Giáo trình Tình trạng nôn và buồn nôn: Nguyên nhân thường gặp và phương thức điều trị
lượt xem 61
download
Nôn và buồn nôn là một tình trạng rất thường gặp trong thực hành lâm sàng. Buồn nôn là một cảm giác khó chịu, nhưng không đau. Mục đích của bài viết này là nhằm mô tả và đánh giá những nguyên nhân của tình trạng nôn và buồn nôn đồng thời đưa ra một số chọn lựa trong điều trị để các bác sĩ có thể tham khảo trong quá trình chẩn đoán và điều trị.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Tình trạng nôn và buồn nôn: Nguyên nhân thường gặp và phương thức điều trị
- Tình trạng nôn và buồn nôn: Nguyên nhân thường gặp và phương thức điều trị Nôn và buồn nôn là một tình trạng rất thường gặp trong thực hành lâm sàng. Buồn nôn là một cảm giác khó chịu, nhưng không đau. Mục đích của bài viết này là nhằm mô tả và đánh giá những nguyên nhân của tình trạng nôn và buồn nôn đồng thời đưa ra một số chọn lựa trong điều trị để các bác sĩ có thể tham khảo trong quá trình chẩn đoán và điều trị. I. Một số nguyên nhân chủ yếu của tình trạng nôn và buồn nôn thường gặp - Nguyên nhân do thuốc (hóa trị liệu ung thư, gây mê, kháng sinh …) - Nhiễm độc (hóa chất công nghiệp, độc tố trong thức ăn, bia rượu) - Nguyên nhân nhiễm trùng (vi trùng, virus, ký sinh trùng, vi nấm) - Nguyên nhân tiêu hóa, tiết niệu (viêm dạ dày tá tràng, hẹp môn vị, ung thư đường tiêu hóa, viêm ruột, viêm túi mật cấp, viêm tụy cấp, viêm ruột thừa cấp, cơn đau quặn thận…) - Nguyên nhân từ hệ thần kinh trung ương (migrain, rối loạn tiền đình, say tàu xe, chấn thương sọ não, u não, viêm não, viêm màng não, não úng thủy…) - Nguyên nhân nội tiết, sản phụ khoa (đái tháo đường, suy giáp, suy thượng thận, thai nghén…) - Nguyên nhân tâm thần (ăn vô độ, biếng ăn tâm thần). Trong số các nguyên nhân trên thì nguyên nhân do thuốc, tác dụng phụ của hóa trị liệu đã đươc biết từ lâu. Nguyên nhân nhiễm trùng nhiễm độc thường tự giới hạn bao gồm viêm dạ dày ruột cấp do virus hoặc do vi trùng và các độc tố của chúng. Các rối loạn dạ dày ruột thường có nguyên nhân từ quá trình viêm nhiễm như: viêm ruột
- thừa cấp, viêm túi mật cấp, viêm tụy cấp, cũng có thể do tắc nghẽn hoặc rối loạn vận động của ống tiêu hóa. Các nguyên nhân về thần kinh và tâm thần bao gồm tăng áp lực nội sọ, migren, hoặc các stress về tâm lý và thể chất. Có thai là một nguyên nhân về nội tiết hàng đầu gây nôn và buồn nôn, do đó cần kiểm tra tình trạng thai nghén ở tất cả phụ nữ trong tuổi sinh sản II. Quy trình đánh giá tình trạng nôn và buồn nôn Hiệp Hội Tiêu Hóa Hoa Kỳ đưa ra quy trình 3 bước để tiếp cận, đánh giá tình trạng nôn và buồn nôn như sau: 1. Nhận biết, đánh giá và điều chỉnh những rối loạn (nếu có) về nước và điện giải.
- 2. Tích cực tìm ra nguyên nhân và có hướng điều trị đặc hiệu Nguyên nhân của đa số các trường hợp nôn và buồn nôn đều có thể được xác định dựa vào bệnh sử và thăm khám lâm sàng. Các xét nghiệm để chẩn đoán phải dựa trên những nghi ngờ về lâm sàng. Trong đa số các trường hợp, tình trạng bệnh sử và thăm khám lâm sàng cũng có thể giúp xác định nguyên nhân. Khi đã loại trừ được các nguyên nhân thực thể, tiêu hóa và thần kinh trung ương, có thể nghĩ đến nguyên nhân tâm lý - Chẩn đoán phân biệt dựa trên sự tồn tại lâu dài của các triệu chứng, cấp tính hay mãn tính. - Khám lâm sàng cần chú ý vào các dấu hiệu mất nước, đánh giá độ đàn hồi của da và niêm mạc, có hạ huyết áp tư thế? Cần thiết phải khám bụng và khám về mặt thần kinh. - Khi có đau bụng cần nghĩ đến nguyên nhân thực thể; vị trí, cường độ, và thời gian của cơn đau có thể giúp ích cho việc chẩn đoán nguyên nhân. - Cần khẩn trương đánh giá ngay khi có các triệu chứng báo động như đau ngực, đau bụng dữ dội, các triệu chứng của thần kinh trung ương, sốt, tiền sử suy giảm miễn dịch, tụt huyết áp, mất nước nặng, hoặc ở bịnh nhân cao tuổi. - Xét nghiệm thử thai cần phải làm trên phụ nữ trong tuổi sinh sản, trước khi chụp X-Quang. - Nội soi hoặc chụp X-Quang dạ dày tá tràng thực quản để phát hiện tổn thương niêm mạc hoặc nguyên nhân gây tắc nghẽn đường tiêu hóa trên. MSCT có thể là một phương tiện hữu hiệu để phát hiện tắc ruột. - Sau khi đánh giá bước đầu vẫn chưa có chẩn đoán cần nghĩ đến việc kiểm tra tình trạng vận động của dạ dày bằng các biện pháp như chụp nhấp nháy để quan sát tốc độ làm rỗng của dạ dày (gastric emptying scintigraphy), đo điện vị đồ qua da (cutaneous electrogastrography), đo áp suất ở vùng hang vị và tá tràng (antroduodenal manometry).
- 3. Điều trị theo kinh nghiệm nếu không xác định được nguyên nhân. - Các thuốc có thể hiệu quả bao gồm các nhóm phenothiazines (vd, prochlorperazine), nhóm làm tăng sự vận động (vd, metoclopramide), và nhóm đối kháng serotonin (vd, ondansetron). - Các nghiên cứu về tính hiệu quả của các thuốc chống nôn và buồn nôn còn ít, vì vậy việc áp dụng một loại thuốc nào đó để điều trị nên hướng đến mỗi bịnh nhân và trường hợp cụ thể. Về phương diện điều trị, mục tiêu đầu tiên là đánh giá thận trọng và điều chỉnh lại các rối loạn nước - điện giải. Có thể cho bệnh nhân ăn chế độ ăn lỏng và ít chất béo. Điều trị đặc hiệu nếu tìm thấy nguyên nhân, tuy nhiên cần điều trị triệu chứng khi nguyên nhân chưa được xác định. Bước đầu có thể thử dùng một dẫn chất của phenothiazine, prochlorperazine chẳng hạn. III. Các thuốc có thẻ dùng khi đã xác định nguyên nhân tình trạng nôn và buồn nôn - Ondansetron/dexamethasone đối với các trường hợp nôn và buồn nôn cấp do hóa trị liệu, metoclopramide/dexamethasone cho các trường hợp mãn - Chống trầm cảm 3 vòng cho hội chứng nôn theo chu kỳ ở người lớn - Điều trị hỗ trợ bằng thuốc hoặc bằng máy tạo nhịp co bóp ở chứng liệt dạ dày - Droperidol/dexamethasone hoặc ondansetron trong ca nôn và buồn nôn sau phẫu thuật. - Trong thai kỳ, prochlorperazine, chlorpromazine, metoclopramide, và methylprednisolone có thể dùng nếu nôn ói nhiều. Meclizine, promethazine, bù nước điện giải, thiamine dùng khi thai hành buổi sáng IV. Kết luận
- Thuốc điều trị, nhiễm độc, nhiễm trùng, rối loạn tiêu hóa, tổn thương thần kinh trung ương, nguyên nhân tâm thần là những nguyên nhân thường gặp gây nôn và buồn nôn. Hiệp Hội Tiêu Hóa Hoa Kỳ đưa ra 3 bước tiếp cận một trường hợp nôn và buồn nôn như sau: Nhận biết và điều chỉnh các rối loạn nước - điện giải, tích cực xác định nguyên nhân để điều trị tận gốc, điều trị triệu chứng theo kinh nghiệm nếu không xác định được nguyên nhân rõ rệt. Phụ lục: Các nguyên nhân gây nôn và buồn nôn cấp tính thường gặp nhất ứng dụng trong lâm sàng gồm có: Tất cả các bịnh lý dạ dày tá tràng; Viêm ruột thừa cấp; Say tàu xe; Viêm dạ dày ruột cấp; Kháng sinh; Chất ma túy; Thai nghén; Bia rượu; Xoắn thừng tinh; Hóa trị liệu; Viêm mê nhĩ (labyrinthis); Viêm phúc mạc; Bệnh Meniere; Tắc ruột non; Thuốc kháng viêm không steroid; Viêm màng não; Xuất huyết não; Đái tháo đường biến chứng nhiễm acid, ceton; Nhiễm độc rượu nhiễm acid, ceton; U não; Phù não; Nhiễm toan chuyển hóa; Sỏi tiết niệu; Tăng áp nội nhãn (cườm nước); Chấn động não; Nhồi máu cơ tim cấp; U nang buồng trứng xoắn; Nhồi máu mạc treo.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Điều trị ngộ độc phospho hữu cơ
4 p | 361 | 62
-
XUẤT HUYẾT TIÊU HOÁ CAO
18 p | 106 | 14
-
NGUYÊN NHÂN TÌNH TRẠNG LOÉT DẠ DÀY-TÁ TRÀNG
18 p | 100 | 12
-
NHIỄM ĐỘC THAI NGHÉN
20 p | 125 | 11
-
NHIỄM ĐỘC THAI NGHÉN
16 p | 124 | 9
-
Hình dạng và đặc tính sinh học của những ký sinh trùng đường ruột
10 p | 109 | 7
-
NGUYÊN NHÂN ĐẺ NON
15 p | 94 | 7
-
Tổng quan về Viêm tuỵ cấp và mãn tính
15 p | 80 | 7
-
Tình trạng dinh dưỡng và khẩu phần bán trú của trẻ em trường mầm non thực hành Hoa Hồng, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội
7 p | 11 | 5
-
Dược vị Y Học: NAM TINH
5 p | 85 | 5
-
VIÊM NỘI TÂM MẠC DO VI KHUẨN
6 p | 80 | 5
-
Thuốc ngủ và rượu (Kỳ 4)
5 p | 82 | 5
-
quá trình hình thành và phương pháp điều trị bệnh loét dạ dày tá tràng tron g y học p3
6 p | 56 | 5
-
Phẫu thuật nội soi thắt đai dạ dày giảm béo
4 p | 92 | 4
-
Bệnh Hẹp đường mật
8 p | 69 | 4
-
Tai biến LM-TppM – Phần 3
9 p | 50 | 4
-
Lý thuyết y khoa: Tên thuốc QUINACRINE
2 p | 407 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn