nội dung bản đồ địa lý chung, đặc điểm thành lập và tổng hợp chúng Nội dung bản đồ địa lý chung được xác định phụ thuộc vào dạng bản đồ và mục đích, tỷ lệ bản đồ. Khi thành lập cần tính đến đặc điểm hình ảnh bản đồ (gồm các đối tượng riêng lẻ và nguyên tắc tổng quát hoá chúng). Chúng ta sẽ xem xét những vấn đề chính khi thành lập từng đối tượng này: 1 - Thuỷ hệ: Gồm có: Đường bờ biển, đại dương với các đ ặc điểm liên quan đến thuỷ triều, đến không gian của lục địa với biển, sông, kênh, hồ và các công trình có liên quan. Thể hiện đường bờ biển bằng cách giữ nguyên hay khuyếch đại các đặc trưng đường bờ, kiểu bờ (vịnh, đảo, quần đảo, dạng bờ biển). Sông được đặc trưng bằng chế độ nước (chảy thường xuyên, theo mùa, thay đổi liên tục). Người ta chỉ ra các sông suối cạn, bãi đ á, cát, bãi bồi, thác, ghềnh, phần sông chảy ngầm. Trên các bản đồ tỷ lệ nhỏ thể hiện đầy đủ châu thổ, lưu vực sông lớn, truyền đạt các dạng và m ật độ hệ thống sông. Phân loại 195
- các dạng lưu vực sông và xây dựng các hình ảnh đặc trưng cho cấu trúc của hệ thống sông. Kết quả là qua hệ thống sông, người ta thể hiện được ở mức độ khác nhau của đồng bằng và các đặc điểm cấu trúc của nó. Các con sông có thể thể hiện bằng một nét với lực nét thay đổi hay bằng hai nét phụ thuộc vào độ rộng của con sông ở thực địa và tỷ lệ bản đồ. Đối với hệ thống sông ngòi có mật độ khác nhau, đặc điểm địa lý lãnh thổ khác nhau sẽ có chỉ tiêu tổng quát hoá khác nhau. Các ao hồ chia ra làm hồ nước ngọt và nước mặn với đ ường bờ cố định, hay thay đổi theo mùa. Khi thể hiện các ao hồ phải chỉ ra được sự phân bố của chúng với các đặc điểm cơ b ản của nó. Định mức để tổng quát hoá các ao hồ cũng phụ thuộc vào từng vùng, địa phương. 2 - Điểm dân cư: Các dấu hiệu chung để phân loại điểm dân cư trên bản đồ địa lý chung là: Số dân, kiểu cư trú, ý nghĩa hành chính – chính trị của chúng. Chúng được đặc trưng bởi kích thước và hình dạng điểm dân cư, chữ số ghi tên gọi các điểm dân cư. Số dân được biểu diễn bằng thang bậc phân chia số dân. K iểu cư trú chia ra: Thành phố, làng xóm cư trú kiểu thành phố và làng xóm nông thôn. Các thành phố lớn trên các bản đồ tỷ lệ lớn có thể thể hiện đúng hình d ạng của nó hoặc đường viền lãnh thổ nhưng cũng có thể thể hiện theo ý nghĩa hành chính – chính trị: Thủ đô, thị x ã, thị trấn,... Mạng lưới điểm dân cư và cấu trúc của nó được biểu thị trên bản đồ theo hình dạng, phân bố của chúng và theo m ật độ khác nhau. K hi phân bố trên bản đồ tên gọi các điểm dân cư cần cố gắng nhấn mạnh đ ược đặc điểm cấu trúc và mật độ. 3 - Mạng lưới đường giao thông: 196
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
BÀI GIẢNG MÔN HỌC VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM part 9
10 p | 769 | 281
-
KỸ THUẬT CƠ BẢN TRONG SINH HỌC PHÂN TỬ part 8
18 p | 229 | 94
-
Giáo trình bản đồ học part 5
22 p | 186 | 51
-
Một số vấn đề của sinh học phân tử part 9
19 p | 171 | 50
-
Các quá trình và thiết bị công nghệ sinh học : THIẾT BỊ SẤY part 4
6 p | 141 | 23
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn