intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Tin học kế toán (Nghề: Kế toán doanh nghiệp - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Cơ giới (2019)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:68

13
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình Tin học kế toán (Nghề: Kế toán doanh nghiệp - Cao đẳng) được biên soạn gồm các nội dung chính sau: Bài mở đầu; Cơ sở dữ liệu; Ứng dụng kế toán trên phần mềm kế toán doanh nghiệp. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Tin học kế toán (Nghề: Kế toán doanh nghiệp - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Cơ giới (2019)

  1. BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TRƯỜNG CAO ĐẲNG CƠ GIỚI GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN: TIN HỌC KẾ TOÁN NGHỀ: KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG Ban hành kèm theo Quyết định số: / QĐ-CĐCG ngày … tháng.... năm…… của Trường cao đẳng Cơ giới Quảng Ngãi, năm 2019 (Lưu hành nội bộ) 1
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 2
  3. LỜI NÓI ĐẦU Để giúp người học sử dụng bảng tính Exel và ứng dụng các phần mềm kế toán vào thực hành công tác kế toán, tập thể giáo viên Khoa kinh tế Trường cao đẳng cơ giới biên soạn giáo trình “Tin học kế toán”. Giáo trình biên soạn nhằm nhằm hướng đến cho sinh viên ngành kế toán có thể ứng dụng công nghệ thông tin để giải quyết những phân hệ kế toán trong chuyên ngành nhanh chóng và hiệu quả. Giáo trình do tập thể giáo viên tổ kinh tế biên soạn, đã được hội đồng thẩm định của Trường cao đẳng cơ giới xét duyệt. Giáo trình gồm 3 bài: Bài 1: Bài mở đầu Bài 2: Cơ sở dữ liệu Bài 3: Ứng dụng kế toán trên phần mềm kế toán doanh nghiệp Mặc dù tác giả biên soạn đã có rất nhiều cố gắng trong quá trình biên soạn, song không thể tránh khỏi những khiếm khuyết. Tác giả rất mong nhận được những đóng góp ý kiến đóng góp chân thành của bạn đọc. Quảng Ngãi, ngày .... tháng .... năm 20..... Tham gia biên soạn 1. Đoàn Thị Vy Sa Chủ biên 2. ………….............. 3. ……….............…. 3
  4. MỤC LỤC Lời nói đầu .......................................................................................................................... 3 Bài 1. Mở Đầu ................................................................................................................. 10 A. Lập trang bảng tính đơn giản ....................................................................................... 11 1. Những khái niệm chung ............................................................................................... 11 2. Các thao tác trên trang tính mới ................................................................................... 13 3. Đồ thị ............................................................................................................................ 17 B. Các hàm thông dụng .................................................................................................... 19 1. Các hàm toán học ......................................................................................................... 20 2. Các hàm logic ............................................................................................................... 21 3 Các hàm xử lý ngày tháng ............................................................................................. 22 4. Các hàm tài chính (PV, FV, PMT, DB, VDB) ............................................................. 25 Bài 2. Cơ sở dữ liệu ......................................................................................................... 29 1. Khái niệm ..................................................................................................................... 30 2. Sắp xếp trên cơ sở dữ liệu ............................................................................................ 30 3. Tính tổng các nhóm. .................................................................................................... 31 4. Các hàm trên cơ sở dữ liệu ........................................................................................... 31 Bài 3: Ứng dụng kế toán trên phầm mềm kế toán doanh nghiệp .............................. 35 1. Giới thiệu phần mềm kế toán Misa .............................................................................. 36 2. Xây dựng cơ sở dữ liệu................................................................................................. 40 3 . Khai báo danh mục ban đầu ........................................................................................ 40 4. Nhập dữ liệu trên chứng từ vào phần mềm kế toán theo từng phân hệ nghiệp vụ ....... 43 5. Thực hiện bút toán tổng hợp cuối kỳ ............................................................................ 60 6. Kiểm tra và in báo biểu kế toán .................................................................................... 62 4
  5. GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN Tên mô đun: Tin học kế toán Mã mô đun: MĐ 27 Vị trí, tính chất, ý nghĩa vai trò của mô đun: - Vị trí: Mô đun được bố trí giảng dạy sau khi đã học xong các môn cơ sở. - Tính chất: Là mô đun chuyên môn nghề. - Ý nghĩa và vai trò của mô đun: Trong thời đại công nghệ số hiện nay, việc thành thạo các kỹ năng tin học đang được nước ta ngày càng chú trọng nhằm nâng cao cơ hội học hỏi và hội nhập với thế giới. Mức độ cần thiết của Tin học kế toán đối với các doanh nghiệp là rất cao, dễ dàng nhận thấy điều này qua những mối liên hệ mật thiết của Tin học kế toán với công việc và đời sống. Mô đun cung cấp kiến thức tin học mang tính thực tiễn cao thông qua các phần mềm ứng dụng như EXCEL, phần mềm kế toán. Mục tiêu mô đun: - Về kiến thức: A1. Trình bày được các khái niệm cơ bản các hàm Excel; A2. Trình bày được các hàm trong Excel. - Về kỹ năng: B1. Sử dụng được phần mềm kế toán; B2. Sử dụng thành thạo phần mềm Excel trên máy tính; B3. Ứng dụng được phần mềm kế toán vào công tác kế toán. - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: C1. Tự giác, tích cực, tham gia học tập đầy đủ thời gian. 1. Chương trình khung nghề Kế toán doanh nghiệp Thời gian đào tạo (giờ) Mã Số Trong đó MH, Tên môn học, mô đun tín Tổng Thực hành chỉ Lý Kiểm MĐ số /thực tập /bài thuyết tra tập Các môn học chung/đại 18 435 157 255 23 I cương 3 75 41 29 5 MH 01 Chính trị MH 02 Pháp luật 2 30 18 10 2 MH 03 Giáo dục thể chất 2 60 5 51 4 Giáo dục quốc phòng – An 3 75 36 35 4 MH 04 ninh MH 05 Tin học 3 75 15 58 2 5
  6. MH 06 Ngoại ngữ (Anh văn) 5 120 42 72 6 II Các môn học, mô đun đào 107 2365 886 1361 118 tạo nghề MH 07 Kinh tế chính trị 3 60 40 16 4 MH 08 Luật kinh tế 2 30 20 8 2 MH 09 Soạn thảo văn bản 2 45 27 15 3 MH 10 Anh văn chuyên ngành 3 60 40 16 4 MH 11 Kinh tế vi mô 3 60 40 17 3 MH 12 Nguyên lý thống kê 3 45 30 13 2 MH 13 Lý thuyết tài chính tiền tệ 3 45 31 11 3 MH 14 Lý thuyết kế toán 4 75 50 20 5 MH 15 Quản trị doanh nghiệp 3 60 40 17 3 MH 16 Thống kê doanh nghiệp 3 60 30 26 4 MH 17 Thuế 3 60 30 26 4 MH 18 Tài chính doanh nghiệp 6 120 70 42 8 MĐ 19 Kế toán doanh nghiệp 1 6 120 55 57 8 MĐ 20 Kế toán doanh nghiệp 2 7 150 70 72 8 MĐ 21 Thực hành kế toán trong 3 85 0 77 8 doanh nghiệp thương mại MĐ 22 Thực hành kế toán trong 5 150 0 140 10 doanh nghiệp sản xuất MH 23 Phân tích hoạt động kinh 3 60 30 26 4 doanh MH 24 Kế toán quản trị 3 60 30 26 4 MĐ 25 Kế toán hành chính sự 4 75 30 40 5 nghiệp MH 26 Kiểm toán 3 60 30 26 4 MĐ 27 Tin học kế toán 2 60 13 45 2 MĐ 28 Thực tập nghề nghiệp 7 200 0 200 0 MĐ 29 Thực tập tốt nghiệp 10 310 0 310 0 MH 30 Toán kinh tế 4 75 49 22 4 MH 31 Kinh tế vĩ mô 3 45 30 12 3 MH 32 Kinh tế phát triển 2 45 25 17 3 MH 33 Quản lý ngân sách 2 45 25 17 3 MH 34 Kế toán thương mại dịch vụ 3 60 26 30 4 MH 35 Quản trị văn phòng 2 45 25 17 3 Tổng cộng 125 2800 1043 1616 141 2. Chương trình chi tiết mô đun: Thời gian (giờ) Số Tên bài trong mô đun Tổng Lý Thực Kiểm TT số thuyết hành tra 1 Mở đầu 21 9 11 1 2 Cơ sở dữ liệu 9 4 4 1 3 Ứng dụng kế toán trên các phần mềm kế toán 30 30 6
  7. doanh nghiệp Cộng 60 13 45 2 3. Điều kiện thực hiện môn học: 3.1. Phòng học Lý thuyết/Thực hành: Đáp ứng phòng học chuẩn 3.2. Trang thiết bị dạy học: Ti vi, máy vi tính, bảng, phấn, tranh vẽ.... 3.3. Học liệu, dụng cụ, mô hình, phương tiện: Giáo trình, mẫu sổ, chứng từ kế toán, máy tính cầm tay… 3.4. Các điều kiện khác: Người học tìm hiểu thực tế về phần mềm kế toán tại doanh nghiệp. 4. Nội dung và phương pháp đánh giá: 4.1. Nội dung: - Kiến thức: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức - Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kỹ năng. - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần: + Nghiên cứu bài trước khi đến lớp. + Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập. + Tham gia đầy đủ thời lượng mô đun. + Nghiêm túc trong quá trình học tập. 4.2. Phương pháp: Người học được đánh giá tích lũy mô đun như sau: 4.2.1. Cách đánh giá - Áp dụng quy chế đào tạo Cao đẳng hệ chính quy ban hành kèm theo Thông tư số 09/2017/TT-BLĐTBXH, ngày 13/3/2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. - Hướng dẫn thực hiện quy chế đào tạo áp dụng tại Trường Cao đẳng Cơ giới như sau: Điểm đánh giá Trọng số + Điểm kiểm tra thường xuyên (Hệ số 1) 40% + Điểm kiểm tra định kỳ (Hệ số 2) + Điểm thi kết thúc mô đun 60% 4.2.2. Phương pháp đánh giá Phương pháp Phương pháp Hình thức Chuẩn đầu ra Số Thời điểm đánh giá tổ chức kiểm tra đánh giá cột kiểm tra 7
  8. Thường xuyên Vấn đáp Vấn đáp/ A1, A2, B1, B2, 1 Sau 5 giờ. Báo cáo B3, C1 Định kỳ Thực hành Thực hành/ Báo A1, A2, B1, B2, 2 Sau 20 giờ cáo B3, C1 Kết thúc mô Thực hành Thực hành/ Báo A1, A2, B1, B2, B3, 1 Sau 60 giờ đun cáo C1 4.2.3. Cách tính điểm - Điểm đánh giá thành phần và điểm thi kết thúc mô đun được chấm theo thang điểm 10 (từ 0 đến 10), làm tròn đến một chữ số thập phân. - Điểm mô đun là tổng điểm của tất cả điểm đánh giá thành phần của mô đun nhân với trọng số tương ứng. Điểm mô đun theo thang điểm 10 làm tròn đến một chữ số thập phân. 5. Hướng dẫn thực hiện mô đun 5.1. Phạm vi, đối tượng áp dụng: Đối tượng Cao đẳng Kế toán doanh nghiệp 5.2. Phương pháp giảng dạy, học tập mô đun 5.2.1. Đối với người dạy * Lý thuyết: Áp dụng phương pháp dạy học tích cực bao gồm: Trình chiếu, thuyết trình ngắn, nêu vấn đề, hướng dẫn đọc tài liệu, bài tập cụ thể, câu hỏi thảo luận nhóm…. * Thực hành: - Phân chia nhóm nhỏ thực hiện bài tập thực hành theo nội dung đề ra. - Khi giải bài tập, làm các bài Thực hành, thí nghiệm, bài tập:... Giáo viên hướng dẫn, thao tác mẫu và sửa sai tại chỗ cho nguời học. - Sử dụng các chứng từ, mẫu sổ kế toán để minh họa các bài tập ứng dụng. * Thảo luận: Phân chia nhóm nhỏ thảo luận theo nội dung đề ra. * Hướng dẫn tự học theo nhóm: Nhóm trưởng phân công các thành viên trong nhóm tìm hiểu, nghiên cứu theo yêu cầu nội dung trong bài học, cả nhóm thảo luận, trình bày nội dung, ghi chép và làm bài tập nhóm. 5.2.2. Đối với người học: Người học phải thực hiện các nhiệm vụ như sau: - Nghiên cứu kỹ bài học tại nhà trước khi đến lớp. Các tài liệu tham khảo sẽ được cung cấp nguồn trước khi người học vào học môn học này (trang web, thư viện, tài liệu...) - Sinh viên trao đổi với nhau, thực hiện bài thực hành và báo cáo kết quả 8
  9. - Tham dự tối thiểu 70% các giờ giảng tích hợp. Nếu người học vắng >30% số giờ tích hợp phải học lại mô đun mới được tham dự kì thi lần sau. - Tự học và thảo luận nhóm: Là một phương pháp học tập kết hợp giữa làm việc theo nhóm và làm việc cá nhân. Một nhóm gồm 2-3 người học sẽ được cung cấp chủ đề thảo luận trước khi học lý thuyết, thực hành. Mỗi người học sẽ chịu trách nhiệm về 1 hoặc một số nội dung trong chủ đề mà nhóm đã phân công để phát triển và hoàn thiện tốt nhất toàn bộ chủ đề thảo luận của nhóm. - Tham dự đủ các bài kiểm tra thường xuyên, định kỳ. - Tham dự thi kết thúc mô đun. - Chủ động tổ chức thực hiện giờ tự học. 6. Tài liệu tham khảo: - Trong quá trình học tập sinh viên có thể tham khảo các loại sách về Windows và Excel - Hướng dẫn sử dụng phần mềm kế toán MISA 7.9, MISA SME.NET 2010 - Giáo trình kết toán máy SASINOVA 9
  10. Bài 1. MỞ ĐẦU Mã bài : MĐ27-01 Giới thiệu: Trang bị cho người học những kiến thức chung về khái niệm, các thao tác tính toán, nhập dữ liệu trên bảng tính. Mục tiêu: - Trình bày được một số khái niệm cơ bản trong Exel - Xử lý được dữ liệu trên trang tính - Xác định được các hàm thông dụng trong Exel - Thao tác thành thạo trên máy tính - Ứng dụng vào công tác kế toán - Nghiêm túc, cẩn thận khi nghiên cứu Phương pháp giảng dạy và học tập bài mở đầu - Đối với người dạy: Sử dụng phương pháp giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn đáp, dạy học theo vấn đề); yêu cầu người học nhớ các giá trị đại lượng, đơn vị của các đại lượng. - Đối với người học: Chủ động đọc trước giáo trình trước buổi học Điều kiện thực hiện bài học - Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Phòng học chuyên môn - Trang thiết bị máy móc: Ti vi, máy tính và các thiết bị dạy học khác - Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Chương trình môn học, giáo trình, tài liệu tham khảo, giáo án và các tài liệu liên quan. - Các điều kiện khác: Không có Kiểm tra và đánh giá bài học - Nội dung:  Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức  Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kĩ năng.  Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần: + Nghiên cứu bài trước khi đến lớp + Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập. + Tham gia đầy đủ thời lượng môn học. + Nghiêm túc trong quá trình học tập. 10
  11. - Phương pháp:  Điểm kiểm tra thường xuyên: 1 cột điểm kiểm tra ( hình thức: vấn đáp)  Kiểm tra định kỳ lý thuyết: không có  Kiểm tra định kỳ thực hành: 1 cột điểm kiểm tra ( hình thức: thực hành trên máy vi tính) Nội dung chính : A. Lập trang bảng tính đơn giản 1. Những khái niệm chung 1.1. Giới thiệu Microsoft Excel 1.2. Một số khái niệm cơ bản trong Excel - Workbook: Trong Excel, một Workbook là một tập tin mà trên đó tính toán, vẽ đồ thị, và lưu trữ dữ liệu. Vì mỗi workbook có thể chứa nhiều sheet (bảng tính). Do đó có thể tổ chức, lưu trữ nhiều loại thông tin có liên quan với nhau chỉ trong một tập tin (file). Một workbook chứa tối đa 255 worksheet hay chart sheet. - Worksheet: là nơi lưu trữ và chứa dữ liệu, nó còn gọi là bảng tính. Một worksheet chứa nhiều ô (cell), các ô được tổ chức thành các cột và các dòng. Worksheet được chứa trong workbook. Một worksheet chứa được 256 cột và 65536 dòng. - Chart sheet: Là một sheet trong workbook, nó chỉ chứa một đồ thị. Một chart sheet rất hữu ích khi muốn xem riêng lẻ từng đồ thị. - Sheet tabs: Tên của các sheet sẽ thể hiện trong các ngăn (tab) đặt tại góc trái dưới của cửa sổ workbook. Để di chuyển từ sheet này sang sheet kia ta chỉ việc nhấp vào tên sheet cần đến trong thanh sheet tab. 11
  12. - Các loại địa chỉ ô và miền: Địa chỉ ô có 3 loại: + Địa chỉ tương đối . Ví dụ AA10. + Địa chỉ tuyệt đối $$. Ví dụ $IV$65536 + Địa chỉ hỗn hợp $ hoặc $. Ví dụ: $A10 Tùy loại công thức, mục đích sử dụng mà có thể sử dụng các loại địa chỉ khác nhau cho phù hợp. Ví dụ để tính toán cho tất cả các ô đều tham chiếu đến một ô thì địa chỉ ô cố định đó trong công thức phải là địa chỉ tuyệt đối. Để chuyển đổi giữa các loại địa chỉ trong công thức, sau khi chọn vùng tham chiếu (địa chỉ ô) nhấn phím F4. Để đưa các địa chỉ ô (tham chiếu) vào trong công thức không nên nhập trực tiếp từ bàn phím mà chỉ cần dùng chuột chọn hoặc dùng các phím mũi tên (hoặc kết hợp với phím Shift để chọn nhiều ô). Miền là một nhóm ô liền kề nhau. Địa chỉ miền được khai báo theo cách: Địa chỉ ô cao trái : Địa chỉ ô thấp phải Ví dụ: A3:A6 B2:D5 $C$5:$D$8 - Các loại dữ liệu + Dữ liệu kiểu số trong Excel Mặc định dữ liệu kiểu số của Excel là hệ số của USA: Dùng dấu chấm để phân phần thập phân và phân nguyên (Decimal symbol: .), Dùng dấu phẩy để nhóm 3 ký số đối với những số hàng nghìn trở lên (Digit grouping symbol: ,). Quy cách hiển thị kiểu số của Excel liên quan trực tiếp đến công thức và được thiết lập trong Regional Options của Control Panel. Nếu hệ số của USA thì công thức sử dụng dấu phẩy để phân cách các đối số. Nếu hệ số của VN thì công thức sử dụng dấu chấm phẩy (;) để phân cách các đối số. Khi nhập một dữ liệu kiểu số vào Excel nếu ô chưa định dạng thì dữ liệu tự động được canh lề bên phải. Nếu số bạn nhập vào nhảy qua bên phải là một số không hợp lệ. Có thể do bạn nhầm với kiểu số của Việt Nam. Khi đó công thức thường trả về lỗi #VALUE! Nên dùng bàn phím số để nhập một số vào Excel. Để đổi hệ số thành hệ số của VN: Vào Regional Options trong Control Panel. Chọn thẻ Number. Sửa Decimal symbol (ký tự phân cách phần nguyên và phần thập 12
  13. phân) là dấu phẩy (,). Sửa Digit grouping symbol (ký tự dùng để nhóm số đối với số > 1000) là dấu chấm (.) + Dữ liệu kiểu ngày tháng trong Excel Dữ liệu kiểu ngày tháng trong Excel phụ thuộc vào thiết lập trong Regional Options của Control Panel và mặc định dùng quy cách ngày tháng của USA: M/d/YYYY. Khi nhập một giá trị ngày tháng vào Excel nó tự động canh trái thì Excel hiểu đó là một giá trị kiểu text, dùng công thức cho giá trị ngày tháng đó sẽ trả về lỗi #VALUE! Để chuyển đổi sang quy cách hiển thị ngày tháng của VN, vào Control Panel, Regional Options. Chọn thẻ Date. Nhập định dạng dd/mm/yyyy vào mục Short Date Format. - Toán tử toán học: + , -, *, /, ^ . Các toán tử so sánh >,
  14. 2.2.3. Định dạng Font chữ (Format Font) - Chọn các ô chứa dữ liệu cần định dạng. - Vào Format / Cells / Font. 2.2.4. Định dạng đường viền ô (Format Border) - Đánh dấu các ô cần tạo đường viền. - Vào Format / Cells / Border . + Ouline : Đường viền xung quanh các ô chọn. + Left: Đường viền trái. + Right : Đường viền phải + Top: Đường viền trên. + Bottom: Đường viền dưới. - Chọn kiểu đường viền trong Style. - Chọn màu trong Color. - Chọn OK hoặc Enter. 2.2.5. Thay đổi độ rộng của cột, chiều cao dòng. a. Đổi độ rộng một cột, chiều cao một dòng - Đổi độ rộng một cột : rê chuột trên đường gạch đứng giữa tên hai cột - Đổi chiều cao dòng: rê chuột trên đường gạch ngang giữa tên hai dòng. b. Đổi độ rộng nhiều cột: - Chọn các cột cần thay đổi. - Vào Format / Column / Width. - Gõ độ rộng cột vào hộp Column Width. - Chọn OK hoặc Enter. c. Đổi chiều cao nhiều dòng: - Chọn các dòng cần thay đổi. - Vào Format / Row/ Hieght - Gõ chiều cao dòng vào hộp: Row Hieght. - Chọn OK hoặc Enter. 2.2.6. Định dạng nền (Format Patterns) - Chọn các ô cần định dạng. - Vào Format / Cells / Patterns. - Chọn màu nền trong Color. - Chọn kiểu và màu mặt trước trong Patterns. 14
  15. - Chọn OK hoặc Enter. 2.3. Xử lý dữ liệu trên bảng tính 2.3.1. Sao chép toàn bộ thuộc tính của dữ liệu - Chọn một bảng dữ liệu bất kỳ - Chọn Edit/Copy hay nhấn Ctrl+C - Chọn địa chỉ để lưu trữ bảng dữ liệu - Chọn Edit/Paste hay nhấn Ctrl+V 2.3.2. Sao chép có lựa chọn thuộc tính của dữ liệu - Chọn một bảng dữ liệu bất kỳ - Chọn Edit/Copy hay nhấn Ctrl+C - Chọn địa chỉ để lưu trữ bảng dữ liệu - Chọn Edit/Paste Special, xuất hiện hộp thoại: Trong đó: + Trong mục Paste: All: Toàn bộ thuộc tính được sao chép Formulas: Chỉ sao chép công thức Values: Chỉ sao chép giá trị Formats: Chỉ sao chép định dạng Comments: Lời trích dẫn, lời nhận xét, hay mã nguồn, … Validation: Hiệu lực All except borders: Sao chép nội dung nhưng loại bỏ đường viền Column widths: Chỉ sao chép độ rộng của cột Formulas and number formats: 15
  16. Values and number formats: + Trong mục Operation (thao tác) None: không Add: Cộng (+) Subtract: Trừ (-) Multiply: Nhân (x) Divide: Chia (#) + Ngoài ra: Skip blanks: Bỏ qua vùng trống Transpose: Chuyển vị Paste Link: đường link 2.3.3. Chèn, xoá một cột, một ô, một dòng. a. Chèn dòng: (Row) - Đánh dấu vị trí cần chèn. - Vào insert/ Row. b. Chèn cột (Column) - Đánh dấu vị trí cần chèn. - Vào insert/ Column. c. Chèn ô (Cells) - Đánh dấu vị trí cần chèn. 16
  17. - Vào insert/ Cells. Xuất hiện hộp thoại d. Xoá dòng (Row), cột (Column), ô (Cells) - Đánh dấu vị trí cần xoá. - Vào Edit / Delete. 2.3.4. Xoá bảng tính. - Chọn bảng tính (Sheet) cần xoá. - Vào Edit / Delete Sheet. - Bấm Enter hoặc OK để kết thúc. 2.3.5. Tìm kiếm, sửa chữa và thay thế dữ liệu : a. Tìm kiếm : Để tìm kiếm dữ liệu nhanh trong bảng tính ta làm như sau : - Vào thực đơn Edit, chọn Find, hoặc bấm tổ hợp phím Ctrl+F, hộp thoại Find xuất hiện. - Gõ dữ liệu cần tìm vào hộp Find What. - Bấm Find Next để Excel bắt đầu tìm kiếm. - Bấm Close để đóng hộp thoại. b. Thay thế : Để thay thế dữ liệu nhanh trong bảng tính ta làm như sau : - Vào thực đơn Edit, chọm Replace, hoặc bấm tổ hợp phím Ctrl+H, hộp thoại Replace xuất hiện. - Gõ dữ liệu cần tìm vào hộp Find What. - Gõ dữ liệu cần thay thế vào hộp Replace with. - Bấm Find Next để Excel bắt đầu tìm kiếm. - Bấm Replace để thay thế dữ liệu tìm được. - Bấm Replace All để thay thế toàn bộ bằng dữ liệu mới. - Bấm Close để đóng hộp thoại. c. Sửa : Để sửa dữ liệu trong ô của bảng tính ta làm như sau : - Chọn ô cần sửa dữ liệu. - Bấm phím F2 hoặc nháy trỏ chuột vào thanh công thức và sửa dữ liệu. - Bấm Enter hoặc OK để hoàn tất công việc. 3. Đồ thị 17
  18. Biểu đồ là đồ thị biểu diễn dữ liệu của bảng tính. Biểu đồ có các trục, trên đó có các giá trị tỉ lệ tương ứng với giá trị dữ liệu trên bảng tính. 3.1. Chọn dữ liệu và chọn loại đồ thị: Xét bảng tính dưới đây: Bảng thống kê giá trị xuất khẩu năm 2017. Loại Quí 1 Quý 2 Quý 3 Quíy 4 Khoáng sản 180000 252000 155000 195000 Nông sản 165000 225455 165000 122000 Thuỷ sản 210000 241225 185000 164600 Các bước tạo biểu đồ: - Chọn dữ liệu muốn dùng để vẽ biểu đồ. - Nháy chuột vào biểu tượng Chart Wizard trên thanh công cụ. ( Office 95: Đưa con trỏ đến nơi muốn đặt góc bên trái của biểu đồ. Giữ chuột, rê để xác định kích thước của biểu đồ. Hộp thoại xuất hiện: ) - Hộp thoại Cha rtWizard Step 1 of 4 xuất hiện. Bấm chọn loại biểu đồ. - Bấm Next. Hộp thoại ChartWizard Step 2 of 4 xuất hiện, yêu cầu ta xác định địa chỉ dãy ô cần tạo biểu đồ. - Bấm Next. Hộp thoại ChartWizard Step 3 of 4 xuất hiện: + Char Title: Gõ tiêu đề cho biểu đồ . + Category (x) Axis : Đặt tiêu đề cho trục x + Value (y) axis: Gõ tiêu đề trục y. - Bấm Next. Hộp thoại ChartWizard Step 3 of 4 xuất hiện: Chọn As Object in. - Sau cùng chọn Finish. - Chọn Finish 3.2. Cách vẽ biểu đồ: Mục đích: Biểu diễn giá trị bằng hình ảnh giúp ta quan sát dữ liệu trực quan. Khi thay đổi dữ liệu thì biểu đồ biểu diễn kiểu dữ liệu đó cũng được thay đổi theo. Thao tác: - Bôi đen phần dữ liệu cần dùng để vẽ biểu đồ 18
  19. - Vào Menu Insert chọn Chart màn hình xuất hiện ta chọn kiểu biểu đồ ở bên trái và biểu đồ cụ thể ở bên phải màn hình. - Bấm chọn Next - Chọn ra vẽ biều đồ theo cột hay theo dòng + Rows: Phân tích dữ liệu theo dòng. + Columns: Phân tích dữ liệu theo cột. - Bấm chọn Next - Cho các tiêu đề của biểu đồ vào các mục tương ứng (Có thể bỏ qua) - Bấm chọn Next - Chọn để dữ liệu ở 1 Sheet riêng biệt hoặc để ở 1 Sheet đã có sẵn. + As a new sheet: để biểu đồ ở 1 Sheet mới, tên Sheet do ta tự gõ vào. + As object in: để biểu đồ ở 1 Sheet bất kỳ đã có sẵn 3.3. Chọn vị trí đặt đồ thị a. Tạo biểu đồ trên một bảng tính khác: Nếu không muốn cho hiện đồ thị trên cùng một bảng tính với dữ liệu biểu đồ, ta có thể tạo biểu đồ trên một bảng tính khác. Làm như sau: - Tương tự tạo biểu đồ nhúng chỉ khác ở bước 3 là: Nháy chọn As New Sheet. - Sau cùng chọn Finish. b. Chỉnh sửa biểu đồ: - Chọn : nháy chuột vào biểu đồ muốn hiệu chỉnh khung viền biểu đồ sẽ hiện 8 núm ở 4 góc và điểm giữa các cạnh. - Di chuyển : dùng chuột kéo phạm vi biểu đồ đến vị trí mơí. - Thay đổi kích thước : dùng chuột rẽ các nút trên khung viền. - Để hiệu chỉnh các thành phần bên trong biểu đồ, nháy chuột trong phạm vi, lúc đó Excel sẽ cho phép can thiệp vào từng thành phần của biểu đồ. + Muốn chọn thành phần nào, nháy chuột vào thành phần đó. + Thay đổi kích thước, vị trí của từng thành phần được thao tác như trên. + Muốn định dạng thành phần nào, nháy đôi chuột tại thành phần đó. + Xoá tiêu đề của biểu đồ : nháy chuột vào tiêu đề, bấm phím Del. Thực hiện tương tự để xoá tiêu đề của trục X, Z và chú giải. + Để hiệu chỉnh tiêu đề của biểu đồ và các trục ta cân làm xuất hiện tiêu đề biểu đồ và các trục rồi tiến hành hiệu chỉnh. B. Các hàm thông dụng 19
  20. 1. Các hàm toán học + Hàm ABS Hàm này lấy giá tị tuyệt đối của một số và cho kết quả tại ô hiện hành. Cú pháp: =ABS(Number) Giải thích: - Number: Là số hay địa chỉ ô cần lấy giá trị tuyệt đối. + Hàm CEILING Làm tròn một số theo hướng tăng đến số gần nhất hay một bội số gần nhất của một số có nghĩa. Cú pháp: =CEILING(Number, Significance) Giải thích: - Number: Là giá trị số (tham chiếu ô chứa số hay công thức trả về số) muốn làm tròn. - Significance: Là giá trị bội số mà bạn muốn làm tròn. + Hàm EVEN Hàm này có tác dụng làm tròn lên số nguyên chẵn gần nhất. Cú pháp: =EVEN(Number) Giải thích: - Number: Là giá trị số muốn làm tròn. + Hàm FACT Hàm này tính giai thừa của một số. Cú pháp: =FACT(Number) Giải thích: - Number: Là số cần tính giai thừa. + Hàm FLOOR Hàm này làm tròn xuống bội số đã cho gần nhất và tiến đến 0 Cú pháp: =FLOOR(Number, Significance) Giải thích: - Number: Là số bạn muốn làm tròn. - Significance: Là bội số muốn làm tròn đến. + Hàm INT Hàm này trả về giá trị là phần nguyên của một số thực và nó làm tròn xuống của số thực đó Cú pháp: =INT(Number) Giải thích: - Number: Là số cần làm tròn. + Hàm MOD 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1