Giáo trình Sử dụng phần mềm hỗ trợ dạy học Toán: Phần 1
lượt xem 6
download
Phần 1 cuốn giáo trình "Sử dụng phần mềm hỗ trợ dạy học Toán" trình bày các nội dung: Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học ở nhà trường phổ thông, sử dụng phần mềm Graph trong dạy học toán, sử dụng phần mềm hình học động Cabri Geometry. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Sử dụng phần mềm hỗ trợ dạy học Toán: Phần 1
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC THÁI N GUYÊN TRỊNH THANH HẢI GIÁO TRÌNH SỬDỤNGPHẦNMỂMHỖTRỢ DẠYHỌCTOÁN ■ ■
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRỊNH THANH HAI GIÁO TRÌNH SỬ DỤNG PHẦN MỀM HỖTRỢ D Ạ Y HỌC TOÁN I ■ N H À X U Ấ T BẢN ĐẠI HỌC Q UỐ C G IA H À N Ộ I
- SÁCH ĐƯỢC XUẤT BẢN BỞI s ự TÀI TRỢ CỦA Dự ÁN GIÁO DỤC ĐẠI HỌC 2
- M ụ c lục Trang Lời nói đ ầ u ................................................................................................. 7 C hư ơng 1. ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học ở nhà trường phổ thông.................................9 1.1. Tác động của CNTT-TT tới sự phát triển của xãh ộ i...............9 1.2. Nhà trường hiện đại trong bối cảnh phát triển của công nghệ thông tin và truyền thông............................................... 10 1.3. Úng dụng CNTT-TT trong nhà trường ở Việt N am ..................18 1.4. Tác động của CNTT-TT đến dạy học toán........................... 19 C hương 2. Sử dụng phần m ềm Graph trong dạy học to á n ...... 31 2.1. Giới thiệu về phần mềm Graph.............................................. 31 2.2. Làm việc với Graph.................................................................31 2.3. Giới thiệu hệ thống Menu.......................................................32 2.4. Một số chức năng cơ bản........................................................ 35 2.5. Thư viện các hàm của G raph................................................. 39 2.6. Khai thác phần mềm Graph................................................... 40 2.7. Bài tập...................................................................................... 42 C hương 3. Sử dụng Phần mềm hình học động CabriGeometry...... 43 3.1. Tổng quan về phần mềm hình học động Cabri Geometry.................................................................................. 43 3.2. Thao tác với các công cụ của Cabri Geometry........................ 49 3.3. Việt hoá giao diện của Cabri Geometry............................... 68 3.4. Sử dụng phần mềm Cabri Geometry hỗ trợ dạy học............69 3
- 3.5. Phương pháp khai thác phần mềm Cabri Geometry hỗ trợ dạy học toán........................................................................86 C h ư ơ n g 4. Sử dụng Phần m ềm Maple trong dạy học to án .......... 95 4.1. Tổng quan chung về phần mềm M aple..................................95 4.2. Sử dụng các lệnh đơn giản của M aple..................................102 4.3. Sử dụng các câu lệnh của Maple hỗ trợ dạy học khảo sát hàm số ................................................................................ 116 4.4. Các câu lệnh của Maple hỗ trợ giải các bài toán giải tích........................................... ................................................134 4.5. Nhóm các lệnh của Maple hỗ trợ dạy học đại số tuyến tính............................................................................................ 138 4.6. Khai thác các thư viện của Maple trong dạy học toán........159 Nguồn tài liệu giáo trình đã trích dẫn.............................................185 4
- Các từ, cụm từ viết tắt STT Viết tắt Viết đầy đủ 1 CNTT-TT Công nghệ thông tin và truyền thông 2 MTĐT Máy tính điện tử 3 PM D H Phần mềm dạy học 4 HĐ Hoạt động 5 GV Giáo viên 6 HS Học sinh 7 SGK Sách giáo khoa 8 SBT Sách bài tập 9 PPDH Phương pháp dạy học 10 THPT Trung học phổ thông 5
- LỜI NÓI ĐẰU Hiện nay chúng ta đang chứng kiến sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin và truyền thông (ICT). Các nhà khoa học đã khẳng định: chưa có một ngành khoa học và công nghệ nào lại phát triển nhanh chóng, sâu rộng và có nhiều ứng dụng như tin học. Sự ra đời của Internet đã mở ra một kỷ nguyên mới: kỷ nguyên thông tin. Trong khung cảnh đó, đào tạo và giáo dục được coi là mảnh đất mầu mỡ để cho các ứng dụng của tin học phát triển. Theo các chuyên gia, trong giai đoạn tới sẽ có thay đổi sâu sắc trong công nghệ đào tạo và giáo dục nhờ có tin học và Internet. Những công nghệ tiên tiến của tin học như Internet, đa phương tiện, truyền thông băng rộng, CD-Rom, DVD sẽ mang đến những biến đổi có tính cách mạng trên quy mô toàn cầu trong lĩnh vực đào tạo, giáo dục. Với mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo, đổi mới phương pháp dạy học thì một trong các biện pháp khả thi là biết kết hợp các phương pháp dạy học truyền thống và không truyền thống trong đó có sử dụng CNTT-TT nói chung, phần mềm nói riêng như một công cụ đắc lực. Với mục tiêu khiêm tốn là cung cấp những thông tin ban đầu để bạn đọc có thể khai thác các phần mềm vào công việc giảng dạy, học tập và nghiên cứu toán học, chúng tôi mạnh dạn biên soạn Giáo trình S ử d ụ ng phần m ềm hỗ trợ dạy học toán. Giáo trình được biên soạn trước mắt sẽ là tài liệu học tập cho sinh viên chuyên ngành toán - tin sau đó có thể làm tài liệu tham khảo cho giáo viên THPT, học viên cao học và những người quan tâm đến việc khai thác các phần mềm toán. Đây là một công việc mới mẻ và “quá tải” đối với chúng tôi nên không thể tránh được sai sót. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của bạn đọc, đặc biệt là các thầy, cô giáo và các em học sinh, sinh viên - đây sẽ là nguồn thông tin quý giá để chúng tôi hoàn thiện giáo trình này. Chúng tôi xin trân trọng cảm ơn. rri ' _ • 2 Tác giá 7
- Chương 1 ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ■ ■ VÀ TRUYỀN THÔNG TRONG DẠY HỌC ■ ■ ở NHÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG 1.1. TÁC ĐỘNG CỦA CNTT-TT TỚI s ự PHÁT TRIỂN của XÃ HỘI Trong những năm gần đây, loài người đã được chứng kiến một kỷ nguyên gắn liền với sự phát triển nhanh chóng của CNTT-TT. Internet, công nghệ truyền thông đa phương tiện (Multimedia) đã mang lại nhiều ứng dụng trong đời sống xã hội như: trao đổi thư tín qua mạng Internet: e-mail; chính phủ điện tử: e-government; giáo dục điện tử: e-education; dạy học qua mạng: e-learning', thư viện điện tử: e-library\ văn hoá số hay văn hoá điện tử: e-culture. Tất cả đều có một đặc điểm chung là dữ liệu được số hoá và việc trao đổi thông tin được thực hiện trên mạng. Như vậy CNTT-TT đã xâm nhập vào mọi ngóc ngách của cuộc sống và trở thành một công cụ đắc lực không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại. Con người tiếp xúc với kho kiến thức khổng lồ của nhân loại qua màn hình máy tính và giao tiếp với nhau qua mạng Internet, khi đó mọi cản trở về không gian, thời gian trở nên không đáng kể. Những thành tựu của CNTT-TT đã tạo ra một cuộc cách mạng trong hầu hết các lĩnh vực xã hội, kinh tế... Sự thay đổi không chỉ thấy trong các ngành sản xuất công nghiệp, điện tử, viễn thông mà ngay trong các lĩnh vực như y tế, tài chính, ngân hàng, thương mại, quản lý nhà nước... thì CNTT-TT cũng đã thực sự mang lại cho các ngành này các công cụ mới cho phép đẩy nhanh gấp bội tốc độ xử lý nghiệp vụ. Có thể kể ra rất nhiều thành tựu khoa học mới ra đời 9
- dựa trên cơ sở ứng dụng CNTT-TT như các thành tựu trong V học (chụp cắt lớp, mổ nội soi, chẩn đoán bệnh và điều trị từ xa...), ưong sinh học (các nghiên cứu mới về gen, cấy ghép tế bào...). Trong bói cảnh này, giáo dục không thể là trường hợp ngoại lệ, sớm hay muộn thì giáo dục cũng phải chịu tác động sâu sắc bởi các thành tựu cùa c n t t -t t ’ 1.2. NHÀ TRƯỜNG HIỆN ĐẠI TRONG B ố i CẢNH PHÁT TRIEN CỦA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYEN t h ô n g CNTT-TT đã mang lại những triển vọng mói cho ngành giáo dục ở chỗ CNTT-TT không chỉ thay đổi căn bản phương thức điểu hành và quản lý giáo đục (Education Management Technology) mà còn tác động mạnh mẽ làm thay đổi nội dung và phương pháp dạy học. CNTT-TT đã trở thành một bộ phận giáo dục về khoa học, công nghệ cho mọi HS. Kỹ năng về MTĐT đã trở thành một trong những kỹ năng thiết yếu của HS. 1.2.1. CN TT-TT góp phần đổi mới nội dung, phương pháp dạy học Ngay từ khi MTĐT ra đời, các chuyên gia giáo dục đã chú ý khai thác thế mạnh của MTĐT trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo (GD&ĐT). Hội nghị quốc tế về giáo dục đại học thế kỷ 21 “Tầm nhìn và hành động” tại Paris diễn ra từ ngày 5 đến 9 tháng 10 năm 1998 do UNESCO tổ chức đã đưa ra ba mô hình giáo dục: Mô hình Vai trò Vai trò Công nghệ trung tâm người học sử dụng Truyền GV Thụ động Bảng, tivi, radio, thống đèn chiếu Thông tin Người học Chủ động MTĐT Tri thức Nhóm HS Thích nghi cao độ MTĐT và mạng 10
- MTĐT đã đóng vai trò quyết định trong việc chuyển từ mô hình truyền thống sang mô hình thông tin và sự xuất hiện cùa mạng máy tính là tác động chính để chuyển từ mô hình thông tin sang mô hình tri thức. Như vậy, từ những hình thức đơn giản ban đầu, việc ứng dụng CNTT-TT trong GD&ĐT ngày càng khẳng định được tính ưu việt vượt trội so với các phương tiện, đồ dùng dạy học truyền thống vì CNTT-TT không chỉ là một công cụ hỗ trợ dạy học mà còn là tác nhân góp phần tạo ra một cuộc cách mạng trong GD&ĐT. • N hữ ng thành tựu của C N T T -T T có thê khai thác trong dạy học Trong thập niên vừa qua, CNTT-TT có tốc độ phát triển rất nhanh. Bên cạnh công nghệ phần cứng liên tục phát triển thì công nghệ phần mềm cũng không ngừng đưa ra thị trường những ứng dụng mới trong nhiều lĩnh vực. Trong các thành tựu đó, có rất nhiều kết quả có thể khai thác trong dạy học: - Công nghệ đồ hoạ 2 chiều, 3 chiều trên máy tính để thiết kế các PMDH, các thí nghiệm ảo hay một quá trình khoa học nào đó được thu gọn... Mặt khác thông qua giao diện đồ họa các PMDH trở nên rất “thân thiện” với người sử dụng, đây là một trong các lý do để phổ cập việc sử dụng PMDH cho GV và HS. - Công nghệ đa phương tiện (multimedia) cho phép tích hợp nhiều dạng dữ liệu như văn bản, biểu đồ, đồ thị, âm thanh, hình ảnh, video... vào bài giảng nhằm giúp HS có điều kiện tiếp thu bài học qua nhiều kênh thông tin khác nhau. - Việc trao đổi thông tin giữa GV với HS, giữa HS với HS được thực hiện trực tiếp hoặc gián tiếp qua mạng và Internet. - Sự phát triển của các ngành khoa học trong lĩnh vực tin học như trí tuệ nhân tạo, hệ chuyên gia, mạng noron, xử lý tri thức đã cho phép chế tạo và điều khiển MTĐT bắt chước suy nghĩ và những 11
- hành động của con người. Trong thời gian gần đây việc sử dụng MTĐT trong các công việc đòi hỏi suy luận như chứng minh các mệnh đề toán học đã trở thành hiện thực. Như vậy, qua những ứng dụng trình bày sơ lược ở trẽn chúng ta có thể hình dung được hiệu quả và tiềm năng ứng dụng các thành tựu của CNTT-TT trong dạy học là rất lớn. • C N T T -T T tạo ra m ột m ôi trường dạy học mới CNTT-TT tạo ra một môi trường dạy liọc hoàn toàn mới 50 với môi trường dạy học truyền thống bởi các yếu tố sau: - Tài nguyên học tập phong phú. Ngoài sách giáo khoa, tài liệu tham khảo, còn có “Sách giáo khoa điện tử" dưới dạng CD-ROM, DVD... - HS được tiếp cận bài học qua nhiều kênh thông tin đa dạng như văn bản, hình ảnh tĩnh, hình ảnh động, đổ thị, biểu đồ, âm thanh, video... - HS có cơ hội quan sát, tìm hiểu và hình thành các khái niệm phức tạp trong cuộc sống thông qua các mô hình ảo do MTĐT cung cấp. - PMDH đã tạo ra môi trường thuận lợi để tổ chức các hoạt động học tập hướng vào việc lĩnh hội tri thức, khuyến khích HS tìm tòi, luyện tập những kỹ năng cần thiết và năng lực sử dụng thông tin để giải quyết vấn đề, góp phần phát triển tính sáng tạo, khả năng tư duy độc lập, phương pháp học tập và cách thức làm việc hợp tác trong đó việc xử lý thông tin một phần được thực hiện nhờ MTĐT và như vậy CNTT-TT đã trở thành một bộ phận của bài học. - Tương tác, trao đổi thông tin đa chiều giữa GV và HS, giữa HS với HS, giữa gia đình và nhà trường... được thực hiện qua mạng và Internet, như vậy Internet vừa là kho thông tin khổng ló chứa đựng tri thức nhân loại vừa là chiếc cầu nối mọi người lại với nhau. 12
- - CNTT-TT cho phép cá thể hoá dạy học ở mức độ cao. Nhờ các PMDH mà người GV có thể thông qua MTĐT để đưa ra khối lượng kiến thức phù hợp với đặc điểm riêng của từng HS. Trong quá trình học tập với sự trợ giúp của CNTT-TT, mỗi HS nhận được một nhiệm vụ riêng tuỳ theo tiến độ của mình. Như vậy, CNTT-TT đã cho phép thực hiện phương thức dạy học một-một (điều này rất khó thực hiện trong các môi trường dạy học khác). - Khai thác CNTT-TT thay thế GV trong một số khâu của quá trình dạy học (xét toàn bộ quá trình thì CNTT-TT chỉ là công cụ của GV). Vai trò của CNTT-TT trong việc tạo ra một môi trường dạy học mới cũng đã được nhiều chuyên gia giáo dục như Nguyễn Bá Kim, Quách Tuấn Ngọc, Đào Thái Lai và Sheldon Shaefer... khẳng định. • C N T T -T T góp phần đổi mới việc dạy học CNTT-TT là công cụ đắc lực góp phần đổi mới việc chuẩn bị và lên lớp của người thầy: - Cung cấp cho GV nhiều phương tiện dạy học mới như MTĐT, máy chiếu đa năng, bảng điện tử... - Hỗ trợ GV gia tăng giá trị lượng thông tin đến HS, hình thành nhiều kênh trao đổi thông tin hai chiều giữa GV và HS. - Đưa ra nhiều lựa chọn để GV chuẩn bị bài giảng và tiến hành lên lớp sao cho phát huy cao nhất tính tích cực chủ động của HS. - Cho phép GV thực hiện việc phân hoá cao trong dạy học. - Ngoài việc dạy học trên lớp còn có thể dạy học từ xa qua mạng LAN, WAN và Internet. Trong môi trường đa phương tiện cho phép thực hiện hình thức dạy học hợp tác. CNTT-TT tác động một cách tích cực tới quá trình học tập của HS, tạo ra một môi trường thuận lợi cho việc học tập mà đặc biệt là tự liọc của HS: 13
- - Bên cạnh việc tiếp nhận kiến thức từ GV, sách giáo khoa, lài liệu tham khảo thì HS còn có thể tiếp cận với kiến thức, với thê giới khách quan qua “sách giáo khoa điện tử”, CD-ROM, Internet... - Các PMDH “gia sư” sẽ trợ giúp, khuyến khích một cách kịp thời tại các thời điểm cần thiết không chì trong các giờ học tại trường mà cả trong thời gian tự học ở nhà, giúp HS hoàn thành nhiệm vụ chiếm lĩnh kiến thức và có điều kiện phát triển tối đa năng lực của bản thân. Mặt khác việc thực hiện nhiệm vụ học tập cùa mỗi HS không làm ảnh hưởng tới các HS khác, những HS hoàn thành sớm nhiệm vụ học tập có thể tiếp tục tiếp cận với các nội dung mới, nhiệm vụ mới để phát huy hết khả năng của bản thân. - Các PMDH vi thế giới tạo ra một môi trường thuận lợi. một thế giới sinh động thu nhỏ để kích thích trí tò mò, gợi nhu cáu tìm hiểu, khám phá... giúp HS chủ động, sáng tạo trong quá trình tiếp cận và chiếm lĩnh tri thức. - HS chủ động lên kế hoạch, triển khai việc tự học của mình tại bất kỳ một thời điểm nào mà bản thân có nhu cầu nhờ các chương trình hướng dẫn trên MTĐT hoặc các chương trình dạy học từ xa qua mạng. - Song song với việc khai thác CNTT-TT nhằm “cá nhân hoá” việc học tập của mỗi HS, thì việc giao cho một nhóm HS cùng sử dụng một máy tính đã góp phần hình thành và phát triển nâng lực lập kế hoạch, hoạt động hợp tác giữa các HS trong nhóm (đáy là một phẩm chất không thể thiếu của con người lao động trong kỷ nguyên của công nghệ cao). Như vậy, CNTT-TT đã làm cho quá trình dạy học không còn bị ràng buộc bởi không gian và thời gian. HS có thể học ở mọi nơi. học mọi lúc, học suốt đời. Việc học tập trở nên uyển chuyển, linh hoạt, căn cứ vào nhu cầu của HS. HS được phép lựa chọn những phương thức học tập có hiệu quả, lựa chọn nội dung bài giảng và 14
- các tài liệu có liên quan phù hợp với năng lực bản thán. HS chủ động trao đổi và khai thác các thông tin trên Internet nhằm đáp ứng nhu cầu về kiến thức liên quan đến nội dung học tập của mình. CNTT-TT cũng đã tạo ra một môi trường tương tác để người học hoạt động và thích nghi trong môi trường đó và như vậy CNTT-TT tạo điều kiện cho người học độc lập với mức độ cao và hỗ trợ cho người học vươn lên trong quá trình học tập. • C N T T -T T tạo ra các mô hình dạy học mói - Dạy học có sự trợ giúp của máy tính (Computer Based Training - CBT). - Dạy học trên nền website (Web Based Training -WBT). - Dạy học qua mạng (Online Learning-Training- OLT). - Dạy học từ xa: GV và học viên không ở cùng một vị trí, không cùng thời gian (Distance Learning). - Sử dụng CNTT-TT tạo ra một môi trường ảo để dạy học (E-learning). Lê Công Triêm, Nguyễn Quang Lạc, Nguyễn Bá Kim đưa ra các hình thức sử dụng MTĐT như một công cụ dạy học như sau: - GV trình bày bài giảng với sự hỗ trợ của CNTT-TT. - HS sử dụng các phần mềm cài trên MTĐT hoặc trên CD- ROM dưới sự hướng dẫn và kiểm soát chặt chẽ của GV. - HS sử dụng các phần mềm cài trên MTĐT hoặc trên CD- ROM một cách độc lập hoặc theo nhóm tại nhà trường hoặc tại nhà riêng theo những định hướng đã có. - HS tra cứu, tìm kiếm thông tin và tài nguyên phục vụ học tập trên mạng hoặc trên Internet. Trong quá trình này, HS có thể tiến hành độc lập hoặc giao lưu, trao đổi với nhau thông qua dịch vụ chat hoặc E-rnail. 15
- Lê Thuận Vượng cũng đã đưa ra một số mô hình: - Giáo dục nửa tập trung với sự trợ giúp của MTĐT và PMDH. - Giáo dục từ xa với sự trợ giúp của MTĐT, CD-ROM. DVD. PMDH. - Giáo dục từ xa qua mạng máy tính với sự hỗ trợ của các PMDH thông minh, cơ sở dữ liệu, tài nguyên học tập trẽn mạng máy tính. Với tốc độ phát triển rất nhanh, trong thời gian tới, chắc chắn các thành tựu của CNTT-TT sẽ tiếp tục hỗ trợ chúng ta phát triển các hình thức dạy học đã có và triển khai thêm nhiều hình thức dạy học mới. 1.2.2. C N TT-TT góp phần đổi mới kiểm tra đánh giá Có thể nói việc ứng dụng CNTT-TT đã đem đến nhiều nét mới trong kiểm tra đánh giá, đơn cử: - GV thiết lập một hệ thống ngân hàng câu hỏi. HS được nhận đề một cách ngẫu nhiên và lựa chọn phương án trả lời thóng qua việc bấm chọn các biểu tượng trên màn hình hoặc điền thông tin vào các ô trống. Việc xử lý kết quả điểm số được thực hiện tự động hoàn toàn bởi chương trình cài trong MTĐT. - HS sử dụng phần mềm dạng “gia sư” có tích hợp modul kiểm tra để tự đánh giá nhận thức của mình một cách thường xuyén mà không cần sự có mặt trực tiếp của GV. - HS có thể gửi bài kiểm tra qua mạng cho GV bằng email hoặc truy cập vào website và thực hiện kiểm tra với hình thức trắc nghiệm trực tuyến. Về vai trò của CNTT-TT trong việc hỗ trợ kiểm tra, đánh giá đã được nhiều chuyên gia giáo dục khẳng định. Đào Thái Lai cho rằng việc sử dụng CNTT-TT cho phép tổ chức và kiểm soát được hoạt động của HS không chỉ tại lớp học mà cả khi HS làm việc tại 16
- nhà và việc đánh giá sẽ được tổ chức một cách liên tục tại mọi thời điểm học tập của HS một cách khách quan lâu dài. Nhờ MTĐT nên việc củng cố, kiểm tra kiến thức cũ được thực hiện thường xuyên hơn, giảm thời gian cho mỗi khoá học do đó tiết kiệm được cả thời gian và chi phí. 1.2.3. Nhận định chung Úng dụng CNTT-TT vào quá trình dạy học tạo ra một cuộc cách mạng trong giáo dục và dẫn đến những thay đổi trong phương pháp dạy học. Công nghệ Multimedia và Internet làm cho quá trình dạy học trở nên tích cực, khuyến khích HS phát huy tính chủ động sáng tạo và hăng say trong học tập. Người GV không còn là kho kiến thức duy nhất. GV phải thêm chức năng tư vấn, tổ chức cho HS khai thác một cách tối ưu các nguồn tài nguyên tri thức trên mạng, Internet, CD-ROM và sử dụng PMDH. Tiến trình lên lớp không nhất thiết phải tuần tự mà có thể tiến hành một cách linh hoạt. Phát triển cao các hình thức tương tác giao tiếp: HS - GV, HS - HS, HS-MTĐT, trong đó chú trọng đến quá trình tìm lời giải, khuyến khích HS trao đổi, tranh luận. Đây là điều kiện giúp HS phát triển năng lực tư duy. Người học bị thu hút bởi những thông tin trên MTĐT, trên Internet. HS sẽ kết nối lại những tri thức đã được học và thu nhận những thông tin phản hồi từ MTĐT để đi đến những quyết định đúng đắn. MTĐT sẽ giúp HS giải quyết khó khăn trước vấn đề mới cần chiếm lĩnh và tạo ra một môi trường khuyến khích tính tò mò, ham muốn tìm hiểu, khám phá, trong quá trình học tập để đi đến chiếm lĩnh tri thức. Học tập là một hoạt động-xã hội, quá trình đối thoại qua mạng sẽ hỗ trợ đắc lực cho người học nắm bắt được kiến thức không chỉ 17
- trong mà cả ngoài trường học. Như vậy ngoài góc độ lả cóng cụ liỗ trợ dạy và học, CNTT-TT trở thành một cóng cụ hình thành và phái triển nhận thức. 1.3. ÚNG DỤNG CNTT-TT TRONG NHÀ TRƯỜNG Ớ V Ệ T NAM ứng dụng CNTT-TT trong dạy học tập trung vào các tĩnh Yực sau: • Sử dụng các thiết bị (phần cứng) với vai trò là phương tiện, công cụ dạy học như: MTĐT (PCs-Personal Computers); Thiết bị hiển thị thông tin (display): Large colour monitors. Data projectors, Interactive whiteboards, OHP displays. TV interfaces...; Các thiết bị ngoại vi ghép nối với MTĐT: máy ảnh kỹ thuật số, máy quét, graphic calculators... • Sử dụng các ngôn ngữ lập trình như Pascal, Logo...; Các phần mềm thông dụng: Excel, WinWord...; Các phần mềm đồ hoạ (Graph Plotting Software-GPS); Các phần mềm số học, hệ thống đại số máy tính (Computer Algebra System- CAS); Các phần mềm hình học động (Dynamic Geometry Software -DGS); Các phần mềm trình diễn (Data Handling Software-DHS)... • Ngoài ra còn kể đến khai thác thông tin trên các CD-ROM và Internet... Nhận thức rõ vai trò to lớn cùa CNTT-TT, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều văn bản chỉ đạo về phát triển ứng dụng CNTT-TT trong giáo dục và đào tạo. Từ năm 1985, Bộ GD&ĐT tiến hành dạy thử nghiệm chương trình nhập môn tin học cơ sở trên địa bàn 10 tỉnh và đến năm 1990 đã triển khai việc dạy thí điểm tin học tại hơn 100 trường THPT trên phạm vi toàn quốc. Bên cạnh việc dạy tin học theo chương trình của Bộ GD&ĐT nhiều trường từ tiểu học đến THPT trên toàn quốc đã lựa chọn đưa vào chương trình ngoại khoá một số nội dung tin học như soạn thảo văn bản, sừ dụng các phán 18
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tài liệu tập huấn Ứng dụng CNTT trong dạy và học tích cực
169 p | 324 | 61
-
Module bồi dưỡng thường xuyên Tiểu học - Module 22: Sử dụng phần mềm giáo dục để dạy học ở tiểu học
58 p | 920 | 42
-
Giáo trình Ứng dụng Công nghệ thông tin trong chuyên ngành Công tác xã hội (Nghề: Công tác xã hội - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Kon Tum
76 p | 13 | 7
-
Giáo trình Sử dụng phần mềm hỗ trợ dạy học Toán: Phần 2
95 p | 15 | 6
-
Ứng dụng phần mềm Storymap trong dạy học đọc hiểu thể loại kí ở trường trung học phổ thông
6 p | 46 | 6
-
Ứng dụng phần mềm iMindmap của Bbuzan trong dạy học Giáo dục học
10 p | 136 | 6
-
Giáo trình Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học toán: Phần 1
64 p | 39 | 5
-
Giáo trình Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học toán: Phần 2
126 p | 19 | 5
-
Dạy học hình học liên hệ với thực tiễn kết hợp sử dụng phần mềm vẽ hình
6 p | 85 | 4
-
Sử dụng phần mềm Geo Math hỗ dạy học quỹ tích cho học sinh trung học phổ thông miền núi
4 p | 88 | 4
-
Sử dụng Phần mềm nguồn mở Thư viện số Greenstone để xây dựng Kho tài nguyên học tập nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực
7 p | 74 | 3
-
Sử dụng phần mềm hỗ trợ kiểm tra, đánh giá trong dạy học trực tuyến cho học sinh tiểu học
11 p | 12 | 3
-
Sử dụng phần mềm Macromedia flash để xây dựng mô hình động phục vụ cho dạy học Địa lý 10 - THPT
5 p | 43 | 3
-
Sử dụng phần mềm Geogebra trong dạy học nội dung phân số Toán lớp 4
4 p | 13 | 3
-
Sử dụng phần mềm Mathematica trong dạy học Vật lí ở trường đại học
9 p | 30 | 2
-
Sử dụng phần mềm Winsteps để phân tích câu hỏi bài thi tự luận
6 p | 39 | 2
-
Sử dụng phần mềm Scratch trong dạy học nội dung xác suất thống kê Toán lớp 4
5 p | 7 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn