intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Thiết kế và lắp đặt hệ thống điều hòa không khí (Ngành: Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí) - CĐ Công nghiệp Hải Phòng

Chia sẻ: Agatha25 Agatha25 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:87

34
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

(NB) Giáo trình Thiết kế và lắp đặt hệ thống điều hòa không khí cung cấp cho người học các kiến thức: Tính toán xác định phụ tải hệ thống điều hoà không; Thiết kế lắp đặt sơ bộ hệ thống điều hoà không khí;...Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Thiết kế và lắp đặt hệ thống điều hòa không khí (Ngành: Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí) - CĐ Công nghiệp Hải Phòng

  1. UBND TỈNH HẢI PHÒNG TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP HẢI PHÒNG Giáo trình: Thiết kế và lắp đặt hệ thống điều hòa không khí Chuyên ngành: Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí (Lưu hành nội bộ) HẢI PHÒNG 3
  2. MỤC LỤC Trang Lời nói đầu Bài1. Tính toán xác định phụ tải hệ thống điều hoà không ..................... 10 1. Xác định kết cấu hệ điều hoà không khí ............................................. 13 2. Tiêu chuẩn vệ sinh an toàn, chọn cấp điều hoà và xác định thông số tính toán trong nhà, ngoài trời ............................................................................... 14 3 Tính nhiệt thừa, ẩm thừa, kiểm tra đọng sương .................................. 18 4. Xây dựng sơ đồ điều hoà không khí, biểu diễn qua trình xử lý không khí trên đồ thị I – D, xác định công suất lạnh/nhiệt,năng suất gió của hệ thống. . 35 Bài 2. Thiết kế lắp đặt sơ bộ hệ thống điều hoà không khí ...................... 46 1. Chọn máy và thiết bị cho hệ thống điều hoà không khí: máy nén, AHU, FCU, dàn nóng, dàn lạnh, bơm, quạt, tháp giải nhiệt. .................................... 46 2. Bố trí thiết bị, tính toán xác định kích thước hệ thống nước, không khí ................................................................................................................. 68 3. Tính toán đường ống, cách nhiệt, cách ẩm đường ống gió, nước lạnh, tính và thiết kế lắp đặt hệ thống tiêu âm. ................................................................ 70 Tài liệu tham khảo 4
  3. 5
  4. GIÁO TRÌNH: THIẾT KẾ SƠ BỘ HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ MỤC TIÊU MÔ ĐUN - Nắm được phương pháp tính toán tải hệ thống điều hòa không khí(ĐHKK) thiết lập sơ đồ hệ thống và sơ đồ nguyên lý ĐHKK, tính toán, lựa chọn máy và thiết bị trang bị cho hệ thống - Tính sơ bộ được nhiệt thừa, ẩm thừa, xác định được công suất lạnh, năng suất gió của hệ thống, xác định được số lượng, chủng loại máy và thiết bị. Thiết kế và thể hiện được sơ đồ lắp nối hệ thống. ĐIỀU KIỆN ĐỂ HỌC MÔ ĐUN - Học sau khi đã học xong các môn kỹ thuật cơ sở, môn học cơ sở kỹ thuật nhiệt lạnh và điều hoà không khí, các mô đun về điện, các mô đun bổ trợ, các mô đun chuyên nghành như: lạnh cơ bản, hệ thống điều hoà không khí cục bộ, hệ thống điều hoà không khí trung tâm, điện tử chuyên nghành. - Tính chất: ứng dụng các kiến thức đã học để tập sự giải quyết nhiệm vụ cụ thể được giao ĐỀ CƯƠNG NỘI DUNG MÔ ĐUN Tính toán xác định phụ tải hệ thống điều hoà không khí Thiết kế lắp đặt sơ bộ hệ thống điều hoà không khí. HỌC LIỆU - Máy và thiết bị lạnh: Nhà xuất bản giáo dục: Nguyễn Đức Lợi, Phạm Văn Tuỳ. - Thông gió và điều hoà không khí: : Nhà xuất bản giáo dục - Nguyễn Đức Lợi, Phạm Văn Tuỳ. - Giáo trình, sổ tay thiết kế, các tiêu chuẩn nhà nước liên quan.. BÀI 1: TÍNH TOÁN XÁC ĐỊNH PHỤ TẢI 6
  5. HỆ THỐNG ĐIỀU HOÀ KHÔNG KHÍ MÃ BÀI: MĐ 27-01 I. MỤC TIÊU CỦA BÀI - Xác định kết cấu hộ ĐHKK: Xác định kích thước, kết cấu ngăn che, mặt bằng không gian ĐHKK. - Xác định công năng các không gian ĐHKK. Tiêu chuẩn vệ sinh an toàn, chọn cấp điều hòa và xác định thông số tính toán trong nhà, ngoài trời. - Tính nhiệt thừa, ẩm thừa, kiểm tra đọng sương. - Xây dựng sơ đồ ĐHKK, biểu diễn quá trình xử lý không khí trên đồ thị I-d hoặc t-d, xác định công suất lạnh nhiệt, năng suất gió của hệ thống. II. NỘI DUNG BÀI HỌC Mở đầu 1. Xác định kết cấu hộ điều hòa không khí 2. Tiêu chuẩn vệ sinh an toàn, chọn cấp điều hòa và xác định thông số trong nhà, ngoài trời 3. Tính nhiệt thừa, ẩm thừa, kiểm tra đọng sương 4. Xây dựng sơ đồ điều hòa không khí, biểu diễn quá trình sử lý không khí trên đồ thị i-d hoặc t-d, xác định năng suất năng suất gió của hệ thống Mở đầu Lịch sử phát triển của điều hòa không khí Ngay từ thời cổ đại, con người đã biết đốt lửa sưởi ấm vào mùa đông và dùng quạt hoặc tìm vào các hang đông mát mẻ vào mùa hè. Hoàng đế thành Rôm Varius Avitus trị vì năm 218 đến 222 đã cho đắp cả một núi tuyết trong vườn thượng uyển để mùa hè có thể thưởng ngoạn những ngọn gió mát thổi vào cung điện. Trong cuốn “The Origins of Air Conditioning” đã nhắc đến rất nhiều tài liệu tham khảo và giới thiệu nhiều hình vẽ mô tả những thử nghiệm về điều hoà không khí.. ví dụ, Agricola đã mô tả một công trình bơm không khí xuống giếng mỏ để cung cấp khí tươi cũng như điều hoà nhiệt độ cho công nhân mỏ vào năm 1555. Nhà bác học thiên tài Leonardo de Vinci cũng đã thiết kế và chế tạo hệ thống thông gío cho một giếng mỏ. ở Anh, Humphrey Davy đã trình quốc hội một dự án cải thiện không khí trong toà nhà quốc hội. Năm 1845, bác sĩ người Mỹ John Gorrie đã xhế tạo máy lạnh nén khí đầu tiên để điều hoà không khí cho bệnh viện tư của ông. Chính sự kiện này đã làm cho ông nổi tiếng thế giới và đi vào lịch sử của kỹ thuật điều hoà không khí . Năm 1850, nhà thiên văn học Piuzzi Smith người Scotland lần đầu tiên đưa ra dự án điều hoà không khí phong ở bằng máy lạnh nén khí. Sự tham gia của nhà bác học nổi tiếng Rankine đã làm cho đề tài không những trở nên nghiêm túc mà còn được đông đảo mọi người quan tâm theo dõi. Bắt đầu từ những năm 1860 ở 7
  6. Pháp, F.Crré đã đưa ra những ý tưởng về điều hoà không khí cho các phòng ở và đặc biêt cho các nhà hát. Theo C.Linde, ngay cả vào thời điểm những năm 1890 và sau đó, người ta vẫn chưa hiểu được những yêu cầu vệ sinh của không khí đối với con người cũng như những khả năng kinh tế mà ngành kỹ thuật này có thể tạo ra,tuy rằng không có khó khăn gì về mặt kỹ thuật. Năm 1894, Cty Linde đã xây dựng một hệ thống điều hoà không khí bằng máy lạnh amoniac cách dùng để làm lạnh và khử ẩm không khí mùa hè. Dàn lạnh đặt trên trần nhà, không khí đối tự nhiên, không khí lạnh tự đi xuống phía dưới do mật độ lớn hơn. Máy lạnh đặt dưới tầng hầm. Năm 1901, một công trình khống chế nhiệt độ dưới 28 oC với độ ẩm thích hợp cho phòng hoà nhạc ở Monte Carlo được khánh thành. Không khí được đưa qua buồng phun nước với nhiệt độ nước 10oC rồi cấp vào phòng. Năm 1904, trạm điện thoại ở Hamburg được duy trì nhiệt độ mùa hè dưới 23oC và độ ẩm 70%. Năm 1910 Cty Borsig xây dựng các hệ thống điều hoà không khí ở Koeln và Rio de Janeiro. Các công trình này chủ yếu mới là khống chế nhiệt độ, chưa đạt được sự hoàn thiện và đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật cần thiết. Những cũng từ lúc này đã bắt đàu hình thành 2 xu hướng cơ bản là điều hoà không khí tiện nghi cho các phòng ở vaf điều hoà công nghệ phục vụ các nhu cầu sản xuất. Đúng vài thời điểm này, một nhân vật quan trọng đã đưa ngành điều hoà không khí của Mỹ nói riêng và của toàn thế giới nói chung đến một bước phát triển rực rỡ, đó là Willis H.Carrier. Chính ông là người đưa ra định nghĩa điều hoà không khí kết hợp sưởi ấm, làm lạnh, gia ẩm, hút ẩm, lọc và rửa không khí, tự động duy trì khống chế trạng thái không khí không đổi phục vụ cho mọi yêu cầu tiện nghi hoặc công nghệ. Năm 1911, Carrier đã lần đầu tiên xây dựng ẩm đồ của không khí ẩm và cắt nghiã tính chất nhiệt của không khí ẩm và các phương pháp xử lý để đạt được các trạng thái không khí yêu cầu( Trans. Amer. Soc. Mech. Engineers, Bd. 33(1911) p. 1005). ông là người đi đầu cả trong việc xây dựng cơ sở lý thuyết cũng như trong phát minh, sáng chế, thiết kế và chế tạo các thiết bị và hệ thống điều hoà không khí ông đã cống hiến trọn đời mình cho ngành điều hoà không khí và cũng đã trở thành ông tổ vĩ đại nhất của ngành này. Mỗi hệ thống điều hoà không khí bao gồm một máy lạnh( hoặc một nguồn nước lạnh 10oC đủ dùng). Do các hệ thống điều hoà không khí thường phuc vụ cho các phòng có người ở, trong cac khu dân cư đông đúc như thành phố, khu công nghiệp nên vấn đề sử dụng môi chất lạnh là rất quan trọng và cần được lựa chọn cẩn thận. Amoniac và diôxit sunfua độc hại có mùi khó chịu nên không sử dụng được. CO2 không độc nhưng áp suất ngưng tụ quá cao. Carrier đã thiết kế máy lạnh với máy nén ly tâm, môi chất dicloêtylen và diclomêtan. Ban đầu, hai môi chất này tạm thời đáp ứng 8
  7. được một số yêu cầu đề ra. Trong quá trình phát triển, kỹ thuật điều hoà không khí đã thúc đẩy các ngành khác phát triển, đặc biệt thúc đẩy ngành công nghiệp hoá chất tìm tòi môi chất lạnh mới. Năm 1930, Lần đầu tiên hãng Du Pont de Nemours và Co. (Kinetic Chemicals) ở Wilmington (Mỹ) đã sản xuất ra một loạt các môi chất lạnh với tên thương mại Freon rất phù hợp với những yêu cầu của điều hoà không khí. Chỉ từ khi đó điều hoà không khí mới có những bước nhảy vọt và nước Mỹ trở thành nước có ngành công nghiệp điều hoà không khí lớn nhất thế giới. Ngoài việc điều hoà không khí tiện nghi cho các phòng có người như nhà ở, nhà hàng, nhà hát, rạp chiếu phim, hội trường, phòng họp, khách sạn, trường học, văn phòng...mà khi đó ở Châu Âu vẫn coi là xa xỉ và sang trọng thì việc điều hoà công nghệ cúng đã được công nhận. Điều hoà công nghệ bao gồm nhiều lĩnh vực sản xuất khác nhau trong đó có sợi dệt, thuốc lá, in ấn phim ảnh, dược liệu, đồ da, quang học, điện tử, cơ khí chính xác và một loạt các phòng thí nghiệm khác nhau...ví dụ, điều hoà không khí trong các giếng mỏ đã phát triên mạnh mẽ vì nó đảm bảo sức khoẻ và nâng cao hiệu suất lao động của công nhân rất nhiều. ở Mỹ, từ năm 1945, điều hoà không khí trong ngành đường sắt phát triển đến mức không còn một toa xe chở người nào mà không được điều hoà. Công ty đường sắt Bantimore-Ohio-đã có những toa tàu điều hoà không khí đầu tiên bằng nước đá ngay từ những năm 1884. Đến năm 1929 các toa tàu được điều hoà bằng máy lạnh amoniac, năm1930 bằng máy lạnh metyncnorid và đến ngày 24-5-1931, đoàn tàu điều hoà không khí toàn bộ chạy trên đoạn New York-Washington đi vào hoạt động. Trước năm 1932 máy lạnh kiểu amoniac, máy nén được kéo bằng động cơ xăng. Nhưng từ năm 1932, toàn bộ các hệ thống điều hoà không khí đã chuyển sang sử dụng môi chất freon R12. Những thành tựu đáng kể trong lĩnh vực này thuộc về chương trình “Train of Tomorrow” của hãng Frigidaire ở Dayton Ohio. Hãng Carrier còn phát triển máy lạnh ejectơ để điều hoà không khí cho tầu hoả vì nguồn hơi có thể lấy trực tiếp từ đầu tầu, nhưng chương trình này không đạt được kết quả gì vì ngày nay các đầu máy hơi nước được thay thế bằng các đầu máy diesel và đầu máy chạy điện. Mặc dù việc điều hoà không khí bằng máy lạnh phát triển nhanh chóng, những việc điều hoà không khí trên tầu hoả bằng nước đá vẫn được sử dụng cho tới nhiều năm sau vì tính chất đơn giản của nó. Các cây đá 150 kg được cung cấp tại các trạm tiếp đá đảm bảo việc điều hoà không khí cho cả đoạn đường, việc điều hoà không khí bằng nước đá cũng được ứng dụng rộng rãi hơn trên tầu thuỷ. Điều hoà không khí cho máy bay (đặc biệt buồng lái) cũng trở nên hết sức quan trọng. Tốc độ máy bay càng cao, buồng lái càng nóng. Tuy ở độ cao lớn, không khí rất lạnh, nhưng do không khí đập vào vỏ ngoài, động năng biến thành nhiệt năng làm cho máy bay bị bao trùm bởi một lớp không khí nóng. Hơn nữa, vì phải đảm bảo áp suất trong khong máy bằng áp suất khi quyển trên mặt đất nên phải nén không khí loãng ngoài máy bay để cung cấp cho các khoang. Quá trình 9
  8. nén này cũng làm cho nhiệt độ không khí tăng nên đáng kể. Trên máy bay thường có hệ thống nén khí turbin để cung cấp khí nén cho các động cơ phản lực nên chu trình lạnh nén khí để điều hoà không khí là phù hợp hơn cả. ở đây chỉ cần trang bị thêm một máy dãn nở turbin phù hợp và hiệu quả với các thiết bị trao đổi nhiệt thích hợp là đã có một hệ thống điều hoà không khí hoàn chỉnh. Điều hoà không khí còn tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của bơm nhiệt, một loại máy lạnh dùng để sưởi ấm trong mùa đông. Bơm nhiệt thực ra là một máy lạnh với khác biệt là ở mục đích sử dụng. Gọi là máy lạnh khi người ta sử dụng hiệu ứng lạnh ở thiết bị bay hơi còn gọi là bơm nhiệt khi sử dụng nguồn nhiệt lấy từ thiết bị ngưng tụ. Bơm nhiệt đàu tiên được William Thomson (Lord Kelvin) sáng chế năm 1852. Theo tính toán lý thuyết, bơm nhiệt nén khí của ông sẽ đạt hệ số nhiệt  =30 (nghĩa là nếu bỏ ra một công nén 1kW/h cấp cho máy nén ta thu được 30 kW/h nhiệt tương đương để sưởi ấm phòng) với độ chênh nhiệt độ giữa nguồn nóng và lạnh là 10oC. Nguồn lạnh là nước 10oC và nguồn nóng là không khí sưởi trrong phòng 20oC. Tuy vậy, việc phát triển bơm nhiệt đã trải qua một thời gian khá dài. Lý do chính là giá thành thiết bị bơm nhiệt, giá điện cũng như giá vận hành khá đắt. Ngày nay các loại máy điều hoà không khí 2 chiều ( bơm nhiệt) đã trở thành rất phổ biến và thông dụng. 1. Xác định kết cấu hệ điều hòa không khí 1.1. Xác định kích thước, kết cấu ngăn che, mặt bằng không gian điều hòa không khí Việc đầu tiên và quan trọng nhất của tính toán thiết kế hệ thống điều hòa không khí là phân tích đầy đủ tính chất của công trình cần điều hòa như : kích thước, mặt bằng không gian cần điều hòa…ta mới có thể chọn được một hệ thống điều hòa thích hợp, đạt hiệu quả kinh tế cao cả về vốn đầu tư thiết bị cũng như giá vận hành, bão dưỡng, sữa chữa. Ngoài ra ta còn đáp ứng được các yêu cầu thẩm mỹ cồng trình, đảm bảo cảnh quan xung quanh, bảo vệ được môi trường, hạn chế được tiếng ồn cũng như ảnh hưởng khác cuả công trình tới môi trường xung quanh. Công trình cần nêu được một số đặc điểm sau đây: - Đặc điểm khí hậu vùng xây dựng công trình - Quy mô công trình, đặc điểm kiến trúc, hướng xây dựng… - Tầm quan trọng điều hòa không khí đối với công trình, chọn cấp điều hòa phù hợp. - Đặc điểm về mặt bằng xây dựng công trình - Cảnh quan môi trường xung quanh. - Đặc điểm về mực đích sử dụng 10
  9. - Đặc điểm về trang bị nội thất. - Đặc điểm về các nguồn nhiệt như chiếu sáng, động cơ, máy tính, quạt,.. - Đặc điêm kết cấu bao che và nhiệt tổn thất tòa nhà - Đặc điểm thay đổi tải lạnh, tải nhiêt của công trình. - Đặc điểm về vận hành và sử dụng thiết bị điều hòa. Ví dụ: Công trình được điều hoà ở đây là toà nhà làm việc của báo nhân dân số 71 –Hàng Trống –Hà Nội. Toà nhà 6 tầng, phía mặt tiền của toà nhà quay mặt về hướng Nam còn các mặt còn lại quay về các hướng Đông, hướngTây, hướngBắc. Với mỗi tầng của toàn nhà đều được thiết kế có các phòng nhỏ có diện tích 125m2, các văn phòng được ngăn cách bằng tường gạch. Mỗi tầng đều có một sảnh rộng và các tầng lưu thông với nhau bởi hai cầu thang bộ và hai thang máy. Để tạo ra môi trường làm việc thoả mái, tiện nghi cho các văn phòng làm việc và không gian dễ chịu thoáng mát ở sảnh toà nhà có trang bị hệ thống điều hoà cho tất cả các phòng và sảnh ở mỗi tầng. 1.2. Xác định công năng các không gian điều hòa không khí Năng suất lạnh của không gian cần điều hòa được xác định bằng biểu thức: Q0 = G.q0, kw (1-1) G- lưu lượng khối lượng môi chất lạnh qua máy nén, kg/s q0- năng suất lạnh riêng khối lượng, kJ/ kg; q0= i1-i4, kJ/ kg (1-2) i1,i4- entanpy của môi chất lạnh ở cửa ra và vào thiết bị bay hơi Vtt    .d 2 G= = .Vlt = . .s.z.n , kg/s (1-3) v1 v1 v1 4 Vtt- thể tích thực tế của môi chất lạnh nén qua máy nén tính theo trạng thái hút, m3/s ở - hệ số cấp hoặc hiệu suất thể tích của máy nén; v1- thể tích riêng của hơi môi chất lạnh hút vào máy nén, m3/kg; Vlt- thể tích hút lý thuyết của máy nén, còn gọi là thể tích quét của 3 pittong, m /s; d- đường kính pittong, m; s- khoảng chạy pittong, m; z- số lượng pittong, cái; n- số vòng quay trục khuỷu, vòng/giây. 2. Tiêu chuẩn vệ sinh an toàn, chọn cấp điều hòa và xác định thông số tính toán trong nhà, ngoài trời 2.1. Tiêu chuẩn vệ sinh an toàn, chọn cấp điều hòa 2.1.1. Tiêu chuẩn vệ sinh an toàn * gió tươi và hệ số thay đổi không khí Theo tiêu chuẩn việt nam TCVN 5687-1992, lượng gió tươi cho một người một giờ đối với phần lớn các công trình là 20 m3/người.h. 11
  10. Tuy nhiên lượng gió tươi này không được thấp hơn 10% lượng gió tuần hoàn. Ví dụ đối với một phòng điều hòa có lưu lượng gió tuần hoàn là 1000 m 3/h nhưng số người chỉ có 3, lượng gió tươi cần thiết chỉ là 3 x 20 = 60 m 3/h, thì phải tự động tăng lượng gió tươi lên đạt 10% của 1000 m3/h chứ không phải là 60 m3/h. Như vậy việc lựa chọn lượng gió tươi phải đáp ứng 2 điều kiện: - Đạt tối thiểu 20 m3/h. người. - Đạt tối thiểu 10% lưu lượng gió tuần hoàn Trong đó lưu lượng gió tuần hoàn bằng thể tích phòng nhân với hệ số thay đổi không khí Bảng 1.1. Lưu lượng gió tươi và hệ số thay đổi không khí theo tiêu chuẩn CHLB Đức Gió tươi Hệ số thay đổi Tên phòng m /h.người không khí m3/h 3 (m3phòng) Cửa hàng ăn uống, restaurant - không hút thuốc 20-30 8 - có hút thuốc 30-50 8 Phòng làm việc, văn phòng - 3-8 Rạp hát, rạp chiếu bóng( không hút thuốc) 20-30 5-6 Thư viện, kho - 4-8 Trường học - 3-6 Bệnh viện - Phòng ngủ - 5-10 - Phòng giải phẩu 60 5-8 - Phòng hộ sinh, thai sản 100 - - Phòng dịch tễ 170 đến 10 Phòng in bản vẽ - 10-15 Bếp khách sạn, bếp lớn - 10-20 Phòng phun sơn - 20-50 Bảng (1.1) giới thiệu một số giá trị định hướng về gió tươi và hệ số thay đổi không khí đối với một số loại không gian điều hòa Trong đó hệ số thay đổi không khí ( còn gọi là bội số tuần hoàn) là lưu lượng gió tuần hoàn trong một giờ (m3/h) chia cho thể tích phòng (m3). * Chọn độ ồn cho phép Bảng 1.2. Độ ồn cho phép theo tiêu chuẩn đức Tên phòng Giờ trong ngày Độ ồn cực đại cho phép, dB Cho phép Nên chọn Bửnh nhân, trại điều 6-12 35 30 dưỡng 22-6 30 30 12
  11. Giảng đường, phòng học 40 35 Phòng ngủ, nhà trẻ mẫu 6-22 40 35 giáo 22-6 30 30 Phòng ăn, quán ăn lớn 50 45 Quán ăn, hiệu cà phê nhỏ 45 40 Phòng ở 6-22 40 30 22-6 30 30 Khách sạn 6-22 45 35 22-6 40 30 Nhà hát, phòng nhạc 30 30 Phòng họp, rạp chiếu 40 35 bóng 55 50 Các phòng họp khác, hội 50 45 nghị 70 65 Phòng làm việc trí óc Phòng máy tính điện tử Độ ồn được coi là một yếu tố quan trọng gây ô nhiễm môi trường nên nó cần được khống chế, đặc biệt đối với điều hòa tiện nghi và một số công trình điều hòa như phòng như stuio, trường quay, phòng phát thanh truyền hình, ghi âm... Bộ xây dựng Việt Nam đã ban bố tiêu chuẩn ngành về tiếng ồn 20 TCN 157-90 quy định về mức ồn cho phép. Bảng (1.2) giới thiệu độ ồn cho phép đối với một số loại buồng điều hòa không khí theo tiêu chuẩn đức. * Hàm lượng chất độc hại, bụi, cháy nổ Hàm lượng chất độc hại tại các nơi làm việc được cho trong phụ lục 4 TCVN 5687-1992. Bảng phân cấp an toàn cháy nổ trong điều hòa không khí được giới thiệu TCVN 5687-1992. Đối với yêu cầu đặc biệt về phòng sạch như sản xuất thuốc, dược liệu, linh kiện điện tử, quang học... có các tiêu chuẩn riêng, ở đây do khuôn khổ cuốn sách có hạn nên không giới thiệu. 2.1.2. Chọn cấp điều hòa Cấp điều hòa cần chọn phụ thuộc vào các yếu tố sau đây: - Yêu cầu về sự quan trọng của điều hòa không khí đối với công trình. - Yêu cầu của chủ đầu tư. - Khẳ năng vốn đầu tư ban đầu. 13
  12. Đối với hầu hết các công trình dân dụng như điều hòa không khí khách sạn, nhà ở, siêu thị, rạp hát, rạp chiếu bóng... chỉ cần chọn cấp điều hòa cấp 3. Các công trình quan trọng hơn như khách sạn 4-5 sao, bệnh viện quốc tế nên chọn điều hòa cấp 2… Điều hòa cấp 1 chỉ áp dụng cho những công trình điều hòa tiện nghi đặc biệt quan trọng hoặc các điều hòa công nghệ yêu cầu nghiêm ngặt : ví dụ điều hòa không khí trong Lăng chủ tịch Hồ Chí Minh, điều hòa cho các phân xưởng sản xuất linh kiện điện tử, cơ chính xác... Nói chung, việc chọn cấp điều hòa không khí cho công trình chỉ là một phương pháp chọn số liệu ban đầu để thiết kế, tiêu chuẩn mỗi nước mỗi khác. 2.2. Chọn thông số tính toán trong nhà, ngoài trời 2.2.1. Lựa chọn các thông số trong không gian điều hòa * Nhiệt độ và độ ẩm tiện nghi Đối với điều hoà tiện nghi cần phải chọn các điều kiện tiện nghi thích hợp, còn đối với điều hoà công nghệ thì thông số thiết kế trong nhà phải tuân theo yêu cầu công nghệ. Về tiện nghi cũng cần lựa chọn các thông số thích hợp với từng ứng dụng cụ thể. Nếu nhà ở bình thường nên chọn theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5787 – 1992, nếu là khách sạn phục vụ du khách nước ngoài thì có thể tham khảo thêm thông số tiện nghi của các tài liệu tiêu chuẩn quốc tế hoặc Châu âu. Các thông số vi khí hậu thích ứng với các trạng thái lao động khác nhau của con người theo TCVN 5787 – 1992 được giới thiệu trên bảng (1.3) * Điều hoà công nghệ Khi thiết kế hệ thống điều hoà không khí phục vụ cho quá trình công nghệ thì tất cả các thông số không khí như nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió, độ sạch bụi, trường tĩnh điện... hoàn toàn phải phù hợp với yêu cầu công nghệ sản xuất hoặc chế biến đó. 2.2.2. Chọn các thông số ngoài không gian điều hòa * Chọn cấp điều hoà không khí Theo mức độ quan trọng của công trình, điều hoà không khí được chia làm 3 cấp như sau: - Hệ thống điều hoà không khí cấp 1 duy trì được các thông số trong nhà ở mọi phạm vi biến thiên nhiệt ẩm ngoài trời cả về mùa hè và mùa đông. - Hệ thống điều hoà không khí cấp 2 duy trì duy trì được các thông số trong nhà ở một phạm vi cho phép với độ sai lệch không quá 200h một năm khi có biến thiên nhiệt ẩm ngoài trời cực đại hoặc cực tiểu. - Hệ thống điều hoà không khí cấp 3 duy trì duy trì được các thông số trong nhà ở một phạm vi cho phép với độ sai lệch không quá 400h một năm 14
  13. Mùa đông Mùa hè Trạng thái lao , % , % động t, 0C t, 0C ,m/s ,m/s Nghỉ ngơi 20- 24 0,1-0,3 24- 27 0,3-0,5 Lao động nhẹ 20- 24 0,3-0,5 24-27 0,5-0,7 60- 75 60-75 Lao động vừa 20- 22 0,3-0,5 23- 26 0,7-1,0 Lao động nặng 18- 20 0,3-0,5 22- 25 0,7-1,5 Bảng 1.3. Các thông số vi khí hậu * Chọn độ ẩm Chọn độ ẩm theo tiểu chuẩn Việt Nam TCVN 5687 – 1992 là  = 13-15 (độ ẩm lúc 13 -15 h của tháng nóng nhất và lạnh nhất) theo các trị số ttbmin , ttbmax Cách xác định 13- 15 - Xác định ttbmax, ttbmin - Xác định giao điểm A của ttbmin với tb. - Xác định giao điểm B của d= const qua A và t = 0,5 (t tbmax- +ttbmin) - Độ ẩm tương đối qua B là độ ẩm lúc 13 - 15h cần tìm. 3. Tính nhiệt thừa, ẩm thừa, kiểm tra đọng sương 3.1. Tính nhiệt thừa 3.1.1. Nguồn nhiệt do máy móc Có nhiều cách tính nhiệt do máy móc toả ra. Thông thường, các máy đều được dẫn động bằng động cơ điện, do đó tính nhiệt toả ra theo công suất động cơ điện là tiện hơn cả: Q1 =  Nđ .Kft . Kđt .(1/ 1 – 1 + KT), kW (1-4) Trong đó: Nđ - Công suất đặt của động cơ, kW; Kft - hệ số phụ tải, bằng tỷ số giữa công suất làm việc thực tế với công suất đặt của động cơ: Kft = NLV/Nđ; Kđt - hệ số đồng thời, Kđt =  Ni.  i/  Ni với Ni là công suất của động cơ thứ i làm việc trong thời gian tương ứng  i, h; KT - hệ số thải nhiệt, với hầu hết các động cơ điện làm việc ở chế độ biến đổi điện năng thành cơ năng, KT = 1; trường hợp động cơ kéo quạt gió, thiết bị hút bụi: KT = 0,1; động cơ kéo bơm nước hoặc động cơ làm việc dưới chụp hút của thông gió cục bộ: KT = 0,2; nếu trong phòng có tủ lạnh thì KT =  + 1 (  là hệ số lạnh của chu trình, thường lấy  = 3  4 );  i - hiệu suất làm việc thực tế của động cơ:  i =  đ .Khc. ở đây  đ là hiệu suất của động cơ theo catalog; Khc là hệ số hiệu chỉnh, xác định theo hệ số phụ tải như sau: 15
  14. Bảng 1.4. Hệ số hiệu chỉnh xác định theo hệ số phụ tải Kft 0,8 0,70 0,6 0,5 0,4 0,3 Kh 1 0,99 0,98 0,97 0,95 0,92 c Trường hợp không có catalog của động cơ thì có thể tính gần đúng  1 theo công suất làm việc thực tế của động cơ như sau: Bảng 1.5. Hiệu suất làm việc thực tế xác định theo công suất làm việc thực tế Ns, kW ≤ 0,5 0,5  5 5  10 10  28 >28 1 0,75 0,84 0,85 0,88 0,9 3.1.2. Nguồn nhiệt do chiếu sáng Q2 = Ns, (kW) (1-5) Trong đó Ns – tổng công suất của tất cả các đèn chiếu sáng, kW. Đối với nhà hát, sân khấu, hội trường... ta phải tính tổng công suất của đèn chiếu sáng. Đối với phòng làm việc, phân xưởng sản xuất, khách sạn, văn phòng. Có thể tính công suất chiếu sáng qua diện tích sàn. Thông thường, ở các xí nghiệp công nghiệp cần bảo đảm công suất chiếu sáng 10-12W cho mỗi mét vuông sàn. 3.1.3. Nguồn nhiệt do người toả ra Như đã nói ở trên, con người dù khi nghỉ ngơi hay vận động cũng đều luôn thải nhiệt vào môi trường không khí để giữ cho thân nhiệt ổn định. Mức độ thải nhiệt của mỗi người vào môi trường tuỳ thuộc chủ yếu vào cường độ lao động và nhiệt độ, độ ẩm của không khí. Nhiệt toả từ người vào không khí gồm có hai phần: nhiệt hiện q h (do truyền bằng đối lưu và bức xạ) và nhiệt ẩn qâ do bay hơi nước (mồ hôi và hơi thở). Như vậy, nhiệt toàn thân toả ra từ mỗi người là: q = qh + qâ (1-6) Khi tính toán thông gió và ĐHKK nếu chỉ quan tâm đến thay đổi nhiệt độ không khí trong phòng thì tính toán nhiệt toả theo nhiệt hiện. Thường người ta cần tính toán thay đổi trạng thái của không khí về cả nhệt độ và độ ẩm, khi đó phải tính toán theo nhiệt toả toàn thân của mỗi người: Q3 = n . q . 10-3, kW (1-7) Trong đó: n – số người trong phòng; q – nhiệt toàn phần toả ra từ mỗi người, xác định theo bảng 1.6 Ghi chú: trị số trong ngoặc là nhiệt hiện qn (W/người) Đối với động vật nuôi trong phòng, nhiệt toả có thể tính gần đúng theo công thức sau: 16
  15. Q3* = 1,86.10-3.G33/4, kW. (1-8) Trong đó: G3 – tổng khối lượng động vật nuôi, kg. Bảng 1.6. Toả nhiệt của người lớn (đàn ông), q và qh (W/người) Nhiệt độ 15 20 25 30 35 phòng, 0C 145 116 93 93 93 Tĩnh tại (116) (87) (58) (41) (12) 157 151 14 14 14 Lao động nhẹ (122) (99) 5 (64) 5 (41) 5 (6) Lao động 209 204 19 19 19 trung bình (134) (105) 8 (70) 8 (41) 8 (6) Lao động 291 291 29 29 29 nặng (163) (128) 1 (93) 1 (52) 1 (12) Phòng ăn, 204 169 14 14 14 khách sạn (140) (105) 5 (70) 5 (52) 5 (12) 273 233 26 16 34 Vũ trường (157) (116) 7 (81) 7 (58) 9 (17) 3.1.4. Nguồn nhiệt do sản phẩm mang vào Nếu nhiệt độ của bán thành phẩm đưa vào t1 khác với nhiệt độ không khí trong nhà thì sẽ có một phần nhiệt lượng toả ra (hoặc thu vào) khi bán thành phẩm sẽ nguội (hoặc nóng) đến t2. Nếu bán thành phẩm bay hơi nước vào không khí thì nhiệt lượng toả ra còn thêm cả thành phần nhiệt ẩn. Như vậy: Q4 = G4 cp(t1 – t2) + W4 .r0, kW (1-9) Trong đó: G4 – tổng khối lượng của bán thành phẩm đưa vào trong đơn vị thời gian, kg/s; cp - nhiệt dung riêng khối lượng của bán thành phẩm, kJ/kg.K; t1 và t2 – nhiệt độ bán thành phẩm khi vào và ra khỏi gian máy, 0C; W4 – lượng ẩm toả ra của bán thành phẩm trong đơn vị thời gian, kg/s, nếu bán thành phẩm không chứa hơi nước thì W4 = 0; r0 – nhiệt ẩn hoá hơi của nước, r0 = 2500 kJ/kg. 3.1. 5. Nhiệt tỏa ra từ thiết bị trao đổi nhiệt Nếu trong phòng có đặt các thiết bị trao đổi nhiệt, các đường ống dẫn môi chất có nhiệt độ làm việc khác với nhiệt độ không gian điều hòa thì lượng nhiệt tỏa ra hoặc thu vào từ không gian điều hòa được xác định theo công thức: Q5 =ỏtb.Ftb(ttb- tT), W (1-10) ỏtb - hệ số tỏa nhiệt do đối lưu và bức xạ từ vách thiết bị trao đổi nhiệt,Wm K, lấy gần đúng bằng 10 Wm2K; 2 Ftb – diện tích bề mặt trao đổi nhiệt, m2; ttb- tT – hiệu nhiệt độ bề mặt thiết bị và nhiệt độ phòng, k. 3.1.6. Nguồn nhiệt do truyền nhiệt qua kết cấu bao che 17
  16. Nguồn nhiệt truyền qua kết cấu bao che gồm nguồn nhiệt truyền qua vách (QV), nguồn nhiệt truyền qua trần (Qtr), nguồn nhiệt truyền qua nền (Qn) Nhiệt truyền qua vách Qv   k i Fi t i (1-11) ki - hệ số truyền nhiệt qua kết cấu bao che thứ i W/m2K Fi - diện tích bề mặt truyền nhiệt qua kết cấu bao che thứ m2 ti - hiệu nhiệt độ trong và ngoài nhà của kết cấu bao che thứ i, K. Bình thường ti = tN - tT , nhưng khi buồng điều hoà có buông đệm hoặc hành lang lạnh thì chọn ti nhỏ hơn 1 Với k – W/m2.K; k (1-12) 1  1  i  T i  n với T = 10W/m2K – hệ số toả nhiệt trong nhà T = 20W/m2K – hệ số toả nhiệt ngoài nhà Nhiệt truyền qua trần Qtr   k i Fi t i (1-13) ki - hệ số truyền nhiệt qua kết cấu bao che thứ i W/m2K ( tra bảng 1.7) Fi - diện tích bề mặt truyền nhiệt bề mặt trần hoặc mái, m2 ti - hiệu nhiệt độ trong và ngoài nhà của kết cấu bao che thứ i, K. Bảng 1.7. Gía trị định hướng hệ số truyền nhiệt k qua kết cấu bao che Kết cấu bao che k, 2 W/m K Tường bao bằng gạch xây 200 mm không chát vữa 2,22 Tường bao bằng gạch xây 200 mm có trát vữa 1,48 T Tường bao bằng gạch xây 300 mm có trát vữa 1,25 Tường bao bằng bêtông 150 mm không trát vữa 3,30 Tường bao bằng bêtông 300 mm có trát vữa 2,34 Tường gạch rỗng 250 mm không trát vữa 1,42 Tường gạch rỗng 250 mm có trát vữa 1,12 Vách ngăn bằng kính 5 mm 1 lớp 6,12 Vách ngăn bằng kính 5 mm 2 lớp 2,84 Vách ngăn bằng gạch xây dựng 100 mm có trát vữa 2,10 Vách ngăn bằng gỗ dầy 25 mm 3,39 Vách ngăn bằng gỗ dầy 40 mm 2,95 Vách ngăn bằng gỗ dầy 50 mm 2,62 Sàn hoặc trần bằng gỗ 1,59 Sàn hoặc trần bằng xi măng, bêtông 1,88 Sàn hoặc trần bằng gỗ 1,12 Sàn hoặc trần trát ximăng phẳng 1,90 Sàn hoặc trần bằng trát ximăng cát 2,44 18
  17. - Khi trần tiếp xúc trực tiếp với không khí ngoài trời lấy bằng ti = tN - tT - Khi trần có không gian đệm lấy bằng 0,7(ti = tN - tT) - Khi trần tiếp xúc trực tiếp với không gian điều hoà của tầngtrên lấy bằng 0. Nhiệt truyền qua nền Qn   k i Fi t i (1-14) ki - hệ số truyền nhiệt qua kết cấu bao che thứ i W/m2K Fi - diện tích bề mặt truyền nhiệt bề mặt trần hoặc mái, m2 ti - Hiệu nhiệt độ trong và ngoài nhà của kết cấu bao che thứ i, K. - Nếu nền là sàn, phía dưới chỉ là không gian điều hoà lấy bằng 0 - Nếu là sàn, phía dưới là không gian đệm Khi lấy bằng 0,7(ti = tN - tT) - Nếu là nến đặt trực tiếp trên nền đất lấy ti = tN - tT nhưng áp dụng phương pháp tính theo dải nền rộng 2m tính từ ngoài vào trong phòng với hệ số truyền nhiệt được quy ước cho từng dải, cụ thể: + Dải 1 rộng 2m theo chu vi buồng với k = 0,47 W/m2K; + Dải 2 rộng 2m tiết theo với k = 0,23 W/m2K + Dải 3 rộng 2 m tiếp theo với k = 0,12 W/m2K + Dải 4 là phần còn lại của buồng với k = 0,07 W/m2K Riêng diện tích góc 2m x 2m của dải 1 được tính 2 lần cho chiều rộng và chiều dài vì dòng nhiệt được coi là đi vào từ hai phía Diện tích của dải nền được xác định như sau: ( xem hình 1.1) Hình 1.1. Hình ảnh mô tả diện tích F1= 2(2a+2b)= 4(a+b) trong đó a là chiều rộng, b là chiều dài; F2 = 2[2(a-4)+2(b-8)]= 4(a+b)- 48 ở đây lấy b -8 vì góc không còn được tính gấp đôi nữa. F3 = 2[2(a-8)+2(b-12)]= 4(a+b)- 80= F1- 80 F4 = (a-12)(b-12) Như vậy nếu phòng nhỏ hơn 48 m2 sẽ không có F2, nhỏ hơn 80m2 sẽ không có F3 nếu có một cạnh nhỏ hơn hoặc bằng 12m sẽ không có F4 19
  18. Vậy nguồn nhiệt truyền qua kết cấu bao che là: Q6  Qv  Qtr  Qn , kW (1-15) 3.1.7. Nguồn nhiệt do bức xạ Bức xạ mặt trời Q7 có thể truyền trực tiếp vào phòng qua cửa kính hoặc cửa mở (ký hiệu Qk), cũng có thể truyền tới bề mặt bao che (mái, tường), tại đó bị phản xạ một phần (ký hiệu QR), phần còn lại được kết cấu bao che hấp thu (ký hiệu Q A) làm chúng nóng lên, từ đó truyền một phần ra ngoài không khí (ký hiệu Q α, do nhiệt độ bề mặt có nắng chiếu thường cao hơn nhiệt độ môi trường. Phần còn lại của QA truyền vào phòng (ký hiệu Qm). Như vậy, nhiệt do bức xạ của mặt trời toả vào không khí trong phòng là: Q7= Qk + Qm ( 1-16) Bức xạ nhiệt qua kính Qk được tính theo công thức: Qk = Is,đ.Fk.  1  2  3  4 (1-17) Trong đó: Is,đ - cường độ bức xạ mặt trời trên mặt đứng, phụ thuộc hướng địa lý, W/m2;  1 – hệ số trong suốt của kính, với cửa mở không kính  1 = 1 với cửa kính một lớp  1 = 0,9 với cửa kính hai lớp  1 = 0,81  2 – hệ số bám bẩn, với cửa mở không kính 2=1 với cửa kính một lớp mặt đứng  2 = 0,8 với cửa kính một lớp mặt nghiêng  2 = 0,65 với cửa kính hai lớp mặt đứng  2 = 0,7  3 – hệ số khúc xạ, với cửa mở không kính 3=1 với cửa kính hai lớp khung gỗ  3 = 0,3  0,55 với cửa kính một lớp khung gỗ  3 = 0,61  0,64 với cửa kính một lớp khung kim loại  3 = 0,75  0,79  4 – hệ số tán xạ do che chắn, với các vật che nắng: mái đua (ô văng)  4 = 0,05 mành mành  4 = 0,25 cửa chớp  4 = 0,30 sơn trắng trên kính  4 = 0,35 rèm che ngoài  4 = 0,3 rèm che trong  4 = 0,6 kính khuếch tán  4 = 0,7 Bức xạ mặt trời qua bao che (chủ yếu là mái) đi vào phòng phụ thuộc vào nhiều yếu tố và được tính theo công thức sau: Qm = Cs.KS.sin(h).cos(  ).F.  s.k/αN.sin(h+aS), (1-18) Trong đó: CS = 1360 W/m2 (hoặc 1170 kcal/m2.h) – hằng số bức xạ của mặt trời; 20
  19. KS – hệ số tính toán phụ thuộc mùa trong năm, với mùa hè K S = 0,97, mùa đông KS = 1; h và  - góc cao và góc phương vị của mặt trời, độ; as – hệ số kể đến độ trong suốt của khí quyển nơi tính bức xạ mặt trời; F – diện tích bề mặt nhận bức xạ (theo hướng ngang), m2;  s – hệ số hấp thụ bức xạ mặt trời của bề mặt kết cấu bao che; k – hệ số truyền nhiệt từ bề mặt bao che tới không khí ngoài trời, W/m2.K; ỏN – hệ số toả nhiệt từ bề mặt bao che tới không khí ngoài trời, W/m2.K. Tại Hà Nội (và các tỉnh phía Bắc cùng vĩ độ) góc cao mặt trời vào tháng 6 lúc 12 giờ trưa là khoảng 91027’, góc phương vị đối với mặt ngang là  = 00 (còn đối với mặt đứng  = 900); hệ số as = 0,3  0,54; trị số αN đối với bề mặt có nắng khoảng 20 W/m2.K. Khi đó có thể sử dụng công thức gần đúng để tính Q m theo phương ngang: Qm = 0,055.10-3.k.F.  s.Is, kW. (1-19) Trong đó: F – diện tích bề mặt nhận bức xạ (theo phương ngang), m2; 1 k – W/m2.K; k (1-20) 1  1  i  T i  n với T = 10W/m2K – hệ số toả nhiệt trong nhà N = 20W/m2K – hệ số toả nhiệt ngoài nhà Is – có thể tham khảo trong bảng (1.8) cho Hà Nội và các tỉnh miền Bắc Cường độ bức xạ mặt trời Is , W/m2 trên mặt nằm ngang lúc 12 giờ và đứng cảu một số địa phương lúc 8 dến 9 giờ và 15 đến 16 giờ thánhg 6 hoặc tháng 7 (lấy trị số cực đại) theo TCVN40788-85. Bảng 1.8. Cường độ bức xạ Mặt nằm Mặt thẳng đứng, W/m2 Địa ngang Na Đông nam Đông Bắc phương W/m Đông/tây Bắc 2 m Tây Nam Tây Bắc Lai Châu 858 608 3 133 321 447 Sơn La 903 558 0 147 356 499 Sapa 994 600 10 164 359 537 Cao Bằng 935 730 10 108 370 516 Móng Cái 897 512 0 122 324 457 Phủ Liễu 935 600 0 140 342 485 Phú Hộ 935 576 0 122 335 481 Hà Nội 928 569 0 122 328 450 Vinh 942 590 0 143 321 513 21
  20.  s – hệ số hấp thụ bức xạ mặt trời của bề mặt bao che, được cho trong phụ lục. Chú ý rằng Q7 chỉ tính cho mùa hè, còn mùa đông coi Q7 = 0. 3.1.8. Nguồn nhiệt do rò rỉ không khí Nhiệt do lọt không khí mang vào được xác định theo công thức: Q8 = G8 (IN – IT) (1-21) Trong đó G8 (kg/s) là lượng không khí lọt trong mỗi đơn vị thời gian. Nói chung, việc tính lượng không khí lọt qua cửa L8 rất phức tạp do không có quy luật nhất định, có thể tính toán theo kinh nghiệm thông qua hệ số lọt không khí  : G8 = 1,2.  .Vf/3600, kg/s. (1-22) Trong đó: Vf – thể tích của không gian cần điều hoà (còn gọi là khối tích không khí), 3 m /s;  - hệ số lọt không khí vào phòng mỗi giờ, 1/h; xác định theo bảng (1.9). Trị số của  phụ thuộc thể tích phòng Vf. Trường hợp phòng có nhiều người ra vào thường xuyên (như ở cửa hàng, khách sạn, ...) thì cần tính thêm vào lượng không khí lọt qua cửa ra vào một lượng  I8 ứng với số người ra vào mỗi giờ n. Trị số  I7 cho trong bảng 1.10. Bảng 1.9. Hệ số lọt không khí vào phòng mỗi giờ 3 Vf, m 3000  (1/h) 0,7 0,6 0,55 0,50 0,42 0,40 0,35 Tóm lại, tổng nhiệt toả từ các nguồn nếu tính cả nhiệt do bức xạ mặt trời vào phòng: Qtoả = Q1 + Q2 + Q3 + Q4 +Q5 + Q6 + Q7+ Q8 (1-23) Nếu đưa thành phần Q7 vào tổn thất nhiệt qua kết cấu bao che hoặc tính nhiệt thừa cho mùa đông thì : Qtoả = Q1 + Q2 + Q3 + Q4 +Q5 + Q7 + Q8 (1-24) Bảng 1.10. Trị số  I7 Số người qua lại mỗi giờ  I8, kg/s đối với loại cửa ra vào n, ng/h Cửa thông thường Cửa quay Dưới 100 3,6.n/3600 0,96.n/3600 100  700 3,6.n/3600 0,84.n/3600 700  1400 3,6.n/3600 0,6.n/3600 1400  2100 3,3.n/3600 0,36.n/3600 22
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0