intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Thực tập hệ thống điều hòa nhiệt độ: Phần 1

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:55

16
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình Thực tập hệ thống điều hòa nhiệt độ: Phần 1 cung cấp cho người học những kiến thức như Khái quát về hệ thống điều hòa nhiệt độ trên ô tô; sử dụng dụng cụ, thiết bị kiểm tra chẩn đoán sửa chữa; kiểm tra bảo dưỡng và sửa chữa giàn ngưng tụ bầu lọc ga, giàn bay hơi và van tiết lưu; kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa máy nén;... Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Thực tập hệ thống điều hòa nhiệt độ: Phần 1

  1. BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT VĨNH LONG GIÁO TRÌNH: THỰC TẬP HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA NHIỆT ĐỘ ThS. NGUYỄN THÁI VÂN VĨNH LONG – 2013
  2. GIÁO TRÌNH THỰC TẬP HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA NHIỆT ĐỘ OT 1511 BÀI 1: KHÁI QUÁT VỀ HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA NHIỆT ĐỘ TRÊN Ô TÔ 1.1. Nhiệm vụ, yêu cầu, phân loại hệ thống điều hòa nhiệt độ (ĐHNĐ) trên ô tô: 1.1.1..Nhiệm vụ: Hệ thống điều hoà nhiệt độ trên ô tô có nhiệm vụ điều khiển nhiệt độ trong xe phù hợp với nhu cầu của con người. Nó hoạt động như một máy hút ẩm và có chức năng điều khiển nhiệt độ thay đổi từ cao đến thấp. Đồng thời phải loại bỏ được tình trạng đọng hơi nước trên bề mặt kính làm cản trở tầm nhìn của người ngồi trong xe... Tóm lại, hệ thống ĐHNĐ có nhiệm vụ chính:  Điều khiển nhiệt độ và độ ẩm trong xe.  Điều khiển dòng không khí trong xe.  Lọc sạch không khí.  Trên một số xe còn có nhiệm vụ khử độc không khí. 1.1.2. Yêu cầu: Một hệ thống ĐHNĐ luôn phải đáp ứng được các chức năng chính của nó nhằm mang đến sự thoải mái cho người sử dụng. Để phát huy hiệu quả, hệ thống ĐHNĐ trên ô tô phải kiểm soát được bốn tình trạng không khí trong xe:  Không khí phải mát.  Không khí phải lưu thông tuần hoàn.  Không khí phải trong lành, được khử độc và lọc sạch.  Không khí phải được hút ẩm. a. Không khí phải mát b. Không khí phải tuần hoàn b. Không khí phải trong lành d. Không khí phải khô ráo Hình 1.1: Minh họa các trạng thái cơ thể con người phản ứng với không khí môi trường xung quanh 1
  3. GIÁO TRÌNH THỰC TẬP HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA NHIỆT ĐỘ OT 1511 Những chức năng này hết sức cần thiết để duy trì sự thoải mái của hành khách khi nhiệt độ và độ ẩm của môi trường xung quanh cao. Bằng việc thực hiện các chức năng này, hệ thống ĐHNĐ luôn đảm bảo duy trì cơ thể của hành khách luôn thật sự thoải mái vì lượng nhiệt phù hợp sẽ tạo ra sự sống và sự thoải mái. Nhưng nếu lượng nhiệt quá cao hoặc quá thấp sẽ gây ra sự khó chịu. Điều khiển nhiệt độ có nghĩa là kiểm soát sự thoải mái, và hệ thống ĐHNĐ là một phương pháp điều khiển nhiệt. Tất cả các chất đều có chứa nhiệt. Một vài chất ta cảm thấy nóng khi chất đó ấm hơn thân nhiệt của chúng ta. Khi một chất nào đó có nhiệt thấp hơn cơ thể chúng ta, ta nói rằng chất đó lạnh. Lạnh đơn thuần là sự mất nhiệt. Để đo nhiệt lượng truyền từ vật này sang vật khác thông thường người ta dùng đơn vị Calorie và BTU. Calorie là số nhiệt lượng cần cung cấp để tăng nhiệt độ của 1 kg nước lên 10C. BTU viết tắt của chữ Britist Thermal Unit, nếu muốn tăng 1 puond (0,454kg) nước lên 1oF (0,550C) phải truyền cho nước 1 BTU nhiệt. Các nhà khoa học nói rằng một phép đo được gọi là “0 tuyệt đối “ là điểm mà tại đó tất cả nhiệt được loại bỏ hoàn toàn ra khỏi đối tượng (sắp xỉ -2730C). Bất kỳ chất nào cao hơn nhiệt độ “0 tuyệt đối” đều vẫn còn tồn tại một lượng nhiệt nhất định. Trung bình con người cần phải có vùng nhiệt độ thoải mái nằm trong phạm vi sắp xỉ từ 21oC đên 26oC, và độ ẩm không khí khoảng từ 45% đến 50%. Ở dãy nhiệt độ và độ ẩm này, chúng ta có cảm giác thoải mái nhất. Tất cả các đối tượng có dãy nhiệt độ nằm trong phạm vi này chúng ta đều tiếp xúc được một cách dể dàng. Khi bất kỳ vật nào có nhiệt độ cao hơn hoặc thấp hơn phạm vi này, chúng ta cho rằng nó NÓNG hoặc LẠNH. 1.1.3. Phân loại hệ thống ĐHNĐ trên ô tô: Hệ thống ĐHNĐ trên ô tô thường được phân loại theo phương pháp điều khiển và vị trí đặt các cụm làm lạnh. 1.1.3.1. Phân loại theo phương pháp điều khiển: a. Kiểu điều khiển bằng tay:  Kiểu núm xoay và nút nhấn: Hình 1.2:Bảng điều khiển hệ thống ĐHNĐ kiểu núm xoay và nút nhấn 2
  4. GIÁO TRÌNH THỰC TẬP HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA NHIỆT ĐỘ OT 1511  Kiều núm trượt và nút nhấn: Hình 1.3: Bảng điều khiển hệ thống ĐHNĐ kiểu núm trượt và nút nhấn Có rất nhiều bộ chọn điều chỉnh trên bảng điều khiển của hệ thống. Những bộ chọn này được phân thành: bộ chọn dòng khí vào, bộ chọn nhiệt độ, bộ chọn luồng không khí và bộ chọn tốc độ quạt gió. Hình dạng của các núm chọn khác nhau tùy theo kiểu xe và cấp chất lượng nội thất, nhưng các chức năng thì giống nhau. Kiểu này cho phép điều khiển bằng tay các công tắc và nhiệt độ ngõ ra bằng cần gạt. Ngoài ra, còn có cần gạt hoặc công tắc điều khiển tốc độ quạt, điều khiển lượng gió và hướng gió. b. Kiểu điều khiển tự động: Hệ thống ĐHNĐ tự động điều chỉnh nhiệt độ mong muốn bằng cách sử dụng hộp điều khiển. Điều hòa tự động điều khiển nhiệt độ không khí ngõ ra và tốc độ quạt giàn lạnh một cách tự động dựa trên các tín hiệu nhiệt độ bên trong xe, nhiệt độ bên ngoài xe và bức xạ mặt trời báo về hộp điều khiển qua các cảm biến tương ứng nhằm điều chỉnh nhiệt độ bên trong xe theo nhiệt độ mong muốn một cách tự động. Hình 1.4: Bảng điều khiển hệ thống ĐHNĐ tự động trên xe NISSAN X-Trial Hệ thống này được kích hoạt bằng cách đặt nhiệt độ mong muốn thông qua núm chọn nhiệt độ và ấn vào công tắc AUTO, hệ thống sẽ điều chỉnh và duy trì nhiệt độ ở 3
  5. GIÁO TRÌNH THỰC TẬP HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA NHIỆT ĐỘ OT 1511 mức đã chọn nhờ chức năng điều khiển tự động được thiết lập sẳn trong hộp điều khiển của hệ thống (ECU). 1.1.3.2. Phân loại theo vị trí thiết bị: a. Kiểu đặt phía trước: Ở kiểu này, bộ làm lạnh của hệ thống thường được gắn ở sau bảng đồng hồ hiển thị và được nối với giàn sưởi. Hình 1.5: Hệ thống ĐHNĐ bố trí phía trước bảng táp lô Quạt giàn lạnh được dẫn động bằng mô tơ gắn cánh quạt kiểu lòng sốc. Không khí trời hoặc không khí tuần hoàn trong xe được quạt cuốn vào và thổi qua giàn lạnh để đưa không khí lạnh vào trong xe. Đặc điểm của loại này là không khí lạnh từ cụm điều hòa được thổi thẳng đến mặt trước người lái nên hiệu quả làm lạnh có cảm giác tốt hơn so với công suất của cụm điều hòa, cửa ra không khí lạnh được điều chỉnh bởi bản thân người lái nên người lái có thể cảm nhận được hiệu quả làm lạnh. b. Kiểu đặt phía sau: Hình 1.6: Hệ thống ĐHNĐ bố trí phía sau xe Ở kiểu này cụm điều hòa nhiệt độ đặt ở cốp sau xe. Cửa ra và cửa vào của khí lạnh được đặt ở lưng ghế sau. Do cụm điều hòa gắn ở cốp sau nơi có khoảng trống lớn nên điều hòa kiểu này có ưu điểm công suất giàn lạnh lớn và có công suất làm lạnh dự trữ. 4
  6. GIÁO TRÌNH THỰC TẬP HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA NHIỆT ĐỘ OT 1511 c. Kiểu kép: Khí lạnh được thổi ra từ phía sau và phía trước bên trong xe. Đặc tính làm lạnh bên trong xe rất tốt, phân bố nhiệt độ bên trong xe đồng đều hơn, tạo môi trường vi khí hậu dễ chịu trong xe. Hình 1.7: Hệ thống ĐHNĐ bố trí phía trước bảng táp lô và trên trần xe Kiểu kép treo trần được sử dụng trong xe khách. Phía trước bên trong xe được bố trí hệ thống kiểu phía trước kết hợp với giàn lạnh treo trần phía sau xe. Kiểu kép treo trần cho năng suất lạnh cao và nhiệt độ phân bố đều. Kiểu kép xe sedan là sự kết hợp giữa kiểu phía trước với giàn lạnh phía sau được đặt trong khoang hành lý. Cấu trúc này cho phép không khí lạnh thổi ra từ phía trước và phía sau. Kiểu kép cho năng suất lạnh cao hơn và nhiệt độ đồng đều ở mọi nơi trong xe. 1.2. Sơ đồ cấu tạo và nguyên lý làm lạnh của hệ thống: Việc thay đổi trạng thái môi chất có liên quan mật thiết với sự thay đổi nhiệt. Chu trình làm lạnh trong hệ thống ĐHNĐ trên ô tô sẽ điều khiển và kiểm soát quá trình thay đổi trạng thái của môi chất một cách chính xác và phù hợp với từng chế độ hoạt động được lựa chọn thông qua bảng điều khiển hệ thống. Môi chất lạnh được luân chuyển cưỡng bức trong hệ thống theo một chu trình khép kính và liên tục diễn ra sự thay đổi trạng thái từ thể hơi được ngưng tụ rồi hóa lỏng sau đó lại tiếp tục bay hơi trong suốt quá trình làm việc của hệ thống nhờ sự trao đổi nhiệt. 1.2.1. Sơ đồ cấu tạo một hệ thống ĐHNĐ cơ bản: 1.2.1.1. Sơ đồ cấu tạo phần cơ khí: Cấu tạo các chi tiết phần cơ khí của một hệ thống ĐHNĐ gồm những chi tiết cơ bản như hình 1.8: 1.2.1.2. Sơ đồ cấu tạo các chi tiết phần điều khiển: Cấu tạo các chi tiết phần điều khiển của một hệ thống ĐHNĐ cơ bản gồm những chi tiết sau: bảng điều khiển trung tâm với các núm điều khiển kiểu núm xoay hoặc núm trượt có các chức tương ứng như điều khiển tốc độ quạt, điều khiển các cửa gió ra và điều khiển nhiệt độ gió ra. Trên bảng điều khiển trung tâm còn có các nút ấn công tắc ON/OFF hệ thống điều hòa, nút công tắc chế độ AUTO, nút RESET…và nhiểu chức năng khác phụ thuộc vào các trang bị cho xe. 5
  7. GIÁO TRÌNH THỰC TẬP HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA NHIỆT ĐỘ OT 1511 Khi xoay hoặc kéo các nút điều khiển, thông qua cơ cấu điều khiển bằng cơ khí hoặc bằng điện sẽ điều khiển các cánh dẫn hướng để điều khiển đường gió đi đến các đường ống dẫn gió thổi vào trong xe tương ứng các vị trí VENT, B/L (Bi Level), FOOT, D/F (Defroster)… được thể hiện như minh họa. Hình 1.8: Các bộ phận chính của phần cơ khí hệ thống ĐHNĐ. Hình 1.9: Cụm công tắc điều khiển chính của hệ thống ĐHNĐ. 6
  8. GIÁO TRÌNH THỰC TẬP HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA NHIỆT ĐỘ OT 1511 Hình 1.10: Vị trí hoạt động của các cửa gió trong hộp chứa giàn lạnh (giàn bay hơi) tương ứng với vị trí các nút điều khiển hệ thống 1. Ống thông gió xông kính 2. Cửa gió lạnh cực đại 3. Hộp thoát nước giàn lạnh 4. Cửa thoát gió trước mặt 5. Cửa thoát gió dưới chân 6. Cửa thoát gió dưới sàn xe 7. Cánh hướng gió trước mặt 8. Giàn sưởi 9. Cửa hòa trộn không khí 10. Giàn lạnh 11. Lọc gió lạnh 12. Tuần hoàn không khí trong xe 13. Cửa lấy gió trong 14. Tuần hoàn không khí ngoài xe Hình 1.11: Luồng gió di chuyển bên trong hộp chứa giàn lạnh khi chọn nút công tắc nấc Bi-Level và Floor 7
  9. GIÁO TRÌNH THỰC TẬP HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA NHIỆT ĐỘ OT 1511 Hình 1.12: Luồng gió di chuyển bên trong hộp chứa giàn lạnh khi chọn nút công tắc Foot and Defroster và nút Defroster Hình 1.13: Các vị trí cửa gió ra trong bảng táp lô xe 1.2.2. Nguyên lý làm lạnh cơ bản: Một hệ thống ĐHNĐ cơ bản phải diễn ra 4 quá trình sau đây: 1.2.2.1. Bay hơi: Môi chất được chuyển từ trạng thái lỏng sang trạng thái hơi trong giàn bay hơi (giàn lạnh). Môi chất lạnh ở thể lỏng được bay hơi và cần phải tự hút ẩn nhiệt từ không khí xung quanh giàn lạnh ngay lúc bay hơi. Không khí lạnh sẽ được thổi vào trong xe nhờ quạt giàn lạnh sẽ làm giảm nhiệt độ trong xe. Môi chất lạnh di chuyển từ van giãn nỡ (hay van tiết lưu, hoặc van phun giàn lạnh) vào trong giàn bay hơi và tồn tại dưới dạng lỏng hóa hơi, và ngay lúc đó môi chất được cấp nhiệt nhờ nhiệt độ của không khí do quạt giàn lạnh thổi qua làm cho môi chất chuyển sang thể hơi hoàn toàn. 8
  10. GIÁO TRÌNH THỰC TẬP HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA NHIỆT ĐỘ OT 1511 Hình 1.14: Sơ đồ nguyên lý làm lạnh của hệ thống ĐHNĐ trên ô tô A. Áp suất cao thể khí B. Áp suất cao thể lỏng C. Áp suất thấp thể lỏng D. Áp suất thấp thể khí 1. Ly hợp điện từ 7. Cảm biến nhiệt độ môi trường 2. Máy nén 8. Hợp chứa giàn bay hơi 3. Giàn ngưng tụ 9. Giàn bay hơi 4. Quạt giải nhiệt giàn ngưng tụ 10. Quạt giàn lạnh 5. Công tắc áp suất gas lạnh 11. Cảm biến nhiệt độ trong xe 6. Bầu lọc và hút ẩm 12. Van tiết lưu. Áp suất và nhiệt độ trong quá trình thay đổi này có mối quan hệ mật thiết nhau, và nếu áp suất ổn định (hoặc thay đổi) thì nhiệt độ cũng sẽ ổn định hoặc thay đổi theo. Để đạt được nhiệt độ bay hơi thấp hơn trong quá trình thay đổi trạng thái như trên, thì áp suất trong giàn bay hơi (giàn lạnh) phải được duy trì thấp hơn. Vì chính môi chất lạnh ở thể hơi được máy nén hút về từ giàn bay hơi đã ngưng tụ tại giàn ngưng tụ phải được phun liên tục ra khỏi giàn lạnh trước khi tiếp tục được hút về máy nén. 1.2.2.2. Nén: Môi chất lạnh ở thể hơi được nén trong máy nén cho đến khi hóa lỏng được ở nhiệt độ và áp suất cao tại giàn ngưng tụ. Môi chất lạnh đã hóa hơi trong giàn lạnh bị hút vào trong máy nén. Tại chu kỳ hút, áp suất của môi chất lạnh trong máy nén luôn được giữ thấp hơn áp suất trong giàn lạnh vì vậy môi chất lạnh dạng lỏng sẽ dể dàng bay hơi mạnh mẽ ở nhiệt độ rất thấp (0oC). Nếu môi chất lạnh ở thể hơi được nén trong xylanh máy nén làm tăng áp suất cao hơn, môi chất có thể tồn tại ở nhiệt độ và áp suất có thể hóa lỏng dễ dàng mặc dù hệ thống được chọn chế độ làm lạnh ở nhiệt độ cao hơn. 1.2.2.3. Ngưng tụ: Môi chất lạnh thể hơi được máy nén hút từ giàn lạnh nén vào giàn nóng với áp suất và nhiệt độ cao (17 bar, 800C). Tại đây môi chất sẽ bị mất nhiệt do được làm mát 9
  11. GIÁO TRÌNH THỰC TẬP HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA NHIỆT ĐỘ OT 1511 trong khi áp suất vẫn được duy trì ổn định do đó môi chất sẽ ngưng tụ thành thể lỏng và được chuyển đến bộ lọc và hút ẩm trước khi đến van phun để phun vào giàn lạnh. 1.2.2.4. Giãn nỡ: Áp suất của môi chất thể lỏng sẽ bị giảm xuống nhờ van giãn nỡ gọi là sự giãn nỡ, nó làm áp suất giảm xuống trong thời gian bay hơi để môi chất được hóa hơi trong giàn lạnh một cách dễ̉ dàng. Môi chất lỏng bay hơi trong giàn lạnh được điều chỉnh thông qua tải lạnh được xác định qua nhiệt độ tại giàn lạnh. Do đó, điều quan trọng là điều khiển lượng môi chất cần thiết phải được kiểm tra chính xác. Mục tiêu cuối cùng là hệ thống tạo ra nhiệt độ tại giàn lạnh phải đạt đến nhiệt độ thấp nhất là 20C. Từ nguồn nhiệt thấp này, tùy vào kết cấu và phương pháp điều khiển của từng loại xe, từng thương hiệu khác nhau và tùy người sử dụng chọn lựa dãy nhiệt độ yêu thích. Khi đó hệ thống điều hòa không khí sẽ điều khiển dòng không khí đưa vào trong khoang xe có nhiệt độ phù hợp nhất. 1.3. Nhận dạng hệ thống: 1.3.1. Các loại hệ thống điều hòa nhiệt độ: Hiện nay tùy theo tính năng sử dụng cũng như tính tiện nghi, hiện đại trong việc điều khiển hệ thống mà các nhà sản xuất thiết kế nhiều hệ thống điều hòa nhiệt độ khác nhau trên ô tô. 1.3.1.1. Loại truyền thống: Hình 1.15: Công tắc chính của hệ thống ĐHNĐ kiểu truyền thống 1. Nút nhấn chọn vị trí hướng gió 2. Nút chọn kiểu tuần hoàn không khí 3. Nút nguồn hệ thống ĐHNĐ 4. Nút điều chỉnh nhiệt độ không khí 5. Nút điều chỉnh tốc độ quạt Được sử dụng trên những kiểu xe đời cũ và xe hạng bình dân, bảng điều khiển trung tâm sử dụng các nút điều khiển cơ khí, việc chọn nhiệt độ hoàn toàn bằng cảm nhận của con người qua nhiệt độ ra của cửa gió lạnh bằng cách kéo núm trượt để hòa trộn hai luồng gió đi xuyên qua giàn sưởi và giàn lạnh lại với nhau. 10
  12. GIÁO TRÌNH THỰC TẬP HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA NHIỆT ĐỘ OT 1511 Loại này công suất hoạt động của máy lạnh luôn luôn ở tình trạng toàn tải. Có nghĩa là hệ thống làm lạnh đạt đến nhiệt độ lạnh thấp nhất, còn nhiệt độ tại cửa ra cao hay thấp nhờ vào sự điều tiết luồng gió nóng sinh ra từ giàn sưởi ít hay nhiều để hòa trộn vào luồng gió lạnh. Thường luồng không khí trong xe có độ ẩm nhất định và không trong lành. Hệ thống loại này khả năng làm lạnh bị ảnh hưởng mạnh bởi nhiệt độ môi trường. 1.3.1.2. Loại điều khiển nhiệt độ tự động: Về thành phần cấu tạo cũng tương tự như hệ thống ĐHNĐ truyền thống. Tuy nhiên việc điều khiển nhiệt độ được hiển thị dưới dạng số, người điều khiển có thể dể dàng lựa chọn giá trị nhiệt độ mình yêu thích thông qua màn hình LCD, khi đó hệ thống tự động làm lạnh đạt đến giá trị nhiệt độ đã chọn một cách chính xác trong suốt quá trình hệ thống hoạt động nhờ một mạch điều khiển nhỏ tích hợp bên trong Hình 1.16: Công tắc chính của hệ thống ĐHNĐ tự động 1. Tuần hoàn gió trong xe 2. Núm điều chỉnh nhiệt 3. Chọn chế độ tự động độ 4. Nguồn hệ thống lạnh 5. Sưởi kính chắn gió 6. Chọn chế độ thổi gió 7. Nguồn quạt giàn lạnh 8. Nguồn công tắc chính 9. Tuần hoàn gió ngoài Hệ thống FATC ( Full Automatic Temperature Control) FATC: hệ thống điều khiển nhiệt độ hoàn toàn tự động trên ô tô Hyundai 1.3.1.3. Hệ thống A-ACC (Automatic – Air Climate Control): Loại này thường được sử dụng trên các xe cao cấp, đặc biệt là các xe có xuất xứ từ Đức như Mercedes-Benz, BMW…, một số hệ thống cao cấp hơn nữa còn có chức năng điều khiển được nhiệt độ cho 4 khu vực riêng biệt trong xe với thuật ngữ quen thuộc là 4-ZONE ( hệ thống ĐHNĐ 4 mùa hay 4 vùng khí hậu). Ngoài chức năng làm mát không khí của một hệ thống AC cơ bản, hệ thống A_ACC còn có chức năng khử mùi, diệt khuẩn, chống khí độc…Làm được điều này nhờ rất nhiều cảm biến có trong hệ thống như cảm biến độ ẩm, cảm biến nhiệt độ bên trong và bên ngoài xe, cảm biến phát hiện khí độc, cảm biến bức xạ mặt trời… 11
  13. GIÁO TRÌNH THỰC TẬP HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA NHIỆT ĐỘ OT 1511 1.3.2. Nhận dạng các cơ cấu, cụm chi tiết của hệ thống: Đối với mỗi loại xe, kết cấu và vị trí các chi tiết của hệ thống ĐHNĐ không hoàn toàn giống nhau. Chúng được bố trí ở những vị trí thích hợp nhất trên xe, do đó việc xác định được các chi tiết cũng như vị trí thực tế trên xe là rất quan trọng. Dưới đây là cụm các chi tiết của hệ thống A-ACC điển hình trên xe Mercedes- Benz C200K W203. Hình 1.17: Nhận dạng vị trí chi tiết trên cụm điều khiển hệ thống A1. Màn hình đa chức năng N22/b1. Cảm biến nhiệt độ trong xe dưới hộp chứa giàn lạnh N22. Cụm công tắc điều khiển chính N70b1. Cảm biến nhiệt độ trong xe trên trần xe. B31/2. Cảm biến độ ẩm không khí B10/6. Cảm biến nhiệt độ giàn lạnh M2/5. Mô tơ điều khiển cửa gió trước B2/6. Mô tơ điều khiển cửa gió bên trái B2/7. Mô tơ điều khiển cửa gió bên N10/1. Hộp rơ le cầu chì trước phải B14. Cảm biến nhiệt độ môi trường 1.3.3. Một số hình ảnh bảng điều khiển trung tâm của hệ thống ĐHNĐ ô tô: Hình 1.18: Bảng điều khiển trung tâm xe BMW 12
  14. GIÁO TRÌNH THỰC TẬP HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA NHIỆT ĐỘ OT 1511 Hình 1.19: Bảng điều khiển trung tâm xe Lexus Hình 1.20: Bảng điều khiển trung tâm xe Mercedes-Benz Hình 1.21: Bảng điều khiển trung tâm xe Toyota 1.3.4. Xác định các vị trí các chi tiết trên xe: Dựa vào hình để nhận diện các chi tiết bằng cách viết tên các chi tiết của hệ thống vào các ô tương ứng hoặc điền vào các đường chấm có sẳn. 13
  15. GIÁO TRÌNH THỰC TẬP HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA NHIỆT ĐỘ OT 1511 Hình 1.22: Vị trí các chi tiết bên trong xe Hình 1.23: Các chi tiết trên xe C200 W203 của Mercedes-Benz 1:………………………………… …. 2:………………………………… 3:……………………………………. 4:…………………………………… 5:……………………………………. 6:…………………………………… 7:……………………………………. 8:…………………………………… 9:……………………………………. B12/2:……………………………… 14
  16. GIÁO TRÌNH THỰC TẬP HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA NHIỆT ĐỘ OT 1511 1.3.5. Nhận diện vị trí chi tiết trên mô hình và trên xe: Dựa vào tài liệu hướng dẫn sửa chữa, tìm và nhận dạng đúng vị trí các chi tiết thuộc hệ thống ĐHNĐ trên mô hình hệ thống. Viết bảng mô tả và báo cáo với giáo viên giảng dạy. Nhận dạng và xác định đúng vị trí các chi tiết của hệ thống ĐHNĐ trên xe thật. 1.4. Tự học: Nghiên cứu tài liệu tham khảo hệ thống ĐHNĐ của Toyota Altis 2010, Hyundai Acent 2013. Liệt kê các bộ phận, chi tiết và so sánh điểm giống và khác nhau giữa chúng. CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Dãy nhiệt độ và độ ẩm mà một cơ thể người bình thường cảm thấy dể chịu nhất vào khoảng bao nhiêu? 2. Liệt kê các loại hệ thống điều hòa không khí ô tô mà em biết. Kể tên các loại ô tô kèm theo. 3. Cho biết các ký hiệu : VENT; B/L; D/F; FOOT; REC SW; FRE SW; MODE SW; DFF SW có ý nghĩa gì ? 4. Trình bày cấu tạo và nguyên lý làm lạnh của hệ thống ĐHNĐ trên ô tô. 5. Mô tả cách nhận biết sự khác nhau của rắc co nối với đồng hồ đo áp suất trên nhánh áp suất thấp và nhánh áp suất cao. 6. Mô tả cách vận hành hệ thống điều hòa không khí trên ô tô. Vận hành và điều chỉnh thử trên mô hình. 15
  17. GIÁO TRÌNH THỰC TẬP HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA NHIỆT ĐỘ OT 1511 BÀI 2: SỬ DỤNG DỤNG CỤ, THIẾT BỊ KIỂM TRA CHẨN ĐOÁN SỬA CHỮA NHỮNG ĐIỀU LƯU Ý: Khi làm việc với hệ thống điều hòa nhiệt độ trên ô tô cũng như với bất kỳ một hệ thống lạnh nào, phải hết sức chú ý vấn đề an toàn sức khỏe và tai nạn lao động cũng như các nguyên tắc cơ bản khác đối với môi chất lạnh và hệ thống để đảm bảo an toàn cho người và tuổi thọ của hệ thống. A. Khi làm việc với môi chất lạnh cần tuân theo các chú ý sau:  Phải đeo kính bảo vệ mắt.  Nếu môi chất dính vào mắt hoặc da thì:  Không được chà sát.  Rửa khu vực bị thương bằng nước lạnh.  Bôi mỡ vazơlin sạch lên da, đến ngay bác sĩ, bệnh viện để có được sự chăm sóc chữa trị cần thiết.  Không được tự cố gắng chữa trị.  Khu vực làm việc phải luôn luôn sạch sẽ.  Đề phòng nguy hiểm do khí CO khi động cơ đang chạy.  Không được xử lý môi chất lạnh trong phòng kín hoặc gần lửa.  Phải mang găng tay nhựa ngăn môi chất lạnh tiếp xúc trực tiếp với da tay. B. Khi thay thế các chi tiết trên đường dẫn môi chất.  Không được xả trực tiếp môi chất R134a ra môi trường.  Thu hồi gas điều hoà vào thiết bị thu hồi gas để dùng lại.  Tháo cọc âm bình điện khi thao tác sửa chữa hệ thống lạnh.  Khi thu hồi gas lạnh không thu hồi quá nhanh làm dầu lạnh bị hút ra khỏi hệ thống.  Không để cho hơi ẩm và bụi bẩn lọt vào hệ thống, khi tháo các đầu ống phải dùng nút cao su bít các đầu ống lại và chỉ tháo các nút ngay khi lắp vào hệ thống.  Không được để giàn nóng mới hoặc bình chứa/bầu lọc.v.v. nằm xung quanh mà không được nút kín.  Xả khí Nitrogen ra khỏi van nạp trước khi tháo nút ra khỏi máy nén mới. Nếu không xả khí Nitrogen trước thì dầu máy nén sẽ phun ra cùng với khí Nitrogen khi tháo nút.  Không dùng mỏ hàn để uốn cong hoặc kéo dài các đường ống.  Phải sử dụng 02 chìa khóa khi tháo lắp các rắc co đầu ống tránh các đường ống bị xoắn, biến dạng.  Luôn luôn thay đệm làm kín mới khi có tháo lắp hệ thống.  Luôn tra dầu bôi trơn máy nén vào các đệm làm kín mỗi khi tháo lắp. 16
  18. GIÁO TRÌNH THỰC TẬP HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA NHIỆT ĐỘ OT 1511 C. Khi xiết các bộ phận nối. Hình 2.1: Những lưu ý khi làm việc với rắc co nối ống lạnh  Phải tra dầu bôi trơn vào mối nối trước khi xiết  Nhiệt độ khi các chi tiết làm việc phải thấp hơn 40oC  Xiết phải đúng lực (không được xiết quá chặt hoặc quá lỏng)  Không được bậc ON hệ thống khi đang thực hiện tháo lắp 2.1. Các loại đồng hồ đo áp suất chuyên dùng cho hệ thống ĐHNĐ trên ô tô. Đồng hồ đo áp suất hệ thống A/C có nhiều loại khác nhau về hình dáng, mẫu mã tùy theo hãng sản xuất. Nhưng nhìn chung về nguyên tắc hoạt động và cấu tạo chung hoàn toàn giống nhau. Hiện nay có hai loại thông dụng là đồng hồ kim và đồng hồ số. Đồng hồ kim được sử dụng rộng rãi hơn do kết cấu đơn giản, giá thành rẻ và dể sử dụng. 17
  19. GIÁO TRÌNH THỰC TẬP HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA NHIỆT ĐỘ OT 1511 Đồng hồ đo áp suất dùng để kiểm tra áp suất bên trong hệ thống điều hòa không khí tại nhánh cao áp và nhánh thấp áp. Thiết bị này luôn có hai đồng hồ với hai màu: đồng hồ màu xanh luôn luôn nối vào nhánh thấp áp, đồng hồ màu đỏ nối vào nhánh cao áp. Đơn vị đo thường dùng: PSI, Bar, Kg/cm2. 2.1.1. Cấu tạo và hoạt động của đồng hồ cơ: Hình 2.2: Đồng hồ đo áp suất loại cơ (đồng hồ kim) 1. Đồng hồ đo áp suất thấp 2. Đồng hồ đo áp suất cao 3. Đường nối áp suất thấp 4. Đường nối bình chứa môi chất 5. Đường nối áp suất cao 6. Khóa van cao áp 7. Khóa van thấp áp 2.1.1.1. Cấu tạo: Đồng hồ đo áp suất loại cơ có cấu tạo đượch tể hiện như hinh 2.3. Hình 2.3: Cấu tạo đồng hồ đo áp suất loại cơ 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2