Giáo trình Vi sinh-ký sinh trùng - Trường Trung cấp Y tế Kon Tum
lượt xem 3
download
Giáo trình Vi sinh-ký sinh trùng cung cấp cho người học những kiến thức như đại cương về Vi sinh, ký sinh trùng y học; đại cương về miễn dịch và ứng dụng trong y học; một số vi khuẩn gây bệnh thường gặp; một số virus gây bệnh thường gặp; ký sinh trùng sốt rét;...Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Vi sinh-ký sinh trùng - Trường Trung cấp Y tế Kon Tum
- TRƯỜNG TRUNG CẤP Y TẾ TỈNH KONTUM BỘ MÔN CƠ SỞ GIÁO TRÌNH VI SINH – KÝ SINH TRÙNG Tài liệu dùng cho học sinh y khoa hệ trung cấp Biên soạn: BS. Tô Hiền Vinh Tài liệu lưu hành nội bộ Kontum, tháng 12 năm 2017 [Type text]
- [Type text]
- MÔN HỌC : VI SINH KÝ SINH TRÙNG Tổng số tiết: 30 + Lý thuyết: 23 + Thực hành: 07 Số đơn vị học trình : 02 Hệ số môn học: Hệ số 2 Thời điểm thực hiện môn học: Học kỳ I năm thứ nhất I. MỤC TIÊU HỌC TẬP Sau khi kết thúc học phần, người học có khả năng: Về kiến thức 1. Trình bày một số khái niệm cơ bản về Vi sinh, Ký sinh trùng trong y học. Mối liên quan giữa Vi sinh, Ký sinh trùng với sức khoẻ bệnh tật. 2. Trình bày khái niệm cơ bản về kháng nguyên, kháng thể, quá trình đáp ứng miễn dịch: Vacxin và huyết thanh. 3. Trình bày đặc điểm cấu trúc sinh lý, sinh thái, chu kỳ phát triển của Vi sinh, Ký sinh trùng gây bệnh thường gặp. Về kỹ năng 1. Nhận dạng được hình thể một số Vi khuẩn, Virus, Ký sinh trùng gây bệnh thường gặp trên tranh, tiêu bản II. NỘI DUNG HỌC TẬP TT Tên bài Số tiết Ghi chú TS LT TH 1 Đại cương về Vi sinh, Ký sinh trùng y học 3 3 0 2 Đại cương về miễn dịch và ứng dụng trong 2 2 0 y học 3 Một số vi khuẩn gây bệnh thường gặp 3 3 0 4 Một số virus gây bệnh thường gặp 3 3 0 5 Ký sinh trùng sốt rét 6 2 4 Xem hình thể 6 Một số laoij giun lây truyền qua đất 6 4 2 Xem hình thể trứng giun 7 A mip, trùng roi, trùng lông 3 2 1 Xem hình thể 8 Sán lá Sán dây 2 2 0 9 Phương pháp lấy và bảo quản bệnh phẩm 2 2 0 làm xét nghiệm Vi sinh, Ký sinh trùng Tổng cộng 30 23 07 [Type text]
- ĐẠI CƯƠNG VỀ VI SINH KÝ SINH TRÙNG MỤC TIÊU HỌC TẬP 1. Trình bày một số khái niệm về vi sinh, ký sinh trùng y học. 2. Trình bày mối liên quan giữa vi sinh, ký sinh trùng với sức khỏe bệnh tật. 3. Trình bày một số đặc điểm cơ bản về vi sinh ký sinh trùng. NỘI DUNG 1. Ký sinh trùng 1.1. Định nghĩa Ký sinh trùng là những sinh vật sống mà trong quá trình sống phải nhờ vào những sinh vật khác đang sống, lấy chất dinh dưỡng của sinh vật đó để sống và phát triển. Hiện tượng sống như vậy gọi là hiện tượng ký sinh. Trong y học, sinh vật bị ký sinh là người, do đó đối tượng nghiêng cứu của KST y học là những KST sống nhờ vào cơ thể người, truyền và gây bệnh cho người. 1.2.Vật chủ Vật chủ là sinh vật bị ký sinh, hay sinh vật bị KST sống nhờ lấy chất dinh dưỡng, vậy vật chủ phải là sinh vật đang sống mà bị KST ký sinh. Cần phân biệt một số loại vật chủ sau đây. 1.2.1. Vật chủ chính: là vật chủ chứa ký sinh trùng ở dạng trưởng thành hay sinh sản bằng hình thức hữu tính. VD: nguời là vật chủ chính của giun đũa. 1.2.2. Vật chủ phụ: là vật chủ chứa ký sinh trùng ở dạng chưa trưởng thành (trứng hay bào nang) hay sinh sản bằng hình thức vô tính. VD: người là vật chủ phụ của KST sốt rét. 1.2.3. Vật chủ trung gian: có thể là vật chủ chính hoặc vật chủ phụ. 1.2.4. Sinh vật môi giới truyền bệnh có thể là vật chủ hay không là vật chủ: VD: ruồi là môi giới truyền bệnh amip, muỗi có thể là vật chủ trung gian hay môi giới truyền bệnh sốt rét. 1.3. Chu kỳ Chu kỳ là toàn bộ quá trình phát triển của ký sinh trùng. Có rất nhiều dạng chu kỳ: 1.3.1. Chu kỳ đơn giản: là chu kỳ chỉ cần thực hiện trên một vật chủ và có thêm một giai đoạn phát triển ngoại cảnh. Người Ngoại cảnh Người. VD: Chu kỳ giun đũa, giun móc ... 1.3.2. Chu kỳ phức tạp: là chu kỳ mà toàn bộ quá trình phát triển phải thực hiện trên 2 hay nhiều vật chủ. [Type text]
- Người VCTG Người Người VCTG VCTG Người VD: giun chỉ, sán dây lợn, Sán lá gan ...... 1.4. Đặc điểm chung của ký sinh trùng 1.4.1. Đặc điểm về hình thái Kích thước và hình thể của ký sinh trùng khác nhau tuỳ theo giai đoạn phát triển và tuỳ theo từng loại ký sinh trùng. Về cấu tạo: KST phát triển những cơ quan cần thiết và thoái hoá những cơ quan không cần thiết do có đời sống ký sinh. 1.4.2. Đặc điểm về sinh sản Ký sinh trùng có đời sống sinh sản rất nhanh và nhiều hình thức sinh sản phong phú: đơn tính, hữu tính, nẩy chồi, đa phôi ... Hình 1: Hình thể kst sốt rét 1.4.3. Đặc điểm sống, phát triển và phân bố của ký sinh trùng. Đời sống và sự phát triển của ký sinh trùng liên quan đến yếu tố môi trường tự nhiên, xã hội và quần thể sinh vật khác. Tuổi thọ của ký sinh trùng cũng khác nhau từ vài tháng đến vài năm. Ký sinh trùng tồn tại và phát triển được phải hội tụ đủ 3 yếu tố cơ bản sau: + Môi trường thích hợp + Nhiệt độ thích hợp + Vật chủ phù hợp 1.5. Bệnh do ký sinh trùng 1.5.1. Tác hại của ký sinh trùng Chiếm thức ăn của vật chủ: tác hại này phụ thuộc vào kích thước, loại, mật độ và tuổi thọ của ký sinh trùng. Gây các biến chứng cấp tính: tắc ruột ...... Gây kích thích, dị ứng, viêm nhiễm Làm thay đổi thành phần nội môi của cơ thể 1.5.2. Đặc điểm bệnh do ký sinh trùng Bệnh diễn biến thường diễn biến thầm lặng Có tính chất phổ biến theo vùng Bệnh thường kéo dài Bệnh có thời hạn nhất định 1.6. Dịch tễ học bệnh ký sinh trùng Nghiên cứu dịch tễ liên quan là một trong những nội dung quan trọng nhất của ký sinh trùng học nhất là trong phòng chống bệnh ký sinh trùng. 1.6.1. Nguồn chứa / mang mầm bệnh [Type text]
- Mầm bệnh có thể có trong vật chủ, sinh vật truyền bệnh, các ổ bệnh hoang dại, xúc vật, phân, chất thải, đất, nước, rau cỏ, thực phẩm... 1.6.2. Đường lây truyền Ký sinh trùng ra ngoại cảnh, môi trường hoặc vào vật chủ khác bằng nhiều cách khác nhau. Đường tiêu hóa: hầu hết mầm bệnh giun sán, đơn bào đường tiêu hóa đều vào cơ thể qua miệng, một số qua đường hậu môn như ấu trùng giun kim Đường da rồi vào máu như KSTSR ấu trùng giun chỉ … , một số ký sinh ở da hoặc tổ chức dưới da: nấm da, ghẻ … Đường hô hấp như nấm hoặc trứng giun. Đường nhau thai như bệnh Toxoplasma gondii bẩm sinh hoặc ký sinh trùng sốt rét. Đường sinh dục như trùng roi Trichomonas vaginalis. 1.6.3. Khối cảm thụ Khối cảm thụ là một trong các mắt xính quan trọng trong dịch tễ học bệnh ký sinh trùng: Tuổi: hầu hết mọi lứa tuổi có thể nhiễm ký sinh trùng như nhau. Giới: không có sự khác nhau về hiễm ký sinh trùng do giới trừ một vài bệnh đặc biệt như Trichomonas vaginalis. Nghề nghiệp: do đặc điểm ký sinh trùng liên quan mật thiết với môi trường tập quán, yế tố xã hội kinh tế nên trong bệnh ký sinh trùng thì tính chất nghề nghiệp rất rõ rệt ở một số bệnh: sốt rét, giun móc hay gặp ở những người hay đi rừng, trồng hoa Cơ địa: tình trạng thể trạng của mỗi cơ thể cũng có ảnh hưởng tới sự nhiễm ký sinh trùng Khả năng miễn dịch: khả năng miễn dịch chống lại sự nhiễm KST là không rõ rệt. 1.6.4. Môi trường Các yếu tố môi trường như, đất nước, thỗ nhưỡng hệ sinh thái đều có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển ký sinh trùng và bệnh ký sinh trùng, ngoài các yếu tố tự nhiên, môi trường do con người tạo ra cũng ảnh hưởng đến sự phân bố ký sinh trùng Sinh vật có giai đoạn phát triển ngoại cảnh nên thời tiết và khí hậu có ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại sinh trưởng, phát triển của ký sinh trùng. 1.6.5. Yếu tố kinh tế xã hội Kinh tế, văn hóa, xã hội phong tục tập quán, giáo dục y tế ….. đều có tính quyết định đến ký sinh trùng và bệnh ký sinh trùng. 1.7. Nguyên tắc và biện pháp phòng chống bệnh do ký sinh trùng 1.7.1. Nguyên tắc Phải có trọng tâm, có kế hoạch: khi có nhiều bệnh do ký sinh trùng phải lựa chọn bệnh nào phổ biến gây tác hại nhiều nhất để phòng chống, phải có kế hoạch đầy đủ và chọn khâu yếu nhất trong chu kỳ phát triển của KST, kết hợp với các biện pháp hữu hiệu để đạt hiệu quả cao nhất. Phòng chống trên quy mô rộng lớn [Type text]
- Phòng chống lâu dài Phải dựa vào cộng đồng. 1.7.2. Biện pháp thực hiện Diệt ký sinh trùng ở các giai đoạn của chu kỳ phát triển: + Điều trị người mang ký sinh trùng. + Diệt ký sinh trùng ở vật chủ trung gian + Diệt ký sinh trùng ở ngoại cảnh Cắt đứt các khâu của chu kỳ phát triển. +Cắt đứt KST từ người ra ngoại cảnh + Cắt đứt đường xâm nhập của ký sinh trùng vào người + Cắt đứt KST từ ngoại cảnh vào VCTG + Cắt đứt KST từ VCTG vào VCTG. Vệ sinh môi trường, cá nhân tập thể Giáo dục nâng cao trình độ dân trí, thay đổi hành vi sức khỏe. Phát triển kinh tế xã hội. Phát triển mạng lưới y tế cơ sở 2. Vi sinh y học 2.1. Đại cương. 2.1.1. Lược sử phát triển của vi sinh vật y học Antoni Lewuenhoek (1632 1723), người Hà Lan, đã phát minh ra kính hiển vi và là người đầu tiên quan sát thấy, mô tả vi sinh vật vào năm 1676. Louis Pasteur (1822 – 1895) đã khám phá ra vai trò của vi sinh vật trong tự nhiên và lập ra nền tảng cho môn vi sinh học. Ông đã sản xuất thành công vacxin phòng bệnh dại. A.J Yersin (1863 1943) người Thụy Sĩ là học trò xuất sắc của L. Pasteur, ông là người phát hiện ra vi khuẩn dịch hạch, ông cũng là người hiệu trưởng đầu tiên của trường ĐHYD Hà Nội. 2.1.2. Một số khái niệm Trước đây người ta định nghĩa vi sinh vật là những sinh vật nhỏ bé, chỉ có thể quan sát được bằng kính hiển vi. Định nghĩa này có một số hạn chế như một số sinh vật đơn bào đều là vi sinh vật. Ngày nay người ta định nghĩa vi sinh vật là những sinh vật bật thấp kích thước nhỏ bé, không có cấu tạo tế bào hay cấu tạo tế bào không hoàn thiện. Như vậy vi khuẩn và virus là những vi sinh vật Vi sinh y học là môn khoa học nghiên cứu hình thái, cấu tạo, sinh lý và hoạt động của các vi sinh vật để phục vụ con người, bao gồm cả mặt có lợi cũng như có hại. Nhiễm trùng là hiện tượng vi sinh vật xâm nhập vào trong cơ thể gây nên 1 quá trình phản ứng phức tạp nhằm loại trừ vi sinh vật ra khỏi c ơ thể. V ậy không có vi sinh vật thì không có nhiễm trùng. Vi sinh vật gây bệnh lây trực tiếp từ người này sang người khác làm phát sinh bệnh truyền nhiễm. 2.2. Đại cương về vi khuẩn [Type text]
- 2.2.1. Khái niệm Vi khuẩn là những sinh vật đơn bào rất nhỏ mà trong cấu tạo tế bào không có màng nhân, kích thước đo bằng micromet (trung bình 1 2 m). Vi khuẩn có xung quanh ta và có cả trong cơ thể người. Đa số vi khuẩn gây bệnh cho người tuy nhiên cũng có một số loại vi khuẩn có ích. Vi khuẩn có đời sống ngắn ngủi nhưng sự sống và sức sinh sản rất mãnh liệt. 2.2.2. Cấu tạo của vi khuẩn Nhân: chỉ gồm một sợi ADN xoắn 7 kép, đây là nhiễm sắt thể duy nhất của vi khuẩn. Nhân không có màng nhân 4 bao bọc. Nguyên sinh chất: thành phần chính là 3 ARN, ngoài ra còn có ribosom tổng hợp protein, nước, các enzym …... 2 Màng nguyên sinh chất: là màng 6 mỏng bao bọc bào tương và có chức 1 5 năng sau: Hình 2: Hình thể của vi khuẩn + Thẩm thấu chọn lọc 1. Vách tb 2. Màng NSC 3. NSC + Hô hấp để cung cấp năng lượng. 4. Vỏ 5. NST 6. Lông 7. Pili + Điều khiển sự phân bào + Tiêu hoá một số thức ăn. Vách: đây là thành phần bảo vệ và làm cho vi khuẩn có hình thể nhất định, vách còn là nơi quy định về kháng nguyên, là nơi tác dụng của một số loại kháng sinh và sự bắt màu thuốc nhuộm khác nhau của vách mà người ta chia ra 2 loại vi khuẩn (theo phương pháp nhuộm Gram) + Vách tế bào giữ màu tím gọi là vi khuẩn Gram dương + Vách tế bào bắt màu đỏ hay hồng gọi là vi khuẩn Gram âm. Vỏ: chỉ có một số vi khuẩn có vỏ và vỏ cũng mang tính kháng nguyên và là một yếu tố độc của vi khuẩn. Lông: có thể có xung quanh hay ở một đầu vi khuẩn, lông mang tính kháng nguyên (kháng nguyên H) và giúp cho vi khuẩn di động. Pili: giống như lông nhưng mảnh và ngắn hơn. Pili giúp cho vi khuẩn bám vào mô, ngoài ra còn có pili giới tính. Nha bào: là hình thức tồn tại đặc biệt của vi khuẩn khi gặp những điều kiện bất lợi, và khi gặp điều kiện thuận lợi nha bào trở lại trạng thái vi khuẩn bình thường. 2.2.3. Hình thể và kích thước của vi khuẩn a. Cầu khuẩn b. Trực khuẩn [Type text]
- c. Xoắn khuẩn a b c Hình 3. Hình thể chính của vi khuẩn Cầu khuẩn: vi khuẩn có dạng hình cầu, hình bầu dục, hình ngọn nến .... đường kính từ 0.5 1 m. Cầu khuẩn sắp xếp theo nhiều cách khác nhau: + Xếp thành đôi hay còn gọi là song cầu: phế cầu, lậu cầu, não mô cầu + Xếp thành chuỗi: liên cầu + Xếp thành đám: tụ cầu. Trực khuẩn: vi khuẩn có dạng hình que đường kính từ 0.5 1 m và dài từ 0.8 20 m: trực khuẩn than, bạch hầu, uốn ván, lao ... Xoắn khuẩn: vi khuẩn hình lò xo hay gợn sóng đứng riêng lẻ, đường kính 0.2 0.5 m và dài từ 5 500 m: giang mai, leptospira, borrelia Một số vi khuẩn có hình thể trung gian: phẩy khuẩn tả (giữa trực khuẩn và xoắn khuẩn), vi khuẩn dịch hạch ( giữa trực khuẩn và cầu khuẩn), 2.2.4. Sinh lý vi khuẩn. Dinh dưỡng: tất cả vi khuẩn gây bệnh đều là vi khuẩn dị dưỡng và phải sống kí sinh trong tế bào sống. Sự dinh dưỡng của vi khuẩn nhờ khả năng vận chuyển qua màng. Chuyển hoá: vi khuẩn chuyển hoá các chất nhờ các enzuym,và quá trình đó tạo ra một số các chất gây độc cho tế bào vật chủ. Hô hấp: vi khuẩn sử dụng oxy dưới 2 hình thức. + Hiếu khí là vi khuẩn cần có oxy tự do + Yếm khí (kị khí) sử dụng oxy bằng phương pháp lên men (không sống được bằng oxy tự do). Sinh sản theo kiểu trực phân hay còn gọi là nhân đôi 2.2.5 Ảnh hưởng các yếu tố ngoại cảnh Yếu tố vật lí + Nhiệt độ: đa số vi khuẩn phát triển trong khoản nhiệt độ từ 1840 oC, thích hợp nhất là 37o C, ở nhiệt độ thấp vi khuẩn không chết nhưng bị ức chế, từ 40o C trở lên vi khuẩn bị tiêu diệt dần tuỳ từng loại. + Độ pH: đa số vi khuẩn thích hợp với độ pH trung tính + Bức xạ có khả năng diệt vi khuẩn như ánh sáng mặt trời tia X,các tia , , , sóng siêu âm. Yếu tố hoá học: các chất hoá học có tác dụng giết chết hoặc ức chế sự tăng trưởng của vi khuẩn: Axit, bazơ, muối của các kim loại, các hợp chất của hologen, phenol, cồn, anđehyd, các loại thuốc nhuộm Yếu tố sinh vật: trong quá trình tồn tại vi khuẩn có thể bị cạnh tranh, tiêu diệt hoăc song song tồn tại với các vi sinh vật khác. 2.3. Đại cương về virus [Type text]
- 2.3.1. Định nghĩa Virus là một hình thái của sự sống đơn giản nhất, là sinh vật chưa có cấu tạo tế bào, kích thước rất nhỏ trung bình khoảng từ 10300nm. Nó chỉ biểu thị những tính chất cơ bản nhất của sự sống ở bên trong tế bào cảm thụ 2.3.2. Đặt tính chung của virus. Virus có nhiều hình thể khác nhau và khác nhau giữa các loài nhưng luôn ổn định đối với mỗi loại virus. Virus chỉ chứa một loại axit nucleic hoặc ADN hoặc ARN (axit ribonucleic) và một thành phần bao bọc bên ngoài gọi là vỏ Capsid, Capsid có chức năng bảo vệ, mang tính kháng nguyên, làm cho virus có hình dạng nhất định và tham gia vào sự bám dính của virus.Trong thành phần virus có một số enzym cấu trúc, mà không có enzym chuyển hóa nên virus phải phải kí sinh trên tế bào sống và nhờ vào sự chuyển hoá của tế bào mà phát triển, vì vậy kháng sinh thông thường không có tác dụng trên virus. Virus không có khả năng phát triển và tự nhân lên mà chỉ có thể nhân lên khi xâm nhập vào cơ thể sống khác. Phạm vi gây bệnh của virus rất rộng, chúng không những gây bệnh cho người mà còn cho mọi sinh vật khác như loài có vú, chim, cá, côn trùng, cây cối và cho cả vi khuẩn. Không có virus có lợi mà tất cả virus đều có hại. Sức đề kháng: chịu được lạnh (200C đến 400 C) hàng tháng hoặc hàng năm, không chịu được nóng và tia tử ngoại. Tính miễn dịch + Miễn dịch tự nhiên: lâu dài như đậu mùa,sởi, ngắn như thuỷ đậu,cúm… + Miễn dịch nhân tạo bằng vắc xin và huyết thanh. Sinh sản bằng hình thức lắp ráp các bộ phận riêng lẻ tạo thành virus hoàn chỉnh Tác hại của virus là làm chết tế bào vật chủ, làm sai lệnh nhiễm sắc thể của tế bào gây khối u, dị tật bẩm sinh, thai chết lưu ….. Phương pháp xét nghiệm virus để chẩn đoán, dựa trên hai nguyên tắc chung: + Tìm virus bằng phân lập từ bệnh phẩm (nuôi cấy trên tế bào, tiêm truyền qua súc vật, bào thai trứng gà ấp .v.v..) + Tìm kháng thể trong huyết thanh bệnh nhân: dùng chủng virus đã phân lập từ trước và cất giữ trong phòng thí nghiệm, đem trộn với huyết thanh của người nghi mắc bệnh. Tự lượng giá * Chọn câu đúng nhất 1.Tế bào của mọi loại vi khuẩn đều không có. a. Màng tế bào d. Màng nhân b. Vách e. Vỏ c. Nhiễm sắc thể 2.Tác hại nào sau đây không phải của virus. a. Gây chết tế bào vật chủ b. Dị tật bẩm sinh c. Gây quái thai d. Gây khối u. [Type text]
- e. Gây độc cho tế bào vật chủ 3. Lông của tế bào vi khuẩn có tác dụng sau: a. Di chuyển b. Giao phối b. Bám dính d. Gây tăng độc lực e. Gây bệnh 4. Nha bào được hình thành khi vi khuẩn a. Có đầy đủ chất dinh dưỡng b. Nhiệt độ cao quá c. Khi điều kiện sống không thuận lợi d. Nhiệt độ thấp quá. 5. Ký sinh trùng : a. Có hình thể và kích thước thay đổi b. Sinh sản bằng hình thức hữu tính c. Cấu tạo hoàn thiện d. Tất cả đều đúng. * Trả lời ngắn các câu sau: 6. Cầu khuẩn là những vi khuẩn có hình dạng ………………… …………… …………… và có kích thước ………………………………….. 7. Trực khuẩn là những vi khuẩn có hình dạng ………………… …………… …………… và có kích thước ………………………………….. 8. Xoắn khuẩn là những vi khuẩn có hình dạng ………………… …………… …………… và có kích thước ………………………………….. 9.Tác hại của KST gây bệnh. a. ............................................................ b............................................................. c. ……………………………………… d. Thay đổi thành phần nội môi của cơ thể. 10. Đặc điểm bệnh do KST : a.......................................................... b. ........................................................ c. ........................................................ d. Có thời hạn nhất định. 11.Virus là tác nhân gây ..................................................................... là những sinh vật ............... .................................................................... 12. Vi khuẩn sinh sản theo kiểu …………………… một tế bào phân chia thành …… …………………….. tế bào mới 13. Hãy nêu các chức năng màng nguyên sinh chất của vi khuẩn. a …………………………………………………………… b. …………………………………………………………… c. …………………………………………………………… d. …………………………………………………………… 14. Hiện tượng ký sinh là: a. …………………………………………………………… b. ……………………………………………………………. 15. Nêu 3 nguyên tắc chủ đạo phòng chống ký sinh trùng và bệnh ký sinh trùng. a …………………………………………………………… b. …………………………………………………………… c. …………………………………………………………… [Type text]
- d. Phòng chống dựa vào cộng đồng. * Chọn câu đúng sai (bằng cách đánh dấu X vào cột chọn) ST NỘI DUNG Đúng Sai T 16 Bệnh do ký sinh trùng thường âm thầm lặng lẽ 17 Trình độ văn hóa liên quan đến bệnh ký sinh trùng 18 Vật chủ trung gian đều là vật chủ phụ 19 Mọi sinh vật mang ký sinh trùng đều là vật chủ 20 Kích thước của virus được đo bằng micromet 21 Thuốc kháng sinh có tác dụng trên virus 22 Virus có thể sinh sản bên ngoài tế bào cảm thụ 23 Vi khuẩn có 4 nhóm chính : Cầu khuẩn, trực khuẩn, xoắn khuẩn và những vi khuẩn có hình thể trung gian 23 Mọi vi khuẩn đều có vách 24 Màng nguyên sinh chất là nơi hấp thu và đào thải các chất của vi khuẩn 25 Nhân của tế bào vi khuẩn chứa chuỗi AND xoắn kép [Type text]
- MỘT SỐ VI KHUẨN GÂY BỆNH THƯỜNG GẶP MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Trình bày được một số đặc điểm về cấu tạo, hình thể kích thước sinh lý của một số vi khuẩn gây bệnh thường gặp. 2. Trình bày được khả năng gây bệnh các vi khuẩn trên. 3. Trình bày cách phòng ngừa các bệnh do vi khuẩn trên gây ra. NỘI DUNG 1. Tụ cầu (Staphylococcus) Tụ cầu có mặt khắp nơi trong không khí, bụi, thực phẩm, cơ thể người và động vật. Tụ cầu là thành phần khuẩn khí ở da và niêm mạc tị hầu người. Tụ cầu có 3 loại: Staphylococcus aureus (tụ cầu vàng), Staphylococcus epidermidis và Staphylococcus saprophyticus trong đó chỉ có tụ cầu vàng là gây bệnh, 2 loại kia rất hiếm khi gây bệnh. 1.1. Đặc điểm sinh vật học 1.1.1. Hình thái Vi khuẩn có hình cầu hoặc hình thuẫn đường kính khoảng 1 micromet, chúng tập trung thành cụm giống như chùm nho. Vi khuẩn bắt màu Gram (+), không di động và không sinh nha bào. 1.1.2. Tính chất sinh học Hình thể tụ cầu Vi khuẩn phát triển ở môi trường cấy thông thường, hiếu kị tuỳ ý. Phát triển tốt ở nhiệt độ 370C, tương đối chịu nhiệt (bị tiêu diệt ở 80 0 C trong 1 giờ) và các chất sát khuẩn hơn những vi khuẩn khác. Vi khuẩn nhạy cảm đối với kháng sinh, nhiều chủng đề kháng với pencillin và các kháng sinh khác. 1.1.3. Các độc tố và enzym: khả năng gây bệnh của tụ cầu do vi khuẩn phát triển lan rộng trong mô cũng như tạo thành nhiều độc tố và enzym. Hemolysin: có bản chất là protein, gây tan huyết tuy nhiên có một số hemolysin gây hoại tử da và giết chết súc vật thí nghiệm. Leucocidin: là yếu tố giết chết bạch cầu của nhiều loại động vật. Độc tố ruột. do một số chủng tạo thành có 5 typ huyết thanh A, B, C, D, E. Coagulase: làm dính tơ huyết vào bề mặt vi khuẩn do đó cản trở sự thực bào. Ngoài ra còn có các enzym khác như: Staphylokinase làm tan tơ huyết, hyaluronidase. 1.2. Khả năng gây bệnh [Type text]
- Đường xâm nhập là da (Gốc chân lông, chỗ bị thương ) và niêm mạc. Tụ cầu thường không gây bệnh nhất định, nhưng làm phát sinh nhiều hình thức nhiễm khuẩn khác nhau: 1.2.1. Các nhiễm trùng da và nung mủ sâu: đinh râu, chốc lỡ, viêm tuỷ xương, viêm màng phổi, viêm màng não. 1.2.2. Nhiễm khuẩn huyết: từ ổ nung mủ vi khuẩn có thể đi vào máu gây nhiễm khuẩn huyết, thường gặp ở những người có sức đề kháng giảm sút và ở bệnh viện. 1.2.3. Ngộ độc thức ăn ( Viêm ruột cấp tính): do độc tố ruột đặt biệt là týp A và B. Có thời gian ủ bệnh ngắn ( 1 – 8 giờ). 1.3. Phòng ngừa và điều trị Sự lây nhiễm tụ cầu là do tiếp xúc hoặc qua không khí nên khuyến cáo những người lành mang trùng không nên làm việc ở phòng sinh, phòng mổ hoặc các xí nghiệp thực phẩm. Điều trị dựa vào kháng sinh đồ. 2. Phế cầu (Streptococcus pneumoniae) Thường gặp ở vùng tị hầu của người bình thường với tỷ lệ khoảng 20 – 40%. 2.1 Đặc điểm sinh vật học Phế cầu hình ngọn nến xếp thành đôi 2 dầu giống nhau tạo thành hình mắt kiếng hay hình số 8. Vi khuẩn không có lông, không tạo nha bào có thể tạo vỏ, là cầu khuẩn Gram (+). Vi khuẩn hiếu kị khí tuỳ ý mọc ở môi trường giàu chất dinh dưỡng, nhiệt độ thích hợp là 370 C, dễ bị giết ở 600 C trong 30 phút và các chất sát khuẩn thông thường như phenol Có kháng nguyên vỏ, giữ vai trò quan trọng độc lực của vi khuẩn. 2.2. Khả năng gây bệnh Xâm nhập vào cơ thể khi tổn thương niêm mạc đường hô hấp gây bệnh đường hô hấp, điển hình là viêm phổi thuỳ, cũng thường gây viêm phế quản, áp xe phổi, viêm màng phổi có mủ. Ngoài ra phế cầu còn là tác nhân gây viêm màng não mủ ở trẻ em, viêm xoang, viêm tai, viêm họng, viêm khớp, nhiễm khuẩn huyết. 2.3. Phòng và điều trị Phòng bệnh chung: tăng cường sức đề kháng, bồi dưỡng cơ thể. Trẻ em và người già bị phế viêm cần mặc áo ấm về mùa đông, lúc có sự thay đổi nhiệt độ đột ngột. Điều trị sớm với những kháng sinh: erythromycin, bactrim, pencillin, chloramphenicol. 3. Shigella Là tác nhân gây bệnh lỵ trực khuẩn ở người thuộc họ vi khuẩn đường ruột (Enterobacteriaceae). 3.1. Đặc điểm sinh vật học: [Type text]
- Shigella là trực khuẩn Gram (), kích thước 13 micromet không có long, không di động không có vỏ và không sinh nha bào. Hiếu kị khí tuỳ tiện, phát triển được trên các môi trường nuôi cấy thông thường. Hình thể của shigella Shigella có kháng nguyên thân O, đây là nội độc tố và dựa vào kháng nguyên này người ta chia shigella thành 4 nhóm: + Nhóm A: Shigella dysenterriae. + Nhóm B: Shigella flexneri + Nhóm C: Shigella boydii + Nhóm D: Shigella sonnei. Khả năng đề kháng của Shigella kém, vi khuẩn bị tiêu diệt ở 58 60 0C trong 10 – 30 phút, hoặc dưới ánh sáng mặt trời trong 30 phút, trong dung dịch phenol 5% thì vi khuẩn bị chết ngay. 3.2. Khả năng gây bệnh Giống này đặc trưng bởi khả năng xâm nhập vào tế bào biểu mô ruột, nhân lên với số lượng lớn trong tổ chức ruột và sinh độc tố ruột (bản chất là prôtein) rất mạnh làm ức chế không hồi phục sự tổng hợp protein ở tế bào. Gây tổn thương đặc hiệu khu trú ở ruột già ( Gây xuất tiết, ổ loét và mảng hoại tử). Đồng thời nội độc tố tác dụng lên hệ thần kinh giao cảm làm tăng co thắt và nhu động ruột. Biểu hiện lâm sàng bằng hội chứng lỵ. Đây là bệnh truyền nhiễm có thể gây thành dịch ở địa phương. Bệnh lây qua đường tiêu hoá, do ăn uống phải các thức ăn bị nhiễm khuẩn, hoặc do bàn tay bẩn. Ruồi là vật chủ trung gian truyền bệnh, bệnh thường xảy ra vào mùa hè. Nước ta shigella gây bệnh thường gặp là shigella nhóm A và B. 3.3. Phòng và điều trị Thực hiện các biện pháp vệ sinh cá nhân, phân nước rác, và tích cực diệt ruồi, vệ sinh ăn uống, quản lý chặt chẽ bệnh nhân, phát hiện người lành mang trùng điều trị triệt để. Điều trị bằng kháng sinh đồ, không nên lạm dụng kháng sinh sẽ làm tăng nguy cơ loạn khuẩn. 4. Phẩy khuẩn tả (Vibirio cholerae). 4.1. Đặc điểm sinh vật học Phẩy khuẩn tả thuộc họ Vibrio cholerae, có hình cong như dấu phẩy, ngắn, có lông ở một đầu rất di động, không có vỏ, không sinh nha bào. Phẩy khuẩn tả rất hiếu khí, mọc được trên các môi trường dinh dưỡng thông thường, bắt màu Gram(). Hình thể phẩy khuẩn tả Phẩy khuẩn tả chết ở nhiệt độ 1000C hoặc 70 800C trong 5 phút và bị tiêu diệt bởi các hoá chất như chloramin, vôi cục… khô hanh và ánh nắng mặt trời cũng làm vi khuẩn dễ chết. [Type text]
- Độc tố ruột của vi khuẩn tả có bản chất là protein. 4.2. Khả năng gây bệnh Phẩy khuẩn tả xâm nhập vào cơ thể bằng đường tiêu hoá, vượt qua hàng rào dịch vị dạ dày vào đến ruột non bám dính vào niêm mạc ruột, không xâm nhập vào biểu mô niêm mạc ruột mà chỉ tiết nội độc tố làm tăng tiết nước và điện giải dẫn đến tình trạng mất nước và điện giải trầm trọng. Trong điều kiện bình thường Vibrio cholerae chỉ gây bệnh tả cho người. Đây là một bệnh nhiễm trùng nhiễm độc cấp tính, lây lan rất mạnh và gây thành dịch lớn. Thời gian ủ bệnh là 2 đến 5 ngày. Biểu hiện lâm sàng rất khác nhau từ thể nhẹ dễ bỏ qua đến thể nặng là hội chứng tả điển hình: tiêu chảy mất nước, mất muối trầm trọng nếu không được điều trị thì tỷ lệ tử vong rất cao từ 50 – 60 %. 4.3. Phòng và điều trị Làm sạch môi trường sống, ăn chín, uống sôi và vệ sinh thân thể, phát hiện sớm nguồn bệnh, kịp thời cách ly và xử lý. Ngày nay có thể phòng bệnh bằng vaccin. Điều trị bằng bù nước điện giải nhanh và đủ. Dùng kháng sinh: tetracyclin, doxycyline… 5. Các vi khuẩn gây bệnh hoại thư Đây là nhóm vi khuẩn Gram dương kỵ khí, giống nhau về hình thể tính chất gây nhiễm trùng nhiễm độc vết thương và gây ra hoại thư, hay gặp các vi khuẩn sau: Clostridium perfringens, Clostridium septicum, Closridium novyi. 5.1. Các vi khuẩn gây bệnh 5.1.1. Clotridium perfringens. Vi khuẩn có hình dạng trực khuẩn, ngắn, dài từ 3 – 4 micromet, không di động không có vỏ khi phát triển ở trong cơ thể người và động vật. Vi khuẩn sinh nha bào khi phát triển trong môi trường tự nhiên. Phát triển trên môi trường nuôi cấy kỵ khí tuyệt đối. Dựa vào độc tố người ta chia loại này là 6 typ từ A đến F trong đó typ A gây nhiễm trùng hoại thư ở vết thương, typ C gây viêm ruột hoại tử. Clostrium perfringens sản xuất ra nhiều độc tố: + Độc tố alpha ( toxin) thuỷ phân tổ chức, phá huỷ hồng cầu gây hoại tử tổ chức phần mềm. Thực nghiệm cho thấy độc tố này làm hạ huyết áp, chậm nhịp tim, tăng tính thấm thành mạch gây choáng thường là tác dụng gây chết trong bệnh hoại thư. + Độc tố theta, kappa…và enterotocxin gây tiêu chảy trong nhiễm độc thức ăn. 5.1.2. Clostridium novyi. Vi khuẩn này có lông và có khả năng di động. Vi khuẩn có 4 typ A, B, C, D trong đó typ A gây bệnh cho người. Clostridium [Type text]
- novyi cũng sản xuất ra nhiều độc tố và có tác dụng giống như độc tố của Closstridium perfringens. 5.1.3. Clostridium septicum: vi khuẩn này có một độc tố gây hoại tử tổ chức và tan máu, độc tố này có 4 typ độc tố mạnh là alpha, gamma, beta và delta. 5.2. Bệnh hoại thư sinh hơi Vi khuẩn xâm nhập vào tổ chức tổn thương bị giập nát nhiều dị vật sâu có nhiều ngóc ngách thường gặp là các vết thương do chiến tranh, do hoả khí, gặp điều kiện thích hợp vi khuẩn phát triển và gây hoại tử tổ chức. Thời gian ủ bệnh ngắn 1 – 3 ngày triệu chứng đau xuất hiện sớm và gia tăng, ở vùng vết thương tổ chức bị tổn thương, bị phù nề và sưng tấy, có thể có chất dịch rỉ máu, đau, vùng bị tổn thương căng trở thành màu tái xám hoặc xanh như màu da chết, sờ có cảm giác lạo xạo hơi ở dưới tổ chức, nếu không điều trị bệnh nhân chết do truỵ tim mạch, suy thận. 5.3. Cách phòng và cách điều trị Dùng kháng độc tố để phòng bệnh cho những bệnh nhân có vết thương dập nát. Xử lý vết thương sớm thích hợp bằng cách cắt lọc sạch tổ chức dập nát, lấy chất bẩn, dị vật. Điều trị bằng truyền huyết thanh kháng độc tố chống bệnh hoại thư và dùng kháng sinh diệt khuẩn. 6. Xoắn khuẩn giang mai (Treponema pallidum) 6.1. Đặc điểm sinh vật học Rất mảnh, đường kính 0,2 micromet dài 5 15 mocromet vi khuẩn có màu nâu từ 8 đến 14 vòng xoắn đều,không có vỏ và không tạo nha bào. Vi khuẩn giang mai rất nhạy cảm với nhiệt độ > 50 0C bị chết trong 60 phút, ở nhiệt độ phòng chết sau vài giờ. Dễ bị tiêu diệt bằng các chất sát khuẩn thông thường. 6.2. Khả năng gây bệnh. Vi khuẩn lây truyền chủ yếu qua tiếp xúc sinh dục, khả năng lây truyền cao nhất là giang mai giai đoạn 1 (10 – 90 ngày sau khi nhiễm vi khuẩn giang mai) Vi khuẩn giang mai có thể lây qua đường nhau thai, qua đường truyền máu, niêm mạc mắt. Gây nên bệnh giang mai mắc phải (trải qua 3 thời kỳ) và giang mai bẩm sinh. 6.3. Phòng và điều trị. xoắn khuẩn giang mai dưới kính hiển vi nền đen Giáo dục nếp sống lành mạnh, thanh toán mại dâm, phát hiện bệnh nhân sớm, ngăn chặn tiếp xúc, điều trị sớm và triệt để bằng penicillin. Tự lượng giá * Chọn câu đúng nhất [Type text]
- 1.Shigella là vi khuẩn: a. Trực khuẩn b. Bắt màu gram âm c. Gây nên bệnh lỵ trực khuẩn d. Các câu trên đều đúng. 2. Phẩy khuẩn tả lây qua đường: a. Tiêu hóa b. Hô hấp c. Ăn uống d. Tất các các đường trên. 3. Vi khuẩn nào sau đây có lông và di động? a. Shigella, tả b. Tụ cầu, tả c. Tả, Clostrium novyi d. Tả, giang mai. * Trả lời ngắn gọn các câu sau: 4. Xoắn khuẩn giang mai có đường kính ................................... và có ....... vòng xoắn đều. 5. Phế cầu thường gặp ở ........................................ với tỉ lệ ................................... 6. Hãy nêu 4 nhóm của vi khuẩn shigella. a. ................................ b. .................................................... c. ................................. d. .................................................... 7. Nêu 3 độc tố và enzym của vi khuẩn tụ cầu: a .................................. b. ..................................................... c ................................... * Chọn câu đúng sai ST NỘI DUNG Đúng Sai T 8 Shigella gây nên bệnh lỵ amip ở người 9 Tụ cầu có thể gây viêm phổi 10 Xoắn khuẩn giang mai đề kháng với penicillin [Type text]
- MỘT SỐ VIRUS GÂY BỆNH THƯỜNG GẶP MỤC TIÊU HỌC TẬP 1.Trình bày được một số đặc điểm về cấu tạo, hình thể kích thước sinh lý của một số virus gây bệnh thương gặp. 2. Biết được khả năng gây bệnh các virus trên. 3. Trình bày cách phong ngừa các bệnh do virus gây ra. NỘI DUNG HỌC TẬP 1.Virus cúm (Influenza virus) Virus cúm ở trong nước mũi, cổ họng của người bệnh. Virus cúm đã có trong nước mũi miệng một ngày trước và hai ngày sau khi phát bệnh và lây trực tiếp nên gây rất nhiều khó khăn trong phòng dịch. Khi virus phát triển nó làm cho khả năng miễn dịch của cơ thể giảm sút, tạo diều kiện cho sự xâm nhập của phế cầu và liên cầu v.v….. và gây biến chứng như viêm phế quản,viêm phổi … 1.1. Đặc điểm Virus học. Virus cúm là thành viên của nhóm Orthomyxovirus. Có hình cầu đường kính từ 80 – 120 nm, chứa ARN một sợi. Virus cúm có 3 týp huyết thanh A, B, C. Chịu nhiệt kém, bị tiêu diệt ở 56 600 c, ether và formol … Rất dễ đột biến thành chủng khác. Chu kỳ phát triển hoàn chỉnh khoảng 12h. 1.2 Khả năng gây bệnh: Lây trực tiếp qua đường hô hấp , khi ho bắn ra thành những giọt nước nhỏ xâm nhập vào cơ thể của người khác, theo đường hô hấp nên dễ gây thành dịch lớn. Bệnh cúm thường xảy ra vào mùa động xuân từ tháng giêng đến tháng tư. Biểu hiện lâm sàng: Sốt, run, đau khắp mình mẩy, tổn thương bộ phận hô hấp, mệt mỏi kéo dài. Chủng A gây dịch cúm rộng lớn khắp thế giới, chủng B có tính dịch địa phương, chủng C, dịch nhỏ, nhẹ. Khỏi bệnh miễn dịch để lại không quá 12 năm, và không có miễn dịch chéo giữa các chủng A,B,C. Phòng bệnh bằng nâng cao sức đề kháng của cơ thể. Có thể dùng Amantadin để phòng bệnh có hiệu quả hoặc điều trị. 2.Virus sởi (Maesies (rubeola)virus) Mắc bệnh sởi là do hít phải những giọt nước bọt có virus sởi trong không khí. Sau khi vào đường hô hấp trên, virus xâm nhập vào đường máu và gây nhiễm các tổ chức của đường hô hấp … bệnh sởi bắt đầu lây từ ngày đầu thời kỳ tiên phát và kéo dài cho đến ngày thứ 810. [Type text]
- 2.1. Đặc điểm Virus học Virus sởi thuộc họ Paramyxoviridae. Hình cầu, có khi là hình sợi, kích thước khoảng 140 nm, chứa ARN một sợi. Nhạy cảm với ete. Sống sót nhiều ngày ở 360 c, và ở 220c sống trên 2 tuần. 2.2. Khả năng gây bệnh Xâm nhập vào đường mũi họng và mắt. Thời gian ủ bệnh 10 – 12 ngày. Biểu hiện lâm sàng là bệnh sởi: Bệnh phát ban truyền nhiễm do virus sởi gây nên, đây là một trong những bệnh dễ lây nhất biểu hiện trong 3 thời kỳ: + Thời kỳ ủ bệnh: Trung bình từ 10 12 ngày, đây là thời kỳ lâu nhất và giá trị chuẩn đoán trong giai đoạn này là dấu hiệu hạt koplik. + Thời kỳ toàn phát: Phát ban + Thời kỳ lui bệnh. Bệnh sởi trên toàn thế giới do một giống virus độc nhất và bền vững gây nên. Bệnh để lại miễn dịch suốt đời. 2.3. Phòng bệnh Cách ly bệnh nhân sởi cho đến khi khỏi bệnh. Phòng bệng đặc hiệu bằng vacxin. Điều trị triệu chứng, dùng kháng sinh khi có biến chứng nhiễm khuẩn thứ phát. 3. Virus viêm não Nhật Bản 3.1. Đặc điểm virus học Virus viêm não Nhật Bản thuộc họ Flaviviridae. Virus có hình cầu, đường kính 30 – 50nm, chứa ARN một sợi. Virus mất hoạt tính ở 560c trong 30 phút, bị phá huỷ bởi ether và dehycholat natri 3.2. Khả năng gây bệnh Virus Viêm não Nhật Bản là tác nhân gây bệnh viêm não – màng não ở người. Ổ chứa tự nhiên là động vật có xương sống hoang dại, chim líu điếu và lợn. Côn trùng tiết túc môi giới truyền bệnh là muỗi Culex tritaeniorhynchus, Culex genlidus,… Bệnh thường xảy ra vào những tháng hè thu và gặp ở mọi lứa tuổi nhưng chủ yếu ở trẻ em. Muỗi mang virus đốt người, phần lớn là thể ẩn như sốt nhẹ và đau đầu trong vài ngày, hay thể điển hình là viêm não. Virus gây tổn thương rất trầm trọng ở vỏ não, các hạch đáy não, vỏ tiểu não và sừng tuỷ. Thời gian ủ bệnh từ 4 đến 21 ngày. Bệnh có tỉ lệ tử vong cao, nếu khỏi thường để lại nhiều di chứng thần kinh: liệt, động kinh, giảm sút trí tuệ,… 3.2. Phòng bệnh Tiêu diệt ổ chứa virus. [Type text]
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình vi sinh - ký sinh trùng part 1
16 p | 596 | 147
-
Giáo trình vi sinh - ký sinh trùng part 3
16 p | 258 | 97
-
Giáo trình vi sinh - ký sinh trùng part 2
16 p | 338 | 90
-
Giáo trình vi sinh - ký sinh trùng part 4
16 p | 250 | 74
-
Giáo trình vi sinh - ký sinh trùng part 5
16 p | 210 | 66
-
Giáo trình vi sinh - ký sinh trùng part 7
16 p | 221 | 64
-
Giáo trình vi sinh - ký sinh trùng part 8
16 p | 195 | 58
-
Giáo trình vi sinh - ký sinh trùng part 6
16 p | 203 | 57
-
Giáo trình vi sinh - ký sinh trùng part 9
16 p | 211 | 57
-
Giáo trình Vi sinh ký sinh trùng (Tài liệu dành cho Trung cấp y) - Trường Trung cấp Y tế Tây Ninh
75 p | 21 | 4
-
Giáo trình Vi sinh - ký sinh trùng (Ngành: Hình ảnh - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
146 p | 8 | 2
-
Giáo trình Vi sinh - ký sinh trùng (Ngành: Điều dưỡng - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
101 p | 2 | 1
-
Giáo trình Vi sinh - ký sinh trùng (Ngành: Hộ sinh - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
101 p | 2 | 1
-
Giáo trình Vi sinh - ký sinh trùng (Ngành: Dược - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
101 p | 1 | 1
-
Giáo trình Vi sinh - ký sinh trùng (Ngành: Điều dưỡng - Trình độ: Trung cấp) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
101 p | 1 | 1
-
Giáo trình Vi sinh - ký sinh trùng (Ngành: Y sĩ đa khoa - Trình độ: Trung cấp) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
101 p | 2 | 1
-
Giáo trình Vi sinh - ký sinh trùng (Ngành: Dược - Trình độ: Trung cấp) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
101 p | 1 | 0
-
Giáo trình Vi sinh - ký sinh trùng (Ngành: Y sỹ y học cổ truyền - Trình độ: Trung cấp) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
68 p | 3 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn