intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình PLC nâng cao (Nghề: Điện tử công nghiệp - Trình độ: Cao đẳng hệ liên thông) - Trường Cao đẳng nghề Cần Thơ

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:55

18
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình "PLC nâng cao (Nghề: Điện tử công nghiệp - Trình độ: Cao đẳng hệ liên thông)" được biên soạn với mục tiêu giúp sinh viên trình bày được tổng quan về điều khiển lập trình chính xác theo nội dung đã học; nắm được cấu trúc, phương thức hoạt động và các lệnh cơ bản của PLC S7-1200/1500;...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình PLC nâng cao (Nghề: Điện tử công nghiệp - Trình độ: Cao đẳng hệ liên thông) - Trường Cao đẳng nghề Cần Thơ

  1. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 1
  2. LỜI GIỚI THIỆU PLC nâng cao là một trong những mô đun chuyên môn của nghề Điện tử công nghiệp được biên soạn dựa theo chương trình khung đã xây dựng và ban hành năm 2021 của trường Cao đẳng nghề Cần Thơ dành cho nghề Điện tử công nghiệp trình độ Cao đẳng hệ liên thông. Giáo trình được biên soạn làm tài liệu học tập, giảng dạy nên giáo trình đã được xây dựng ở mức độ đơn giản và dễ hiểu, trong mỗi bài học đều có thí dụ và bài tập tương ứng để áp dụng và làm sáng tỏ phần lý thuyết. Khi biên soạn, nhóm biên soạn đã dựa trên kinh nghiệm thực tế giảng dạy, tham khảo đồng nghiệp, tham khảo các giáo trình hiện có và cập nhật những kiến thức mới có liên quan để phù hợp với nội dung chương trình đào tạo và phù hợp với mục tiêu đào tạo, nội dung được biên soạn gắn với nhu cầu thực tế. Nội dung giáo trình được biên soạn với dung lượng thời gian đào tạo 60 giờ gồm có: Bài MĐ 10-01: Tổng quan về PLC S7-1200/1500 Bài MĐ 10-02: Cấu trúc và tập lệnh của PLC S7-1200/1500 Bài MĐ 10-03: Các mạch điều khiển ứng dụng dùng PLC S7-1200/1500 Giáo trình cũng là tài liệu giảng dạy và tham khảo tốt cho các nghề cơ điện tử, điện công nghiệp và điện dân dụng. Mặc dù đã cố gắng tổ chức biên soạn để đáp ứng được mục tiêu đào tạo nhưng không tránh được những thiếu sót. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy, cô, bạn đọc để nhóm biên soạn sẽ điều chỉnh hoàn thiện hơn. Cần Thơ, ngày tháng năm 2021 Tham gia biên soạn 1. Chủ biên: Lê Hữu Nghĩa 2
  3. MỤC LỤC Trang TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN...........................................................................................1 LỜI GIỚI THIỆU..........................................................................................................2 MỤC LỤC..................................................................................................................... 3 BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ PLC.....................................................................................8 1. Tổng quan về điều khiển PLC S7-1200/1500............................................................8 2. Cài đặt phần mềm....................................................................................................10 3. Sử dụng phần mềm..................................................................................................11 3.1. Tổng quan về phần mềm.......................................................................................11 3.2. Soạn thảo chương trình.........................................................................................15 3.3. Download và giám sát chương trình......................................................................18 4. Tổng quan phần cứng...............................................................................................22 4.1. Cấu trúc phần cứng của PLC S7-1200..................................................................22 4.2. Các thông số cơ bản..............................................................................................23 5. Thực hành................................................................................................................23 5.1. Các bước thực hiện...............................................................................................23 5.2. Nội dung thực hành...............................................................................................23 BÀI 2: CẤU TRÚC VÀ TẬP LỆNH CỦA PLC S7-1200/1500..................................25 1. Cấu trúc của PLC S7-1200/1500.............................................................................25 1.1. Thiết bị điều khiển logic khả trình PLC................................................................25 1.2. Xử lý chương trình................................................................................................27 1.2.1. Thực hiện chương trình......................................................................................27 1.2.2. Cấu trúc chương trình của S7 – 1200.................................................................27 2.Tập lệnh.................................................................................................................... 28 2.1. Hệ lệnh Logic với bit............................................................................................28 2.2. Bộ định thời (Timer).............................................................................................30 2.3. Bộ đếm (Counter).................................................................................................32 2.4. Hệ lệnh so sánh.....................................................................................................33 2.5. Hệ lệnh toán học...................................................................................................34 2.6. Hệ lệnh di chuyển dữ liệu.....................................................................................35 2.7. Hệ lệnh chuyển đổi dữ liệu...................................................................................36 2.8. Hệ lệnh điều khiển chương trình...........................................................................37 2.9. Hệ lệnh Logic........................................................................................................37 2.10. Lệnh dịch bit (SHIFT) và lệnh quay (Rotate)......................................................39 3. Thực hành................................................................................................................40 3.1. Các bước thực hiện...............................................................................................40 3.2. Nội dung thực hành...............................................................................................40 BÀI 3: CÁC MẠCH ĐIỀU KHIỂN ỨNG DỤNG DÙNG PLC..................................43 1. Giới thiệu................................................................................................................. 43 1.1. Công tắc tơ và Rơ le nhiệt.....................................................................................44 1.2. Nút nhấn................................................................................................................ 45 1.3. Công tắc hành trình (Limit Switch).......................................................................45 1.4. Rơ le thời gian.......................................................................................................45 2. Cách kết nối dây.......................................................................................................46 2.1. Kết nối dây tín hiệu ngõ vào plc siemens S7-1200...............................................46 2.2. Kết nối dây tín hiệu ngõ ra plc siemens S7-1200..................................................46 2.3. Kết nối bằng mạch rơ le........................................................................................47 3
  4. 2.4. Chương trình PLC S7-1200..................................................................................48 2.5. Cách nối dây mạch động lực khởi động từ đơn và khởi động từ kép cho động cơ 48 2.6. Cáp kết nối thiết bị lập trình với PLC S7-1200....................................................48 3. Thực hành................................................................................................................49 3.1. Các bước thực hiện...............................................................................................49 3.2. Nội dung thực hành...............................................................................................49 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................55 4
  5. GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN Tên mô đun: PLC NÂNG CAO Mã mô đun: MĐ 10 Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của mô đun: - Vị trí: Mô đun được bố trí dạy cuối chương trình sau khi học xong các môn chuyên môn như: Điện tử công suất, Kỹ thuật số, Vi điều khiển, Điều khiển điện khí nén, Điều khiển thủy lực, Điều khiển lập trình cỡ nhỏ...và học trước các mô đun, môn học sau: SCADA, Robot công nghiệp, Thực hành PLC ... - Tính chất: Là mô đun chuyên môn nghề bắt buộc của chương trình đào tạo cao đẳng Điện tử công nghiệp - Ý nghĩa và vai trò của mô đun: Là mô đun bắt buộc. Sau khi học xong mô đun này, người học có thể kết nối dây giữa PC - CPU và thiết bị ngoại vi, viết chương trình, nạp trình để thực hiện được một số bài toán ứng dụng đơn giản trong công nghiệp, phân tích luận lý một số chương trình, phát hiện sai lỗi và sửa chữa khắc phục. Mục tiêu của mô đun: - Về kiến thức: + Trình bày được tổng quan về điều khiển lập trình chính xác theo nội dung đã học + Trình bày được cấu trúc, phương thức hoạt động và các lệnh cơ bản của PLC S7-1200/1500 - Về kỹ năng: + Thực hiện lập trình các bài tập ứng dụng dùng PLC S7-1200/1500 đạt các yêu cầu về kỹ thuật và công nghệ + Kết nối mạch điện theo yêu cầu công nghệ - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Rèn luyện tính tỷ mỉ, chính xác và an toàn vệ sinh công nghiệp Nội dung của mô đun: Thời gian Thực Số hành, thí Tên các bài trong mô đun Tổng Lý Kiểm TT nghiệm, số thuyết tra thảo luận, bài tập 1 Bài 1: Tổng quan về PLC 12 6 6 S7-1200/1500 1.Tổng quan PLC S7-1200/1500 1 1 2. Cài đặt phần mềm 1 1 3. Sử dụng phần mềm 2 2 3.1. Tổng quan về phần mềm 3.2. Soạn thảo chương trình 3.3. Download và giám sát chương trình 4. Tổng quan phần cứng 2 2 4.1. Cấu trúc phần cứng của PLC S7- 1200 5
  6. 4.2. Các thông số cơ bản 5. Thực hành 6 6 5.1. Các bước thực hiện 5.2. Nội dung thực hành 2 Bài 2: Cấu trúc và tập lệnh của PLC 24 14 9 1 S7-1200/1500 1.Cấu trúc của một PLC S7-1200/1500 2 2 1.1. Thiết bị điều khiển logic khả trình PLC 1.2. Xử lý chương trình 1.2.1. Thực hiện chương trình 1.2.2. Cấu trúc chương trình của S7 – 1200 2. Tập lệnh của PLC S7-1200/1500 16 12 4 2.1. Hệ lệnh Logic với bit 2.2. Bộ định thời (Timer) 2.3. Bộ đếm (Counter) 2.4. Hệ lệnh so sánh 2.5. Hệ lệnh toán học 2.6. Hệ lệnh di chuyển dữ liệu 2.7. Hệ lệnh chuyển đổi dữ liệu 2.8. Hệ lệnh điều khiển chương trình 2.9. Hệ lệnh Logic 2.10. Lệnh dịch bit (SHIFT) và lệnh quay (Rotate) 3. Thực hành 5 5 3.1. Các bước thực hiện 3.2. Nội dung thực hành Kiểm tra 1 1 3 Bài 3: Các mạch điều khiển ứng 24 10 12 2 dụng dùng PLC 1. Giới thiệu 2 2 1.1. Công tắc tơ và Rơ le nhiệt 1.2. Nút nhấn 1.3. Công tắc hành trình (Limit Switch) 1.4. Rơ le thời gian 2. Cách kết nối dây 12 8 4 2.1. Kết nối dây tín hiệu ngõ vào plc 6
  7. siemens S7-1200 2.2. Kết nối dây tín hiệu ngõ ra plc siemens S7-1200 2.3. Kết nối bằng mạch rơ le 2.4. Chương trình PLC S7-1200 2.5. Cách nối dây mạch động lực khởi động từ đơn và khởi động từ kép cho động cơ 2.6. Cáp kết nối thiết bị lập trình với PLC S7-1200 3. Thực hành 8 8 3.1. Các bước thực hiện 3.2. Nội dung thực hành Kiểm tra 2 2 Cộng 60 30 27 3 7
  8. BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ PLC Mã bài: MĐ 10-01 Giới thiệu: Để có thể thực hiện tự động hóa sản xuất, bên cạnh các máy móc cơ khí hay điện, các dây chuyền sản xuất…v.v, cũng cần thiết phải có các bộ điều khiển để điều khiển chúng. Trong đó, để đáp ứng được yêu cầu đó điều khiển lập trình là một trong các bộ điều khiển đáp ứng. Mục tiêu: Phát biểu được tổng quan về điều khiển lập trình theo nội dung đã học. So sánh ưu nhược điểm của điều khiển lập trình với các hình thưc điều khiển khác theo nội dung đã học. Trình bày được các lệnh cơ bản của PLC S7-1200/1500 theo nội dung đã học. Rèn luyện tính tư duy, tác phong công nghiệp. Nội dung chính: 1. Tổng quan về điều khiển PLC S7-1200/1500 Trong ứng dụng các công nghệ khoa học vào sản xuất công nghiệp yêu cầu tự động hoá ngày càng tăng, đòi hỏi kỹ thuật điều khiển phải đáp ứng được những yêu cầu đó, với mục tiêu tăng năng suất lao động bằng con đường tăng mức độ tự động hóa các quá trình và thiết bị sản xuất nhằm mục đích tăng sản lượng, cải thiện chất lượng và độ chính xác của sản phẩm. Tự động hóa trong sản xuất nhằm thay thế một phần hoặc toàn bộ các thao tác vật lý của công nhân vận hành máy thông qua hệ thống điều khiển. Những hệ thống điều khiển này có thể điều khiển quá trình sản xuất với độ tin cậy cao, ổn định mà không cần sự tác động nhiều của người vận hành. Điều này đòi hỏi hệ thống điều khiển phải có khả năng khởi động, kiểm soát, xử lý và dừng một quá trình theo yêu cầu hoặc đo đếm các giá trị đã được xác định nhằm đạt được kết quả mong muốn ở sản phẩm đầu ra của máy hay thiết bị. Một hệ thống như vậy được gọi là hệ thống điều khiển. - Trong kỹ thuật tự động điều khiển, các bộ điều khiển chia làm 2 loại: + Điều khiển nối cứng + Điều khiển logic khả trình (PLC) - Một hệ thống điều khiển bất kỳ được tạo thành từ các thành phần: + Khối vào + Khối xử lý – điều khiển + Khối ra - Đặc tính kĩ thuật: - Khối CPU + Loại CPU: 1214C DC/DC/DC + Nguồn cấp: 20.4 - 28.8 VDC + Số đầu vào/ra số: 14DI/10DO (Transistor) + Số đầu vào tương tự: 2AI, dải điện áp 0-10V + Bộ nhớ: 100 kbyte + Cổng giao tiếp: Profinet + Chân I/O của thiết bị được đưa ra connector trung gian dạng Push-in thuận tiện cho đấu nối - Khối truyền thông + Nguồn cấp: 24VDC + Dòng MCU: 32bit ARM 8
  9. + Chuẩn truyền thông: wifi mesh + Chức năng tạo lỗi: lỗi DI, lõi DO, lỗi AI + Chức năng thu thập: thu thập tín hiệu DI, DO -Sơ đồ tổng quát của bộ điều khiển lập trình PLC S7-1200 như sau: Hình 1.1: Sơ đồ khối tổng quát của bộ điều khiển lập trình PLC S7-1200  Ghi chú: 1- Khối cấp nguồn cấp PLC (L+, M) tín hiệu đầu vào số (I0.0,...,I1.5) tín hiệu đầu vào analog (2M,AI0, AI1) 2- PLC S7-1200 3- Barcode của module để kết nối với phần mềm TPA-IOT 4- Khối nguồn cấp đầu ra số (3L+, M) tín hiệu đầu ra số (Q0.0,...,Q1.1) 5- Conector nối với đầu vào số 6- Conector nối với đầu ra số 7- Conector nối với đầu vào analog 8- Đèn báo trạng thái 9- Cổng lắp antena wifi Hình 1.2: Sơ đồ khối tổng quát của bộ điều khiển lập trình PLC S7-1500  Ghi chú: 1- Module nguồn cho PLC 2-Module PLC S7-1500 3PN/DP 3-Module mở rộng 4AQ 9
  10. 4-Cầu đấu cấp nguồn 220Vac cho module 5-Module mở rộng 32DI 6-Module mở rộng 8AI 7-Module mở rộng 32DQ 2. Cài đặt phần mềm Các bước tiến hành cài đặt phần mềm Hình 1.3: Khởi động Simatic Step 7 Basic V10.5 Hình 1.4: Chọn đường dẫn để lưu 10
  11. Hình 1.5: Chọn ổ để cài đặt Chú ý: - Chọn “I accept the conditions of the displayed license agreements” - Sau đó chọn Install để tiến hành cài đặt. - Cuối cùng chọn Finish và khởi động lại máy. 3. Sử dụng phần mềm 3.1. Tổng quan về phần mềm Hình 1.6: Khởi động phần mềm - Để khởi động phần mềm lập trình cho PLC S7 1200 (phần mềm Totally Intergrated Automation Protal V10) ta có thể làm theo hai cách: 11
  12. + Cách 1: Start -> Program -> Siemens Automation -> Totally Intergrated Automation Protal V10 + Cách 2: Kích trực tiếp vào biểu tượng của phần mềm có trên màn hình Desktop, biểu tượng này sẽ tự có sau khi ta cài đặt phần mềm trên máy tính. Hình 1.7: Khởi tạo dự án Sau khi khởi động phần mềm cửa sổ trên hình sẽ xuất hiện: + (1): Nếu kích vào lựa chọn số 1 ta có thể mở các dự án đã thực hiện trước đó, tên và đường dẫn của các dự án đã thực hiện trước đó được hiện thị tại (4). + (2): Lựa chọn này cho phép ta tạo một dự án mới, khi kích vào lựa chọn này hình 4 sẽ xuất hiện + (3): Đây là vùng hiển thị tên và đường dẫn của các dự án đã thực hiện trước đó + (4): Sau khi lựa chọn một trong các dự án hiển thị trong vùng số 4 ta có thể chọn Open để mở dự án đó (hình 8), hoặc chọn Browse để tìm đến dự án mà ta muốn mở. Hình 1.8: Mở dự án đã khởi tạo Sau khi lựa mở một dự án đã thực hiện trước đó ta có thể 12
  13. + (1) và (1-1) cho phép ta xem cấu hình phần cứng của dự án đang thực hiện + (2) và (2-1) cho phép ta mở chương trình đang lập trình + (3) và (3-1) cho phép ta mở chương trình để thiết kế và lập trình cho màn hình cảm ứng. + (4): Tên và đường dẫn của dự án đang được mở + (5): cho phép ta mở toàn bộ dự án bao gồm cả cấu hình phần cứng, chương trình lập trình và chương trình thiết kế giao diện. Các mục của dự án sẽ được hiện thị theo dạng cấu trúc cây. Hình 1.9: Các bước khởi tạo dự án Để thực hiện tạo mới một dự án ta tiến hành + (1): Sau khi mở phần mềm ta lựa chọn Create new Project + (2): Đặt tên cho dự án, chọn địa chỉ để lưu dự án, điền thông tin của người lập trình, giải thích. + (3): Chọn Create để tạo mới một dự án Sau khi ấn nút Create màn hình lại xuất hiện như hình 8, tiếp theo ta chọn Config a device để thiết lập cho thiết bị lập trình Hình 1.10: Lựa chọn thiết bị điều khiển - Khi tạo một dự án mới ta phải khai báo thiết bị để lập trình, việc khai báo phải đúng theo thiết bị mà ta đang có nếu không khi download chương trình xuống PLC hệ thống sẽ báo lỗi. + (1): Chọn Add new device để xuất hiện danh sách CPU 13
  14. + (2): Đặt tên cho CPU + (3): Lựa chọn CPU đúng với CPU mà ta đang có, sau đó kích đúp chuột để chọn CPU này (xuất hiện hình 11) + (4): Khi kích chuột vào mã CPU nào thì các thông số sẽ đựơc hiển thị tại khu vực này. + (5): Lựa chọn này cho phép ta cấu hình mạng các thiết bị mà ta đang có. Hình 1.11: Cấu hình cho thiết bị - Việc cấu hình cho thiết bị lập trình ngoài việc khai báo CPU ta còn phải khai báo các module mở rộng được gắn kèm với CPU, việc khai báo này cũng phải được khai báo theo đúng mã của thiết bị mà ta đang có. + (1): Kích chuột chọn CPU hệ thống sẽ hiển thị thông tin chi tiết về CPU tại khu vực (2) và (3). + (2): Thông tin về CPU như địa chỉ vào/ra, mã của CPU…. +(3): Hiển thị và cài đặt cho CPU, tại đây cho phép ta khai báo và cài đặt một số chức năng cho CPU như: HSC, PTO, PWM, thời gian … + (4): Khu vực lựa chọn module để ghép nối với CPU, tại đây có tất cả các mã của các Module mà S7 1200 cung cấp. + (5): Khu vực để thêm các module mở rộng vào ra. Hình 1.12: Trang soạn thảo chương trình 14
  15. Để mở chương trình soạn thảo ta có nhiều cách Khi mở một dự án mới (hình 8) ta có thể chọn PLC Program hoặc chọn Create a PLC Program. Hoặc tại phần cấu trúc của dự án (4) ta chọn biểu tượng PLC => chọn Program Block => Chọn khối chương trình cần lập trình. Các khu vực chính của trang soạn thảo + (1): Khu vực lập trình, chương trình sẽ được soạn thảo tại đây. + (2): Công cụ soạn thảo chương trình, đây là các công cụ hay sử dụng để lập trình. + (3): Thư viện các công cụ lập trình. Tại đây ta có thể chọn các đối tượng cần thiết để lập trình: các tiếp điểm, bộ định thời, bộ đếm, các lệnh toán học … + (4): Cấu trúc của dự án, toàn bộ cấu trúc của dự án sẽ đựơc hiển thị tại đây, bao gôm: cấu hình thiết bị, cấu hình mạng, cấu hình cho màn hình, soạn thảo chương trình …. + (5): Phần thuộc tính của đối tượng được lựa chọn. Khi kích chuột vào đối tượng nào trong trình soạn thảo thì các thông tin về đối tượng đó sẽ được hiển thị tại đây. + (6): Khối chương trình đang được mở. Khi ta soạn thảo nhiều khối chương trình cùng một lúc thì tên của các khối chương trình đó sẽ được hiện thị tại mục này. Hình 1.13: Một số công cụ hay sử dụng Trong quá trình lập trình ta phải thực hiện một số thao tác như: download chương trình, kết nối để theo dõi chương trinh, chạy và dừng chương trình từ máy tính …Phần mềm cung câp cho người lập trình một số phím tắt trên thanh công cụ để thực hiện các công việc này. Cụ thể chức năng của từng phím trên hình 13 theo chiều từ trai sang: Nút số 1: (Compile) phím này cho phép người lập trình kiểm tra lỗi trong chương trình vừa soạn thảo. Nếu chương trình có lỗi thì số lỗi và vị trí lỗi sẽ được hiển thị tại phần thuộc tính của đối tượng (khu vực (5) hình 12). Nút số 2: (Download) phím tắt để đownload chương trình. Nút số 3: (Run time) nút này cho phép ta chạy mô phỏng chương trình lập trình và thiết kế cho màn hình công nghiệp (nếu có) Nút số 4: (Go Online) sử dụng chức năng này cho phép ta kết nối giữa PLC và máy tính một cách liên tục để có thể theo dõi trạng thái của PLC từ máy tính. Nút số 5: (Go Offline) ngắt kết nối liên tục giữa PLC và máy tính. Nút số 6: (Accessible Devices) chọn tính năng này sẽ cho phép hệ thống tìm tất cả các thiết bị đang kết nối với máy tính thông qua mạng Ethernet. Nút số 7: (Start CPU) cho phép CPU chuyển sang chế độ hoạt động từ máy tính. Nút số 8: (Stop CPU) cho phép dừng CPU trên máy tính Nút số 9: (Cross - references) cho phép ta kiểm soát được tất cả các biến mà ta đã sử dụng. 3.2. Soạn thảo chương trình - Mở trình soạn thảo chương trình 15
  16. Hình 1.14: Mở trình soạn thảo chương trình Kích chuột vào network cần soạn thảo Chọn tiếp điểm thường hở trên thanh công cụ Hình 1.15: Tiếp điểm thường hở Đặt địa chỉ biến vào vùng địa chỉ của tiếp điểm vừa tạo Hình 1.16: Địa chỉ biến Sau khi đặt địa chỉ xong cho tiếp điểm đầu tiên kích chuột vào vị trí tiếp theo trên thanh công cụ Chọn tiếp điểm thường đóng Gõ địa chỉ của tiếp điểm vừa tạo 16
  17. Hình 1.17: Chọn các địa chỉ tiếp theo Để rẽ nhánh cho đoạn chương trình lập trình kích chuột vào vị trí cần rẽ nhánh rồi chọn biểu tượng rẽ nhánh theo chiều rẽ mà ta mong muốn Hình 1.18: Chọn vị trí rẽ nhánh Tại vị trí sau khi rẽ nhánh, đặt con trỏ tại vị trí cần thêm tiếp điểm chọn tiếp điểm thường hở để duy trì Hình 1.19: Chọn vị trí rẽ nhánh tiếp theo Để nối phần mạch vừa tạo với phần mạch điện trước đó ta có thể: Dịch con trỏ vào vị trí cân nối rồi chọn hướng nối Kích chuột trực tiếp vào vị trí cần nối rồi nhấn chuột trái và dữ rồi di chuyển chuột đến vị tri nối. 17
  18. Hình 1.20: Nối phần mạch vừa khởi tạo Đặt con trỏ tại vị trí tiếp theo và chọn quận hút trên thanh công cụ rồi chọn quận hút Hình 1.21: Nối phần mạch vừa khởi tạo tiếp theo Sau khi lập trình xong ta phải tiến hành kiểm tra lỗi của chương trình bằng cách ấn vào nút Compile trên thanh công cụ. Khi đó các lỗi (nếu có) của hệ thống sẽ được hiển thị. Hình 1.22: Kiểm tra lỗi của chương trình 3.3. Download và giám sát chương trình - Sau khi thực hiện soạn thảo xong chương trình ta tiến hành download chương trình xuống PLC. Các bước thực hiện: + Chọn phần chương trình PLC cần download 18
  19. Hình 1.23: Chọn chủng loại CPU Chọn biểu tượng Download trên thanh công cụ Hình 1.24: Download chương trình Khi đó hệ thống sẽ tự động tìm tất cả các thiết bị đang kết nối với hệ thống mạng (chú ý chọn “Show all accessible devices”) Sau khi hệ thống đã tìm thấy các thiết bị kết nối ta chọn PLC cần đổ chương trình rồi ấn Load Hình 1.25: chọn PLC 19
  20. Nếu máy tính chưa được cấu hình địa chỉ IP cho phù hợp với IP của mạng thì hệ thống sẽ tự động thiết lập IP cho máy tính để phù hợp Hình 1.26: Thiết lập IP Ấn Yes để đồng ý với địa chỉ IP mới Hình 1.27: Chọn địa chỉ IP Hệ thống sẽ dừng hoạt động của CPU trước khi download Hình 1.28: Dừng hoạt động của CPU Thông báo những phần sẽ được download xuống PLC Hình 1.29: Đã Download xuống PLC Hoàn tất quá trình download 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD


ERROR:connection to 10.20.1.98:9315 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.98:9315 failed (errno=111, msg=Connection refused)

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1