Giáo trình Kế toán ngân hàng (Nghề: Kế toán - Cao đẳng): Phần 1 - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp
lượt xem 5
download
Giáo trình Kế toán ngân hàng cung cấp cho người học những kiến thức như: Những vấn đề cơ bản về kế toán ngân hàng; Kế toán nghiệp vụ huy động vốn; Kế toán nghiệp vụ tín dụng; Kế toán nghiệp vụ thanh toán qua ngân hàng; Kế toán tài sản cố định và công cụ lao động. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung phần 1 giáo trình!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Kế toán ngân hàng (Nghề: Kế toán - Cao đẳng): Phần 1 - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp
- UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG THÁP TRƢỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG ĐỒNG THÁP GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN: KẾ TOÁN NGÂN HÀNG NGÀNH, NGHỀ: KẾ TOÁN TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG Ban hành kèm theo Quyết định Số: /QĐ-CĐCĐ-ĐT ngày…… tháng…… năm 2017 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp) Đồng Tháp, năm 217
- TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể đƣợc phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. i
- LỜI GIỚI THIỆU Kế toán ngân hàng là việc thu thập, ghi chép, xử lý , phân tích các nghiệp vụ kinh tế, tài chính về hoạt động tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng dưới hình thức chủ yếu là giá trị để phản ánh, kiểm tra toàn bộ hoạt động kinh doanh của đơn vị ngân hàng, đồng thời cung cấp thông tin cần thiết phục vụ cho công tác quản lý hoạt động tiền tệ của ngân hàng ở tầm vĩ mô và vi mô, cung cấp thông tin cho các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật. Hoạt động ngân hàng đã có một số thay đổi về cơ chế nghiệp vụ, đặc biệt trong xu hướng hiện đại hóa công nghệ ngân hàng và hội nhập quốc tế về lĩnh vực kế toán. Kế toán ngân hàng đã có những sự thay đổi cơ bản, trong đó nghiệp vụ kế toán ngân hàng đang thực hiện chuẩn hóa theo các Chuẩn mực kế toán Việt Nam mới được ban hành. Để thuận lợi cho việc giảng dạy và học tập, Tập thể tác giả xin trân trọng giới thiệu đến sinh viên bài giảng Kế toán ngân hàng với bố cục như sau: Bài 1: Những vấn đề cơ bản về kế toán ngân hàng Bài 2: Kế toán nghiệp vụ huy động vốn Bài 3: Kế toán nghiệp vụ tín dụng Bài 4: Kế toán nghiệp vụ thanh toán qua ngân hàng Bài 5: Kế toán tài sản cố định và công cụ lao động Tác giả đã có nhiều cố gắng trong biên soạn, song không thể tránh khỏi những khiếm khuyết. Vì vậy, chắc chắn còn nhiều điểm thiếu sót chưa thể thoả mãn được yêu cầu của thực tế. Chúng tôi rất mong nhận được những ý kiến phê bình xây dựng của các sinh viên và giảng viên. Đồng Tháp, ngày…..tháng ... năm 2017 Chủ biên Th.S Tăng Thúy Liễu ii
- MỤC LỤC Trang LỜI GIỚI THIỆU..................................................................................................................... ii CHƢƠNG 1 ................................................................................................................................ 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN NGÂN HÀNG .................................................. 1 1. Đối tƣợng, mục tiêu, vị trí của kế toán ngân hàng ......................................................... 1 1.1. Khái niệm kế toán ngân hàng .................................................................................... 1 1.2. Đối tƣợng của kế toán ngân hàng.............................................................................. 2 1.3. Mục tiêu của kế toán ngân hàng ............................................................................... 5 2. Đặc điểm của kế toán ngân hàng...................................................................................... 5 3. Chứng từ kế toán ngân hàng ............................................................................................ 7 3.1. Khái niệm chứng từ kế toán ngân hàng ................................................................... 7 3.2. Phân loại chứng từ ngân hàng ................................................................................... 7 3.3. Kiểm soát chứng từ..................................................................................................... 8 3.4. Tổ chức luân chuyển chứng từ .................................................................................. 9 4. Hệ thống tài khoản .......................................................................................................... 10 4.1. Tài khoản và phân loại tài khoản ............................................................................ 10 4.2. Hệ thống tài khoản hiện hành ................................................................................. 11 5. Báo cáo kế toán tại ngân hàng ........................................................................................ 14 5.1. Bảng cân đối tài khoản ................................................................................................. 14 5.2. Bảng cân đối kế toán ................................................................................................ 15 5.3. Báo cáo kết quả kinh doanh .................................................................................... 18 5.4. Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ ....................................................................................... 20 6. Hình thức kế toán ngân hàng ......................................................................................... 21 6.1. Khái niệm hình thức kế toán ngân hàng ................................................................ 21 6.2. Các hình thức kế toán ngân hàng............................................................................ 21 6.3 Hệ thống tài khoản kế toán ngân hàng thƣơng mại ............................................... 21 CHƢƠNG 2 .............................................................................................................................. 25 KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ HUY ĐỘNG VỐN ........................................................................ 25 1. Ý nghĩa nhiệm vụ kế toán huy động vốn ....................................................................... 25 2. Nguồn vốn huy động ........................................................................................................ 26 2.1. Tiền gởi không kỳ hạn .............................................................................................. 26 2.2. Tiền gởi tiết kiệm không kỳ hạn .............................................................................. 27 2.3. Tiền gởi tiết kiệm định kỳ ........................................................................................ 28 2.4. Tiền gởi có kỳ hạn..................................................................................................... 28 2.5. Các loại vốn huy động khác ..................................................................................... 29 3. Kế toán huy động vốn bằng VND .................................................................................. 29 3.1. Chứng từ sử dụng ..................................................................................................... 29 3.2. Các tài khoản sử dụng .............................................................................................. 29 3.3. Phƣơng pháp hạch toán ........................................................................................... 32 4. Kế toán huy động vốn bằng vàng và ngoại tệ ............................................................... 37 4. 1. Tài khoản sử dụng ................................................................................................... 37 4.2. Phƣơng pháp hạch toán .......................................................................................... 38 5. Kế toán huy động vốn bằng đồng VNĐ đảm bảo theo giá vàng.................................. 39 5.1. Tài khoản sử dụng .................................................................................................... 39 iii
- 5.2. Phƣơng pháp hạch toán ........................................................................................... 39 CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP .......................................................................................................... 40 CHƢƠNG 3 .............................................................................................................................. 42 KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ TÍN DỤNG .................................................................................... 42 1. Những vấn đề chung về kế toán nghiệp vụ tín dụng .................................................... 42 1.1 Khái niệm và nhiệm vụ của kế toán nghiệp vụ tín dụng ........................................ 42 1.2. Phân loại tín dụng ngân hàng .................................................................................. 43 1.3. Các phƣơng pháp thu nợ gốc và lãi một lần khi đáo hạn ..................................... 44 1.4. Phân loại nợ............................................................................................................... 46 1.5. Dự phòng rủi ro tín dụng ................................................................................................ 48 1.6. Chứng từ kế toán cho vay ........................................................................................ 49 2. Tài khoản sử dụng ........................................................................................................... 52 2.1 Tài khoản nội bảng .................................................................................................... 52 2.2. Tài khoản ngoại bảng ............................................................................................... 55 3. Kế toán các hình thức cấp tín dụng chủ yếu ................................................................. 56 3.1. Kế toán hình thức cho vay từng lần (cho vay ngắn hạn theo món) ..................... 56 3.2. Kế toán cho vay theo hạn mức tín dụng ................................................................. 61 3.3. Kế toán cho vay theo dự án đầu tƣ ......................................................................... 64 3.4. Kế toán nghiệp vụ chiết khấu thƣơng phiếu và giấy tờ có giá.............................. 66 3.5. Kế toán nghiệp vụ bảo lãnh ..................................................................................... 69 3.6. Kế toán nghiệp vụ cho thuê tài chính ..................................................................... 72 3.7. Kế toán cho vay hợp vốn (đồng tài trợ) .................................................................. 79 3.8. Kế toán nghiệp vụ mua bán nợ ............................................................................... 81 CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP .......................................................................................................... 85 CHƢƠNG 4 .............................................................................................................................. 87 KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ THANH TOÁN QUA NGÂN HÀNG ......................................... 87 1. Khái quát về thanh toán vốn qua ngân hàng ................................................................ 87 1.1. Các khái niệm về thanh toán vốn qua ngân hàng.................................................. 87 1.2. Các hình thức thanh toán vốn giữa các ngân hàng ............................................... 88 2. Các dịch vụ thanh toán qua ngân hàng ......................................................................... 89 2.1. Điều kiện sử dụng ..................................................................................................... 89 2.2. Yêu cầu đối với khách hàng ..................................................................................... 89 2.3. Yêu cầu đối với ngân hàng ....................................................................................... 89 2.4. Các thể thức thanh toán chủ yếu ............................................................................. 90 3. Bài tập ứng dụng.............................................................................................................. 99 CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP ........................................................................................................ 103 CHƢƠNG 5 ............................................................................................................................ 105 KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ CÔNG CỤ LAO ĐỘNG .......................................... 105 1. Kế toán tài sản cố định .................................................................................................. 105 1.1. Khái quát về tài sản cố định .................................................................................. 105 1.2. Tài khoản sử dụng .................................................................................................. 106 1.3. Kế toán tài sản cố định thuộc sở hữu của NHTM ............................................... 109 1.4. Kế toán tài sản cố định đi thuê .............................................................................. 109 CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP ........................................................................................................ 117 iv
- CHƢƠNG TRÌNH MÔN HỌC Tên môn học: Kế toán ngân hàng Mã môn học: CKT443 Thời gian thực hiện môn học: 40 giờ; (Lý thuyết: 20 giờ; Thực hành, thí nghiệm, thảo luận, bài tập: 18 giờ; kiểm tra: 2 giờ) I. Vị trí, tính chất của môn học: - Vị trí: Môn học kế toán ngân hàng thuộc nhóm môn học tự chọn và đƣợc bố trí giảng dạy sau khi đã học xong các môn học cơ sở. - Tính chất: Môn học kế toán ngân hàng trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về kế toán NHTM và thực hành đƣợc các nghiệp vụ kinh tế phát sinh ở NHTM. II. Mục tiêu môn học: - Về kiến thức: Trình bày những kiến thức cơ bản về NHTM, biết đƣợc các nghiệp vụ kế toán cơ bản ở NHTM: kế toán nghiệp vụ huy động vốn, kế toán nghiệp vụ thanh toán qua ngân hàng, kế toán nghiệp vụ tín dụng, kế toán tài sản cố định và công cụ lao động. - Về kỹ năng: Sinh viên vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn công tác kế toán trong hoạt động của NHTM và kỹ năng cập nhật thông tin. - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Chủ động tìm tài liệu nghiên cứu, chuẩn bị bài trƣớc khi đến lớp. + Có ý thức tích cực, chủ động trong quá trình học tập. + Tuân thủ những yêu cầu về phẩm chất của nghề kế toán là trung thực, chính xác, khoa học. III. Nội dung môn học: 1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian: Thời gian (giờ) Thảo Số Tên chƣơng, mục Tổng Lý luận, Kiểm TT số thuyết bài tra tập 1 Chƣơng 1: Tổng quan về kế toán ngân hàng 1.1. Kế toán ngân hàng và vai trò của kế toán ngân hàng trong nền kinh tế 5 4 1 1.2. Đối tƣợng của kế toán ngân hàng 1.3. Nhiệm vụ của kế toán ngân hàng 1.4. Đặc điểm của kế toán ngân hàng v
- 1.5. Những nguyên tắc kế toán cơ bản trong kế toán ngân hàng 1.6. Chứng từ kế toán ngân hàng 1.7. Tổ chức bộ máy kế toán trong đơn vị ngân hàng 1.8. Bảng cân đối kế toán 1.9. Hệ thống tài khoản kế toán ngân hàng thƣơng mại 2 Chƣơng 2: Kế toán nghiệp vụ huy động vốn 2.1. Kế toán tiền gửi tiết kiệm 10 4 6 2.2. Kế toán tiền gửi 2.3. Kế toán phát hành giấy tờ có giá 3 Chƣơng 3: Kế toán nghiệp vụ thanh toán qua ngân hàng 3.1. Một số vấn đề chung về kế toán thanh toán qua ngân hàng 8 4 3 1 3.2. Tài khoản và chứng từ dùng trong kế toán thanh toán qua ngân hàng 3.3. Kế toán các hình thức thanh toán qua ngân hàng 4 Chƣơng 4: Kế toán nghiệp vụ tín dụng 4.1. Những vấn đề chung về nghiệp vụ tín dụng 10 5 5 4.2. Tài khoản sử dụng 4.3. Hạch toán một số nghiệp vụ tín dụng chủ yếu 5 Chƣơng 5: Kế toán tài sản cố định và công cụ lao động 5.1. Kế toán tài sản cố định 7 3 3 1 5.2. Kế toán công cụ lao động Cộng 40 20 18 2 vi
- CHƢƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN NGÂN HÀNG Mã chƣơng: 01 Giới thiệu: Chƣơng này cung cấp kiến thức khái quát về kế toán ngân hàng của một quốc gia, mối liên hệ giữa các ngân hàng nằm trong hệ thống ngân hàng của một quốc gia nói chung, cụ thể về cơ cấu tổ chức quản lý, chức năng và nhiệm vụ của ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam và hệ thống ngân hàng thƣơng mại. Từ đó sinh viên có cái nhìn về công tác kế toán ngân hàng trong tổng thể của hệ thống tổ chức quản lý. Sau đó cung cấp một số kiến thức cơ bản về công tác kế toán trong ngân hàng thƣơng mại bao gồm hệ thống chứng từ, tài khoản, sổ sách và báo cáo kế toán, làm nền tảng cho các phần hành kế toán các nghiệp vụ cụ thể đƣợc giải quyết ở các chƣơng sau. Mục tiêu Kiến thức: + Trình bày khái niệm đối tƣợng, mục tiêu, vị trí, đặc điểm của kế toán ngân hàng. + Mô tả báo cáo kế toán tại ngân hàng + Giải thích đƣợc chứng từ kế toán ngân hàng, hệ thống tài khoản, hình thức kế toán ngân hàng K n ng: + Làm rõ sự khác biệt giữa Kế toán Ngân hàng và kế toán doanh nghiệp trên các mặt chủ yếu sau: về đối tƣợng, đặc điểm, tài khoản, chứng từ sử dụng + Xác định nội dung trong các báo cáo kế toán tại ngân hàng 1. Đối tƣợng, mục tiêu, vị trí của kế toán ngân hàng 1.1. Khái niệm kế toán ngân hàng Kế toán Ngân hàng nói chung bao gồm kế toán tại các Tổ chức tín dụng và tại các Ngân hàng Nhà nƣớc.Tuy nhiên nói đến Kế toán ngân hàng ngƣời ta hay tập trung nói về kế toán tại các Tổ chức Tín dụng mà trong đó tập trung nói đến các Ngân hàng thƣơng mại. Kế toán ngân hàng có vai trò đặc biệt trong việc cung cấp các số liệu, phản ánh diễn biến các hoạt động kinh tế và nhờ đó có thể kiểm tra tình hình huy động và sử dụng vốn của Ngân hàng có hiệu quả hay không?.Cho nên Kế toán ngân hàng là công cụ để quản lý các nghiệp vụ của ngân hàng và hoạt động của nền kinh tế. 1
- Kế toán ngân hàng là một môn khoa học và nghệ thuật ghi chép, tổng hợp, phân loại và giải thích các nghiệp vụ bằng con số có tác động đến tình hình tài chính của các ngân hàng, nhằm cung cấp các thông tin về tình hình tài chính và kết quả hoạt động của ngân hàng, làm cơ sở cho việc ra các quyết định liên quan đến mục tiêu quản lý kinh doanh và đánh giá hoạt động của ngân hàng. Tổ chức tín dụng là doanh nghiệp đƣợc thành lập theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng và các quy định khác của pháp luật để hoạt động kinh doanh tiền tệ, làm dịch vụ ngân hàng với nội dung nhận tiền gửi và sử dụng tiền gửi để cấp tín dụng, cung ứng các dịch vụ thanh toán. Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng đƣợc thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan. Theo tính chất và mục tiêu hoạt động, các loại hình ngân hàng gồm ngân hàng thƣơng mại, ngân hàng phát triển, ngân hàng đầu tƣ, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác và các loại hình ngân hàng khác. Tổ chức tín dụng phi ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng đƣợc thực hiện một số hoạt động ngân hàng nhƣ là nội dung kinh doanh thƣờng xuyên, nhƣng không đƣợc nhận tiền gửi không kỳ hạn, không làm dịch vụ thanh toán. Tổ chức tín dụng phi ngân hàng gồm công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính và các tổ chức tín dụng phi ngân hàng khác. Tổ chức tín dụng nƣớc ngoài là tổ chức tín dụng đƣợc thành lập theo pháp luật nƣớc ngoài. Tổ chức tín dụng hợp tác là tổ chức kinh doanh tiền tệ và làm dịch vụ ngân hàng, do các tổ chức, cá nhân và hộ gia đình tự nguyện thành lập để hoạt động ngân hàng theo Luật này và Luật hợp tác xã nhằm mục tiêu chủ yếu là tƣơng trợ nhau phát triển sản xuất, kinh doanh và đời sống. Tổ chức tín dụng hợp tác gồm ngân hàng hợp tác, quỹ tín dụng nhân dân, hợp tác xã tín dụng và các hình thức khác. 1.2. Đối tƣợng của kế toán ngân hàng Là công cụ quản lý kinh tế - tài chính, đối tƣợng phản ánh trƣớc hết của kế toán ngân hàng là vốn và sự vận động của vốn trong hoạt động về tiền tệ, thanh toán, tín dụng đối nội, đối ngoại của hệ thống ngân hàng. 2
- Vốn của hệ thống ngân hàng nói chung hay của từng đơn vị ngân hàng nói riêng luôn luôn tồn tại dƣới hai hình thức là nguồn vốn và sử dụng vốn. Nguồn vốn chỉ những nguồn lực tài chính mà ngân hàng có thể dựa vào để thực hiện các hoạt động kinh doanh và cung ứng dịch vụ tài chính đối với xã hội. Nó gồm vốn tự có nhƣ vốn pháp định hay vốn điều lệ; quỹ dự phòng rủi ro và vốn huy động từ bên ngoài nhƣ vốn tiền gửi, vốn đi vay, vốn phát hành... Sử dụng vốn của ngân hàng là số tiền mà ngân hàng bỏ ra để có những tài sản nhƣ ngân quỹ, cho vay, đầu tƣ, TSCĐ, công cụ lao động, vật liệu..., những tài sản thuộc sự kiểm soát của đơn vị ngân hàng. Những tài sản này hoặc trực tiếp mang lại thu nhập cho ngân hàng hoặc phát huy vai trò phục vụ cho hoạt động sinh lời của ngân hàng. Đối tƣợng của kế toán ngân hàng còn là kết quả của sự vận động của vốn của ngân hàng. Nói cách khác, kế toán ngân hàng phải phản ánh các khoản thu nhập, các khoản chi phí, kết quả và phân chia kết quả hoạt động. Dù theo cơ chế tài chính kinh doanh đối với các ngân hàng thƣơng mại hay theo cơ chế tài chính đặc thù đối với Ngân hàng Nhà nƣớc, việc sử dụng kế toán để nắm tình hình thu, tình hình chi, kết quả và phân chia kết quả hoạt động đều là cần thiết và quan trọng đối với các cấp quản lý trong hệ thống ngân hàng. 3
- Là các đơn vị trung gian tài chính trong nền kinh tế quốc dân, các ngân hàng thƣơng mại cũng nhƣ Ngân hàng Nhà nƣớc đóng vai trò chủ yếu trong việc cung ứng dịch vụ thanh toán cho mọi đơn vị, cá nhân. Đồng thời ngân hàng có nhiều giao dịch kỳ hạn, giao dịch cam kết, bảo lãnh... với các đối tác và khách hàng trong và ngoài nƣớc. Vì vậy, đối tƣợng kế toán ngân hàng còn có các khoản thanh toán trong và ngoài đơn vị ngân hàng; Các khoản cam kết, bảo lãnh, các giấy tờ có giá... Do đặc điểm hoạt động của ngân hàng khác hẳn các ngành sản xuất, lƣu thông hàng hóa vật chất, hoặc các ngành cung ứng dịch vụ khác mà đối tƣợng của Kế toán ngân hàng có những đặc điểm riêng biệt sau: Thứ nhất: Đối tƣợng của kế toán ngân hàng chủ yếu tồn tại dƣới hình thái giá trị kể cả nguồn gốc hình thành cũng nhƣ quá trình vận động. Thứ hai: Đối tƣợng kế toán ngân hàng có mối quan hệ chặt chẽ, thƣờng xuyên với đối tƣợng kế toán các đơn vị, tổ chức kinh tế, cá nhân trong nền kinh tế thông qua quan hệ tiền gửi, tiền vay, thanh toán... giữa ngân hàng với khách hàng. Ví dụ: Khi ngân hàng nhận tiền gửi của khách hàng, thì về phía ngân hàng là hoạt động nguồn vốn, nhƣng về phía ngƣời gửi tiền là hoạt động sử dụng vốn (gửi ngân hàng); ngƣợc lại, khi ngân hàng cho khách hàng vay vốn, thì về phía ngân hàng là hoạt động sử dụng vốn nhƣng về phía ngƣời vay là hoạt động nguồn vốn (vốn vay ngân hàng). Đặc trƣng này cho thấy, thông tin kế toán ngân hàng là thông tin kinh tế, tài chính tổng hợp đƣợc nhiều đối tƣợng quan tâm sử dụng nhƣ khách hàng, các nhà đầu tƣ, các cơ quan quản lý (tài chính, thống kê....), Chính phủ.... Mặt khác, về phía mình, thông qua mối quan hệ này bằng các chính sách của mình, ngân hàng đã tác động vào toàn bộ hoạt động của nền kinh tế, thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế, tăng cƣờng công tác quản lý kinh tế, tài chính Thứ ba: Xét về quy mô và sự chu chuyển vốn thì đối tƣợng kế toán ngân hàng có quy mô, phạm vi rất lớn và có sự tuần hoàn thƣờng xuyên, liên tục theo yêu cầu chu chuyển vốn của nền kinh tế và theo yêu cầu quản lý kinh doanh của ngân hàng. Thứ tƣ: Xét về nội bộ ngành ngân hàng, giữa đối tƣợng kế toán của Ngân hàng Nhà nƣớc (ngân hàng cấp 1) và đối tƣợng kế toán của ngân hàng thƣơng mại (ngân hàng cấp 2) có sự khác nhau. Đối tƣợng kế toán của Ngân hàng Nhà nƣớc cũng là tài sản - nguồn vốn, nhƣng nó phản ảnh hoạt động của Ngân hàng Nhà nƣớc là hoạt động của cơ quan quản lý nhà nƣớc, ngân hàng phát hành tiền, ngân hàng của các ngân hàng. Tại Ngân hàng Nhà nƣớc, nguồn vốn chủ yếu là 4
- tiền gửi của các TCTD, vốn vay các tổ chức tài chính quốc tế; nguồn vốn phát hành và vốn pháp định; tài sản chủ yếu là cho vay các TCTD... Đối tƣợng của kế toán ngân hàng thƣơng mại cũng là tài sản - nguồn vốn, nhƣng nó phản ảnh hoạt kinh doanh tiền tệ, tín dụng, dịch vụ ngân hàng của đơn vị NHTM với khách hàng là các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp, cá nhân trong toàn bộ nền kinh tế. Tại các NHTM, TCTD, nguồn vốn chủ yếu là tiền gửi các tổ chức kinh tế, dân cƣ, ngoài ra có vốn huy động thông qua phát hành giấy tờ có giá, vốn vay NHNN, vay các TCTD trong và ngoài nƣớc, vốn chủ sở hữu; Tài sản chủ yếu là cho vay đối với nền kinh tế, ngoài ra có tiền mặt tại quĩ, tiền gửi tại NHNN, tại các TCTD khác, đầu tƣ chứng khoán, tài sản cố định... 1.3. Mục tiêu của kế toán ngân hàng Cung cấp nguồn thông tin về tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng để phục vụ cho các đối tƣợng sau: - Nhà quản trị ngân hàng - Các nhà đầu tƣ - Khách hàng - Cơ quan thuế - Các cơ quan quản lý khác. 2. Đặc điểm của kế toán ngân hàng Đặc điểm của kế toán ngân hàng Ngoài một số đặc điểm của kế toán nói chung, kế toán ngân hàng có một số đặc trƣng: Tính xã hội phổ biến và sâu sắc: kế toán ngân hàng không chỉ phản ánh toàn bộ các mặt hoạt động của bản thân ngân hàng mà còn phản ánh đƣợc đại bộ phận hoạt động kinh tế, tài chính thông qua quan hệ tiền tệ, tín dụng, thanh toán giữa ngân hàng và các chủ thể trong nền kinh tế. Do vậy những chỉ tiêu thông tin do kế toán ngân hàng cung cấp là những chỉ tiêu thông tin kinh tế, tài chính quan trọng giúp cho việc chỉ đạo, điều hành hoạt động ngân hàng và quản lý nền kinh tế. Đặc điểm này thể hiện tính xã hội hóa cao, đòi hỏi ngoài việc thực hiện các phƣơng pháp kế toàn chung, các chuẩn mực kế toán đƣợc thừa nhận, ngân hàng cần phải xây dựng chế độ kế toán phù hợp để phản ánh hoạt động của bản thân ngân hàng và hoạt động kinh tế tài chính của nền kinh tế. Xử lý nghiệp vụ theo quy trình công nghệ nghiêm ngặt, chặt chẽ: Do khối lƣợng nghiệp vụ phát sinh nhiều, mỗi nghiệp vụ có nhiều công đoạn và yêu cầu tính chính xác và kịp thời cao nên đòi hỏi kế toán ngân hàng phải tiến hành đồng thời giữa kiểm soát, xử lý nghiệp vụ và ghi sổ sách kế toán khi có 5
- nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo quy trình công nghệ nghiêm ngặt và thời gian giao dịch ngắn nhất. Nhƣ vậy cần phải chuẩn hóa quy trình giao dịch, thể hiện tính giao dịch rất cao của kế toán ngân hàng. Tính chính xác và kịp thời cao: Do đối tƣợng kế toán ngân hàng liên quan mật thiết đến các đối tƣợng kế toán của các chủ thể trong nền kinh tế và do đặc thù hoạt động ngân hàng là ngân hàng tập trung đƣợc một khối lƣợng vốn tiền tệ lớn của xã hội mà số vốn này thƣờng xuyên biến động, nên kế toán ngân hàng cần chính xác kịp thời rất cao, đáp ứng yêu cầu hạnh toán của ngân hàng và cho toàn bộ nền kinh tế. Nếu kế toán ngân hàng chậm trễ, thiếu chính xác sẽ làm giảm tính kịp thời, chính xác trong hạch toán kế toán của các chủ thể khác trong nền kinh tế có quan hệ với ngân hàng, giảm tốc độ chu chuyển vốn của nền kinh tế. Công việc kế toán cần kết thúc trong ngày bằng cách lập các bảng cân đối tài khoản, giấy báo nợ, báo có, bảng kê sao số dƣ cho khách hàng Chứng từ kế toán có khối lƣợng lớn, tổ chức luân chuyển phức tạp và gắn liền với việc luân chuyển vốn của nền kinh tế: Các nghiệp vụ ngân hàng đa dạng, số lƣợng giao dịch lớn dẫn đến chủng loại chứng từ nhiều, khối lƣợng chứng từ lớn. Chứng từ kế toán ngân hàng là minh chứng cho hoạt động tài chính của bản thân ngân hàng, đồng thời cho hoạt động kinh tế tài chính và chu chuyển vốn của nền kinh tế. Do đó, luân chuyển chứng từ liên quan đến luân chuyển vốn cả nền kinh tế. Từ đó đặt ra yêu cầu: + Xây dựng hạch toán chứng từ kế toàn thích hợp (đơn giản, dễ hiểu, khoa học và đầy đủ) thỏa mãn nhu cầu hạch toán tại ngân hàng và của nền kinh tế. + Thiết lập chƣơng trình luân chuyển chứng từ một cách khoa học, giảm thời gian luân chuyển, tăng tốc độ chu chuyển vốn của nền kinh tế. + Đảm bảo an toàn trong luân chuyển và lƣu trữ. + Yêu cầu hệ thống thông tin hiện đại, sử dụng chứng từ điện tử. Chú ý: Doanh nghiệp không có luân chuyển chứng từ giữa các doanh nghiệp. Kế toán ngân hàng sử dụng tiền tệ (nội tệ và ngoại tệ) làm đơn vị đo lƣờng chủ yếu trong hầu hết các mặt nghiệp vụ. Tính tập trung và thống nhất cao: Tính tập trung phụ thuộc vào điều kiện công nghệ ngân hàng. Tính thống nhất thể hiện ở hệ thống tài khoản, phƣơng pháp, thời điểm, nguyên tắc và chuẩn mực kế toán áp dụng. 6
- 3. Chứng từ kế toán ngân hàng 3.1. Khái niệm chứng từ kế toán ngân hàng Chứng từ kế toán ngân hàng là căn cứ chứng minh bằng giấy hoặc vật mang tin về nghiệp vụ kinh tế tài chính đã phát sinh và thực sự hoàn thành, là cơ sở để hạch toán vào sổ sách kế toán tại ngân hàng. Đặc điểm của chứng từ kế toán ngân hàng Là một trong những phƣơng pháp của hạch toán kế toán nhƣng chứng từ kế toán ngân hàng có những đặc điểm riêng. Hệ thống bản chứng từ kế toán do ngân hàng ban hành (đƣợc Tổng cục Thống kê và Bộ Tài chính chấp thuận) cho phù hợp với các nghiệp vụ của ngân hàng. Tuy nhiên, trên bản chứng từ kế toán ngân hàng, ngoài các yếu tố riêng của ngân hàng phải có đầy đủ các yếu tố theo quy định về chứng từ kế toán của Nhà nƣớc. Đại bộ phận chứng từ kế toán ngân hàng do khách hàng lập và nộp vào ngân hàng để thực hiện các nghiệp vụ. Đặc điểm này đã dẫn đến chất lƣợng chứng từ kế toán ngân hàng phụ thuộc rất nhiều vào trình độ lập chứng từ của khách hàng và kiểm soát chứng từ của ngân hàng. Chứng từ gốc kiêm chứng từ ghi sổ (nhƣ các loại séc, uỷ nhiệm chi, uỷ nhiệm thu), chứng từ tổng hợp (nhƣ phiếu chuyển khoản tổng hợp, các loại bảng kê...), đƣợc sử dụng phổ biến. Điều này là phù hợp với đặc điểm của các nghiệp vụ ngân hàng và tiết kiệm chi phí vật chất, thời gian cho ngân hàng và xã hội. Chứng từ kế toán ngân hàng có nhiều chủng loại, số lƣợng chứng từ phát sinh hàng ngày rất lớn, tổ chức luân chuyển chứng từ phức tạp. 3.2. Phân loại chứng từ ngân hàng a. Phân theo công dụng và trình tự ghi sổ của chứng từ. Theo cách phân chia này có 3 loại chứng từ: - Chứng từ gốc: Là chứng từ đƣợc lập đầu tiên có đầy đủ căn cứ pháp lý để chứng minh một nghiệp vụ kinh tế phát sinh và hoàn thành tạI ngân hàng. - Chứng từ ghi sổ: Là chứng từ cho phép phản ánh các nghiệpvụ kinh tế phát sinh vào sổ sách kế toán . Chứng từ ghi sổ đƣợc lập dựa trên chứng từ gốc. - Chứng từ gốc kiêm chứng từ ghi sổ: Đây là loạI chứng từ vừa chứng minh nghiệp vụ kinh tế phát sinh và hoàn thành vừa là là cơ sở pháp lý để ghi chép vào sổ sách kế toán. 7
- b. Phân theo địa điểm lập - Chứng từ nội bộ: Là chứng từ do ngân hàng lập để thực hiện các nghiệp vụ kế toán. VD: các giấy báo, các bảng kê thanh toán bù trừ… - Chứng từ do khách hàng lập: Là các loạI chứng từ do khách hàng lập để nộp vào ngân hàng. VD: Các ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi, séc,… c. Phân loại theo mức độ tổng hợp của chứng từ. - Chứng từ đơn nhất (còn gọi là chứng từ cá biệt) là loại chứng từ đƣợc lập ra chỉ để dụng cho một nghiệp vụ kinh tế phát sinh. VD: Phiếu chi chỉ dùng để chi tiền mặt, phiếu thu sử dụng cho việc thu tiền mặt. - Chứng từ tổng hợp (còn gọi là chứng từ liên hoàn): là loại chứng từ đƣợc lập ra có thể sử dụng cho nhiều nghiệp vụ kinh tế phát sinh. VD: bảng kê, phiếu chuyển tiền…. d. Phân loại theo mục đích sử dụng và nội dung nghiệp vụ kinh tế. - Chứng từ tiền mặt: Là loại chứng từ chỉ sử dụng cho những nghiệp vụ có liên quan đến việc thu, chi tiền mặt. Có thể do ngân hàng lập nhƣ phiếu thu, phiếu chi hay do khách hàng lập nhƣ giấy bào nộp tiền. - Chứng từ chuyển khoản: là loại chứng từ chỉ sử dụng cho những nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt. Các loại chứng từ chuyển khoản có thể nhƣ Séc gạch chéo, ủy nhiệm thu,…. e. Căn cứ vào trình độ chuyên môn kỹ thuật - Chứng từ giấy: Là loại chứng từ dƣợc lập trên giấy - Chứng từ điện tử: Là những số liệu, thông tin trên các băng từ, đĩa từ… 3.3. Kiểm soát chứng từ Kiểm soát chứng từ là kiểm tra tính đúng đắn của các yếu tố đã ghi trên chứng từ nhằm đảm bảo tính hợp pháp, hợp lệ của chứng từ và nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong toàn bộ quá trình xử lý. Sự cần thiết của kiểm soát chứng từ: Tránh lỗi lập sai chứng từ vì: thiếu hiểu biết về kỹ thuật lập chứng từ, sơ suất nhầm lẫn, cố ý lập sai. Trách nhiệm kiểm soát: 2 giai đoạn: Kiểm soát trƣớc 8
- Do thanh toán viên thực hiện khi tiếp nhận chứng từ của khách hàng. Nội dung kiểm soát trƣớc bao gồm: - Chứng từ lập đúng quy định chƣa? - Nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh có phù hợp với thể lệ tín dụng, thanh toán của ngân hàng hay không? - Số dƣ trên tài khoản của khách hàng có đảm bảo đủ thanh toán hay không? - Nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên chứng từ có phải lệnh của chủ tài khoản hay không? Kiểm soát sau: Do kiểm soát viên kiểm soát khi nhận chƣng từ từ bộ phận thanh toán viên, thủ quỹ chuyển đến trƣớc khi ghi chép vào sổ sách kế toán. Kiểm soát viên là ngƣời có trình độ nghiệp vụ chuyên môn, có khả năng kiểm soát tƣơng đƣơng với kế toán trƣởng. Nội dung kiểm soát sau bao gồm: Kiểm soát tƣơng tự nhƣ thanh toán viên trừ việc kiểm tra số dƣ (vì chỉ có thanh toán viên mới giữ sổ phụ tiền gửi khách hàng). Kiểm soát chữ ký của thanh toán viên trên chứng từ chuyển khoản Kiểm tra chữ ký của thanh toán viên, thủ quỹ trên chứng từ tiền mặt. 3.4. Tổ chức luân chuyển chứng từ Tổ chức luân chuyển chứng từ là quá trình vận động của chứng từ kể từ lúc đƣợc ngân hàng lập hoặc nhận của khách hàng qua các khâu kiểm soát, xử lý hạch toán, đối chiếu đến khi đóng lại thành tập chứng từ giấy hoạc lƣu trữ trên đĩa từ( chứng từ điện tử). Tổ chức luân chuyển chứng từ hợp lệ và khoa học sẽ tạo điều kiện tốt để: - Ngân hàng phục vụ cho khách hàng nhanh hơn - Các bộ phận đủ thời gian kiểm soát và xử lý chứng từ đúng đắn. - Các bộ phận tham gia vào kiểm soát nội bộ. - Tránh thất lạc, mất chứng từ gây khó khăn cho công tác kế toán cũng nhƣ cho khách hàng. Chứng từ đƣợc luân chuyển đôi khi trong phạm vi một ngân hàng hay ngoài ngân hàng, đôi khi phức tạp hoặc đơn giản nhƣng dù thế nào cũng đảm bảo nguyên tắc sau đây: 9
- - Đảm bảo luân chuyển nhanh nhất để đáp ứng yêu cầu kiểm soát, xử lý, hạch toán của ngân hàng và phục vụ khách hàng. - Đảm bảo việc ghi Nợ trƣớc, ghi Có sau. - Chứng từ luân chuyển trong nội bộ ngân hàng hoặc ngoài ngân hàng phải qua đƣờng bƣu điện, trƣờng hợp qua tay khách hàng phải dùng ký hiệu mật. 4. Hệ thống tài khoản 4.1. Tài khoản và phân loại tài khoản a. Tài khoản. Tài khoản kế toán ngân hàng là một phƣơng pháp kế toán dùng thƣớc đo bằng tiền tệ để phân loại, tập hợp, phản ánh và kiểm soát các đối tƣợng kế toán một cách liên tục. Hệ thống tài khoản kế toán ngân hàng là một tập hợp (danh mục) các tài khoản kế toán mà đơn vị kế toán ngân hàng phải sử dụng để phản ánh toàn bộ tài sản, nguồn vốn và sự vận động của chúng trong quá trình hoạt động. Trong tập hợp này, mỗi tài khoản có tên gọi riêng phù hợp với nội dung kinh tế của đối tƣợng kế toán mà nó phản ánh, có số hiệu riêng và các tài khoản đƣợc phân loại và sắp xếp theo một trật tự khoa học nhất định. Hiện nay, ngân hàng không sử dụng hệ thống tài khoản trong hệ thống tài khoản thống nhất của nền kinh tế do Chính phủ ban hành. Ngành ngân hàng đã xây dựng hệ thống tài khoản riêng, trong đó các tài khoản phản ảnh hoạt động về tiền tệ, tín dụng, thanh toán - là những hoạt động đặc trƣng của ngân hàng b. Phân loại tài khoản. - Phân loại theo quan hệ của tài khoản với tài sản. Tài khoản chia làm 3 loại: + Tài khoản tài sản Nợ: Là các tài khoản phản ánh nguồn vốn của ngân hàng, đặc điểm của các tài khoản này là luôn có số Dƣ Có. VD: Các tài khoản tiền gửi của khách hàng, tiền tiết kiệm, vốn điều lệ…. + Tài khoản tài sản Có: Là các tài khoản phản ánh tài sản của ngân hàng (sử dụng vốn), đặc điểm của các tài khoản này là luôn có số dƣ Nợ VD: Các tài khoản tiền vay., chi phí… + Tài khoản tài sản Nợ - Có : Là các tài khoản có lúc có số dƣ Có, có lúc có số Dƣ Nợ, Thƣờng dùng để phản ánh các nghiệp vụ điều chuyển vốn giữa các 10
- ngân hàng hay phản ánh kết quả kinh doanh của ngân hàng. Khi lập bảng cân đối tài khoản không đƣợc bù trừ hai số dƣ này vớI nhau. VD: các tài khoản liên hàng đi, liên hàng đến, kết quả kinh doanh, chênh lệch tỷ giá…. - Phân loại tài khoản theo mức độ tổng hợp của tài khoản: Tài khoản chia làm 2 loại: + Tài khoản phân tích: Là loại tài khoản dùng để phản ánh chi tiết cụ thể các đối tƣợng của kế toán ngân hàng và đƣợc dùng làm cơ sở để hạch toán phân tích, bểu hiện của tài khoản phân tích là tiểu khoản. + Tài khoản tổng hợp: là loại tài khoản dùng phản ánh tổng quát các đối tƣợng kế toán ngân hàng và làm cơ sở để hạch toán tổng hợp. Biểu hiện của tài khoản tổng hợp là các tài khoản cấp 1,2,3,4,5. - Phân loại tài khoản theo vị trí của tài khoản vớI bảng cân đối kế toán. + Tài khoản nội bảng: là loại tài khoản nằm trong Bảng cân đốI kế toán, đƣợc dùng để phản ánh các đối tƣợng kế toán thuộc sở hữu của ngân hàng. Khi hạch toán dùng phƣơng pháp ghi sổ kép, nghĩa là một nghiệp vụ kinh tế phát sinh phải đƣợc ghi Nợ, Có vào 2 tài khoản. VD: Khách hàng gửi tiền tiết kiệm định kỳ bằng tiền mặt: Ghi: Nợ TK 1011 (TK tiền mặt) Có 4232 ( TK tiền gửI tiết kiệm có kỳ hạn) + Tài khoản ngoại bảng: Là tài khoản nằm ngoài bảng cân đối kế toán, phản ánh các đối tƣợng chƣa thuộc sở hữu ngân hàng nhƣ tài sản thuê ngoài, tài sản tạm giữ… khi hạch toán dùng phƣơng pháp ghi sổ đơn, nghĩa là một nghiệp vụ kinh tế phát sinh chỉ ghi Nhập hoặc Xuất vào một tài khoản và số còn lại. VD: Ngày 5/8/N đến kỳ trả lãi của khách hàng B vay tiền ngân hàng, nhƣng khách hàng B không đến trả lãi và trên tài khoản tiền gửi của B cũng không còn có số dƣ, ngân hàng ghi: Nhập 941: Lãi vay quá hạn chƣa thu đƣợc bằng VNĐ. Trong hệ thống tài khoản hiện hành các tài khoản loại 9 là các tài khoản ngoại bảng 4.2. Hệ thống tài khoản hiện hành - Hệ thống tài khoản này áp dụng cho các ngân hàng bao gồm: Ngân hàng thƣơng mại, ngân hàng đầu tƣ, ngân hàng phát triển, ngân hàng chính 11
- sách, ngân hàng hợp tác, ngân hàng liên doanh, ngân hàng nƣớc ngoài tại Việt Nam, các tổ chức tín dụng phi ngân hàng nhƣ: công ty cho thuê tài chính, công ty cho thuê tài chính và các tổ chức tín dụng phi ngân hàng khác. Tổ chức tín dụng hợp bao gồm: quỹ tín dụng nhân dân… sau đây gọi tắc là tổ chức tín dụng (TCTD). - Hệ thống tài khoản này gồm các tài khoản trong bảng cân đối kế toán và ngoài bảng cân đối kế toán, đƣợc bố trí thành 9 loại. Từ loại 1 đến loạI 8 là các tài khoản trong bảng cân đốI kế toán, loại 9 là tài khoản ngoài bảng cân đối kế toán. - Hệ thống tài khoản hiện hành đƣợc bố trí theo hệ thống thập phân nhiều cấp, từ tài khoản cấp I đến tài khoản cấp V, ký hiệu từ 2 đến 6 chữ số. + Tài khoản cấp I: Ký hiệu bằng 2 chữ số từ 10 đến 99. Mỗi loại tài khoản đƣợc bố trí tối đa 10 tài khoản cấp I. VD: Loại 1: vốn khả dụng và các khoản đầu tƣ. Tài khoản 10: “ Tiền mặt, chứng từ có giá trị, ngoạI tệ, kim loạI quý, đá quý.” Loại 2: Hoạt động tín dụng. Tài khoản 21: “Cho vay các tổ chức kinh tế, cá nhân trong nƣớc.” + Tài khoản cấp II: Ký hiệu bằng 3 chữ số, hai số đầu (từ trài sang phải) là số hiệu tài khoản cấp I, số thứ 3 là số thứ tự tài khoản cấp II trong tài khoản cấp I, ký hiệu từ 1 đến 9. VD:TK 101 “ Tiền mặt bằng đồng Việt Nam” TK 211 “ Cho vay ngắn hạn bằng đồng Việt Nam” + Tài khoản cấp III: Ký hiệu bằng 4 chữ số, hai chữ số đầu ( từ trái sang phải) là số hiệu tài khoản cấp II, số thứ tƣ là số thứ tự của tài khoản cấp III trong tài khoản cấp II ký hiệu từ 1 đến 9. VD:TK 1011 “ Tiền mặt tại đơn vị” TK 2111 “ Nợ cho vay trong hạn và đã đƣợc gia hạn” + Tài khoản cấp IV: Tƣơng tự nhƣ tài khoản cấp III. VD: TK 21111 “ Doanh nghiệp nhà nƣớc” TK 21112 “ Hợp tác xã” + Tài khoản cấp V: tƣơng tự nhƣ tài khoản cấp IV. 12
- Đối với các TCTD có khả năng ứng dụng công nghệ tin học để hạch toán, quản lý và theo dõi đƣợc các chỉ tiêu tài khoản cấp III, đảm bảo tính chính xác, kịp thời và đầy đủ, trên cơ sở đó, lập đƣợc các báo cáo theo đúng quy định của NHNN, thì không bắt buộc phải mở và sử dụng tài khoản cấp III trong hệ thống tài khoản kế toán này mà có thể sử dụng trực tiếp các tài khoản cấp II do thống đốc NHNN quy định để hạch toán, hoặc mở các tài khoản cấp III, IV,V…. theo đặc thù và yêu cầu quản lý của TCTD mình. Các TCTD để thực hiện theo quy định này cần phải: - Có quy trình nghiệp vụ cụ thể và phần mềm nghiệp vụ đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định hiện hành để: + Xử lý hạch toán các nghiệp vụ phát sinh theo đúng quy định của chuẩn mực và chế độ kế toán. + Tổng hợp, lập và gửi các loại báo cáo do Nhà nƣớc và NHNN quy định - Đƣợc NHNN có văn bản chấp thuận trƣớc khi triển khai thực hiện. Đối với các TCTD chƣa thể ứng dụng công nghệ tin học để hạch toán, quản lý, theo dõi các chỉ tiêu tài khoản cấp III thì bắt buộc phải mở và sử dụng tài khoản cấp III do Thống đốc NHNN quy định - Trong hệ thống tài khoản do NH nhà nƣớc quy định nếu có tài khoản nào chỉ có đến cấp II thì khi mở tài khoản cấp IV thêm vào số 0 sau tài khoản cấp II. Ví dụ: TK 454 “ Chuyển tiền phải trả bằng VNĐ” Khi mở tài khoản cấp IV : 45401, 45402 Nếu một tài khoản tổng hợp có dƣới 10 tiểu khoản, số thứ tự tiểu khoản đƣợc ký hiệu bằng một chữ số từ 1 đến 9. Nếu một tài khoản tổng hợp có dƣới 100 tiểu khoản, số thứ tự tiểu khoản đƣợc ký hiệu bằng 2 chữ số từ 01 đến 99.. Số lƣợng chữ số của các tiểu khoản trong cùng một tài khoản tổng hợp bắt buộc phải ghi thồng nhất theo quy định trên( một, hai, ba chữ số) nhƣng không bắt buộc phải ghi thống nhất số lƣợng chữ số của các tiểu khoản giữa các tài khoản tổng hợp khác nhau. Ví dụ: Chỉ đƣợc ghi: 4211.128 Công ty A, 4211.369 Công ty B. 13
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Kế toán Ngân Hàng: Chương 2
19 p | 1691 | 1182
-
Giáo trình Kế toán ngân hàng - Chương 1: Tổng quan về kế toán ngân hàng
37 p | 1511 | 981
-
Giáo trình tham khảo về kế toán ngân hàng
138 p | 1303 | 810
-
Giáo trình Kế toán ngân hàng thương mại - TS.Nguyễn Võ Ngoạn
123 p | 1041 | 447
-
Giáo trình Kế toán ngân hàng thương mại: Phần 1 - ThS. Nguyễn Văn Lộc (chủ biên) (HV Tài chính)
219 p | 390 | 131
-
Giáo trình Kế toán ngân hàng thương mại: Phần 2 - ThS. Nguyễn Văn Lộc (chủ biên) (HV Tài chính)
238 p | 307 | 123
-
Giáo trình Kế toán ngân hàng: Phần 1 - TS. Trần Phước (chủ biên)
166 p | 281 | 68
-
Giáo trình Kế toán ngân hàng: Phần 2 - TS. Trần Phước (chủ biên)
154 p | 208 | 59
-
Giáo trình Kế toán ngân hàng: Phần 1 - ĐH kinh tế
53 p | 246 | 59
-
Giáo trình Kế toán ngân hàng: Phần 2 - ĐH kinh tế
95 p | 183 | 43
-
Giáo trình Kế toán ngân hàng - Phần 1
84 p | 163 | 33
-
Giáo trình Kế toán ngân hàng - Phần 2
80 p | 143 | 29
-
Giáo trình Kế toán ngân hàng (Nghề: Tài chính ngân hàng) - CĐ Kinh tế Kỹ thuật TP.HCM
130 p | 99 | 17
-
Giáo trình Kế toán ngân hàng (Nghề: Kế toán - Cao đẳng): Phần 2 - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp
78 p | 22 | 7
-
Giáo trình Kế toán ngân hàng - Trường Cao đẳng Nghề An Giang
195 p | 30 | 7
-
Giáo trình Kế toán ngân hàng thương mại: Phần 1
136 p | 13 | 4
-
Giáo trình Kế toán ngân hàng thương mại: Phần 2
255 p | 9 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn