Giáo trình Phòng trừ sâu bệnh hại chè
lượt xem 88
download
Giáo trình này là cơ sở của biện pháp trong phòng trừ sâu bệnh hại tổng hợp, phòng trừ sâu, bệnh hại chè chủ yếu. Nguyên tắc và quy tắc đảm bảo an toàn khi sử dụng thuốc.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Phòng trừ sâu bệnh hại chè
- BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH HẠI CHÈ MÃ SỐ: MĐ04 NGHỀ: TRỒNG CHÈ Trình độ: Sơ cấp nghề
- 2 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN: Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. MÃ TÀI LIỆU: MĐ 04
- 3 LỜI GIỚI THIỆU Phát triển nghề trồng chè rất có ý nghĩa cho việc phát triển kinh tế xã hội. Ngành chè góp phần thúc đầy sản xuất nông nghiệp, phân bố sắp xếp lưc lượng lao động ở khu vực nông thôn và tăng thu nhập cho người trồng chè. Trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cây chè bị rất nhiều sâu bệnh hại gây ảnh hưởng đến năng suất, phẩm chất chè. Sự thiệt hại do sâu bệnh hại chè gây nên thấy ở tất cả các vùng sản xuất chè, tuy nhiên mức độ có khác nhau. Sâu bệnh làm giảm năng suất búp tươi và ảnh hưởng đến phẩm cấp chè. Phòng chống sâu bệnh hiệu quả là buớc quan trọng để đạt năng suất cao và chất luợng chè tốt, tăng thu nhập, kích thích sản xuất chè phát triển. Giáo trình mô đun phòng trừ sâu bệnh hại chè được biên soạn theo chương trình khung của nghề chè trình độ sơ cấp, giáo trình này được chia làm 3 bài: Phòng trừ tổng hợp sâu bệnh hại chè. Phòng trừ sâu hại chè và phòng trừ bệnh hại chè. Giáo trình mô đun phòng trừ sâu bệnh hại chè kết hợp giữa kiến thức lý thuyết cơ bản và chuyên môn về côn trùng, bệnh cây, thuốc BVTV. Trọng tâm của giáo trình mô đun này là cơ sở của biện pháp trong phòng trừ sâu bệnh hại tổng hợp, phòng trừ sâu, bệnh hại chè chủ yếu. Nguyên tắc và quy tắc đảm bảo an toàn khi sử dụng thuốc. Hướng sử dụng thuốc BVTV cho cây chè nhằm bảo vệ cây chè mang lại hiệu quả kinh tế, sử dụng an toàn hợp lý thuốc BVTV, bảo vệ môi trường và sức khoẻ con người. Giáo trình mô đun phòng trừ sâu bệnh hại chè nằm trong chương trình khung nghề trồng chè đã được thông qua. Giáo trình này do tập thể giáo viên khoa trồng trọt trường cao đẳng Nông Lâm Việt Yên chỉnh sửa. Giáo trình này tập trung vào những công việc phòng trừ sâu bệnh hại chè. Tuy vậy, với khuôn khổ nội dung cho phép của chương trình đào tạo. Do đó giáo trình mô đun: Phòng trừ sâu bệnh hại trên cây chè chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến quý báu của anh chị em đồng nghiệp và bạn đọc để chúng tôi bổ sung, sửa đổi cho giáo trình ngày càng hoàn thiện, góp phần vào sự nghiệp đào tạo nghề nói riêng và sự phát triển của nghề truyền thống Trồng chè nói chung. Các tác giả bày tỏ sự biết ơn với Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, Bộ Lao Động Thương Binh và Xã Hội, Tổng Cục Dạy Nghề và các đồng nghiệp ở các trường bạn đã giúp đỡ để hoàn thành giáo trình này. Nhóm biên soạn: 1. Phan Thị Tiệp (Chủ biên) 2. Võ Hà Giang 3. Tạ Thị Thu Hằng 4. Nguyễn Văn Hưởng Nhóm tham gia chỉnh sửa: 1. Phạm Thị Hậu (chủ biên) 2. Hoàng Thị Chấp 3.Trần Thế Hanh 4. Nghiêm Xuân Hội
- 4 MỤC LỤC Giới thiệu mô đun: ................................................................................................ 1 Mục tiêu:................................................................................................................ 1 A. Nội dung ........................................................................................................... 1 1.1.2. Triệu chứng gây hại do sâu.. ....................................................................... 2 1.1.3. Phân biệt các nhóm sâu hại ......................................................................... 2 1.2. Nhận biết bệnh hại.......................................................................................... 2 1.2.1. Bệnh hại chè là gì?. ..................................................................................... 2 1.2.2. Nhận biết triệu chứng gây hại do bệnh gây ra. ........................................... 2 1.2.3. Phân biệt các nhóm bệnh hại ....................................................................... 2 1.3. Khái niệm về phòng trừ tổng hợp sâu, bệnh hại cây chè. ............................. 3 1.3.1. Khái niệm: ................................................................................................... 3 1.3.2. Hệ thống các biện pháp trong phòng trừ dịch hại chè ................................ 3 2. Nguyên tắc sử dụng thuốc BVTV. .................................................................... 3 2.1. Nguyên tắc sử dụng thuốc trên đồng ruộng. .................................................. 3 2.1.1. Đúng thuốc: ................................................................................................. 3 2.1.2. Đúng liều lượng, nồng độ. .......................................................................... 3 2.1.3. Đúng lúc ...................................................................................................... 4 2.1.4. Đúng cách:................................................................................................... 4 2.3. Quy tắc đảm bảo an toàn khi sử dụng thuốc BVTV. ..................................... 4 2.3.1. Đảm bảo thời gian cách ly từng loại thuốc. ................................................ 4 3. Tình hình sử dụng thuốc BVTV và hướng sử dụng thuốc BVTV cho chè . .... 5 3.1. Tình hình sử dụng thuốc trừ sâu trên chè. ...................................................... 5 3.2. Tình hình sử dụng thuốc bệnh cho chè. ......................................................... 6 3.3. Hướng sử dụng thuốc BVTV cho chè. ........................................................... 6 4. Quy trình phòng trừ tổng hợp sâu, bệnh hại chè trong sản xuất chè búp tươi an toàn. .................................................................................................................. 7 4.1. Nhận biết được sâu bệnh hại chính và thiên địch phổ biến trên chè. ............ 7 4.2. Quy trình phòng trừ tổng hợp dịch hại hại chè. ............................................ 7 4.2.1. Các biện pháp kỹ thuật canh tác .................................................................. 7 4.2.2. Biện pháp sinh học: ..................................................................................... 7 4.2.3. Biện pháp cơ lý............................................................................................ 8 4.2.4. Biện pháp hoá học . ..................................................................................... 8 4.2.5. Thăm đồng thường xuyên ........................................................................... 8 5. Nhận biết thuốc BVTV và sử dụng thuốc BVTV ............................................. 9 5.1. Bài thực hành 1: Nhận biết thuốc BVTV và pha chế thuốc........................... 9 Mục tiêu:................................................................................................................ 9 Kiến thức cần thiết để thực hành công việc: ......................................................... 9 Thực hành .............................................................................................................. 9 Điều kiện thực hiện: .............................................................................................. 9 Trình tự các bước thực hiện công việc: ................................................................. 9 Hướng dẫn chi tiết thực hiện công việc: ............................................................. 10 Các sai hỏng và cách phòng ngừa ....................................................................... 11 Kiểm tra đánh giá ................................................................................................ 11
- 5 5.2. Bài thực hành 2: Sử dụng thuốc BVTV trên nương chè. ............................. 11 Mục tiêu ............................................................................................................... 11 Kiến thức cần thiết để thực hành công việc: ....................................................... 11 Thực hành ............................................................................................................ 11 Điều kiện thực hiện: ............................................................................................ 11 6. Điều tra, nhận dạng sâu, bệnh hại chè............................................................. 13 6.1. Bài thực hành 1: Phân biệt triệu chứng bị hại do sâu bệnh hại ................... 13 Mục tiêu:.............................................................................................................. 13 Kiến thức cần thiết để thực hiện công việc: ........................................................ 13 Thực hành: . ......................................................................................................... 13 Điều kiện thực hiện: ............................................................................................ 13 Trình tự các bước thực hiện công việc: ............................................................... 14 Tổ chức thực hiện: ............................................................................................... 14 6.2. Bài thực hành 2: Điều tra sâu bệnh hại chè.................................................. 14 Mục tiêu:.............................................................................................................. 14 Kiến thức cần thiết để thực hiện công việc: ........................................................ 14 Thực hành: ........................................................................................................... 15 Điều kiện thực hiện: ............................................................................................ 15 Trình tự các bước thực hiện công việc (bảng 1): ................................................ 15 Hướng dẫn chi tiết thực hiện công việc (bảng 2). ............................................... 16 Kết quả phân biệt triệu chứng do sâu bệnh hại chè. ........................................... 17 Kết quả điều tra thành phần sâu, bệnh hại chè .................................................... 17 Đánh giá kết quả:................................................................................................. 17 B. Câu hỏi và bài tập thực hành .......................................................................... 18 C. Ghi nhớ: .......................................................................................................... 18 Giới thiệu: ............................................................................................................ 19 Mục tiêu:.............................................................................................................. 19 A. Nội dung: ........................................................................................................ 19 1. Khái quát về tình hình sâu hại chè .................................................................. 19 2. Một số sâu hại chè chủ yếu ............................................................................. 19 2.1. Rầy xanh ....................................................................................................... 19 2.1.1. Triệu chứng , tác hại: ................................................................................. 19 2.1.2.Đặc điểm hình thái, sinh sống gây hại : ..................................................... 20 2.1.3. Phương pháp điều tra rầy xanh: ................................................................ 21 2.1.4. Biện pháp phòng trừ rầy xanh. .................................................................. 21 2.2. Bọ xít muối ................................................................................................... 22 2.2.1. Triệu chứng, tác hại: .................................................................................. 22 2.2.2. Đặc điểm hình thái, sinh sống gây hại: ..................................................... 23 2.2.3. Phương pháp điều tra: ............................................................................... 24 2.2.4. Biện pháp phòng trừ bọ xít muỗi: ............................................................. 25 2.3. Bọ cánh tơ .................................................................................................... 25 2.3.1.Triệu chứng, tác hại: ................................................................................... 25 2.3.2. Đặc điểm hình thái, sinh sống gây hại. ..................................................... 25 2.4. Nhện hại chè: ................................................................................................ 28
- 6 2.4.1. Triệu chứng, tác hại ................................................................................... 28 2.4.2. Đặc điểm hình thái, sinh sống, gây hại: .................................................... 28 2.4.3. Phương pháp điều tra: ............................................................................... 29 2.4.4. Biện pháp phòng trừ nhện: ........................................................................ 30 B. Câu hỏi và bài tập thực hành: ......................................................................... 30 Mục tiêu ............................................................................................................... 30 Điều kiện thực hiện: ............................................................................................ 30 Trình tự các bước thực hiện công việc: ............................................................... 30 Hình thức tổ chức: ............................................................................................... 32 Kiểm tra đánh giá: ............................................................................................... 32 Đánh giá kết quả:................................................................................................. 34 2. Xác định sâu hại chè: ...................................................................................... 34 Đánh giá kết quả .................................................................................................. 37 Câu hỏi: ............................................................................................................... 37 C. Ghi nhớ: .......................................................................................................... 37 Giới thiệu: ............................................................................................................ 38 Mục tiêu bài dạy: ................................................................................................. 38 A. Nội dung ......................................................................................................... 38 1. Khái quát về tình hình bệnh hại chè. ............................................................... 38 2. Một số bệnh hại chè chủ yếu: .......................................................................... 39 2.1. Bệnh phồng lá chè ........................................................................................ 39 2.1.1. Triệu chứng, tác hại: .................................................................................. 39 2.1.2. Nguyên nhân, đặc điểm phát sinh, phát triển của bệnh: ........................... 40 2.1.3. Phương pháp điều tra. ............................................................................... 41 2.1.4. Biện pháp phòng trừ. ................................................................................. 41 2.2. Bệnh đốm nâu (còn gọi là khô lá chè hình bánh xe) .................................... 41 2.2.1.Triệu chứng, tác hại: ................................................................................... 41 2.2.2. Nguyên nhân ,quy luật phát sinh, phát triển của bệnh. ............................. 41 2.2.3. Phương pháp điều tra. ............................................................................... 41 2.2.4. Biện pháp phòng trừ tổng hợp................................................................... 42 2.3. Bệnh chấm xám (đốm xám) ......................................................................... 42 2.3.1. Triệu chứng, tác hại. .................................................................................. 42 2.3.2. Nguyên nhân gây bệnh, đặc điểm phát sinh, phát triển của bệnh: ............ 42 2.3.3. Phương pháp điều tra. ............................................................................... 42 2.3.4. Biện pháp phòng trừ tổng hợp................................................................... 42 2.4. Bệnh thối búp chè ......................................................................................... 43 2.4.1. Triệu chứng gây hại:.................................................................................. 43 2.4.2. Nguyên nhân gây bệnh, đặc điểm phát sinh, phát triển: ........................... 43 2.4.3. Phương pháp điều tra: ............................................................................... 43 2.4.4. Biện pháp phòng trừ tổng hợp................................................................... 43 2.5. Bệnh khô cành chè ....................................................................................... 44 2.5.1. Triệu chứng, tác hại. .................................................................................. 44 2.5.2. Nguyên nhân gây bệnh, đặc điểm phát sinh, phát triển của bệnh. ........... 44 2.5.3. Phương pháp điều tra: ............................................................................... 44
- 7 2.5.4. Biện pháp phòng trừ .................................................................................. 44 B. Bài tập thực hành: Thực hiện quy trình phòng trừ bệnh hại chè. ................... 44 Mục tiêu:.............................................................................................................. 44 Điều kiện thực hiện: ............................................................................................ 44 Trình tự các bước thực hiện công việc: ............................................................... 45 Hình thức tổ chức: ............................................................................................... 47 Kiểm tra đánh giá: ............................................................................................... 47 Đánh giá kết quả .................................................................................................. 48 I. Vị trí, tính chất của mô đun: ............................................................................ 49 II. Mục tiêu: ......................................................................................................... 49 III. Nội dung chính của mô đun: ......................................................................... 50 IV. Hướng dẫn thực hiện bài thực hành .............................................................. 50 V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập .............................................................. 50 IV.Tài liệu tham khảo.......................................................................................... 52
- 1 MÔ ĐUN: PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH HẠI CHÈ Mã mô đun: MĐ04 Giới thiệu mô đun: Mô đun phòng trừ sâu bệnh hại chè (MĐ 04) là mô đun quan trọng trong nghề trồng chè trình độ sơ cấp nghề. Mô đun 04 giới thiệu những công việc có liên quan đến công tác phòng trừ sâu bệnh hại chè. Sâu bệnh hại chè là yếu tố làm giảm năng suất và chất lượng của sản phẩm chè. Mô đun 04 cung cấp kiến thức, kỹ năng về phòng trừ tổng hợp, phòng trừ một số sâu, bệnh hại chủ yếu trên cây chè. Những công việc của học viên thực hiện trong mô đun này có liên quan đến công việc nhận biết, phân biệt được sâu bệnh, điều tra phát hiện sâu bệnh chủ yếu và thực hiện các biện pháp phòng trừ. Việc tổ chức dạy – học các bài trong mô đun hiệu quả nhất khi thực hiện ngay trên thực địa. Bài 1: Phòng trừ tổng hợp Mục tiêu: Học xong bài này học viên có khả năng: - Nhận biết được về sâu, bệnh gây hại trên cây chè và khái niệm về Phòng trừ tổng hợp sâu bệnh hại cây trồng. - Trình bày được nguyên tắc sử dụng thuốc BVTV cho chè. - Trình bày được tình hình sử dụng thuốc BVTV cho chè và hướng sử dụng thuốc BVTV cho chè. - Trình bày được các biện pháp trong quy trình phòng trừ tổng hợp sâu bệnh hại trên cây chè. - Nhận biết thuốc BVTV và phương pháp sử dụng thuốc. - Thực hiện được các bước công việc trong phòng trừ sâu bệnh hại tổng hợp. - Đảm bảo sản phẩm chè an toàn, an toàn cho con người và môi trường sinh thái A. Nội dung 1. Nhận biết sâu bệnh hại và khái niệm về phòng trừ tổng hợp sâu bệnh hại cây trồng 1.1. Nhận biết sâu hại Sâu hại chè: là đối tượng gây hại chủ yếu cho cây chè, sâu hại thuộc lớp côn trùng và nhện. 1.1.1. Đặc điểm cơ bản để nhận biết sâu hại (côn trùng và nhện) Côn trùng là động vật thuộc ngành động vật không xương sống, cơ thể phân đốt. Côn trùng trưởng thành có những đặc điểm sau: - Cơ thể chia thành 3 phần đầu ngực và bụng - Đầu gồm có râu đầu, mắt kép, có từ 2-3 mắt đơn và bộ phận miệng - Ngực gồm 3 đốt mỗi đốt mang một đôi chân chia đốt, và đa số côn trùng trưởng thành có 2 đôi cánh - Bụng gồm nhiều đốt xếp lồng vào nhau
- 2 - Côn trùng hô hấp bằng hệ thống khí quản. - Cơ thể được bao bọc bởi 1 lớp da cứng mà thành phần chủ yếu là kitin đảm bảo là chỗ dựa cho các cơ quan bên trong của côn trùng . - Trong quá trình sống có biến thái bên ngoài và bên trong. - Cơ thể nhỏ bé nhưng số lượng loài lớn có thể chiếm 3/4 số loài động vật và là động vật chiếm ưu thế sinh thái trên hành tinh chúng ta. Nhện hại chè: là động vật thuộc ngành động vật không xương sống, thuộc lớp nhện, bộ ve bét cơ thể phân đốt gồm 2 phần là thân trước và thân sau. Đầu giả, chúng chỉ có phụ miệng, não nằm phía sau đầu giả thức là trong phần thân, mắt ở trên mặt lưng hoặc mặt bên của lưng. Phía trên miệng là đôi kìm có 3 đốt, những đốt này có răng để ôm ghì vật hoặc con mồi, bên trong miệng là thực quản có tác dụng như một bơm hút thức ăn. Phần thân có chức năng của ngực bụng và một phần chức năng của dầu côn trùng. Da được bao bọc bởi lớp ki tin. Trưởng thành có 8 chân, nhện non có 4 chân hoặc 6 chân. 1.1.2. Triệu chứng gây hại do sâu.. Triệu chứng gây hại do sâu là những chứng trạng biểu hiện ra ngoài khi cây chè bị sâu gây hại mà chúng ta có thể quan sát, nhận biết được. Triệu chứng gây hại do sâu gây ra bao gồm: vết cắn khuyết, vết châm, chích, vết đục.... Nguyên nhân gây ra các triệu chứng khác nhau là do côn trùng, nhện có kiểu miệng khác nhau 1.1.3. Phân biệt các nhóm sâu hại (côn trùng, nhện). Thông qua tranh ảnh, mẫu vật (côn trùng và nhện hại chè), học viên phân biệt các nhóm sâu hại này qua quan sát hình thái mẫu vật, tranh ảnh và thảo luận nhóm. (Trình bày trong bài thực hành ...) 1.2. Nhận biết bệnh hại. 1.2.1. Bệnh hại chè là gì?. Bệnh hại chè: Hiện tượng cây sinh trưởng, phát triển không bình thường do yếu tố ngoại cảnh (thời tiết, đất đai) không thuận lợi gây ra (bệnh sinh lý) hoặc do vi sinh vật (bệnh truyền nhiễm) gây ra, kết quả dẫn đến sự phá huỷ các chức năng sinh lý, cấu tạo ngoại hình của cây, có thể làm cây chết và dẫn đến làm giảm năng suất, phẩm chất của chè. Ví dụ: Bệnh thối búp, phồng lá chè, bệnh chấm xám chè ... Bệnh hại chè có tác hại chủ yếu là làm giảm năng suất, phẩm chất chè 1.2.2. Nhận biết triệu chứng gây hại do bệnh gây ra. Triệu chứng chè bị hại do bệnh gây ra có khác so với sâu hại chè ở chỗ bộ phận bị hại vẫn còn, không bị khuyết, vết bệnh có sự biến đổi màu sắc. Hình dạng vết bệnh có sự khác nhau tuỳ từng loại bệnh. Thông qua 1 số mẫu bệnh, học viên quan sát, mô tả triệu chứng của một số mẫu bệnh Hình2: Triệu chứngbệnh hại chè 1.2.3. Phân biệt các nhóm bệnh hại (bệnh truyền nhiễm và không truyền nhiễm) Bệnh truyền nhiễm là bệnh do sinh vật (nấm, vi khuẩn, vi rút .., như bệnh chấm xám chè, bệnh phồng lá chè, bệnh thối búp chè) gây nên, bệnh có khả
- 3 năng xâm nhiễm, truyền lan từ vùng này sang vùng khác từ cây này sang cây khác Bệnh không truyền nhễm là bệnh do các yếu tố không phải sinh vật mà do yếu tố khí hậu thời tiết, dinh dưỡng, đất đai không thuận lợi gây ra, bệnh không có khả năng xâm nhiễm lây lan, ví dụ bệnh vàng lá do thiếu đạm, thiếu nước... 1.3. Khái niệm về phòng trừ tổng hợp sâu, bệnh hại cây chè. 1.3.1. Khái niệm: Phòng trừ sâu bệnh hại chè là sử dụng phối hợp các biện pháp kỹ thuật trong hệ thống phòng trừ dịch hại thích hợp, trên cơ sở sinh thái hợp lý để giữ cho mật độ sâu, bệnh hại phát triển dưới ngưỡng gây hại.kinh tế, đảm bảo an toàn cho sản phẩm chè và sức khoẻ cho con người và giữ gìn môi trường sinh thái. Tác hại của sâu bệnh hại chè. Sâu bệnh hại chè gây ra tác hại rất lớn cho chè được thể hiện: - Làm giảm năng suất chè: - Làm giảm phẩm cấp chè, giá trị hàng hoá và giá trị sử dụng. - Làm ảnh hưởng xấu đến đất trồng. Nguồn sâu bệnh được tích luỹ trong đất, hoá chất xử lý sâu bệnh có thể tích luỹ trong đất và ảnh hưởng xấu đến đất đai trồng trọt. - Gây ô nhiễm môi trường và phá vỡ cân bằng sinh thái. 1.3.2. Hệ thống các biện pháp trong phòng trừ dịch hại chè + Biện pháp kỹ thuật canh tác. + Biện pháp sử dụng giống + Biện pháp cơ lý. + Biện pháp sinh học. + Biện pháp hoá học. + Biện pháp kiểm dịch chè (Tài liệu phát tay về khái niệm, ưu nhược điểm và nội dung của các biện pháp trên). 2. Nguyên tắc sử dụng thuốc BVTV. 2.1. Nguyên tắc sử dụng thuốc trên đồng ruộng. Sử dụng thuốc BVTVphải tuân theo nguyên tắc 4 đúng. 2.1.1. Đúng thuốc: Mỗi loại thuốc BVTV có thể tiêu diệt được một hay một số loài dịch hại. Trước khi chọn mua thuốc, cần biết loại sâu, nhện, bệnh, cỏ dại gây hại mà mình cần trừ. Không nên sử dụng cùng một loại thuốc trong suốt vụ hoặc từ năm này qua năm khác. Nên ưu tiên mua loại thuốc ít độc nhất. ưu tiên chọn mua loại thuốc có thời gian cách ly ngắn nhất. Nên ưu tiên mua những loại thuốc có tác động chọn lọc (có hiệu lực trừ sâu cao, ít gây độc hại với sinh vật có ích) 2.1.2. Đúng liều lượng, nồng độ. Mỗi loài thuốc có hiệu quả với một loài dịch hại ở một liều lượng, nồng độ nhất định.
- 4 Dùng thuốc với liều cao hơn khuyến cáo càng làm gia tăng nguy cơ bị ngộ độc người đi phun thuốc, người sống ở gần vùng phun thuốc và người sử dụng nông sản có phun thuốc. Ngoài ra còn có nguy cơ cây trồng bị hại do thuốc liều lượng cao gây ra. Dùng thuốc thấp hơn quy định làm cho dịch hại không chết, dịch hại có biểu hiện quen thuốc, chống thuốc.. Vậy sử dụng thuốc không đúng liều lượng, nồng độ còn làm cho dịch hại chống thuốc, quen thuốc và gây khó khăn cho việc phòng trừ. 2.1.3. Đúng lúc Đối với dịch hại đúng lúc là phun thuốc vào thời điểm mà dịch hại trên đồng ruộng dễ bị tiêu diệt nhất. Sâu hại thường mẫn cảm nhất đối với thuốc BVTV khi chúng ở giai đoạn sâu non tuổi nhỏ. Bệnh hại nên phun thuốc lúc bệnh chớm phát. Đối với thuốc trừ cỏ thì phải tuỳ theo đặc điểm của từng loại thuốc và sử dụng vào lúc thuốc có tác động mạnh nhất đến cỏ dại và ít có nguy cơ gây hại cho cây. Phun đúng lúc cũng là tránh phun thuốc khi trời sắp mưa to có thể làm rửa trôi thuốc trên mặt lá, thân cây. Phun thuốc vào lúc trời mát, không có gió to để thuốc bay vào mặt hoặc bay vào nhà ở gần nơi phun thuốc. 2.1.4. Đúng cách: Dùng thuốc đúng cách thể hiện trước hết ở khâu pha thuốc. Pha thuốc đúng cách làm thế nào để cho chế phẩm sử dụng được hoà thật đồng đều vào nước như vậy khi phun thuốc sẽ được trang trải thật đều trên vật phun (lá cây, mặt đất…). Khâu tiếp theo của việc dùng thuốc đúng cách là phun rải thuốc trên đồng ruộng cho đúng cách. Phun rải thuốc đúng cách là làm sao cho thuốc BVTV tiếp xúc được với dịch hại nhiều nhất. Có những loại sâu hại chỉ tập trung phá ở gốc, có những loài chuyên sống trên lá, trên ngọn, lạị có những loài chỉ sống ở mặt dưới lá. Do vậy khi phun thuốc phải hướng sao cho tia thuốc tập trung vào nơi định phun Dùng thuốc đúng cách còn có nghĩa là không tự ý hỗn hợp nhiều loại thuốc BVTV với nhau để phun trên đồng ruộng. Khi hỗn hợp 2 hay nhiều loại thuốc cũng có trường hợp do phản ứng với nhau mà hỗn hợp sẽ giảm hiệu lực trừ dịch hại, hoặc dễ gây cháy lá cây, hoặc dễ gây độc cho người sử dụng. Vì vậy chỉ thực hiện việc hỗn hợp nếu có hướng dẫn trên nhãn thuốc hoặc trong các tài liệu khoa học kỹ thuật hướng dẫn dùng thuốc BVTV. 2.3. Quy tắc đảm bảo an toàn khi sử dụng thuốc BVTV. 2.3.1. Đảm bảo thời gian cách ly từng loại thuốc. + Dư lượng thuốc BVTV trên nông sản Sau khi một loại thuốc BVTV được phun rải lên cây hoặc bón vào đất thì thuốc sẽ để lại trên mặt lá, thân cây... và thông thường là cả ở bên trong các mô thực vật một lượng thuốc (hoạt chất) nhất định. Sau phun (rải) một thời gian (vài ngày, một vài tuần) lượng hoạt chất bám trên cây và tồn tại bên trong cây sẽ giảm dần do tác động của nhiều yếu tố: do thời tiết (nắng mưa), do hoạt động phân huỷ thuốc của các men thực vật, do sự tăng trưởng của cây được gọi là dư
- 5 lượng thuốc trên thân lá, trái, củ của cây trồng. Càng xa ngày phun (rải) thuốc thì dư lượng của thuốc bên ngoài và bên trong cây càng giảm thấp. + Mức dư lượng tối đa cho phép (MRL ) Một loại thuốc BVTV chỉ gây độc cho cơ thể người và động vật máu nóng nếu loại thuốc xâm nhập vào cơ thể với một lượng thấp hơn lượng giới hạn nói trên thì chưa gây hại cho cơ thể. Loại thuốc nào có độc tính càng cao thì giới hạn đó càng thấp. Ngược lại loại thuốc nào có độc tính càng thì giới hạn đó càng cao. Những nông sản chứa dư lượng một loại thuốc BVTV vượt quá mức dư lượng tối đa cho phép thì không được sử dụng, những nông sản chứa dư lượng một loại thuốc BVTV ít hơn mức dư lượng tối đa cho phép thì được xem như vô hại đối với sức khoẻ của người tiêu dùng. + Thời gian cách ly. Thời gian của một loại thuốc BVTV đối với mỗi loại cây trồng có sự khác nhau, khi sử dụng thuốc phải đọc kỹ nhãn thuốc để biết được thời gian cách ly đảm bảo an toàn cho sản phẩm, người tiêu dùng bảo vệ môi trường, hệ sinh thái. 3. Tình hình sử dụng thuốc BVTV cho chè và hướng sử dụng thuốc BVTV cho chè . 3.1. Tình hình sử dụng thuốc trừ sâu trên chè. Đối với cây chè, sâu hại chủ yếu cần phải phòng trừ hiện nay gồm bọ xít muỗi, rầy xanh, bọ cánh tơ, nhện đỏ. Việc sử dụng các loại thuốc hóa học để bảo vệ cây chè với qui mô ngày càng lớn và tốc độ ngày càng nhanh. Mức sản xuất thuốc trừ dịch hại phát triển không ngừng, đặc biệt ở các nước phát triển (không những sử dụng trong nước mà còn bán sang các nước đang phát triển). Chỉ riêng nhóm thuốc lân hữu cơ hiện nay đã có hàng trăm loại. Trên chè, trong những năm qua đã dùng chủ yếu là nhóm thuốc lân hữu cơ và Carbamat như Wofatox, Bassa, Bi 58, Monitor, Nuvacron, Dimicron, Kelthane... Từ năm 1990 trở lại đây phần lớn chuyển sang dùng nhóm thuốc Pyrethroit, kết hợp dùng Padan, Trebon... Trong quá trình mở rộng diện tích trồng chè (có vùng đã lên tới 500- 700ha), cùng với việc thâm canh tăng năng suất, cân bằng sinh học một phần bị phá vỡ, sâu bệnh trên chè ngày càng tăng, mức độ phá hại ngày càng lớn, dẫn đến xảy ra tình trạng lạm dụng thuốc hóa học. Tình hình sử dụng thuốc trừ sâu trên chè hiện nay: Trong điều kiện hiện nay, công tác bảo vệ thực vật đối với cây chè cần giải quyết theo hướng sau: Không sử dụng các loại thuốc hóa học bền vững như Monitor, Wofatox, Kelthane, 666, DDT, Thiodan, Nuvacron, Dimicron, Kindane. Thay vào đó sử dụng các loại thuốc ít bền vững hơn, đảm bảo sau khi sử dụng, chúng bị phân hủy thành sản phẩm đơn giản trong thời kỳ sinh dưỡng của cây và không tồn dư trong sản phẩm chè. Thay thế thuốc có độ độc tố cao bằng thuốc ít độc với người và động vật máu nóng. Ngoài độ độc cấp tính, cần chú ý đến tác động lâu dài ở nồng độ thấp đối với người và động vật. Đặc biệt cần chú ý mức dư lượng thuốc cho phép tối đa cho phép theo qui định của FAO trong sản phẩm chè sau khi chế biến.
- 6 Cần sử dụng một bộ thuốc mới trên chè bảo đảm chất lượng sản phẩm phục vụ tiêu dùng trong nước, đặc biệt là xuất khẩu. Hiện nay nên sử dụng các loại thuốc nhóm Pyrethroit như polytrin, Karate, Sherpa. Nhóm thuốc này có hiệu lực tiêu diệt sâu hại nhanh, ít độc, thời gian phân hủy nhanh (sau phun 7 ngày, chè có thể hái được). Song cần chú ý là nhóm thuốc này nhanh gây kháng thuốc đối với rầy xanh, bọ cánh tơ, bọ xít muỗi và sâu ăn lá khác, vì vậy không nên dùng quá 2 lần phun liền nhau. Mặt khác nhóm thuốc này thường hay gây bùng nổ số lượng sâu hại sau khi dùng nhiều lần, đặc biệt là nhện đỏ và nhện trắng trên chè. Do đó, trong 1 năm chỉ dùng vài lần khi sâu hại thành dịch nặng, sau đó chuyển sang dùng thuốc khác như Padan, Trebon, comite (nên dùng luân phiên các loại thuốc này). Trên chè, thuốc padan được sử dụng để trừ rầy xanh, bọ cánh tơ và nhóm sâu ăn lá như sâu róm, bọ nẹt, sâu cuốn búp, sâu chùm, sâu kèn. Khi sử dụng Padan trên chè, hàm lượng nước trong búp chè giảm nên búp chè có màu xanh vàng, phù hợp với tiêu chuẩn búp chè tươi. Các nước trồng chè ở đông Nam á và châu Phi đều dùng Padan để trừ sâu trên chè như một loại thuốc chính. Padan là loại thuốc trừ sâu sinh học, ít độc đối với người và động vật máu nóng, hiệu lực trừ sâu cao ngay cả đối với những loại sâu đã kháng thuốc khác. Nhiều năm qua các xí nghiệp chè đã áp dụng hình thức khoán đến người lao động. Việc làm đó gây ra tình trạng không quản lý được việc sử dụng các loại thuốc cấm sử dụng trên chè, làm ảnh hưởng xấu tới chất lượng chè. Chủ trương của Tổng công ty chè Việt Nam trong việc thành lập các tổ phun thuốc trừ sâu tại các xí nghiệp để khắc phục tình trạng này là hoàn toàn đúng đắn. Những qui định về thời gian cách ly khi hái chè cần phải đảm bảo chất lượng sản phẩm chè. 3.2. Tình hình sử dụng thuốc bệnh cho chè. Nhiều công trình nghiên cứu thuốc trừ bệnh cho chè cho thấy: Thuốc Antracol 70WP có tác dụng phòng trừ tốt các bệnh nấm hại chè như bệnh bệnh phồng lá, chấm xám, chấm nâu, đốm mắt cua, thối búp chè, bệnh tóc đen. Ngoài tác dụng phòng trừ nấm bệnh, thuốc này còn bổ sung vi lượng kẽm (Zn++) tinh khiết giúp cho cây chè sinh trưởng tốt hơn, lá chè xanh kéo dài dẫn đến cây chè cho năng suất cao hơn. Cơ sở của vấn đề này là do cây chè nhờ được bổ sung vi lượng kẽm đã tăng cường khả năng hút đạm và lân trong đất vùng rễ chè để sinh trưởng phát triển tốt hơn. Thuốc xử lý đất đối với bệnh chết loang dùng Mouceren + Fudazon với tỷ lệ 1:1 hoặc riêng rẽ ở liều lượng 5g/cây tưới vào đất. Đối với bệnh sùi cành chè dùng thuốc Benlat C, Dithane phun vào cây đã dùng tại nông trường Sông Cầu có kết quả tốt. Thuốc Bullstar cộng với thuốc Antracol ngoài tác dụng phòng trừ các loại sâu bệnh hại trên cây chè còn có tác dụng kích thích cây chè sinh trưởng và phát triển mạnh. Đặc biệt thuốc bảo vệ cành cấp 1 là cành có chức năng quan trọng nhất, quyết định số nhánh số búp và năng suất của cây chè. 3.3. Hướng sử dụng thuốc BVTV cho chè. Những hướng cần thiết nhằm tăng hiệu quả sử dụng thuốc trừ BVTV trên chè:
- 7 - Phải hết sức tiết kiệm thuốc, chỉ sử dụng khi cần thiết. Kịp thời dập tắt dịch sâu bệnh khi chúng mới phát sinh, tránh tình trạng để phát thành dịch mới dùng thuốc, khi đó sẽ tốn nhiều thuốc và hiệu quả thấp. - Áp dụng hệ thống phòng trừ tổng hợp trên chè (trong đó có cả biện pháp hóa học). Chú ý bảo vệ các thiên địch của rầy xanh, bọ trĩ, nhện đỏ... trên chè. Luân phiên sử dụng các loại thuốc, không nên chỉ dùng một loại thuốc cho một loài sâu từ đầu đến cuối năm. Tuyệt đối không sử dụng các thuốc đã cấm trên chè. - Phải có những qui định cụ thể về thời gian cách ly của từng loại thuốc khi sử dụng trên chè và cần chú ý tới mức dư lượng tối đa cho phép sử dụng thuốc mà FAO đã qui định. - Xây dựng các lực lượng chuyên trách, các đội phòng trừ sâu bệnh để hạn chế đến mức tối đa việc sử dụng các loại thuốc đã cấm sử dụng. 4. Quy trình phòng trừ tổng hợp sâu, bệnh hại chè trong sản xuất chè búp tươi an toàn. Quy trình phòng chống dịch hại tổng hợp (IPM) là một chiến lược phòng chống sâu bệnh sâu bệnh hại chè mang tính nguyên tắc dựa trên cơ sở sinh thái học, tuỳ từng hoàn cảnh cụ thể mà chọn lựa giải pháp tối ưu nhằm đảm bảo sự ổn định của hệ sinh thái cây chè, an toàn với môi trường và có lợi về kinh tế. Khi thực hiện quy trình này phải giảm bớt được việc sử dụng thuốc hoá học BVTVtrong sản xuất chè nhằm góp phần sản xuất các loại chè không có hoặc có dư lượng thuốc hoá họcbảo về thực vật dưới ngưỡng cho phép đáp ứng yêu cầu sản xuất chè an toàn. 4.1. Nhận biết được sâu bệnh hại chính và thiên địch phổ biến trên chè. + Sâu hại chính trên chè bao gồm: rầy xanh hại chè, bọ xít muỗi, bọ cánh tơ, nhện đỏ nâu, rệp muội đen, sâu cuốn búp, sâu róm, sâu gặm vỏ, sâu xếp lá. + Bệnh hại chính trên chè: bệnh thối búp, bệnh đốm nâu, bệnh phồng lá, bệnh sùi cành chè, bệnh chấm xám. 4.2. Quy trình phòng trừ tổng hợp dịch hại hại chè. 4.2.1. Các biện pháp kỹ thuật canh tác - Làm đất trồng mới. - Chọn giống kháng sâu bệnh. - Chăm sóc (bón phân, tưới nước, tủ gốc, cây che bóng, đốn) - Thu hái. 4.2.2. Biện pháp sinh học: + Bảo vệ và phát triển quần thể thiên địch tự nhiên sẵn có trên nương chè bằng cách: - Để cho các loài thiên địch tồn tại ở mật độ thấp dưới ngưỡng gây hại kinh tế, không gây ảnh hưởng đến năng suất chè. - Áp dụng các biện pháp canh tác hợp lý tạo điều kiện thuận lợi cho cây chè sinh trưởng, phát triển, làm tăng khả năng chống chịu sâu bệnh của cây chè, tạo điều kiện thuận lợi cho thiên địch đến cư trú, góp phần giảm nhu cầu phải dùng thuốc hoá học.
- 8 - Đảm bảo tính đa dạng sinh quần trong hệ sinh thái cây chè, cây che bóng, cây trồng xen tạo điều kiện cho thành phần loài thiên địch phong phú. Duy trì các loài cây hoa có mật (đặc biệt cây hoa cứt lợn) xung quanh nương chè để hấp dẫn thiên địch đến cư trú và phát triển. - Không sử dụng thuốc hoá học bừa bãi, chỉ sử dụng thuốc hoá học khi cần thiết, dùng thuốc đặc hiệu hoặc có phổ tác động hẹp, ít độc với thiên địch mà có hiệu quả cao với sâu hại, chỉ phun vào nơi có mật độ sâu, mức độ bệnh cao hơn ngưỡng gây hại kinh tế. + Tăng cường sử dụng các chế phẩm sinh học và thảo mộc Sử dụng chế phẩ Bt để trừ sâu miệng nhai (sâu cuốn lá, sâu chùm, bọ nẹt), chế phẩm từ nấm Beauverin để trừ rầy xanh, bọ xít muỗi, Bi tadin để trừ nhện đỏ nâu, rầy xanh. Sử dụng chế phẩm từ thảo mộc và có nguồn gốc sinh học như: Sukopi, SH01, Xanh green, Sông lam 333, Rotox, Deriss...để trừ sâu hại chính trên cây chè. Sử dụng chế phẩm sinh học từ nấm đối kháng Trichoderma ssp trừ vi sinh vật trong dất gây bệnh cho cây chè. Thu những cá thể sâu hại chè bị chết nghiền nát hoà với nước lã và phun lên những nơi có các loài sâu hại đó nhằm tăng thêm nguồn gây bệnh của sâu hại. Nghiên cứu và nuôi một số loài bắt mồi, ăn thịt (bọ rùa, nhện nhỏ....) và thả vào hệ sinh tái cây chè để trừ rầy xanh, bọ xít muỗi. 4.2.3. Biện pháp cơ lý Thu bắt sâu chùm, sâu non tuổi 1-2 của sâu róm, bọ xít non của bọ xít hoa khi chúng còn sống tập trung, nhổ cỏ bằng tay ở gốc chè 1 năm tuổi. Hái bỏ những lá chè, búp chè bị sâu cuốn lá, cuốn tổ, sâu xếp lá, sâu kèn Cắt tỉa cành chè bị sâu đục thân mình đỏ, rệp sáp, bệnh loét, sùi cành. Đào bỏ cây chè bị bệnh chết loang. Phát cỏ dại trên nương chè. Đặt bẫy dự báo sự xuất hiện của sâu hại và để thu diệt chúng. Dùng bẫy đèn thu bắt các loài rầy, trưởng thành một số loài cánh vảy hại che, bẫy hố để bắt các loài côn trùng hoạt động ban đêm khi bò lên mặt đất, bẫy dính màu vàng để bẫy trưởng thành rệp muội, bọ phấn, bọ cánh tơ. 4.2.4. Biện pháp hoá học . Sử dụng thuốc hoá học phải tuân theo nguyên tắc 4 đúng và quy tắc đảm bảo an toàn khi sử dụng thuốc (đã được trình bày ở phần trên). 4.2.5. Thăm đồng thường xuyên Hàng tuần phải thăm nương chè, quan sát kỹ, ghi nhận các thông tin về hiện trạng và xu thế phát triển của sâu bệnh, cỏ dại hại chè, của thiên địch, tình hình sinh trưởng, phát triển của cây chè, những biểu hiện cần bón phân hay tưới nước ...và tình hình thời tiết. Dựa vào các thông tin này tiến hành phân tích sinh thái để có quyết định đúng đắn chọn biện pháp tác động hợp lý để khống chế dịch hại dưới ngưỡng gây hại kinh tế
- 9 5. Nhận biết thuốc BVTV và sử dụng thuốc BVTV 5.1. Bài thực hành 1: Nhận biết thuốc BVTV và pha chế thuốc. Mục tiêu: - Nhận biết chính xác các dạng thuốc, loại thuốc BVTV và pha chế được thuốc để đạt hiệu quả cao khi sử dụng - Rèn luyện tính cấn thận, chính xác và an toàn khi tiếp xúc với thuốc BVTV. Kiến thức cần thiết để thực hành công việc: - Dạng thuốc sữa: ký hiệu ED hay ND. Thuốc ở dạng dung dịch, trong suốt có màu hay không màu, khi pha vào nước có màu như sũa (các phần tử của thuốc được phân tán trong nước dạng hạt nhỏ có màu đục như sữa) - Dạng dung dịch đậm hoà tan trong nước: ký hiệu LC, DD, SCW; Thuốc ở dạng dung dịch, trong suốt có màu hay không màu, khi pha vào nước thì thuốc tan trong nước thành dạng dung dịch thật. - Dạng nhũ dầu: ký hiệu SC.Thuốc ở dạng lỏng, đặc sền sệt, có màu trắng như sữa, khi phân tán trong nước tạo thành hỗn hợp màu sữa. - Dạng bột: ký hiệu D Hay BR. Thuốc ở dạng bột tơi màu trắng, hay trắng ngà, không tan trong nước. - Dạng bột thấm nước: ký hiệu WP, BTN, Thuốc ở dạng bột tơi màu trắng, trắng ngà hay các màu khác. Khi pha thuốc trong nước, thuốc phân tán tạo thành dạng huyền phù. - Dạng bột tan trong nước: Ký hiệu SP hay BHN. Thuốc ở dạng bột tơi màu trắng, trắng ngà hay các màu khác. Khi pha thuốc trong nước thuốc hoà tan trong nước tạo thành dung dịch thật. - Dạng hạt: ký hiệu GR hay H. Thuốc ở dạng hạt có kích thước bằng đầu tăm , màu trắng hay trắng ngà, không vụn trong nước rã dần. Thực hành Điều kiện thực hiện: Địa điểm thực hành: Phòng học Thiết bị, dụng cụ, vật liệu: - Kính lúp, kính hiển vi, lam kính, cân kỹ thuật khay nhựa, bình bơm thuốc bảo vệ thực vật, cốc thuỷ tinh, đũa thuỷ tinh, hộp petri, xô nhựa, ống đong các loại . - Găng tay, khẩu trang, kính, áo bảo hộ lao động - Các loại thuốc BVTV: Mỗi dạng thuốc lấy 2 loại , mỗi loại thuốc lấy 100 - 200ml (gam) Thời gian thực hành: 4 giờ . Trình tự các bước thực hiện công việc: TT Tên công việc Thiết bị, dụng cụ Yêu cầu kỹ thuật 1 Kiểm tra thiết bị, dụng cụ vật tư Các loại đã nêu trên 2 Quan sát các dạng thuốc BVTV Gang tay, khẩu Quan sát kỹ các trang, kính, áo bảo dạng thuốc thông hộ lao động qua các ký hiệu
- 10 Các loại thuốc của và đặc điểm BVTV, kính hiển từng dạng thuốc vi. Lam kính, cốc thuỷ tinh, đũa, thìa thuỷ tinh Phân biệt sự khác nhau giữa các Quan sát được khả dạng thuốc năng phân tán và độ rã dần của thuốc hạt 3 Pha chế thuốc BVTV Gang tay, khẩu Pha đúng nồng độ trang, kính, áo bảo dung dịch thuốc hộ lao động đã khuyến cáo Các loại thuốc trên nhãn BVTV, kính hiển vi. Lam kính, cốc thuỷ tinh, đũa, thìa thuỷ tinh, chai hay bình tam giác có nút, ống đong các loại, các loại thuốc BVTV, xô nhựa Hướng dẫn chi tiết thực hiện công việc: Tên công việc Hướng dẫn chi tiết 1. Quan sát và phân Lấy 7 chai (bình tam giác, hay cốc ) đổ vào mỗi cốc 500ml biệt các dạng thuốc nước BVTV Đánh số thứ tự và ghi nhãn . Dùng que thuỷ tinh khuấy thật đều Lấy 2 giọt thuốc đã pha ở cốc lên lam kính Đưa lên kính hiển vi quan sát độ phân tán giọt thuốc ở từng chai, ghi nhận xét. 2. Phương pháp pha chế các dạng thuốc BVTV 2.1. Thuốc dạng sữa Đong thuốc cần pha, đổ lượng nước dã đong vào bình bơm hay xô, đổ khoảng 1/3 lượng nước cần pha vào khuấy cho tan hết, rồi đổ vào bình bơm, đổ thêm nước vào cho đủ, sau lắc đều 2.2. Thuốc dạng lỏng Đong thuốc cần pha, đổ lượng nước dã đong vào bình bơm tan trong nước hay xô, đổ khoảng 1/3 lượng nước cần pha vào khuấy cho tan hết, rồi đổ vào bình bơm, đổ thêm nước vào cho đủ, sau lắc đều rồi đem phun 2.3. Thuốc dạng bột Cân lượng thuốc cần pha, đổ lượng thuốc đã cân vào bình tan hay xô, đổ khoảng 1/3 lượng nước cần pha vào khuấy cho
- 11 tan hết, rồi đổ vào bình bơm, đổ thêm nước vào cho đủ, sau lắc đều rồi đem phun. 2.4. Thuốc dạng bột Thuốc ở dạng này không pha chế và hạt 2.5. Thuốc dạng bột Cân lượng thuốc bột thấm nước cần thiết, cho một lượng thấm nước nước nhỏ, khuấy từ từ cho thuốc ngấm dần đều thành dạng sền sệt, thêm nước dàn cho đủ , vừa đỏ vừa khuấy đều sau đó mới đổ nước vào bình bơm. Các sai hỏng và cách phòng ngừa STT Hiện tượng Nguyên nhân Cách khắc phục 1 Không phân biệt được khả Lượng thuốc lấy Đong lượng mỗi năng phân tán của thuốc mỗi loại không dạng thuốc bằng đèu nhau nhau 2 Lượng thuốc trong bình Cân dong không Cân đong chính không đủ số lượng khi pha chính xác, không xác, tráng sạch tráng sạch ống ống đong, thay đong, giấy lót khi giấy trước và sau cân khi thực hiện nội dung khác Kiểm tra đánh giá Giáo viên gọi học viên trình bày nội dung của bài thực hành. Các học viên khác nhận xét các thao tác bạn đã thực hiện Giáo viên nhận xét, cho điểm. 5.2. Bài thực hành 2: Sử dụng thuốc BVTV trên nương chè. Mục tiêu - Biết cách sử dụng một số thiết bị, dụng cụ phun thuốc hiện có: bình bơm thủ công và bình bơm động cơ đeo vai. - Thực hiện được việc phun thuốc trên nương chè. - Rèn luyện thái độ thận trọng, tỷ mỷ, an toàn khi tiếp xúc với thuốc BVTV, thiết bị phun thuốc. Kiến thức cần thiết để thực hành công việc: - Hiểu được cấu tạo hoạt động của các bình phun thuốc BVTV (học trong phần cơ khí nông nghiệp). - Khi phun thuốc BVTV trừ dịch hại chè cần phun kỹ, tập trung vào nơi dịch hại. - Người đi phun thuốc cần có tốc độ phù hợp với từng loại máy, phải biết được công suất nước qua đầu vòi phun q (lít/phút), bề mặt vạt phun b (mét), diện tích phun S (m2), lượng thuốc phun cho đơn vị diện tích Q (lít). - Công thức tính vận tốc người đi phun thuốc như sau: V(m/phút)= (q x S)/(Q x b). Thực hành Điều kiện thực hiện: Địa điểm thực hành: Nương, đồi chè Thiết bị dụng cụ:
- 12 - Bình bơm tay, bình đeo vai động cơ D.M.9, MS1... - Xô nhựa, ống đong, que khuấy, cân kỹ thuật - Dụng cụ phòng hộ lao động: Quần áo, áo mưa, khẩu trang, găng tay, kính... Thời gian: 4 giờ Bảng 1: Trình tự các bước thực hiện công việc: STT Tên công việc Thiết bị Yêu cầu kỹ thuật 1 Pha thuốc Thuốc BVTV dạng sữa (bột thấm Pha đúng kỳ thuật nước, dung dịch tan trong nước, bột như bài trên. tan), xô nhựa ống đong que khuấy, cân kỹ thuật, dụng cụ phong hộ lao động 2 Thực hiện Bình bơm tay, bình động cơ đeo vai, Phun thuốc đúng phun thuốc dung dịch thuốc BVTV đã pha chế, kỹ thuật và sử dụng cụ phòng hộ lao động dụng an toàn các trang thiết bị Bảng 2: Hướng dẫn chi tiết thực hiện các công việc: Tên bước Hướng dẫn chi tiết thực hiện công việc 1. Pha chế Đọc kỹ nhãn thuốc trước khi sử dụng. thuốc Pha chế đúng nồng độ, liều lượng quy định với từng loại thuốc. Pha chế đúng cách: Đổ nước vào khoảng 1/3 bình theo quy định về lượng nước, cho thuốc vào khuấy đều, cho tiếp lượng nước còn lại và lắc bình nước thuốc cho đều. 2. Phun thuốc BVTV 2.1. Bằng bình - Cách nâng hạ bình để thuốc không rơi vãi ra ngoài: đặt bình bơm tay lên trên bàn (bờ tường, bờ ruộng, người đỡ) ở độ cao ngang lưng, nếu không có các địa thế này phải ngồi xuống sát mặt đất, khoác dây đeo vào 2 bên vai - Cách tạo áp suất trong bình: khoá van phun thuốc, điều chỉnh cần phun bằng cách nâng, hạ lên xuống nhiều lần tạo áp lực. - Đi xuôi chiều gió để tránh thuốc bay vào người sau đó mở vòi phun cho thuốc xả vào cây nơi cần phòng trừ có dịch hại - Tuỳ theo đói tượng dịch hại mà phun lên tán lá, toàn cây, gốc cây. - Đi đúng tốc độ định sẵn - Phun hết lượng thuốc nước đã pha trên diện tích đã quy định, phun đều, phun xong rửa sạch bình. 2.2. Bằng bình - Khởi động máy động cơ - Đeo bình - Mở khoá vòi phun
- 13 - Đi đúng tốc dộ đã tính toán - Chọn hướng đi xuôi chiều gió - Phun thuốc vào đối tượng phòng trừ - Khi phun hết thuốc rửa sạch bình. Bảng 3: Các dạng sai hỏng và cách ngăn ngừa: STT Hiện tượng Nguyên nhân Cách phòng ngừa 1 Thuốc bắn Xác định sai hướng gió, Cần thử hướng gió bằng cách vào người đưa vòi phun lên quá tung vậ nhẹ lên cao để quan sát cao so với chiều cao của tư thế rơi của vật, đưa vòi phun người ngang tầm chiều cao của người phun 2 Trong khi Tắc bình Lọc kỹ thuốc trước khi phun, phun nước mở đầu vời phun, kiểm tra các thuốc không rác bẩn bám vào đầu vòi phun. ra. 3 Động cơ Hết xăng hoặc bộ phận Kiểm tra sửa chữa. bình không khác trong động cơ bị hoạt động hỏng 6. Điều tra, nhận dạng sâu, bệnh hại chè. 6.1. Bài thực hành 1: Phân biệt triệu chứng bị hại do sâu bệnh hại Mục tiêu: - Nhận biết, phân biệt được một số triệu chứng do sâu, bệnh gây ra. - Rèn luyện tính tỷ mỉ, chính xác, cẩn thận khi chẩn đoán, xác định triệu chứng bị hại . Kiến thức cần thiết để thực hiện công việc: Triệu chứng bị hại là tình trạng cây (bộ phận lá, cành) bị hại sinh trưởng, phát triển không bình thường do côn trùng, nhện, bệnh hại gây ra. Triệu chứng bị hại do côn trùng (miệng nhai, chích hút có khác nhau) và có biểu hiện ra ngoài là vết khuyết (sâu chùm, lá cuốn sâu cuốn lá, lá xếp, đục cành), các vết châm chích trên búp, lá chè làm lá thay đổi hình dạng, màu sắc (bọ trĩ, rầy xanh, bọ cánh tơ) Triệu chứng bị hại do nhện đỏ là các vết châm chi chít dọc theo gân chính và mép lá bánh tẻ, lá già mới đầu vết châm có màu trắng sau chuyển thành màu nâu đồng, lá mất màu xanh bóng, mép lá quăn, biến dạng. Triệu chứng bệnh hại có thể do nhiều nguyên nhân gây ra: làm lá thay đổi hình dạng (bệnh phồng lá), búp bị thối, từng vết bệnh trên lá mất màu xanh có màu nâu (bệnh đốm nâu) Thực hành: . Điều kiện thực hiện: - Địa điểm thực hành: trên nương đồi chè. - Dụng cụ vật tư:
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Phòng trừ sâu hại bằng công nghệ vi sinh
135 p | 291 | 145
-
Giáo trình Phòng trừ cỏ dại, sâu bệnh hại cây lúa cạn - MĐ03: Trồng lúa cạn
124 p | 437 | 129
-
Giáo trình -kiểm dịch thực vật và dịch hại nông sản - chương 10&11
16 p | 247 | 66
-
Giáo trình Trồng và thu hoạch sa nhân - MĐ04: Trồng ba kích, Sa nhân
116 p | 199 | 56
-
Giáo trình Trồng đào - MĐ04: Trồng đào, lê, mận
107 p | 209 | 49
-
Phòng trừ một số bệnh hại cây cà phê
4 p | 210 | 42
-
Giáo trình Phòng trừ sâu bệnh hại điều - MĐ04: Trồng điều
87 p | 139 | 34
-
Bài giảng côn trùng : Các biện pháp phòng trừ sâu hạị part 4
10 p | 132 | 33
-
PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH CAM QUÝT SÂU VẼ BÙA
8 p | 310 | 22
-
Phòng trừ sâu bệnh trên cây Bưởi da xanh
13 p | 149 | 22
-
Quy trình trồng nho đỏ ( red cardinal) an toàn theo hướng hữu cơ sinh học (P2)
8 p | 102 | 10
-
Cách Phòng Trừ Rầy Hại Chè
4 p | 117 | 9
-
Kiến thức trồng cây vải
4 p | 90 | 8
-
Giáo trình Bảo vệ thực vật trên cây tiêu (Nghề: Trồng hồ tiêu) - Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
49 p | 41 | 6
-
Trồng nho xanh NH 01 - 48 an toàn theo hướng hữu cơ sinh học (P2)
7 p | 65 | 5
-
Giáo trình Trồng và thu hoạch ba kích - sa nhân (Nghề: Trồng trọt và bảo vệ thực vật - Trình độ: Cao đẳng, Trung cấp) - Trường CĐ Nông Lâm Đông Bắc
86 p | 23 | 4
-
Giáo trình Phòng trừ dịch hại (Nghề: Trồng trọt) - Trường CĐ Cộng động Lào Cai
71 p | 41 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn