Giáo trình Thực tập hệ thống điều hòa nhiệt độ: Phần 2
lượt xem 2
download
Tiếp nội dung phần 1, Giáo trình Thực tập hệ thống điều hòa nhiệt độ: Phần 2 cung cấp cho người học những kiến thức như Kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa bộ điều khiển hệ thống điều hòa nhiệt độ́ trên ô tô; kiểm tra, bảo dưỡng và vận hành hệ thống điều hòa không khí ô tô. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Thực tập hệ thống điều hòa nhiệt độ: Phần 2
- GIÁO TRÌNH THỰC TẬP HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA NHIỆT ĐỘ OT 1511 BÀI 4: KIỂM TRA, BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA MÁY NÉN 4.1. Công dụng, phân loại, cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của máy nén: 4.1.1. Công dụng: Máy nén là nguồn năng lượng của hệ thống, nó hút ẩn nhiệt môi chất thể hơi có áp suất thấp và nhiệt độ thấp từ giàn bay hơi về buồng hút, sau đó nén nôi chất thể hơi đến giàn ngưng tụ lên áp suất cao và nhiệt độ cao gấp nhiều lần so với nhiệt độ môi trường, giúp thực hiện quá trình trao đổi nhiệt hiệu quả. 4.1.2. Phân loại: Máy nén trong hệ thống điều hòa không khí trên ô tô thường có các loại sau: Máy nén kiểu piston đĩa chéo cố định. Máy nén kiểu piston đĩa chéo thay đổi được hành trình piston. Máy nén kiểu xoắn ốc. Máy nén kiểu cánh gạt ly tâm. 4.1.3. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy nén: Có nhiều kiểu dáng và loại máy nén khác nhau được sử dụng trong hệ thống điều hòa không khí ô tô sử dụng môi chất làm lạnh là R134a. Thiết kế bên trong máy nén có thể là piston, rãnh xoắn, đĩa lắc hoặc kiểu cánh gạt. Cho dù bất kỳ kiểu nào thì tất cả chúng đều hoạt động như một máy bơm trong hệ thống A/C giữ cho R134a và dầu bơi trơn luân chuyển tuần hoàn, và để tăng áp suất môi chất lạnh và do đó nó cũng làm tăng nhiệt độ trong hệ thống. 4.1.3.1. Máy nén kiểu đĩa chéo Sanden: Hình 4.1: Cấu tạo máy nén đĩa chéo Sanden 54
- GIÁO TRÌNH THỰC TẬP HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA NHIỆT ĐỘ OT 1511 0 Cấu tạo gồm các cặp píttông được đặt trong đĩa chéo cách nhau một khoảng 72 đối với máy nén 10 xylanh và 1200 đối với loại máy nén 6 xilanh. Khi một đầu píttông ở hành trình nén, thì đầu còn lại ở hành trình hút. Pittong chuyển động qua lại với khoảng chạy không thay đổi. Các pittong được dẫn động nhờ đĩa lắc di chuyển làm chúng tiến và lùi trong lòng xylanh. Khi trục máy nén quay làm thay đổi góc quay của đĩa lắc, kết quả là làm cho pittong di chuyển vào – ra, đẩy môi chất thể hơi xuyên qua van hút vào buồng hút rồi nén môi chất và đẩy môi chất thể hơi có áp suất cao đó qua van xã vào trong giàn nóng. Van hút và van xã cũng ngăn không cho môi chất chảy ngược lại. 4.1.3.2. Máy nén kiểu xoắn ốc Sanden: Máy nén loại này được thiết kế gồm hai rãnh xoắn, một cụm rãnh xoắn được cố định, cụm rãnh xoắn còn lại chuyển động được, cả hai cụm rãnh xoắn này được ghép lồng vào nhau. Xoắn ốc di động có thể chuyển động theo một quỹ đạo nhất định hoặc lắc lư qua lại chứ thực sự không chuyển động quay tròn . Rãnh xoắn di động được nối với trục dẫn động thông qua bạc đồng tâm. Khi xoắn ốc di động lắc lư trong rãnh xoắn cố định thì từng khối môi chất được hình thành trong rãnh xoắn. Khi số khối môi chất nén này giảm kích thước thì môi chất lạnh bị nén chặt, áp suất tăng và phun qua van lưỡi gà tại cỗng thoát trong buồng hút phía sau máy nén. Hình 4.2: Cấu tạo và hoạt động của máy nén xoắn ốc Sanden 55
- GIÁO TRÌNH THỰC TẬP HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA NHIỆT ĐỘ OT 1511 4.1.3.4. Máy nén kiểu pittong đĩa chéo thay đổi được hành trình pittong: Máy nén Delphi V5 (Harrison) là máy nén có thể tích nén biến đổi không tuần hoàn. Máy nén biến thiên thể tích để điều khiển dung lượng đáp ứng yêu cầu hệ thống ĐHNĐ ở tất cả mọi điều kiện vận hành. Đặc điểm của máy nén này là sự thay đổi góc nghiêng của đĩa lắc trên trục pittong trong 5 xylanh (V5) . Khoảng chạy pittong được điều khiển bằng van điều khiển buồn kích hoạt đặt ở nắp máy nén phía sau. Van này sẽ nhận biết và đáp ứng lại áp suất hút hệ thống hoặc yêu cầu của hệ thống A/C. Thông qua sự điều tiết áp suất của buồng cạcte máy nén, góc nghiêng của đĩa lắc, và do đó hành trình pittong thay đổi. Năm pittong máy nén được dẫn động nhờ đĩa dao động có khả năng thay đổi góc nghiêng. Mỗi khi góc nghiêng của đĩa dao động thay đổi thì khoảng cách chạy hữu ích của pittong cũng thay đổi theo, nhờ vậy thể tích buồng bơm cũng thay đổi làm lượng môi chất được bơm đi cũng thay đổi theo. Hình 4.3: Cấu tạo máy nén kiểu thay đổi hành trình di chuyển pittong 1. Mặt bích 2. Vỏ máy nén 3. Van hút 4. Piston 5. Đĩa chéo 6. Mặt bích chặn 7. Trục dẫn động 8. Đĩa bị động 9. Bu ly 10. Bu lông xả môi chất Khoảng cách di chuyển của các pittong thay đổi tùy thuộc vào lượng môi chất lạnh cần bơm đi (tùy thuộc vào góc nghiêng của đĩa dao động). Góc nghiêng này được điều khiển nhờ một van bố trí phía sau bơm 4.1.3.5. Máy nén cánh gạt ly tâm – Panasonic: Các máy nén kiểu cánh gạt ly tâm gồm một roto có 3 hoặc 4 cánh gạt được thiết kế chính xác với hình dạng phù hợp đảm bảo độ kín khít với vỏ máy nén. Khi trục máy nén quay, các cánh gạt và vỏ máy nén sẽ hình thành các buồng bơm. 56
- GIÁO TRÌNH THỰC TẬP HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA NHIỆT ĐỘ OT 1511 Môi chất R134a được hút xuyên qua các cửa hút vào các buồng bơm, và các buồng bơm này sẽ thay đổi thể tích nhỏ dần khi trục máy nén quay. Các cửa thoát được đặt ở nơi mà gas được nén hoàn toàn. Các cánh gạt được bịt kín bằng cách áp sát vào vỏ của roto nhờ lực ly tâm và dầu bôi trơn máy nén. Bể chứa dầu và bơm dầu được đặt trên đường xã, để áp suất cao sẽ ép dầu qua bơm dầu và sau đó dầu được di chuyển lên đầu các cánh gạt và bao kín với vỏ của máy nén. Đối với máy nén loại này, lúc chạy không tải thỉnh thoảng cánh gạt rung, ồn. Điều này là do máy nén phải mất thời gian để dầu bôi trơn di chuyển qua hệ thống ĐHNĐ. Hình 4.5: Máy nén kiểu cánh gạt. 4.2. Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng, phương pháp kiểm tra bảo dưỡng và sửa chữa máy nén: Đối với máy nén trong hệ thống điều hòa không khí, có ba hiện tượng hư hỏng chính thường gặp là : rò rỉ môi chất, mất áp suất bơm hoặc bơm yếu và máy nén phát ra tiếng kêu khi bơm. 4.2.1. Hiện tượng 1: Hệ thống hoạt động bình thường nhưng hiệu quả làm lạnh giảm dần theo thời gian. Sáng sớm lạnh khá tốt nhưng khi có ánh nắng mặt trời thì hiệu quả làm lạnh giảm rõ rệt mặt dù tất cà các chi tiết khác đều đảm bảo yêu cầu kỹ thuật. Nguyên nhân: Do rò rỉ môi chất tại phốt cổ trục của máy nén, để lại vết dầu loang ngay phía sau pully dẫn động do máy nén được sử dụng lâu ngày dẫn đến cao su bị biến cứng, lão hóa không còn tác dụng làm kín. Tuy nhiên nếu dầu bôi trơn máy nén bị thiếu cũng dẫn đến hư hỏng phốt làm kín. Hư hỏng dạng này không làm ảnh hưởng đến áp suất bơm của máy nén nhưng có khả năng ảnh hưởng đến tuồi thọ của máy nén rất lớn do bị mất dầu bôi trơn nếu không được phát hiện và sửa chữa kịp thời. 57
- GIÁO TRÌNH THỰC TẬP HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA NHIỆT ĐỘ OT 1511 Ngoài ra, trên máy nén còn có van giảm áp ( có vai trò giống như một van an toàn trong hệ thống thủy lực). Van này rất ít khi hoạt động, có khi suốt quá trình sử dụng của máy nén van giảm áp sẽ không bao giờ hoạt động. Tuy nhiên nếu van này hoạt động thì hệ thống đã bị tắt nghẽn trong hệ thống gây ra áp suất cao bất thường. Một khi van này hoạt động, phải thay van mới. Hình 4.6: Vị trí van xã và phốt làm kín Phương pháp kiểm tra sửa chữa: Tiến hành kết nối đồng hồ vào hệ thống đúng kỹ thuật, vận hành hệ thống và quan sát đồng hồ. Đồng hồ nhánh áp suất cao ( đồng hồ High – màu đỏ) báo áp suất thấp hơn giá trị tối thiểu qui định trong khi đồng hồ nhánh áp suất thấp vẫn đạt giá trị cần thiết. Quan sát dòng môi chất tại cửa quan sát thấy xuất hiện nhiều bọt trắng di chuyển liên tục. Điều này khẳng định rằng hệ thống đã thiếu môi chất lạnh. Hình 4.7: Giá trị áp suất thể hiện trên đồng hồ tương ứng với tình trạng hư hỏng của hệ thống. 58
- GIÁO TRÌNH THỰC TẬP HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA NHIỆT ĐỘ OT 1511 Tiến hành kiểm tra rò rỉ máy nén theo các bước sau: 1. Tiến hành thu hồi môi chất bằng thiết bị chuyên dùng. 2. Kiểm tra rò rỉ hệ thống đúng yêu cầu kỹ thuật để bằng phương pháp nén áp suất kết hợp bọt xà phòng để kiểm tra xì máy nén tại vị trí cổ trục máy nén, van giảm áp và các khớp lắp ghép. 3. Tháo đường ống vào/ra của máy nén và quan sát kiểm tra chất lượng dầu lạnh. Nếu dầu có lẫn màu đen là do máy nén bị mài mòn. Nếu dung dịch bên trong máy nén có màu nâu sửa là do sử dụng môi chất không đảm bảo chất lượng ( hiện nay một số loại môi chất R134a xuất xứ Trung Quốc không đảm bảo chất lượng gây ra hư hỏng dạng này rất nhiều). Ngoài ra dầu lạnh không đúng loại và không đảm bảo chất lượng cũng gây ra hư hỏng dạng này. Hai dạng biểu hiện này cho biết bầu lọc có khả năng nghẹt rất cao. Vệ sinh máy nén bằng xăng hoặc chất tẩy rửa chuyên dùng, sau đó thổi sạch bằng khí ni-tơ. Khi máy nén có những biểu hiện hư hỏng như trên, phải tiến hành kiểm tra toàn bộ hệ thống theo các bước sau 4. Tháo bình ngưng hoặc bầu lọc, vệ sinh thật sạch đường ống cap áp và giàn ngưng tụ. Kiểm tra xì giàn ngưng tụ độc lập tại bước này. 5. Tháo van tiết lưu, vệ sinh thật sạch đường ống thấp áp và van tiết lưu. Kiểm tra xì giàn lạnh độc lập tại bước này. 6. Tiến hành ráp và thay thế các chi tiết hư hỏng. Lưu ý, bầu lọc phải được thay mới mỗi khi tháo chi tiết hệ thống. 7. Tiến hành rút chân không, kiểm tra xì và nạp môi chất cho hệ thống đúng yêu cầu kỹ thuật. 4.2.2. Hiện tượng 2: Hệ thống làm lạnh không ổn định, nhiệt độ làm lạnh tăng giảm bất thường. Nguyên nhân: Nhiệt độ gió lạnh tại cửa ra lúc tăng lúc giảm không ổn định mặc dù không có bất kỳ sự điều chỉnh nào. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này nhưng có một điểm chung là áp suất nén của máy nén không ổn định. Ngoài nguyên nhân dây đai dẫn động máy nén bị chùng, bị lão hóa biến cứng cần phải thay dây đai mới, nguyên nhân còn lại xuất phát từ máy nén. Đối với máy nén loại đĩa chéo cố định: nguyên nhân gây ra hư hỏng do các van hút và van nén lúc kín lúc không kín, điều này do thời gian hoạt động của máy nén quá lâu, dẫn đến các lá van va đập làm xuất hiện lõm sâu trên đế van khiến van bị dao động và thỉnh thoảng lá van bị kênh trên đế của nó. Ngoài ra do hệ thống hoạt động lâu ngày, bầu lọc không còn khả năng lọc sạch, các tạp chất sẽ di chuyển theo dòng môi chất đến tích tụ tại van hút và van thoát khiến nó không thể đóng kín liên tục. 59
- GIÁO TRÌNH THỰC TẬP HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA NHIỆT ĐỘ OT 1511 Đối với máy nén loại thay đổi hành trình piston: Ngoài nguyên nhân như laoi5 máy nén kiểu đĩa chéo cố định, còn do van điều khiển máy nén gây ra. Loại van điều chỉnh nhờ chênh lệch áp suất, khi các viên bi và các seal làm kín không tốt, lúc kín lúc không sẽ dẫn đến áp suất điều khiển không ổn định, điều này có nghĩa hành trình piston thay đổi không như mong muốn dẫn đến áp suất nén môi chất cũng không đáp ứng đúng yêu cầu làm lạnh. Kết quả là hệ thống làm lạnh không ổn định. Đối với máy nén loại xoắn ốc: Ngoài nguyên nhân do các van hút và van thoát gây ra, các bi dẫn động rãnh xoắn bị động có độ rơ làm cho rãnh xoắn bị động lắc lư trong quá trình hoạt động khiến áp suất bơm bị dao động liên tục dẫn đến hiệu quả làm lãnh cũng bị ảnh hưởng liên tục, dần dần theo thời gian làm máy nén bị mài mòn sinh ra tạp chất bám vào các van hút và van thoát dẫn đến các van làm kín không ổn định. Đối với máy nén kiểu cánh gạt ly tâm: Loại này thường xuyên gặp phải hiện tượng hiệu quả làm lạnh không hiệu quả. Vấn đề này do các cánh gạt và rãnh của nó hoạt động lâu ngày sinh ra mòn không đều, tạo nên các khớp trên cánh gạt khiến quá trình ly tâm của cánh gạt bị ảnh hưởng làm các cánh gạt bị lắc trong quá trình hoạt động dẫn đến áp suất bơm của máy nén bị dao động không tuần hoàn. Điều này có nghĩa máy nén lúc mạnh lúc yếu dẫn đến hiệu quả làm lạnh lúc lạnh lúc không. Phương pháp kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa: Khi máy nén hoạt động không ổn định dẫn đến hiệu quả làm lạnh cũng không ổn định, do đó cần hải kiểm tra tình trạng bơm của máy nén bằng đồng hồ đo áp suất. Việc kiểm tra áp suất môi chất trong khi điều hoà làm việc cho phép phân vùng giả định những khu vực có vấn đề. Do đó điều quan trọng là phải xác định được giá trị phù hợp và để chuẩn đoán sự cố. Hình 4.8: Giá trị áp suất thể hiện trên đồng hồ tương ứng với tình trạng hư hỏng của hệ thống. Tiến hành kết nối đồng hồ vào hệ thống đúng kỹ thuật. Vận hành hệ thống và quan sát áp suất trên cả hai đồng hổ Low và High ở số vòng quay động cơ 1.500 v/ph. Nếu áp suất máy nén không ổn định, kim trên cả hai đồng hồ sẽ dao động đồng thời theo hai chiều ngược nhau. Đồng hồ High chỉ áp suất cao thì đồng hồ Low sẽ chỉ 60
- GIÁO TRÌNH THỰC TẬP HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA NHIỆT ĐỘ OT 1511 áp suất thấp. Đồng hồ High chỉ áp suất thấp thì đồng hồ Low sẽ chỉ áp suất cao. Quá trình này cứ dao động liên tục. Điều này chứng tỏ máy nén hoạt động không ổn định. Trường hợp này có thể sửa chữa và bảo dưỡng máy nén được. Tiến hành tháo rã máy nén để kiểm tra tình trạng vật liệu máy nén. Nếu các bộ phận máy nén còn tốt, tiến hành vệ sinh bảo dưỡng và rà lại van một chiều. Ngoài ra thay máy nén mới. Hình 4.9: Minh họa vị trí trạng thái hệ thống khi kiểm tra 4.2.3. Hiện tượng 3: Máy nén có tiếng kêu khi hoạt động:có hai trường hợp: Trường hợp 1: Hệ thống vẫn lạnh tốt nhưng máy nén có tiếng kêu. Nguyên nhân: Tiếng kêu phát ra từ máy nén trong trường hợp này là do các ổ bi trục dẫn động, các viên bi bán cầu dẫn động pittong bị mòn làm tăng khe hở sinh ra lực va đập phát ra tiếng kêu. Hiện tượng này chỉ gây ra tiếng ồn nhưng áp suất nén của máy nén vẫn đảm bảo yêu cầu cần thiết. Trường hợp 2: Hệ thống làm lạnh kém và máy nén có tiếng kêu. Nguyên nhân: Máy nén phát ra tiếng kêu trong trường hợp này ngoài những nguyên nhân như trường hợp 1, còn do sự mài mòn giữa pittong và xy lanh máy nén. Trong một số máy nén, pittong có bạc làm kín, khi khe hở giữa pittong và xy lanh quá lớn trong quá trình hoạt động pittong bị lắc sẽ sinh ra tiếng kêu và làm giảm công suất bơm của máy nén. Tuy nhiên trong những máy nén pittong không có bạc làm kín, khi tăng khe hở giữa pittong và xy lanh ngoài việc phát ra tiếng kêu còn làm mất áp suất nén khi bơm. Tất cả các vấn đề xảy ra nêu trên, ngoài yếu tố thời gian làm việc của máy nén còn do vấn đề bôi trơn máy nén không tốt: thiếu dầu bơi trơn, dầu bôi trơn không đảm bảo tiêu chuẩn, môi chất không đảm bảo tiêu chuẩn… Phương pháp kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa: Để xác định hư hỏng máy nén trong trường hợp này, tiến hành theo các bước sau: 1. Kết nối đồng hồ đo áp suất vào hệ thống, vận hành hệ thống để kiểm tra áp suất bơm của máy nén theo quy trình kỹ thuật. 2. Tắt/mờ công tắc ĐHNĐ và lắng nghe tiếng kêu. Nếu tắt công tắc, tiếng kêu giảm. Tiến hành kiểm tra ổ bi pully dẫn động theo quy trình hướng dẫn sửa chữa. 61
- GIÁO TRÌNH THỰC TẬP HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA NHIỆT ĐỘ OT 1511 3. Nếu tắt công tắc ĐHNĐ, tiếng kêu mất. Tiến hành kiểm tra bước 4 4. Tắt động cơ. Tách dây đai dẫn động ra khỏi pully máy nén. Kiểm tra độ rơ và tiếng kêu cụm tăng đưa dây đai máy nén. Hình 4.10: Cơ cấu dây đai dẫn động máy nén 5. Nếu máy nén dẫn động bằng ly hợp từ. Có thể không cần tách dây đai dẫn động máy nén ra khỏi pully máy nén. Dùng tay lắc qua lắc lại đĩa ép của ly hợp từ của máy nén và cảm nhận. Nếu đĩa ép khó xoay, nặng và không có tiếng kêu, hư hỏng thuộc về khe hở giữa piston và xy lanh máy nén. Nếu có tiếng kêu lạch cạch, hư hỏng do các ổ bi và các viên bi bán cầu. Nếu máy nén không có ly hợp từ (loại máy nén kiểu thay đổi được hành trình pittong). Phải tách dây đai dẫn động ra khỏi pully máy nén. Tiến hành kiểm tra tiếng kêu máy nén giống như trên. 6. Sau khi xác định hư hỏng, tiến hành tháo máy nén để bảo dưỡng và sửa chữa theo quy trình kỹ thuật. Chú ý: phải nút bít các đường ống dẫn môi chất. 4.2.4. Tháo lắp kiểm tra sửa chữa máy nén: Đối với máy nén trong hệ thống ĐHNĐ trên ô tô, khi máy nén hư hỏng phải được thay mới mà không sửa chữa. Vì thế việc tháo lắp chỉ thực hiện đối với cụm ly hợp với máy nén và giữa máy nén với xe. Quy trình tháo cụm ly hợp máy nén: Tùy theo từng loại xe cụ thể, quy trinh tháo lắp, kiểm tra và sửa chữa có nhiều sự khác biệt. Vì thế trong quá trình làm việc thực tế, phải luôn luôn tham khảo tài liệu hướng dẫn sửa chữa theo từng loại xe. Dưới đây là một quy trình tham khảo áp dụng được cho các loại máy nén hiệu Sanden và Denso. 1. Tháo máy nén khỏi xe. Hình 4.11: Tháo máy nén khỏi động cơ 62
- GIÁO TRÌNH THỰC TẬP HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA NHIỆT ĐỘ OT 1511 Lưu ý: các đệm cao su (O-ring) trên đường ống cao áp và thấp áp phải luôn được thay mới mỗi khi tháo lắp, đồng thời luôn luôn bôi dầu lạnh vào đệm cao su trước khi lắp. 2. Tháo đai ốc đầu trục máy nén giữa đĩa ép của lý hợp từ như hình minh họa Hình 4.12: Tháo cụm ly hợp từ 3. Tháo đĩa ép bằngc vam chuyên dùng. Hình 4.13: Vam đĩa ép ly hợp từ khỏi máy nén 4. Tháo vòng hãm bu ly máy nén Hình 4.14: Tháo phe gài pully dẫn động máy nén 5. Tháo bu ly máy nén bằng vam 2 chấu hoặc vam 3 chấu. Lưu ý: Vam đồng tâm với trục máy nén. Mũi trục vít của cảo phải tì vào trục máy nén. Hình 4.15: Vam bu ly máy nén 63
- GIÁO TRÌNH THỰC TẬP HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA NHIỆT ĐỘ OT 1511 6. Tháo kẹp giữ dây điện của cuộn từ Hình 4.16: Tháo dây nguồ̀n ly hợp từ 7. Tháo vòng hãm cuộn từ. Hình 4.17: Tháo phe gài cuộn từ Quy trình lắp: Cụm ly hợp từ phải đầy đủ các chi tiết như hình 4.18. Hình 4.18: Các chi tiết của cụm ly hợp từ 1. Lắp cuộn từ. Chú ý chốt định vị. Hình 4.19: Lắp cuộn từ 64
- GIÁO TRÌNH THỰC TẬP HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA NHIỆT ĐỘ OT 1511 2. Lắp dây điện cuộn từ vào kẹp giữ. Hình 4.20: Lắp dây nguồn cuộn từ 3. Lắp bu ly máy nén với dụng cụ chuyên dùng. Dùng búa gõ nhẹ đều như hình minh họa. Gài vòng hãm. Hình 4.21: Lắp bu ly dẫn động vào máy nén 4. Lắp đĩa ép. Chú ý đệm điều chỉnh khe hở ly hợp. Hình 4.22: Lắp đĩa ép ly hợp từ Dùng dụng cụ chuyên dùng giữ đĩa ép và siết đai ốc đầu trục đúng lực siết quy định ( 14 N.m) 5. Đo kiểm và điều chỉnh khe hở ly hợp. Hình 4.23: Kiểm tra và điều chỉnh khe hở ly hợp từ 65
- GIÁO TRÌNH THỰC TẬP HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA NHIỆT ĐỘ OT 1511 6. Kiểm tra hoạt động của ly hợp từ. Đặt đồng hồ so như hình minh họa Điều chỉnh kim đồng hồ chỉ vạch giá trị 0. Cấp nguồn 12V cho cuộn từ. Đọc giá trị khe hở trên đồng hồ. Cắt nguồn cuộn từ Quan sát kim đồng hồ phải trở về giá trị 0. Nếu không lò xo hồi vị đĩa ép đã hư hỏng cần phải thay đĩa ép mới Hình 4.24: Kiểm tra lò xo đĩa ép Quy trình tháo chi tiết máy nén: 1. Tháo ly hợp từ. 2. Vạch dấu bên ngoài thân máy nén 3. Tháo đều các đai ốc trên đầu máy nén. 4. Lấy đai ốc ra khỏi máy nén 5. Dùng búa cao su gõ nhẹ để tách nắp đuôi phía sau ra khỏi máy nén. Chú ý tránh làm đứt đệm cao su. 6. Lấy các van và đế van. Chú ý không làm dơ bẩn hoặc trầy xướt đế van. 7. Đánh dấu piston và thân xy lanh bằng bút xóa 8. Tách thân xy lanh ra khỏi cụm piston. Lưu ý tránh làm rơi piston. Kéo thân xy lanh từ từ lên trên, lấy từng piston một cùng hai nữa bi bán cấu ra khỏi xy lanh và đĩa dẫn động. 9. Tháo các ổ bi và trục máy nén. 10. Tháo phốt làm kín trục máy nén. Quy trình lắp được thực hiện ngược lại với quy trình tháo: 4.3. Công dụng, cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của van điều khiển máy nén: 4.3.1. Công dụng: Van điều khiển máy nén có công dụng điều khiển góc nghiêng của đĩa lắc làm cho hành trình có ích của piston máy nén thay đổi dẫn đến công suất bơm của máy nén thay đổi phù hợp với yêu cầu làm lạnh cần thiết. 66
- GIÁO TRÌNH THỰC TẬP HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA NHIỆT ĐỘ OT 1511 4.3.2. Cấu tạo: Van điều khiển được lắp chung với cụm van hút và van thoát của máy nén. Trên thân van có 3 đường thông với buồng hút, buồng thoát và khoang catte. Bên trong có một van bi tròn và lò xo để đóng mở giữa khoang thoát và khoang catte. Phía khoang hút có ngăn sếp bên trong có lò xo hồi vị và môi chất lạnh để điều khiển đóng ngắt van bi. Hình 4.25: Cấu tạo và vị trí lắp van điều khiển máy nén Van điều khiển được lắp chung với cụm van hút và van thoát của máy nén. Trên thân van có 3 đường thông với buồng hút, buồng thoát và khoang catte. Bên trong có một van bi tròn và lò xo để đóng mở giữa khoang thoát và khoang catte. Phía khoang hút có ngăn sếp bên trong có lò xo hồi vị và môi chất lạnh để điều khiển đóng ngắt van bi. 4.3.3. Nguyên lý hoạt động: 4.3.3.1. Hoạt động của van điều khiển: Hoạt động của van điều khiển được đặt bên đường hút ( áp suất thấp), và nó mở hoặc đóng tùy theo sự thay đổi áp suất hút môi chất. Sự hoạt động của van điều khiển áp suất bên trong khoang catte máy nén. Góc nghiêng của đĩa lắc được quyết định giữa áp suất bên trong khoang catte máy nén và áp suất nén trong xy lanh trên đỉnh piston (nói cách khác là sự chênh lệch áp suất phía trên và phía dưới piston) 4.3.3.2. Làm lạnh cực đại: Áp suất môi chất trong nhánh áp suất thấp tăng khi tăng tải nhiệt ( nghĩa là nhiệt độ làm lạnh còn cao thì áp suất nhánh thấp áp cũng cao) Khi điều này xảy ra, hộp sếp hay lò xo ngăn sếp sẽ nén lại để mở van nhánh áp suất thấp và đóng van nhánh áp suất cao. Điều này gây ra sự thay đổi áp suất như sau: Áp suất trong khoang catte bằng với áp suất bên nhánh áp suất thấp. Áp suất bên trong xy lanh lớn hơn áp suất trong khoang catte. Dưới điều kiện này, đĩa lắc sẽ có góc nghiêng lớn nhất làm cho hành trình có ích của pittong lớn nhất. 67
- GIÁO TRÌNH THỰC TẬP HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA NHIỆT ĐỘ OT 1511 Hình 4.26: Sơ đồ nguyên lý hoạt động van điều khiển máy nén bơm cực đại 4.3.3.3. Điều khiển dung lượng bơm: Áp suất của môi chất trong đường hút sẽ thấp khi số vòng quay máy nén cao hoặc khi nhiệt độ môi trường hoặc nhiệt độ trong xe thấp. Hộp sếp sẽ giãn ra khi áp suất môi chất trong đường hút giảm xuống dưới khoảng 117 kPa (1.8 kg/cm2, 1.8 bar, 26 psi). Khi áp suất hút thấp, làm cho cửa hút đóng lại và cửa thoát mở ra. Do đó, áp suất trong khoang catte trở nên cao khi áp suất cao đi vào khoang catte. Lực tác dụng xung quanh chốt xoay gần đĩa lắc, và lực này được tạo ra nhờ chênh lệch áp suất giữa phía trước và phía sau piston. Chốt dẫn động và chốt xoay được đặt ở vị trí piston tạo ra áp suất cao nhất. Áp suất piston là sự chênh lệch giữa áp suất hút Ps và áp suất thoát Pd, áp suất piston gần bằng với áp suất Ps. Nếu áp suất khoang catte Pc tăng do quá trình điều khiển lượng môi chất, lực xung quanh chốt xoay làm góc nghiêng đĩa lắc giảm xuống và cũng làm giảm hành trình piston. Nó cách khác, áp suất khoang catte tăng làm thay đổi áp suất khác nhau giữa áp suất piston và áp suất khoang catte. Hình 4.27: Sơ đồ nguyên lý hoạt động van điều khiển máy nén thay đổi dung lượng bơm 68
- GIÁO TRÌNH THỰC TẬP HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA NHIỆT ĐỘ OT 1511 4.4. Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng, phương pháp kiểm tra bảo dưỡng và sửa chữa: 4.4.1. Hiện tượng , nguyên nhân hư hỏng: Hiện tượng 1: Mất áp suất bơm, hệ thống không làm lạnh được, đồng hồ đo áp suất báo áp suất bơm rất thấp, gần như không bơm. Máy nén không phát ra tiếng kêu hoặc tiếng kêu không đáng kể, hầu như không có. Và hư hỏng này chỉ có ở máy nén loại thay đổi hành trình piston. Nguyên nhân: Van bị kẹt mở do tạp chất gây ra làm van mất tác dụng điều khiển máy nén. Hiện tượng 2: Hệ thống làm lạnh chập chờn, có khi rất lạnh, có khi không lạnh. Rất giống với hiện tượng máy nén làm việc không ổn định bên trên nhưng không phải hư máy nén. Nguyên nhân: Van bị kẹt đóng do tạp chất gây ra ( dẫn đến giàn lạnh bị đóng băng), do lò xo điều khiển van làm việc không còn chính xác. 4.4.2. Phương pháp kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa: Phương pháp kiểm tra cũng giống như hai hiện tượng trong hư hỏng máy nén. Thay van điều khiển mới theo các bước sau: 1. Thu hồi môi chất lạnh. 2. Thay van điều khiển mới. 3. Rút chân không trong hệ thống theo quy trình kỹ thuật và chờ ít nhất 15 phút để kiểm tra rò rỉ. 4. Nạp môi chất vào hệ thống, bổ sung thêm dầu lạnh đúng yêu cầu kỹ thuật. 4.5. Tự học: Nghiên cứu và trình bày nguyên lý hoạt động của máy nén kiểu đĩa lắc thay đổi hành trình pittong Delphi có van điều khiển máy nén loại điều khiển bằng chênh lệch áp suất không khí và loại điều khiển điện. CÂU HỎI ÔN TẬP : 1. Hãy phân tích và trình bày các nguyên nhân hư hỏng van điều khiển máy nén. 2. Giải thích lý do tại sao máy nén loại thay đổi hành trình piston không cần sử dụng ly hợp từ. 3. Tổng hợp các nguyên nhân hư hỏng của máy nén. 4. Phương pháp kiểm tra xác định hư hỏng thông qua đồng hồ đo áp suất. 5. Nguyên lý làm việc của van điều khiển áp suất khi tăng hành trình pittông. 6. Nguyên lý làm việc của van điều khiển áp suất khi giảm hành trình pittông. 69
- GIÁO TRÌNH THỰC TẬP HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA NHIỆT ĐỘ OT 1511 BÀI 5: KIỂM TRA, BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA BỘ ĐIỀU KHIỂN HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA NHIỆT ĐỘ́ TRÊN Ô TÔ 5.1. Cấu tạo, công dụng, phân loại và nguyên tắc hoạt động của cụm công tắc điều khiển hệ thống ĐHNĐ ô tô: 5.1.1. Cấu tạo và công dụng: Cụm công tắc điều khiển hệ thống điều hòa nhiệt độ trên ô tô là một dạng công tắc tổ hợp, tuy hình dáng có rất nhiều dạng khác nhau, nhưng về cơ bản phải có đủ 06 cụm chi tiết đảm bảo các chức năng cơ bản gồm: 1. Công tắc điều khiển nhiệt độ không khí để điều chỉnh nhiệt độ không khí phù hợp với sở thích của người ngồi trong xe. 2. Công tắc nguồn A/C để tắc hoặc mở hệ thống. 3. Công tắc chọn chế độ tuần hoàn không khí để chọn chế độ tuần hoàn không khí trong xe hoặc ngoài xe. Tùy theo vùng khí hậu và tùy theo mùa trong năm, người sử dụng có thể tự do chọn luồng gió tự nhiên trong lành mát mẻ ngoài trời thổi qua giàn lạnh đưa vào trong xe hoặc chỉ cho không khí bên trong khoang xe tuần hoàn liên tục qua giàn lạnh, đảm bảo nhiệt độ trong xe luôn được duy trì ổn định. 4. Công tắc điều khiển cửa gió ra giúp người sử dụng chọn luồng gió mát thổi vào cơ thể theo sở thích một cách dể dàng. 5. Thân cụm công tắc điều khiển hệ thống ĐHNĐ để lắp ghép các chi tiết chắc chắn đảm bảo hệ thống điều khiển chính xác. 6. Công tắc điều khiển tốc độ quạt giàn lạnh giúp việc chọn cường độ gió thổi vào cơ thể phù hợp đảm bào sự thoải mái nhất cho người ngồi trong xe. Hình 5.1: Mặt trước cụm công tắc điều khiển hệ thống điều hòa nhiệt độ trên xe Hyundai Acent. 1. Công tắc điều chỉnh nhiệt độ 2. Công tắc nguồn A/C 3.Công tắc chọn chế độ tuần hoàn không khí 3. Công tắc điều khiển cửa gió ra 5.Thân cụm công tắc điều khiển hệ thống A/C 4. Công tắc điều khiển tốc 7. Mặt bích lắp ghép độ quạt 70
- GIÁO TRÌNH THỰC TẬP HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA NHIỆT ĐỘ OT 1511 Hình 5.2: Mặt sau cụm công tắc điều khiển hệ thống điều hòa không khí trên xe Hyundai Acent. A. Giắc nguồn quạt giàn lạnh B. Giắc nối các chi tiết điều khiển hệ thống Mặt sau của cụm điều khiển hệ thống có những giắc nối điện chắc chắn để đảm bảo khả năng cung cấp điện cho các cụm chi tiết điều khiển hoạt động ổn định và chính xác. Ngoài ra trong cụm công tắc điều khiển A/C còn có mạch tích hợp để chuyển đổi tín hiệu điều khiển hệ thống. Trên những hệ thống A/C điều khiển tự động, mạch tích hợp được thay thế bằng hộp điều khiển điện tử hoạt động thông minh và điều khiển chính xác hơn. 5.1.2. Phân loại: Đối với hệ thốngĐHNĐ trên ô tô, thông qua bảng điều khiển trung tâm của hệ thống (cụm công tắc điều khiển hệ thống), ta có thể dể dàng phân biệt được kiểu điều khiển cũng như mức độ điều khiển tinh vi và thông minh của hệ thống. Có nhiều cách phân loại hệ thống điều hòa không khí trên ô tô theo nhiều tiêu chí khác nhau: 5.1.2.1. Phân loại dựa vào kiểu điều khiển dòng không khí ra: Loại điều khiển cánh điều tiết bằng cơ khí: Loại này có cấu tạo sao cho sự dịch chuyển của núm điều chỉnh sẽ tác động trực tiếp tới các cánh điều tiết. Loại này có cấu tạo đơn giản nhưng việc lựa chọn chế độ sẽ trở nên khó khăn khi điều kiện trượt của cáp điều khiển kém. 71
- GIÁO TRÌNH THỰC TẬP HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA NHIỆT ĐỘ OT 1511 Hình 5.3: Điều khiển cánh hướng gió bằng dây cáp Loại điều khiển cánh điều tiết bằng mô tơ: Ở loại này do mô tơ điều khiển độ mở của cánh điều tiết nên việc lựa chọn chính xác nhưng cấu tạo phức tạp. Tuy nhiên loại này giảm được lực điều khiển và làm cho việc điều khiển dễ dàng hơn. Hình 5.4: Điều khiển cánh hướng gió bằng mô tơ điện Loại điều khiển tự động bằng mô tơ trợ động: Mô tơ trợ động thổi khí gồm có một mô tơ, tiếp điểm động, bảng mạch, mạch dẫn động mô tơ v.v… như hình 5.5. Hình 5.5: Điều khiển cánh hướng gió tự động bằng mô tơ trợ động Khi công tắc điều khiển thổi khí hoạt động, mạch dẫn động mô tơ xác định xem vị trí của cánh điều khiển nên được dịch chuyển sang bên phải hay bên trái và cho dòng điện vào mô tơ để dịch chuyển tiếp điểm động đối với mô tơ. Khi tiếp điểm động dịch chuyển tới vị trí theo vị trí công tắc điều khiển thổi khí, thì tiếp điểm với đĩa của mạch điều khiển được nhả ra, làm cho mạch bị ngắt và mô tơ dừng lại. 72
- GIÁO TRÌNH THỰC TẬP HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA NHIỆT ĐỘ OT 1511 Khi công tắc điều khiển thổi khí dịch chuyển từ vị trí FACE tới DEF , đầu vào A sẽ là 1 vì mạch bị ngắt, đầu vào B sẽ là 0 vì mạch được tiếp mát. Kết quả là đầu ra D sẽ là 1 và đầu ra C sẽ là 0 và cho dòng điện của mô tơ đi từ D tới C. Sau khi mô tơ quay về tiếp điểm động B thôi tiếp xúc với DEF, đầu vào B sẽ là 1 vì mạch bị ngắt. Kết quả là cả hai đầu ra C và D sẽ là 0, dòng điện tới mô tơ sẽ bị ngắt và mô tơ dừng lại. Một số kiểu xe không có tiếp điểm trong mô tơ trợ động. Hình 5.6: Nguyên lý làm việc khi chuyển từ vị trí FACE sang vị trí DEF 5.1.2.2. Phân loại dựa vào điều khiển tốc độ quạt gió lạnh: Việc điều chỉnh cường độ dòng điện qua mô tơ sẽ điều khiển được tốc độ quạt gió. Có hai phương pháp điều chỉnh: Điều chỉnh bằng điện trở và điều chỉnh bằng Transistor. Loại điều chỉnh bằng điện trở : Loại này điều chỉnh điện trở của quạt gió gồm hai hoặc ba điện trở được mắc nối tiếp tích hợp ngay trên mạch công tắc hoặc được lắp rời. Loại điều chỉnh bằng Transistor: Loại này điều chỉnh cường độ dòng điện bằng một Transistor công suất. So với loại điều chỉnh bằng điện trở loại này có thể điều khiển tốc độ của quạt gió ở nhiều mức hơn do vậy được sử dụng ở hệ thống điều hoà tự động. 73
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Thực tập hệ thống nhiên liệu động cơ Diesel - CĐ Giao thông Vận tải
235 p | 86 | 27
-
Giáo trình Thực tập hệ thống điện ôtô
130 p | 63 | 14
-
Giáo trình Thực hành hệ thống âm thanh và máy thu hình công nghệ cao (Nghề: Điện tử dân dụng - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng nghề Cần Thơ
26 p | 24 | 11
-
Giáo trình Thực hành hệ thống âm thanh và máy thu hình (Nghề: Điện tử dân dụng - Trình độ: Trung cấp) - Trường Cao đẳng nghề Cần Thơ
26 p | 15 | 10
-
Giáo trình Thực tập hệ thống máy lạnh dân dụng và thương nghiệp tại doanh nghiệp (Nghề: Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng nghề Cần Thơ
86 p | 9 | 7
-
Giáo trình Thực tập hệ thống điều hòa không khí trung tâm (Nghề: Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí - Trung cấp) - Trường Trung cấp Tháp Mười (Năm 2024)
162 p | 8 | 7
-
Giáo trình Thực tập hệ thống máy lạnh dân dụng và thương nghiệp (Nghề: Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí - Trình độ: Trung cấp) - Trường Trung cấp Tháp Mười
199 p | 18 | 6
-
Giáo trình Thực tập hệ thống điều hòa không khí cục bộ tại doanh nghiệp (Nghề: Vận hành sửa chữa thiết bị lạnh - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng nghề Cần Thơ
39 p | 11 | 6
-
Giáo trình Thực tập hệ thống điều hòa không khí trung tâm tại doanh nghiệp - Chương trình đào tạo chất lượng cao (Nghề: Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng nghề Cần Thơ
31 p | 12 | 6
-
Giáo trình Thực tập hệ thống máy lạnh công nghiệp tại doanh nghiệp - Chương trình đào tạo chất lượng cao (Nghề: Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng nghề Cần Thơ
32 p | 10 | 6
-
Giáo trình Thực tập hệ thống điều hòa không khí cục bộ tại doanh nghiệp (Nghề: Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng nghề Cần Thơ
38 p | 14 | 6
-
Giáo trình Thực tập hệ thống điều hòa không khí cục bộ (Nghề: Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí - Trung cấp) - Trường Trung cấp Tháp Mười (Năm 2024)
221 p | 9 | 5
-
Giáo trình Thực tập hệ thống máy lạnh dân dụng và thương nghiệp (Nghề: Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí - Trung cấp) - Trường Trung cấp Tháp Mười (Năm 2024)
201 p | 9 | 5
-
Giáo trình Thực tập hệ thống máy lạnh công nghiệp tại doanh nghiệp (Nghề: Vận hành sửa chữa thiết bị lạnh - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng nghề Cần Thơ
32 p | 14 | 5
-
Giáo trình Thực tập hệ thống máy lạnh dân dụng và thương nghiệp tại doanh nghiệp - Chương trình đào tạo chất lượng cao (Nghề: Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng nghề Cần Thơ
86 p | 11 | 5
-
Giáo trình Thực tập hệ thống máy lạnh công nghiệp (Nghề: Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí - Trung cấp) - Trường Trung cấp Tháp Mười (Năm 2024)
144 p | 10 | 5
-
Giáo trình Thực tập hệ thống điều hòa nhiệt độ: Phần 1
55 p | 15 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn