intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giống khoai tây KT3

Chia sẻ: Tran Huyen Anh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

76
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Kỹ thuật trồng giống khoai tây KT3 Khoai tây KT3 có thời gian sinh trưởng ngắn khoảng 80 ngày, cây phát triển khoẻ. Năng suất cao từ 20-30 tấn/ha. Tỉ lệ củ to trên 100g là 3540% sản lượng. Ruột củ vàng đậm, phẩm chất ngon. Chống chịu bệnh Virus và chịu nhiệt tốt. Nhiễm bệnh héo xanh, mốc sương và héo vàng ở mức trung bình. Củ giống bảo quản trong kho tán xạ có thời gian ngủ nghỉ dài 160 ngày, củ giống ít nhăn và có 4-6 mầm/củ, mầm trẻ, khoẻ. .Kỹ thuật canh tác khoai tây KT3  Thời...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giống khoai tây KT3

  1. Giống khoai tây KT3 Kỹ thuật trồng giống khoai tây KT3 Khoai tây KT3 có thời gian sinh trưởng ngắn khoảng 80 ngày, cây phát triển khoẻ. Năng suất cao từ 20-30 tấn/ha. Tỉ lệ củ to trên 100g là 35- 40% sản lượng. Ruột củ vàng đậm, phẩm chất ngon. Chống chịu bệnh Virus và chịu nhiệt tốt. Nhiễm bệnh héo xanh, mốc sương và héo vàng ở mức trung bình. Củ giống bảo quản trong kho tán xạ có thời gian ngủ nghỉ dài 160 ngày, củ giống ít nhăn và có 4-6 mầm/củ, mầm trẻ, khoẻ.
  2. Kỹ thuật canh tác khoai tây KT3  Thời vụ trồng: Vụ đông sớm: trồng từ 5/10 dương lịch. Vụ đông chính vụ: 20/10 - 5/11 dương lịch.  Sau khi thu hoạch lúa thì cày bừa làm đất nhỏ, vơ gốc rạ, lên luống rộng 0,8-0,9m.  Chọn củ giống to có nhiều mầm nên bổ thành nhiều miếng bằng dao sắc, mối miếng có từ 1-2 mầm. Cần nhúng dao vào nước xà phòng đặc sau mỗi lần bổ 1-2 củ để tránh lây lan bệnh. Chấm mặt cắt của miếng khoai vào ximăng khô rồi xếp 1 lượt lên giàn. Bón phân: Lượng phân bón (tính cho 1 sào Bắc Bộ 360m2): Phân chuồng: 7-10 tạ, Đạm Urê: 10-12kg, Lân Super: 15- 20kg, Kali Sunfat: 10-12kg.  Đối với củ giống không bổ: bón lót toàn bộ phân chuồng và lân cùng với 1/2 lượng đạm, 1/2 kali; Bón thúc sau
  3. mọc 20 ngày với 1/2 lượng đạm và 1/2 kali còn lại.  Đối với củ giống bổ: Bón lót toàn bộ phân chuồng và lân (không nên bón lót phân đạm và kali). Bón thúc đợt 1: sau mọc 25 ngày với 1/2 lượng đạm và 1/2 kali kết hợp vun nhẹ; Bón thúc đợt 2: Sau đợt 1 từ 10-15 ngày với 1/2 lượng đạm và 1/2 kali còn lại. Kỹ thuật trồng:  Rạch hàng trên mặt luống, rải phân chuồng mục và lân vào rãnh.  Đặt củ giống (hay miếng bổ) vào rạch, chú ý không để củ giống tiếp xúc với phân. Khoảng cách giữa các củ giống là 25-30cm, đảm bảo mật độ 5 khóm/m2. Chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh:  Sau trồng 10-15 ngày nếu đất đủ ẩm khoai sẽ mọc đều, nếu đất khô nên tưới rãnh nhẹ cho khoai mọc nhanh (đối với củ giống không bổ).
  4.  Vun xới 2 lần: lần 1 kết hợp với bón thúc, lần 2 vun cao sau 10-15 ngày.  Tưới nước: luôn đảm bảo độ ẩm đất 80% bằng cách tưới rãnh 2 lần.  Phòng trừ bệnh mốc sương: khi có sương mù hoặc trời ẩm ướt nên phun Zineb 0,3%.  Thu hoạch: Khi 2/3 thân lá đã ngả màu vàng (80 ngày sau trồng), thu hoạch khoai vào ngày tạnh ráo. Nguồn: Viện cây lương thực và thực phẩm
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2