intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Nghiệp vụ kho quỹ: Phần 2 - CĐ Phương Đông

Chia sẻ: Trần Văn Tân | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:18

205
lượt xem
51
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình Nghiệp vụ kho quỹ gồm 5 chương. Phần 2 với 2 chương cuối cùng trình bày về nghiệp vụ phát hiện xử lý thu hồi tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông tiền giả, phương pháp nhận biết tiền giả, khái quát đồng tiền Việt Nam. Tham khảo tài liệu này để công việc giảng dạy và học tập thuận lợi hơn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Nghiệp vụ kho quỹ: Phần 2 - CĐ Phương Đông

  1. Chương 4 NGHIỆP VỤ PHÁT HIỆN, XỬ LÝ, THU HỒI TIỀN KHÔNG ĐỦ TIÊU CHUẨN LƯU THÔNG, TIỀN GIẢ Lý thuyết: 5 tiết , Thực hành: 12. 4.1. Khái quát về đồng tiền Việt Nam 4.1.1. Tiền giấy * Giấy bạc mệnh giá 500.000đ (Polymer) ge le ol C - Ngày phát hành: 17/12/2003 PD - Kích thước: 152mm x 65mm. - Giấy in: Polymer. - Màu sắc tổng thể: Màu lơ tím sẫm. - Nội dung mặt trước: Dòng chữ "Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam" Quốc huy - Chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh - Mệnh giá 500.000 đồng bằng chữ và số - Hình trang trí hoa văn dân tộc và C hoa văn lưới hiện đại. - Nội dung mặt sau: Dòng chữ "Ngân hàng Nhà nước Việt Nam" - Phong cảnh nhà Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Kim Liên - Mệnh giá 500.000 đồng bằng chữ và số - Hình trang trí hoa văn dân tộc và hoa văn lưới hiện đại. * Giấy bạc mệnh giá 200.000đ (Polymer) 21
  2. - Ngày phát hành: 30/8/2006 - Kích thước: 148mm x 65mm. - Giấy in: Polymer. - Màu sắc tổng thể: Đỏ nâu. - Nội dung mặt trước: Dòng chữ "Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam" Quốc huy - Chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh - Mệnh giá 200.000 đồng bằng chữ và số - Hình trang trí hoa văn dân tộc và hoa văn lưới hiện đại. - Nội dung mặt sau: Dòng chữ "Ngân hàng Nhà nước Việt Nam" - Phong cảnh vịnh Hạ Long - ge Mệnh giá 200.000 đồng bằng chữ và số - Hình trang trí hoa văn dân tộc và hoa văn lưới hiện đại. * Giấy bạc mệnh giá 100.000đ (Polymer) le ol C PD C - Ngày phát hành: 01/9/2004 - Kích thước: 144mm x 65mm. - Giấy in: giấy Polymer, có độ bền cao, không ảnh hưởng đến môi trường, có yếu tố bảo an đặc biệt như cửa sổ trong suốt, có hình ẩn hoặc hình dập nổi trong cửa sổ. - Màu sắc: Nhìn tổng thể hoa văn trang trí và nội dung mặt trước và mặt sau màu xanh lá cây đậm. - Nội dung mặt trước: Dòng chữ "Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam" - Quốc huy - Chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh - Mệnh giá 100.000 đồng bằng chữ và số - Hình trang trí hoa văn dân tộc và hoa văn lưới hiện đại. - Nội dung mặt sau: Dòng chữ "Ngân hàng Nhà nước Việt Nam" - Phong cảnh văn miếu - Quốc Tử giám - Mệnh giá 100.000 đồng bằng chữ và số - Hình trang trí hoa văn dân tộc và hoa văn lưới hiện đại. * Giấy bạc mệnh giá 50.000đ (Polymer) 22
  3. ge - Ngày phát hành: 17/12/2003 - Kích thước: 140mm x 65mm. - Giấy in: Polymer. le ol - Màu sắc tổng thể: Màu nâu tím đỏ. - Nội dung mặt trước: Dòng chữ "Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam" - Quốc huy - Chân C dung Chủ tịch Hồ Chí Minh - Mệnh giá 50.000 đồng bằng chữ và số - Hình trang trí hoa văn dân tộc và hoa văn lưới hiện đại. - Nội dung mặt sau: Dòng chữ "Ngân hàng Nhà nước Việt Nam" - Phong cảnh Huế - Mệnh giá 50.000 đồng bằng chữ và số - Hình trang trí hoa văn dân tộc và hoa văn lưới hiện đại. PD * Giấy bạc mệnh giá 20.000đ (Polymer) C 23
  4. - Ngày phát hành: 17/5/2006 - Kích thước: 136mm x 65mm. - Giấy in: Polymer. - Màu sắc tổng thể: Màu xanh lơ đậm. - Nội dung mặt trước: Dòng chữ "Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam" - Quốc huy - Chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh - Mệnh giá 20.000 đồng bằng chữ và số - Hình trang trí hoa văn dân tộc và hoa văn lưới hiện đại. - Nội dung mặt sau: Dòng chữ "Ngân hàng Nhà nước Việt Nam" - Phong cảnh Chùa Cầu, Hội An, Quảng Nam - Mệnh giá 20.000 đồng bằng chữ và số - Hình trang trí hoa văn dân tộc và hoa văn lưới hiện đại. * Giấy bạc mệnh giá 10.000đ (Polymer) ge le ol C PD - Ngày phát hành: 30/8/2006 - Kích thước: 132mm x 60mm. - Giấy in: Polymer. - Màu sắc tổng thể: Màu nâu đậm trên nền màu vàng xanh. C - Nội dung mặt trước: Dòng chữ "Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam" Quốc huy - Chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh - Mệnh giá 10.000 đồng bằng chữ và số - Hình trang trí hoa văn dân tộc và hoa văn lưới hiện đại. - Nội dung mặt sau: Dòng chữ "Ngân hàng Nhà nước Việt Nam" - Cảnh khai thác dầu khí - Mệnh giá 10.000 đồng bằng chữ và số - Hình trang trí hoa văn dân tộc và hoa văn lưới hiện đại. * Giấy bạc mệnh giá 5.000đ (Cotton) 24
  5. - Ngày phát hành: 15/01/1993 - Kích thước: 134mm x 65mm. - Giấy in: Cotton. - Màu sắc tổng thể: Màu xanh lơ sẫm. - Nội dung mặt trước: Dòng chữ "Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam" - Quốc huy - Chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh - Mệnh giá 5.000 đồng bằng chữ và số - Hình trang trí hoa văn dân tộc và hoa văn lưới hiện đại. - Nội dung mặt sau: Dòng chữ "Ngân hàng Nhà nước Việt Nam" - Phong cảnh thuỷ điện Trị An - ge Mệnh giá 5.000 đồng bằng chữ và số - Hình trang trí hoa văn dân tộc và hoa văn lưới hiện đại. * Giấy bạc mệnh giá 2.000đ (Cotton) le ol C PD C - Ngày phát hành: 20/10/1989 - Kích thước: 134mm x 65mm. - Giấy in: Cotton. - Màu sắc tổng thể: Màu nâu sẫm. - Nội dung mặt trước: Dòng chữ "Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam" - Quốc huy - Chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh - Mệnh giá 2.000 đồng bằng chữ và số - Hình trang trí hoa văn dân tộc và hoa văn lưới hiện đại. - Nội dung mặt sau: Dòng chữ "Ngân hàng Nhà nước Việt Nam" - Xưởng dệt - Mệnh giá 2.000 đồng bằng chữ và số - Hình trang trí hoa văn dân tộc và hoa văn lưới hiện đại. 25
  6. * Giấy bạc mệnh giá 1.000đ (Cotton) ge - Ngày phát hành: 20/10/1989 - Kích thước: 134mm x 65mm. - Giấy in: Cotton. le ol - Màu sắc tổng thể: Màu tím. - Nội dung mặt trước: Dòng chữ "Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam" - Quốc huy - Chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh - Mệnh giá 1.000 đồng bằng chữ và số - Hình trang trí hoa văn dân tộc C và hoa văn lưới hiện đại. - Nội dung mặt sau: Dòng chữ "Ngân hàng Nhà nước Việt Nam" - Cảnh khai thác gỗ - Mệnh giá 1.000 đồng bằng chữ và số - Hình trang trí hoa văn dân tộc và hoa văn lưới hiện đại. PD * Giấy bạc mệnh giá 500đ (Cotton) C 26
  7. - Ngày phát hành: 15/8/1989 - Kích thước: 130mm x 65mm. - Giấy in: Cotton. - Màu sắc tổng thể: Màu đỏ cánh sen. - Nội dung mặt trước: Dòng chữ "Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam" - Quốc huy - Chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh - Mệnh giá 500 đồng bằng chữ và số - Hình trang trí hoa văn dân tộc và hoa văn lưới hiện đại. - Nội dung mặt sau: Dòng chữ "Ngân hàng Nhà nước Việt Nam" - Phong cảnh cảng Hải Phòng - Mệnh giá 500 đồng bằng chữ và số - Hình trang trí hoa văn dân tộc và hoa văn lưới hiện đại. * Giấy bạc mệnh giá 200đ (Cotton) ge le ol C PD - Ngày phát hành: 30/9/1987 - Kích thước: 130mm x 65mm. - Giấy in: Cotton. - Màu sắc tổng thể: Màu nâu đỏ. - Nội dung mặt trước: Dòng chữ "Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam" - Quốc huy - Chân C dung Chủ tịch Hồ Chí Minh - Mệnh giá 200 đồng bằng chữ và số - Hình trang trí hoa văn dân tộc và hoa văn lưới hiện đại. - Nội dung mặt sau: Dòng chữ "Ngân hàng Nhà nước Việt Nam" - Sản xuất nông nghiệp - Mệnh giá 200 đồng bằng chữ và số - Hình trang trí hoa văn dân tộc và hoa văn lưới hiện đại. * Giấy bạc mệnh giá 100đ (Cotton) 27
  8. - Ngày phát hành: 02/5/1992 - Kích thước: 120mm x 59mm. - Giấy in: Cotton. - Màu sắc tổng thể: Màu nâu đen. - Nội dung mặt trước: Dòng chữ "Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam" - Quốc huy - Chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh - Mệnh giá 100 đồng bằng chữ và số - Hình trang trí hoa văn dân tộc và ge hoa văn lưới hiện đại. - Nội dung mặt sau: Dòng chữ "Ngân hàng Nhà nước Việt Nam" - Phong cảnh tháp Phổ Minh - Mệnh giá 100 đồng bằng chữ và số - Hình trang trí hoa văn dân tộc và hoa văn lưới hiện đại. 4.1.2. Tiền kim loại * Đồng tiền 5.000đ - Ngày phát hành: 17/12/2003 - Đường kính: 25,50 mm le ol - Khối lượng: 7,70 g - Độ dày mép: 2,20 mm C - Màu sắc: vàng ánh đỏ - Vật liệu: hợp kim (CuAl6Ni2) - Vành đồng tiền: khía vỏ sò - Mặt trước: hình Quốc huy PD - Mặt sau: dòng chữ “NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM”, số mệnh giá 5.000 đồng, hình Chùa Một cột. * Đồng tiền 2.000đ - Ngày phát hành: 01/4/2004 C - Đường kính: 23,50 mm - Khối lượng: 5,10 g - Độ dày mép: 1,80 mm - Màu sắc: vàng đồng thau - Vật liệu: thép mạ đồng thau - Vành đồng tiền: khía răng cưa ngắt quãng 12 đoạn - Mặt trước: hình Quốc huy - Mặt sau: dòng chữ “NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM”, số mệnh giá 2.000 đồng, hình Nhà Rông. * Đồng tiền 1.000đ - Ngày phát hành: 17/12/2003 - Đường kính: 19,00 mm - Khối lượng: 3,80 g - Độ dày mép: 1,95 mm - Màu sắc: vàng đồng thau - Vật liệu: thép mạ đồng thau - Vành đồng tiền: khía răng cưa liên tục - Mặt trước: hình Quốc huy 28
  9. - Mặt sau: dòng chữ “NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM”, số mệnh giá 1.000 đồng, hình Thủy đình, Đền Đô. * Đồng tiền 500đ - Ngày phát hành: 01/4/2004 - Đường kính: 22,00 mm - Khối lượng: 4,50 g - Độ dày mép: 1,75 mm - Màu sắc: trắng bạc - Vật liệu: thép mạ Niken - Vành đồng tiền: khía răng cưa ngắt quãng 6 đoạn - Mặt trước: hình Quốc huy - Mặt sau: dòng chữ “NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM”, số mệnh giá 500 đồng, chi tiết hoa văn dân tộc. * Đồng tiền 200đ - Ngày phát hành: 17/12/2003 - Đường kính: 20,00 mm - Khối lượng: 3,20 g - Độ dày mép: 1,45 mm - Màu sắc: trắng bạc ge - Vật liệu: thép mạ Niken - Vành đồng tiền: vành trơn - Mặt trước: hình Quốc huy - Mặt sau: dòng chữ “NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM”, số mệnh giá 200 đồng, chi tiết hoa văn dân tộc. 4.2. Tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông le ol 4.2.1. Khái niệm Tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông là tiền giấy (tiền cotton, tiền polymer), tiền kim loại do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (viết tắt là NHNNVN) phát hành, đang lưu hành hợp pháp nhưng bị rách C nát, hư hỏng được phân loại theo các tiêu chuẩn do NHNNVN quy định. NHNNVN công bố công khai tiêu chuẩn tiền không đủ lưu thông làm cơ sở cho việc tuyển chọn, thu đổi tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông. PD NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc TW, Sở giao dịch NHNN, tổ chức tín dụng, kho bạc nhà nước (sau đây gọi chung là đơn vị thu đổi) có trách nhiệm thu đổi tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông cho các tổ chức, cá nhân và niêm yết công khai tại nơi giao dịch quy định thu đổi tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông của NHNN. 4.2.2. Sự cần thiết phải thu hồi, đổi tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông C Tiền sử dụng trong lưu thông qua thời gian sẽ bị hư hỏng, rách nát, hao mòn, làm cho việc giao dịch thanh toán gặp khó khăn, trở ngại. Những đồng tiền như vậy phải được thu hồi và tiêu hủy. Thống đốc NHNN chịu trách nhiệm ban hành quy chế tiêu hủy tiền bà thành lập bộ phận chuyên trách để tiêu hủy tiền. Bộ tài chính phối hợp với Bộ công an và NHNN để xây dựng quy chế giám sát, đồng thời cử cán bộ trực tiếp giám sát quá trình tiêu hủy tiền và xác nhận kết quả tiêu hủy tiền của NHNN Việt Nam. Hằng năm bộ tài chính thực hiện việc kiểm tra chứng từ, sổ sách hạch toán về quá trình tiêu hủy tiền của NHNN Việt nam về việc tiêu hủy hàng năm 4.2.3. Nguyên nhân làm cho tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông 4.2.3.1. Tiền rách nát, hư hỏng do quá trình lưu thông Tiền bị thay đổi màu sắc, mờ nhạt hình ảnh hoa văn, chữ, số, nhàu nát, bẩn, cũ, rách rời hay liền mảnh được can dán lại, rách mất góc. Tiền kim loại bị hao mòn, hư hỏng một phần hoặc toàn bộ hình ảnh, hoa văn, chữ, số và lớp mạ trên đồng tiền 4.2.3.2. Tiền rách nát, hư hỏng do người có tiền gây nên trong quá trình bảo quản Tiền giấy bị ố bẩn, thủng lỗ, rách mất một phần, cháy hoặc biến dạng do tiếp xúc với nguồn nhiệt cao; giấy in, màu sắc, đặc điểm kỹ thuật bảo an của đồng tiền bị biến đổi do tác động của hóa chất (như chất tẩy rữa, axit, chất ăn mòn…); viết, vẽ, tẩy xóa, đồng tiền bị mục bởi các lý do khác nhưng không phải do hành vi hủy hoại. 29
  10. Tiền kim loại bị cong, vênh, thay đổi định dạng, hình ảnh thiết kế do tác động của ngoại lực hoặc nhiệt độ cao, bị han gỉ do tiếp xúc với hóa chất ăn mòn kim loại. 4.2.3.3. Tiền bị viết, vẻ, cắt, xé hoặc làm biến dạng, đốt cháy một phần hoặc toàn bộ do hành vi phá hoại. 4.2.4. Phân loại tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông 4.2.4.1. Tiền rách nát, hư hỏng do quá trình lưu thông - Tiền giấy bị thay đổi màu sắc, mờ nhạt hình ảnh, hoa văn, chữ, số, nhàu, nát, nhòe, bẩn, cũ; rách rời hay liền mảnh được can dán lại, rách mất góc (kích thước theo mỗi cạnh tờ tiền không quá 10mm). - Tiền kim loại bị mòn, hư hỏng một phần hoặc toàn bộ hình ảnh, hoa văn, chữ, số và lớp mạ trên đồng tiền. 4.2.4.2. Tiền rách nát, hư hỏng do quá trình bảo quản - Tiền giấy bị ố bẩn; thủng lỗ, rách mất một phần; cháy hoặc biến dạng do tiếp xúc với nguồn nhiệt cao; giấy in, màu sắc, đặc điểm kỹ thuật bảo an của đồng tiền bị biến đổi do tác động của hóa chất (như chất tẩy rửa, axit, chất ăn mòn…); viết, vẽ, tẩy, xóa; đồng tiền bị mục hoặc biến dạng bởi các lý do khác nhưng không do hành vi phá hoại. - Tiền kim loại bị cong, vênh, thay đổi định dạng, hình ảnh thiết kế do tác động của ngoại lực hoặc nhiệt độ cao; bị han gỉ do tiếp xúc với hóa chất ăn mòn kim loại. 4.2.4.3. Tiền bị lỗi kỹ thuật ge Do trong quá trình in, đúc của nhà sản xuất như giấy in bị gấp nếp làm mất hình ảnh hoặc mất màu in, lỗi lấm bẩn mực in và các lỗi khác do khâu in đúc. 4.2.5. Thủ tục xử lý thu hồi, đổi tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông 4.2.5.1. Đối với tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông do quá trình lưu thông le Tiền rách nát, hư hỏng do quá trình lưu thông của các tổ chức, cá nhân được đổi hoặc nộp vào tài khoản tại Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước, các Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố ol trực thuộc Trung ương, các tổ chức tín dụng, Kho bạc Nhà nước một cách thuận tiện, không hạn chế số lượng, không phân biệt nơi cư trú, không phải nộp lệ phí, không cần một thủ tục giấy tờ nào. 4.2.5.2. Đối với tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông do quá trình bảo quản C Tiền rách nát, hư hỏng do bị cháy, mục, mối xông, chuột cắn thì người có tiền phải làm đơn trình bày rõ lý do để Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng, Kho bạc Nhà nước xét đổi theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Người có tiền được đổi phải nộp lệ phí theo quy định của Ngân hàng Nhà PD nước, phù hợp với quy định của Nhà nước về phí và lệ phí. Cụ thể, đơn vị thu đổi nhận và xét đổi theo các điều kiện sau: - Tiền rách nát, hư hỏng không phải do hành vi hủy hoại - Trường hợp tờ tiền bị cháy, thủng rách mất một phần thì diện tích còn lại phải băng hoặc lớn hơn 60% so với diện tích tờ tiền cùng loại, nếu được can dán từ 2 hoặc 3 mảnh của một tờ tiền C nguyên gốc thì phải có diện tích lớn hơn 90% so với tờ tiền cùng loại và giữ nguyên bố cục tờ tiền và đồng thời nhận biết các yếu tố bảo an. - Đối với tiền polymer bị cháy hoặc bị biến dạng co nhỏ lại do tiếp xúc với nguồn nhiệt cao thì diện tích còn lại phải bằng 30% so với diện tích tờ tiền còn lại và phải giữ nguyên bố cục tờ tiền, đồng thời nhận biết được ít nhất 2 trong các yếu tố bảo an sau: yếu tố hình ẩn trong cửa sổ nhỏ, mực không màu phát quang, phát quang hai hàng số sêri, chân dung chủ tịch Hồ Chí Minh. Căn cứ vào điều kiện xét đổi, đơn vị thu đổi thực hiện đổi cho khách hàng và thu phí đổi tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông với mức phí là 4% trên tổng giá trị tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông được đổi nhưng mức phí tối thiểu cho một món đổi là 4.000 đ, phí đổi tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông đã bao gồm thuế giá trị gia tăng nên được hạch toán vào thu nhập của đơn vị thu đổi. Nếu không đủ điều kiện được đổi, đơn vị thu đổi trả lại cho khách hàng và thông báo lý do không đổi. Trường hợp các tiền không xác định được có đủ điều kiện hay không và cần giám định, khách hàng phải có giấy đề nghị đổi tiền (mẫu số 1). Trường hợp không xác định được tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông có đủ điều kiện được đổi hay không, trong thời gian 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận hiện vật của khách hàng, tổ chức tín dụng, kho bạc nhà nước chuyển hiện vật đã nhận của khách hàng kèm giấy đề nghị giám định (mẫu số 2) về ngân hàng nhà nước chi nhánh trên địa bàn để giám định. Riêng Sở Giao dịch ngân hàng nhà nước cần chuyển về Cục phát hành và kho quỹ. 30
  11. Trong thời gian 3 ngày kể từ ngày nhận đề nghị giám định của đơn vị thu đổi, NHNN chi nhánh thông báo kết quả giám định bằng văn bản và tra hiện vật cho đơn vị đề nghị giám định. Trong trường hợp không giám định được, trong thời gian 10 ngày kể từ ngày nhận được hiện vật và giấy đề nghị giám định của đơn vị thu đổi, NHNN chi nhánh chuyển hiện vật và giấy đề nghị giám định về Cục phát hành và kho quỹ hoặc chi cục phát hành và kho quỹ ở thành phố Hồ Chí Minh để giám định. Trong vòng 5 ngày kể từ ngày nhận hiện vật và giấy đề nghị giám định của NHNN chi nhánh, Sở giao dịch NHNN, Cục phát hành và kho quỹ, chi cục phát hành và kho quỹ tại thanh phố Hồ Chí Minh thông báo kết quả giám định bằng văn bản, đồng thời trả lại hiện vật cho đơn vị đề nghị giám định. Đơn vị đề nghị giám định quyết định phương thức vận chuyển tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông và chịu trách nhiệm an toàn trong quá trình vận chuyển. 4.2.5.3. Đối với tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông chưa rõ nguyên nhân hoặc do hành vi hủy hoại Tiền hư hỏng do viết, vẽ, cắt, xé hoặc làm biến dạng; nếu xét thấy không do hành vi huỷ hoại thì được xét đổi như quy định tại khoản 2 Điều này; nếu bị nghi do hành vi huỷ hoại thì Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng, Kho bạc Nhà nước lập biên bản, tạm thu giữ hiện vật và phối hợp với cơ quan Công an điều tra, xử lý. Kết luận của cơ quan công an là cơ sở để đơn vị thu đổi thực hiện đổi cho khách hàng hoặc xử lý hiện vật theo quy định của pháp luật. ge 4.3. Tiền giả, tiền nghi giả 4.3.1. Khái niệm tiền giả, tiền nghi giả Tiền giả là tiền được làm giống như tiền giấy (tiền cotton, tiền polymer), tiền kim loại Việt Nam nhưng không phải do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổ chức in, đúc, phát hành. le Tiền nghi giả là tiền chưa kết luận được là tiền thật hay tiền giả. 4.3.2. Phương pháp nhận biết tiền giả ol Có nhiều phương pháp nhận biết tiền giả như phương pháp nhận biết bằng máy móc, thiết bị, phương pháp nhận biết bằng tay, bằng mắt. Trong nội dung học phần này, chỉ giới thiệu phương pháp nhận biết bằng tay, bằng mắt vì phương pháp này mang tính phổ thông đại chúng hơn. Phương C pháp biết như sau: 4.3.2.1. Phương pháp nhận biết tiền polymer giả trong điều kiện không có thiết bị kiểm tra - Đưa tờ tiền lên trước nguồn sáng để kiểm tra hình bóng chìm chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh PD và dây an toàn (dây bảo hiểm). Ở tiền thật sẽ nhìn thấy trên cả 2 mặt tờ tiền: hình bóng chìm chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh trên nền giấy, được thể hiện bằng nhiều đường nét tinh xảo; dây an toàn có các chữ và số rõ ràng, sắc nét và sáng hơn màu nền xung quanh. Ở tiền giả: không có hình bóng chìm và dây an toàn; hoặc hình bóng chìm không tinh xảo như tiền thật, chỉ là hình mô phỏng chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh được in trên bề mặt; các chữ, số C trên dây an toàn không rõ ràng, sắc nét và tối hơn nền giấy. - Dùng tay vuốt nhẹ tờ tiền để kiểm tra các chi tiết in nổi (tại các vị trí: dòng chữ “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM”, Quốc huy, hình chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh, chữ và số mệnh giá...). Ở tiền thật sẽ có cảm giác nhám, ráp khi vuốt lên các chi tiết này. Ở tiền giả: chỉ có cảm giác trơn lì, không nhám, ráp như tiền thật. - Chao nghiêng tờ tiền để kiểm tra yếu tố mực đổi màu (OVI) và yếu tố IRIODIN. Ở tiền thật yếu tố OVI có màu vàng đất khi nhìn thẳng và chuyển dần sang màu xanh lá cây khi nhìn nghiêng. Yếu tố IRIODIN là dải màu vàng chạy dọc tờ tiền, lấp lánh ánh kim khi chao nghiêng tờ tiền. Ở tiền giả: không có yếu tố mực đổi màu, hoặc in giả màu vàng/xanh lá cây nên không có hiệu ứng đổi màu như tiền thật; không có dải màu vàng lấp lánh khi chao nghiêng tờ tiền. - Quan sát các cửa sổ trong suốt trên tờ tiền: kiểm tra hình dập nổi trên cửa sổ lớn (ở tiền thật, hình dập nổi là cụm số mệnh giá được dập nổi tinh xảo); kiểm tra hình ẩn (DOE) trong cửa sổ nhỏ bằng cách đưa cửa sổ tới gần mắt, nhìn xuyên qua cửa sổ và hướng vào nguồn ánh sáng đỏ (bóng đèn sợi đốt, ngọn lửa ...) sẽ thấy hình ẩn hiện lên xung quanh nguồn sáng. Ở tiền giả: không có cụm số mệnh giá dập nổi trên cửa sổ lớn, nếu có chỉ là các nét dập thô, không tinh xảo như tiền thật; trong cửa sổ nhỏ không có hình ẩn (DOE) như tiền thật. 31
  12. * Lưu ý: Tùy theo những thời điểm, điều kiện thực tế sẽ có sự thay đổi về cách nhận biết theo hướng dẫn của Ngân hàng nhà nước. Phương pháp nêu trên chỉ phù hợp với thời điểm tác giả biên soạn bài giảng này. 4.3.2.2. Phương pháp nhận biết tiền giấy giả trong điều kiện không có thiết bị kiểm tra a) Tiền do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành: Giấy in tiền được sử dụng để in các đồng tiền mệnh giá 100.000 đ, 50.000 đ và 20.000 đ là loại giấy trắng đặc biệt được Nhà nước bảo hộ, không có bán trên thị trường. Khi cầm tờ tiền, ta có cảm giác giấy trơn, dai, cứng, đanh. Nếu cầm và vẩy tờ tiền, ta nghe thấy tiếng kêu thanh, ròn đặc trưng. Ở phía trái mặt trước tờ bạc (là mặt in hình chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh), chỗ giấy để trắng (không có hình in), là hình bóng chìm chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh (mệnh giá 100.000đ là chân dung nhìn thẳng, 50.000 đ và 20.000 đ là chân dung nhìn nghiêng). Hình bóng chìm này được tạo ra trong quá trình sản xuất giấy, qua kỹ thuật làm vị trí giấy dày, mỏng khác nhau tạo các nét sáng hơn và tối hơn nền giấy tương ứng. Có thể kiểm tra hình bóng chìm bằng cách đưa tờ bạc lên ngang hoặc trên tầm mắt ngược chiều nguồn sáng ta sẽ nhìn thấy hình chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh rõ nét, có chiều sâu. Trên mặt và trong nền giấy in có các sợi màu bảo hiểm mảnh như sợi tơ (màu xanh, đỏ ...) được phân bổ một cách ngẫu nhiên. Các sợi màu bảo hiểm này được đưa vào trong quá trình sản xuất giấy. Khi đưa tờ bạc vào ánh sáng của đèn cực tím, nền giấy của tờ bạc sẽ phát quang màu tím sẫm và các ge sợi bảo hiểm nêu trên sẽ phát quang ra các màu xanh lá cây, đỏ... Riêng loại 100.000 đ có thêm dây an toàn (bằng Polymer), nằm ở vị trí khoảng 1/3 chiều ngang, tính từ mép phải ở mặt trước của tờ bạc. Dây an toàn nằm chìm trong giấy (được đưa vào trong quá trình sản xuất giấy), trên sợi dây có các chữ cái và con số NHNNVN 100000 rõ nét và đảo chiều liên le tục (viết tắt của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 100.000 đồng). Kiểm tra dây an toàn bằng cách quan sát như cách kiểm tra hình bóng chìm nêu trên, rõ hơn nếu dùng kính lúp có độ phóng đại ol khoảng 10 lần và có nguồn sáng chiếu từ phía sau tờ bạc. b) Tiền giả: Khi cầm tờ tiền giả, ta có cảm giác giấy bì, nhũn và không dai. Nếu cầm và vẩy tờ tiền, ta nghe C thấy tiếng kêu đục, không thanh, ròn như ở tiền thật. Khi soi tờ bạc dưới đèn cực tím, nền giấy tiền giả phát màu sáng trắng, màu đen hoặc màu tím không thuần nhất. Giấy in tiền giả phần lớn không nhìn thấy các sợi màu bảo hiểm màu xanh, đỏ... phát quang, khi PD kiểm tra bằng đèn cực tím. Một số loại tiền giả được in giả sợi bảo hiểm có phát quang (nhưng màu phát quang không giống ở tiền thật). Giấy in tiền giả thường được dán lại bằng 2 lớp giấy mỏng. Hình bóng chìm chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh được làm giả bằng cách in vào mặt trong của 01 lớp giấy. Khi kiểm tra hình bóng chìm chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh trước nguồn sáng, chỉ thấy các nét in màu đen nhạt ở mặt trong C giữa 2 lớp giấy, hình chân dung Bác không rõ nét, không có chiều sâu. Tương tự, dây an toàn ở loại 100.000 đ giả được làm giả bằng cách in mực đen vào mặt trong của 1 lớp giấy, tạo ra dòng chữ số NHNNVN 100000, nhưng dòng chữ số này không rõ nét. 4.3.3. Xử lý và thu hồi tiền giả Điều 4. Thu giữ tiền giả 1. Trong giao dịch tiền mặt với khách hàng, khi phát hiện đồng tiền có dấu hiệu nghi vấn, ngân hàng căn cứ vào thông báo của Ngân hàng Nhà nước (hoặc của Bộ Công an) về đặc điểm nhận biết của tiền giả, đối chiếu với đặc điểm bảo an của tiền mẫu (hoặc tiền thật) cùng loại để kết luận. a) Trường hợp khẳng định đồng tiền có dấu hiệu nghi vấn là loại tiền giả đã có thông báo của Ngân hàng Nhà nước (hoặc của Bộ Công an), ngân hàng phải lập biên bản (Phụ lục số 1), thu giữ và đóng dấu, bấm lỗ tiền giả; nếu có nghi vấn về việc lưu hành tiền giả hoặc phát hiện từ 5 tờ tiền giấy giả (hoặc 5 miếng đối với tiền kim loại giả) trở lên trong một giao dịch hoặc khi khách hàng không chấp hành việc lập biên bản, thu giữ tiền giả của ngân hàng thì ngân hàng phải thông báo cho cơ quan công an nơi gần nhất. Việc đóng dấu, bấm lỗ tiền giả thực hiện theo Điều 6 Quy định này. b) Đối với loại tiền giả chưa có thông báo (tiền giả loại mới), ngân hàng lập biên bản (Phụ lục số 1), thu giữ (không đóng dấu, bấm lỗ tiền giả); thông báo kịp thời cho cơ quan công an nơi gần nhất; thông báo và gửi toàn bộ tiền giả loại mới trong thời hạn 2 ngày làm việc kể từ ngày phát hiện về Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trên địa bàn. Khi nhận được 32
  13. thông tin về tiền giả loại mới, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thông báo ngay cho cơ quan công an cùng cấp và Cục Phát hành và Kho quỹ. 2. Nhân viên ngân hàng thu giữ tiền giả phải là người được đào tạo, tập huấn về kỹ năng nhận biết tiền thật, tiền giả. 3. Nghiêm cấm hành vi trả lại tiền giả, tiền nghi giả cho khách hàng. Điều 5. Tạm thu giữ tiền nghi giả Đối với tiền nghi giả, tổ chức tín dụng, tổ chức khác có hoạt động ngân hàng lập biên bản và tạm thu giữ tiền nghi giả (Phụ lục số 2). Trong thời gian 3 ngày làm việc kể từ ngày tạm thu giữ, tổ chức tín dụng, tổ chức khác có hoạt động ngân hàng gửi tiền nghi giả và đề nghị Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc cơ quan Công an trên địa bàn giám định. Kết quả giám định phải được thông báo bằng văn bản cho khách hàng có tiền nghi giả biết. Điều 6. Đóng dấu tiền giả 1. Con dấu tiền giả Con dấu tiền giả hình chữ nhật; kích thước: 20mm x 60mm; phần tên ngân hàng: 5mm x 60mm, phần chữ “TIỀN GIẢ”: 15mm x 60mm; sử dụng mực màu đỏ. 2. Cách thức đóng dấu, bấm lỗ tiền giả Đóng dấu tiền giả lên 2 mặt của tờ tiền giả và bấm 4 lỗ trên tờ tiền giả (mỗi cạnh chiều dài tờ tiền giả bấm 2 lỗ cân đối bằng dụng cụ bấm lỗ dùng cho văn phòng). Điều 7. Đóng gói, bảo quản tiền giả ge 1. Đóng gói, niêm phong tiền giả a) Tiền cotton giả, tiền polymer giả: 100 tờ tiền giả cùng mệnh giá, cùng chất liệu đóng thành 1 thếp; 10 thếp tiền giả đóng thành 1 bó (1.000 tờ) và niêm phong. Trường hợp không đủ 1.000 tờ cũng thực hiện đóng bó và niêm phong. le b) Tiền kim loại giả: 100 miếng được đóng thành 1 túi nhỏ và niêm phong; 10 túi nhỏ đóng thành một túi lớn (1.000 miếng), niêm phong. Trường hợp không đủ 100 miếng, đóng vào túi nilon và ol niêm phong. c) Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm đóng gói, niêm phong bó, túi tiền giả và niêm phong phải ghi rõ và đầy đủ các yếu tố theo quy định hiện hành về niêm phong tiền mặt của Ngân hàng Nhà C nước. 2. Tiền giả được bảo quản riêng trong kho tiền của ngân hàng. Điều 8. Giao nhận, vận chuyển tiền giả PD 1. Giao nhận tiền giả giữa tổ chức tín dụng, tổ chức khác có hoạt động ngân hàng với Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước thực hiện theo tờ (hoặc miếng đối với tiền kim loại giả), giao nộp hàng tháng (trừ trường hợp tiền giả loại mới giao nộp theo quy định tại Điểm b, Khoản 1, Điều 4 Quy định này). Ngân hàng giao lập biên bản giao nhận tiền giả (Phụ lục số 3). C Phương thức vận chuyển tiền giả do Tổng Giám đốc (Giám đốc) tổ chức tín dụng, tổ chức khác có hoạt động ngân hàng giao quyết định, đảm bảo an toàn trong quá trình vận chuyển. 2. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm kiểm tra tính xác thực của từng tờ tiền giả do tổ chức tín dụng, tổ chức khác có hoạt động ngân hàng nộp. Trường hợp phát hiện tiền thật trong số tiền giả giao nộp, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước lập biên bản, yêu cầu ngân hàng đã thu giữ phải hoàn trả ngang giá trị cho khách hàng và báo cáo kết quả về Ngân hàng Nhà nước trong thời gian 1 tháng. Ngân hàng, nhân viên ngân hàng thu giữ tiền thật của khách hàng phải chịu trách nhiệm về hậu quả (nếu có) đối với khách hàng . Tờ tiền thật đã đóng dấu “Tiền giả” được thu hồi, đổi ngang giá trị (ghi Có) cho ngân hàng nộp và được cắt góc (1/8 diện tích tờ tiền), đóng gói, giao nhận như đối với tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. 3. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước giao nộp tiền giả về Kho tiền Trung ương, Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Bình Định ít nhất 6 tháng 1 lần, có thể kết hợp với việc điều chuyển tiền đi, đến của Ngân hàng Nhà nước. Phương thức giao nhận theo bó, túi nguyên niêm phong của ngân hàng giao. 33
  14. 4. Đối với tiền giả chưa có thông báo (tiền giả loại mới), Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giao nộp tiền giả loại mới theo yêu cầu của Cục Phát hành và Kho quỹ; phương thức vận chuyển do Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định, đảm bảo an toàn, kịp thời. Điều 9. Giám định tiền giả, tiền nghi giả 1. Mọi tổ chức, cá nhân có yêu cầu giám định tiền giả, tiền nghi giả phải có đề nghị bằng văn bản (Phụ lục số 4) và chuyển tiền giả, tiền nghi giả cần giám định tới Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Cục Phát hành và Kho quỹ hoặc Chi cục Phát hành và Kho quỹ. 2. Kết quả giám định của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Cục Phát hành và Kho quỹ; Chi cục Phát hành và Kho quỹ được thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân có yêu cầu giám định trong thời gian 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị giám định. Việc giám định được thực hiện miễn phí. 3. Xử lý kết quả giám định tại Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: a) Kết quả giám định là tiền thật, tiền thật này được trả lại tổ chức, cá nhân đề nghị giám định hoặc thu đổi và ghi Có cho ngân hàng đề nghị giám định. b) Kết quả giám định là loại tiền giả đã có thông báo của Ngân hàng Nhà nước (hoặc của Bộ Công an), Ngân hàng Nhà nước chi nhánh thu giữ tiền giả; đóng dấu, bấm lỗ tiền giả (nếu tờ tiền giả ge chưa được đóng dấu, bấm lỗ). c) Kết quả giám định là loại tiền giả chưa có thông báo (tiền giả loại mới), Ngân hàng Nhà nước thu giữ tiền giả (không đóng dấu, bấm lỗ) và chuyển tiền giả về Cục Phát hành và Kho quỹ theo quy định tại Khoản 4, Điều 8 Quy định này. le d) Trường hợp Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương không kết luận được là tiền thật hay tiền giả thì chuyển số tiền cần giám định trong thời gian sớm nhất về Cục ol Phát hành và Kho quỹ để giám định. 4. Xử lý kết quả giám định tại Cục Phát hành và Kho quỹ, Chi cục Phát hành và Kho quỹ: a) Kết quả giám định là tiền thật, số tiền thật được trả lại cho tổ chức, cá nhân yêu cầu giám định C hoặc được nộp vào Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước (hoặc Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh TP Hồ Chí Minh) để báo Có cho ngân hàng đề nghị giám định. b) Kết quả giám định là tiền giả đã có thông báo của Ngân hàng Nhà nước (hoặc của Bộ Công PD an), tiến hành thu giữ, đóng dấu, bấm lỗ và nộp vào Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước (hoặc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP Hồ Chí Minh). Đối với tiền giả loại mới (chưa có thông báo của Ngân hàng Nhà nước hoặc Bộ Công an), thực hiện thu giữ, không đóng dấu, bấm lỗ. 5. Tiền giả, tiền nghi giả giám định theo yêu cầu của cơ quan Công an, Bộ đội Biên phòng, Hải quan, sau khi giám định được trả lại đơn vị yêu cầu giám định; không đóng dấu, bấm lỗ đối với tiền C giả. 6. Cán bộ làm công tác giám định tiền giả, tiền nghi giả của Ngân hàng Nhà nước phải có chứng chỉ hoặc chứng nhận đã qua đào tạo tập huấn về nghiệp vụ giám định tiền do Ngân hàng Nhà nước cấp. Điều 10. Lưu giữ, bảo quản tiền giả tại Cục Phát hành và Kho quỹ Tiền giả loại mới sau khi giám định tại Cục Phát hành và Kho quỹ được lưu giữ, bảo quản để phục vụ công tác nghiệp vụ (ngoại trừ tiền giả, tiền nghi giả giám định theo Khoản 5, Điều 9 Quy định này). Cục Phát hành và Kho quỹ trình Thống đốc quyết định về số lượng, loại tiền giả cần lưu giữ, bảo quản. Điều 11. Thu hồi và tiêu huỷ tiền giả 1. Ngân hàng Nhà nước tổ chức thu nhận, tiêu huỷ tiền giả do các tổ chức, cá nhân giao nộp. 2. Việc tiêu huỷ tiền giả, tiền thật bị đóng dấu “Tiền giả” của Ngân hàng Nhà nước thực hiện theo quy định như đối với tiêu huỷ tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông. 3. Việc tiêu huỷ tiền giả là tang vật của các vụ án hình sự thực hiện theo quy định của pháp luật về thi hành án. Điều 12. Thông tin, báo cáo về tiền giả 34
  15. 1. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, tổ chức tín dụng, tổ chức khác có hoạt động ngân hàng báo cáo số liệu tiền giả thu giữ theo quy định hiện hành của Ngân hàng Nhà nước. 2. Ngân hàng khi phát hiện tiền giả loại mới hoặc phát hiện có dấu hiệu tàng trữ, lưu hành, vận chuyển tiền giả phải kịp thời thông báo cho cơ quan công an và Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trên địa bàn. Ngân hàng Nhà nước (Cục Phát hành và Kho quỹ) thông báo kịp thời cho Bộ Công an (Cục Bảo vệ An ninh kinh tế) thông tin về tiền giả loại mới. Cục Phát hành và Kho quỹ thông báo bằng văn bản về đặc điểm tiền giả loại mới gửi Cục Bảo vệ an ninh kinh tế (Bộ Công an); Cục Trinh sát (Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng); Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; các tổ chức tín dụng Nhà nước; Kho bạc Nhà nước để phục vụ công tác phòng, chống tiền giả Điều 13. Hạch toán, kiểm kê về tiền giả Tiền giả được hạch toán ngoại bảng và kiểm kê định kỳ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. ge le ol C PD C 35
  16. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT NH: Ngân hàng NHTM: Ngân hàng thương mại NHNN: Ngân hàng nhà nước NHNNVN: Ngân hàng nhà nước Việt Nam TCTD: Tổ chức tín dụng CMND: Chứng minh nhân dân ge le ol C PD C 36
  17. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Quyết định 49/QĐ-NH6 ngày 12-3-1992 của thống đốc NHNNVN về quy định thu, nhận tiền mặt bằng túi niêm phong của khách hàng nộp vào ngân hàng - Quyết định của NHNNVN số 25/2008/QĐ-NHNN ngày 08 tháng 09 năm 2008 ban hành chế độ điều hòa tiền mặt, xuất, nhập quỹ dự trữ phát hành và quỹ nghiệp vụ phát hành trong hệ thống ngân hàng nhà nước - Quyết định của NHNNVN số 28/2008/QĐ-NHNN ngày 10 tháng 10 năm 2008 ban hành quy định về xử lý tiền giả, tiền nghi giả trong ngành ngân hàng. - Quy định về nghiệp vụ phát hành và điều hòa tiền mặt trong hệ thống ngân hàng nhà nước (ban hành theo quyết định 46/1999/QĐ-NHNN6 ngày 05-02-1999 của thống đốc ngân hàng nhà nước) - Căn cứ Luật ngân hàng nhà nước Việt Nam số 01/1997/QH ngày 12/12/1997, Luật các tổ - Căn cứ nghị định số 15/CP ngày 02/03/1993 của Chính phủ về nhiệm vụ và quyền hạn và trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ - Căn cứ nghị định số 81/1998/NĐ –CP ngày 01/10/1998 của Chính phủ về in, đúc, bảo quản, vận chuyển và tiêu hủy tiền giấy, tiền kim loại, bảo quản, vận chuyển tài sản quý, giấy tờ có giá trong hệ thống ngân hàng. + Các tạp chí ngân hàng + http://www.ebook.edu.vn ge + http://www.tailieu.vn + http://www.sbv.gov.vn (Ngân hàng nhà nước Việt Nam) + http://vneconomy.vn (Thông tin kinh tế tài chính ở Việt Nam) + http://www.vnba.org.vn (Hiệp hội ngân hàng) le ol C PD C 37
  18. MỤC LỤC Chương 1: TỔNG QUAN VỀ NGHIỆP VỤ KHO QUỸ ........................................................................1 1.1. Khái niệm, sự cần thiết, vai trò và nhiệm vụ của nghiệp vụ kho quỹ của ngân hàng ............................. 1 1.1.1. Khái niệm ................................................................................................................................ 1 1.1.2. Giải thích một số từ ngữ ............................................................................................................1 1.2. Hệ thống tổ chức kho quỹ của ngành ngân hàng ..............................................................................1 1.2.1. Hệ thống kho quỹ của ngành Ngân hàng Nhà nước .......................................................................1 1.2.2. Hệ thống kho quỹ của tổ chức tín dụng ........................................................................................ 3 1.3. Những nguyên tắc cơ bản của kho quỹ ngân hàng............................................................................3 1.3.1. Nguyên tắc ra vào kho tiền .........................................................................................................3 1.3.2. Nguyên tắc về sử dụng và bảo quản chìa khóa kho tiền..................................................................5 1.3.3. Nguyên tắc về các phương tiện đảm bảo an toàn kho tiền .............................................................. 6 1.4. Tổ chức bộ máy quỹ nghiệp vụ .....................................................................................................6 1.4.1. Tổ chức bộ máy ........................................................................................................................ 6 1.4.2. Tiêu chuẩn của các chức danh ....................................................................................................7 Chương 2: NGHIỆP VỤ KIỂM ĐIỂM VÀ XỬ LÝ THU CHI TIỀN MẶT, GIẤY TỜ CÓ GIÁ, TÀI SẢN QUÝ TRONG NGÀY ........................................................................................................................ 9 ge 2.1. Kiểm đếm, chọn lọc, niêm phong tiền .......................................................................................... 9 2.1.1. Nguyên tắc kiểm đếm chọn lọc, niêm phong tiền ..........................................................................9 2.1.2. Quy cách đóng thếp tiền mặt ......................................................................................................9 2.1.3. Quy cách đóng bao tiền ........................................................................................................... 11 le 2.1.4. Niêm phong tiền ..................................................................................................................... 11 2.2. Nghiệp vụ thu chi tiền mặt .......................................................................................................... 12 2.2.1. Nguyên tắc chung ................................................................................................................... 12 ol 2.2.2. Quy trình thu chi tiền mặt ........................................................................................................ 13 2.2.3. Quy trình thủ tục giao nhận tiền mặt của khách hàng theo túi niêm phong........................................... 13 2.3. Nghiệp vụ thu chi tài sản quý, giấy tờ có giá ................................................................................. 15 C 2.4. Kiểm đếm kho quỹ và xử lý tiền thừa, thiếu cuối ........................................................................... 15 2.4.1. Kiểm kê quỹ nghiệp vụ ............................................................................................................ 15 2.4.2. Xử lý thừa thiếu quỹ cuối ngày ................................................................................................. 15 PD Chương 3: NGHIỆP VỤ BẢO QUẢN - GIAO NHẬN VẬN CHUYỂN ................................................ 17 TIỀN MẶT - TÀI SẢN QUÝ - GIẤY TỜ CÓ GIÁ ............................................................................. 17 3.1. Nguyên tắc sắp xếp bảo quản tài sản trong kho tiền ....................................................................... 17 3.1.1. Nội quy kho tiền, quầy giao dịch tiền mặt .................................................................................. 17 3.1.2. Sắp xếp bảo quản tại quầy giao dịch .......................................................................................... 17 C 3.1.3. Sắp xếp bảo quản trong kho tiền ............................................................................................... 17 3.1.4. Sắp xếp bảo quản khi thực hiện các dịch vụ ngân quỹ khác .......................................................... 17 3.2. Nghiệp vụ giao nhận tiền ............................................................................................................ 17 3.2.1. Giao nhận tiền mặt trong ngành Ngân hàng ................................................................................ 17 3.3. Vận chuyển tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá ............................................................................ 18 3.3.1. Quy trình vận chuyển .............................................................................................................. 18 3.3.2. Phạm vi và trách nhiệm vận chuyển .......................................................................................... 19 3.3.3. Một số quy định khi vận chuyển ............................................................................................... 19 Chương 4: NGHIỆP VỤ PHÁT HIỆN, XỬ LÝ, THU HỒI TIỀN.......................................................... 21 KHÔNG ĐỦ TIÊU CHUẨN LƯU THÔNG, TIỀN GIẢ ..................................................................... 21 4.1. Khái quát về đồng tiền Việt Nam................................................................................................. 21 4.1.1. Tiền giấy ............................................................................................................................... 21 4.1.2. Tiền kim loại .......................................................................................................................... 28 4.2. Tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông ............................................................................................. 29 4.2.1. Khái niệm .............................................................................................................................. 29 4.2.2. Sự cần thiết phải thu hồi, đổi tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông .................................................. 29 4.2.3. Nguyên nhân làm cho tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông ........................................................... 29 38
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2