YOMEDIA

ADSENSE
GS.TS.NGND NGUYỄN TÀI CẨN
113
lượt xem 6
download
lượt xem 6
download

GS. Nguyễn Tài Cẩn Cùng với GS Đào Duy Anh và GS Hoàng Xuân Hãn, GS Nguyễn Tài Cẩn là một trong ba nhà nghiên cứu Việt ngữ học (tính đến thời điểm này) được nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh. GS Nguyễn Tài Cẩn cũng là người được giới nghiên cứu đánh giá cao trong các lĩnh vực Ngữ pháp tiếng Việt; Nghiên cứu chữ Nôm và chữ quốc ngữ; Lịch sử và phương ngữ tiếng Việt…
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: GS.TS.NGND NGUYỄN TÀI CẨN
- GS.TS.NGND NGUYỄN TÀI CẨN (02/5/1926 – 25/02/2011) GS. Nguyễn Tài Cẩn Cùng với GS Đào Duy Anh và GS Hoàng Xuân Hãn, GS Nguyễn Tài Cẩn là một trong ba nhà nghiên cứu Việt ngữ học (tính đến thời điểm này) được nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh. GS Nguyễn Tài Cẩn cũng là người được giới nghiên cứu đánh giá cao trong các lĩnh vực Ngữ pháp tiếng Việt; Nghiên cứu chữ Nôm và chữ quốc ngữ; Lịch sử và phương ngữ tiếng Việt… 1. Sơ lược về tiểu sử Giáo sư Nguyễn Tài Cẩn sinh ngày 02/5/1926 (năm Bính Dần) tại làng Thượng Thọ (nay thuộc xã Thanh Văn), Thanh Chương, Nghệ An. Ông mất ngày 25/02/2011 tại Moskva (Nga). Lúc nhỏ, ông tiếp thụ Hán học trong một gia đình Nho học, sau đó theo học các trường Quốc học Vinh và Quốc học Huế. Sau Cách mạng Tháng Tám, ông đã tham gia các công tác kháng chiến tại Nghệ An, là đảng viên từ năm 1949. Ông bắt đầu dạy học từ năm 1949. Năm 1952, ông được bổ nhiệm làm trợ lí Đại học lớp đầu tại Liên khu Bốn, năm 1953–1954 là Trưởng phòng chuyên môn của Khu Giáo dục Liên khu Bốn.
- Từ năm 1955 đến năm 1960 ông được Bộ Giáo dục cử làm chuyên gia Việt ngữ học đầu tiên của nước ta tại Liên Xô (Trường Đại học Tổng hợp Leningrad). Năm 1960 ông bảo vệ thành công luận án Phó Tiến sĩ Ngữ văn đầu tiên của Việt Nam tại Liên Xô về Ngôn ngữ học với đề tài Từ loại Danh từ tiếng Việt. Từ năm 1961 đến năm 1971 ông làm Chủ nhiệm Bộ môn Ngôn ngữ học, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Năm 1980 ông được Nhà nước phong học hàm Giáo sư. Trong các năm 1982, 1988–1990, ông được mời thỉnh giảng tại Trường Đại học tổng hợp Paris 7, năm 1991 tại Viện Đại học Cornell (Hoa Kì). Năm 2000 Giáo sư Nguyễn Tài Cẩn đã được Nhà nước tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về các công trình Ngữ pháp và Lịch sử tiếng Việt. Giáo sư Nguyễn Tài Cẩn là một trong những chuyên gia đầu ngành của Ngôn ngữ học nước ta, ông đã đào tạo rất nhiều thế hệ sinh viên, nghiên cứu sinh chuyên ngành Ngôn ngữ học, Việt ngữ học, Hán Nôm, bồi dưỡng rất nhiều cán bộ chuyên môn nay đã trưởng thành. Ông có công lớn trong việc xây dựng chuyên ngành Ngôn ngữ học tại Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, nay là Khoa Ngôn ngữ học của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội. Trong lĩnh vực nghiên cứu, Giáo sư Nguyễn Tài Cẩn là một chuyên gia Ngôn ngữ học am hiểu sâu sắc nhiều lĩnh vực, đặc biệt là Việt ngữ học và Hán-Nôm, ông là người thông thái các phương diện đồng đại và lịch đại trong nhiều địa hạt (ngữ pháp, ngữ âm, từ nguyên, văn tự) và đã dành nhiều thời gian để viết các giáo trình và chuyên khảo. Các tác phẩm chính của ông đã được xuất bản là: Từ loại danh từ tiếng Việt (1975) Ngữ pháp tiếng Việt (1975, 1977, 1996) Nguồn gốc và sự hình thành cách đọc Hán Việt (1979, 2000) Một số vấn đề về chữ Nôm (1983) Ngữ âm lịch sử tiếng Việt (1995) Giáo sư Nguyễn Tài Cẩn còn là tác giả của nhiều bài báo khoa học xuất bản ở trong và ngoài nước, nhiều báo cáo khoa học ở các Hội nghị Khoa học Quốc tế. 2. Các sách đã xuất bản 1. Từ loại Danh từ trong tiếng Việt hiện đại. Nxb Khoa học Xã hội, 1975. 2. Ngữ pháp tiếng Việt: Tiếng – Từ ghép – Đoản ngữ. Nxb Đại học và Trung học Chuyên nghiệp, 1975. Nxb Đại học Quốc gia (tái bản nhiều lần). 3. Nguồn gốc và quá trình hình thành cách đọc Hán Việt. Nxb Khoa học Xã hội, 1979. Nxb Đại học Quốc gia (tái bản nhiều lần). 4. Một số vấn đề về chữ Nôm. Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, 1985. 5. Giáo trình lịch sử ngữ âm tiếng Việt (sơ thảo). Nxb Giáo dục, 1995. 6. Ảnh hưởng Hán văn Lí Trần qua thơ và ngôn ngữ thơ Nguyễn Trung Ngạn. Nxb Giáo dục, 1998. 7. Tìm hiểu kĩ xảo hồi văn liên hoàn trong bài Vũ trung sơn thuỷ của Thiệu Trị. Nxb Thuận Hoá, 1998. 8. Một số chứng tích về ngôn ngữ, văn tự và văn hoá. Nxb Đại học Quốc gia, 2001. 9. Tư liệu Truyện Kiều: Bản Duy Minh Thị 1872. Nxb Đại học Quốc gia, 2002. 10. Tư liệu Truyện Kiều: Từ bản Duy Minh Thị đến bản Kiều Oánh Mậu. Trung tâm Nghiên cứu Quốc học. Nxb Văn học, 2004.
- Cố GS Nguyễn Tài Cẩn 19 năm “sửa” bài "Nam Quốc Sơn Hà!" Nhìn ra sai sót của mình và cho tới khi nhắm mắt vẫn băn khoăn tìm cách dịch nghĩa câu cuối trong bài thơ chữ Hán Nam quốc sơn hà - câu chuyện về cố GS Nguyễn Tài Cẩn đã thật sự làm nhiều người xúc động trong cuộc hội thảo về ông mang tên Tưởng nhớ GS Nguyễn Tài Cẩn (diễn ra tại Hà Nội vào hôm qua, 26/3/2011). 1. Câu chuyện về thầy mình và cơ duyên với bài thơ Nam quốc sơn hà (vẫn được coi là của Lý Thường Kiệt) do ông Nguyễn Hùng Vĩ (giảng viên Trường ĐH Quốc gia Hà Nội) kể lại. Theo đó, GS Nguyễn Tài Cẩn chính là người đầu tiên đưa ra những kiến giải mới về nội dung câu thơ cuối trong bài thơ lịch sử này. Bởi bài thơ thất ngôn này có cách ngắt nhịp 4-3 trong 3 câu đầu, trong khi câu thơ cuối chỉ đọc theo kiểu “phá cách” bằng nhịp 3- 4 thì mới có nghĩa như chúng ta vẫn hiểu. (Nhữ đẳng hành/khan thủ bại hư - tạm dịch Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời). Giảng viên Nguyễn Hùng Vĩ kể: Năm 1979, khi tham dự một cuộc hội thảo về bài thơ này, GS Nguyễn Tài Cẩn đưa ra kiến giải đại ý rằng cách đọc như vậy là đúng, bởi việc “phá cách” theo nhịp mới là điều đã từng có trong thơ cổ. Để rồi, trong một bài viết năm 1998, ông lại thẳng thắn cho biết lập luận của chính mình đó có nhiều điểm sai cơ bản. Nghĩa là, theo lời ông Vĩ, câu thơ cuối phải đọc “chuẩn” với nhịp chung 4-3 (Nhữ đẳng hành khan/thủ bại hư) và người dịch cần đi tìm hiểu nghĩa chính xác của câu thơ này. “Suốt 19 năm kể từ ngày ấy, thầy tôi không thôi băn khoăn về kiến giải của mình, tìm cách gặp gỡ trao đổi, đọc thêm tài liệu, lắng nghe các phản biện của đồng nghiệp, thừa nhận sai sót của mình và đưa ra ý kiến mới mà chúng tôi vừa trích dẫn. Đó là sự trung thực, cầu thị mà không phải nhà khoa học nào cũng có thể làm - ông Vĩ tâm sự - Trao đổi với tôi về ý kiến của thầy, GS Bùi Duy Tân nhận xét: Cái đúng, cái mới nhiều khi khó được chấp nhận bởi thói quen hình thành lâu ngày. Nhiều khi, một kiến giải khoa học hữu lí nhưng vì phương tiện truyền thông ít thuận lợi nên không đến được với nhiều người và không được góp phần nâng cao tri thức cộng đồng, để cho những ý kiến chưa chính xác tồn tại lâu dài, cái sai này nối tiếp cái sai khác”. 2. Cố gắng hoàn thành tâm nguyện của thầy mình, ông Vĩ đã bỏ nhiều thời gian tìm đọc và đối chiếu các cách sử dụng hai chữ Hán “hành khan” trong Nam quốc sơn hà. Tại cuộc tọa đàm, bằng một số phân tích và lập luận, ông Vĩ đưa ra kiến giải: có lý do để hiểu “hành khan” theo một nghĩa tương đương ở tiếng Việt là “xem ra”. Theo cách hiểu này, ghép cùng 3 câu thơ đầu, bài Nam quốc sơn hà có thể được dịch nghĩa: (Sông núi nước Nam, Nam đế quản trị/Hiển nhiên đã định phận tại thiên thư/Cớ sao bọn giặc ngỗ ngược đến
- xâm phạm/Mà chúng bay, xem ra, lại chịu bại ư?) Có nghĩa, thay vì tuyên bố “giặc Tống sẽ bị đánh tơi bời”, câu cuối của bài thơ cần được hiểu thành lời động viên, khích lệ của thần linh với quân dân Đại Việt: “thực tế là vậy, giặc Tống lại ngỗ ngược như thế, chẳng lẽ các người cam lòng chịu thất bại hay sao?” - ông Vĩ giải thích - Cách hiểu này rất hợp với bối cảnh của bài thơ, khi những người nghe Nam quốc sơn hà lần đầu từ đền Trương Hống, Trương Hát chính là quân dân Đại Việt. Cũng cần nói thêm, trong ngôn ngữ cổ, nghĩa của từ chúng bay, chúng mày, các ngươi... là cách xưng hô thường tình của bậc trên với kẻ dưới chứ không hề có nghĩa miệt thị gì”. Rõ ràng, là lời tuyên bố hướng về quân Tống hay lời động viên, khích lệ quân dân Đại Việt chiến đấu, giá trị của bài thơ Nam quốc sơn hà vẫn không hề thay đổi. Và thực tế, dù mới chỉ dừng ở một giải thiết được gợi mở, cách cắt nghĩa mới của cố của GS Nguyễn Tài Cẩn và đồng nghiệp vẫn mang lại sự phong phú hơn trong những huyền thoại về bài thơ lịch sử này. Người mở lối tiên phong cho Việt ngữ học Có tên gọi giản dị Tưởng nhớ GS Nguyễn Tài Cẩn, cuộc tọa đàm được coi như nén hương thắp muộn sau một tháng kể từ ngày nhà ngôn ngữ học hàng đầu của Việt Nam qua đời. Những gương mặt xuất hiện tại đây đa phần là học trò của ông qua nhiêu thế hệ - và tất nhiên đang là những chuyên gia trong lĩnh vực ngôn ngữ học như GS Nguyễn Minh Thuyết, GS Đinh Văn Đức, các PGS Vũ Đức Nghiệu, Phạm Hùng Việt, Trịnh Bá Phiến, Phạm Văn Tình... Các ý kiến tại cuộc tọa đàm đều nhắc tới cố GS Nguyễn Tài Cẩn (1926 - 2011) trong vai trò người đặt ra nhiều nền móng cơ bản liên quan tới các vấn đề về hình thái, ngữ pháp, cấu trúc... của tiếng Việt. Trong suốt nửa thế kỷ nghiên cứu kể từ 1960 tới nay, GS Nguyễn Tài Cẩn đã âm thầm làm việc và lần lượt công bố hàng loạt cuốn sách: Từ loại danh từ trong tiếng Việt hiện đại (1975), Ngữ pháp tiếng Việt (tiếng - từ ghép - đoản ngữ) (1975), Nguồn gốc và quá trình hình thành cách đọc Hán - Việt (1979), Một số vấn đề về chữ Nôm (1985), Giáo trình lịch sử ngữ âm tiếng Việt (Sơ thảo, 1995), Tư liệu Truyện Kiều: Từ bản Duy Minh Thị đến bản Kiều Oánh Mậu (2004)... - trong đó mỗi cuốn sách đều là một công trình nghiên cứu công phu và đặc biệt có giá trị “khai phá” để tiếng Việt phát triển đúng hướng. Chiêu Minh
- Hà Văn Thùy – PHẢI CHĂNG GIÁO SƯ NGUYỄN TÀI CẨN THẤY NGỌN MÀ CHƯA BIẾT GỐC? Lời người viết: Giáo sư Nguyễn Tài Cẩn (1926-2011) được coi là nhà ngữ học hàng đầu Việt Nam. Ông được phong danh hiệu Nhà giáo Nhân dân và tặng Giải thưởng Hổ Chí Minh với những công trình nghiên cứu giá trị, trong đó nổi bật là Nguồn gốc và quá trình hình thành cách đọc Hán – Việt. Tuy nhiên theo khảo cứu của chúng tôi, không phải cách đọc Hán Việt được dạy lần cuối vào thời Đường là ngọn nguồn của tiếng Việt mà ngược lại, chính từ tiếng Việt cổ đã sinh ra cách đọc Hán Việt cũng như ngôn ngữ Trung Hoa! Xin công bố bài viết, mong nhận đựơc ý kiến thảo luận của các bậc thức giả. *** Vào thập niên 80 thế kỷ trước, công trình Nguồn gốc và quá trình hình thành cách đọc Hán-Việt của giáo sư Nguyễn Tài Cẩn được đánh giá là khám phá ngôn ngữ học quan trọng, làm thỏa mãn bức xúc của nhiều học giả, không chỉ ở Việt Nam mà trên thế giới. Đó là ý tưởng cho rằng: “Cách đọc Hán-Việt hiện nay chính là bắt nguồn từ cách đọc chữ Hán đời Đường (618-907 sau CN) tại kinh đô Trường An, từ hệ thống ngữ âm tiếng Hán được dạy lần cuối cùng tại Giao Châu trước khi Việt Nam giành được độc lập vào thế kỷ thứ 10.” Nhờ đó ông được coi là người “đã soi rọi đến tận ngọn nguồn cách đọc Hán-Việt, một cách đọc đã giúp người Việt Nam dễ dàng tiếp nhận những tinh hoa của văn hóa Hán – một trong hai nền văn hóa lớn nhất phương Đông – mà không bị Hán hóa” (*). Để có ý tưởng này, giáo sư Cẩn cùng các học giả trước ông như H. Maspéro với cuốn Tiếng địa phương Trường An đời Đường (Le dialecte de Tchang-an sous les Tang), B. Karlgren với cuốn Khảo sát âm vị học tiếng Hán (études sur la phonologie chinoise)… dựa trên hai định đề khoa học vững chắc của thế kỷ XX là: Loài người được sinh ra từ nhiều vùng khác nhau. Người châu Á được hình thành từ Nam Tây Tạng rồi di cư dần về phía đông nam và xâm nhập Đông Nam Á. Văn hóa nhân loại được phát sinh từ vùng Lưỡng Hà, chuyển qua Trung Hoa và Ấn Độ rồi vào Đông Nam Á. Vì vậy, ảnh hưởng của ngôn ngữ Trung Hoa đối với Việt Nam là điều tất yếu. Sang thế kỷ XXI, từ những nghiên cứu di truyền học, khoa học khẳng định: Nhân loại được sinh ra đầu tiên tại địa điểm duy nhất là Đông Phi, 160.000 năm trước. Người tiền sử từ châu Phi theo bờ biển Ấn Độ tới Việt Nam 70.000 năm trước. Khoảng 40000 năm trước, người từ Việt Nam lên khai phá đất Trung Hoa, 30000 năm trước, sang chinh phục châu Mỹ. Nhận định như vậy không còn là “giả thuyết làm việc” mà là kết luận khoa học vững chắc, đã lật ngược những quan niệm “khuôn vàng thước ngọc” một thời, tạo cuộc cách
- mạng thực sự trong nhận thức của nhân loại. Tíếp thu các công trình nghiên cứu của nhiều học giả đi trước, trong ba cuốn sách Tìm lại cội nguồn văn hóa Việt (Văn học, 2007), Hành trình tìm lại cội nguồn (Văn học, 2008) và Tìm cội nguồn qua di truyền học (Văn học, 2011), tôi góp phần chứng minh rằng, người Việt cổ sáng tạo công cụ đá mới và thuần hóa lúa nước đầu tiên trên thế giới rồi đưa văn minh nông nghiệp lúa nước lên Trung Hoa. Hàng vạn năm trước khi người Hoa Hạ ra đời, người Việt đã xây dựng ở Đông Á nền văn hóa phát triển. Trên lưu vực Hoàng Hà, sớm hơn 12000 năm trước, người Việt cổ đã sáng tạo chữ tượng hình. Vào khoảng 2600 năm TCN, người Mông Cổ xâm lăng phía Nam Hoàng Hà. Là những bộ lạc du mục, người Mông Cổ đã học nghề nông cùng văn hóa của người Việt để dựng vương triều Hoàng đế. Họ đã học vốn từ vựng phong phú của người Việt nhưng bắt buộc người dân vùng bị chiếm bỏ cách nói, cách viết chính trước phụ sau của người Việt để theo cách nói phụ trước chính sau của người Mông Cổ. Người Hoa Hạ con cháu họ, tiếp tục thể thống này để tạo dựng ngôn ngữ Trung Hoa… Cho đến thời Xuân Thu, tại những trung tâm văn hóa lớn ở Trung Nguyên, tiếng Việt của phương Nam vẫn được coi là ngôn ngữ chuẩn – nhã ngữ, với ý nghĩa ngôn ngữ tao nhã. Nhà Tần, trong cuộc thống nhất văn tự đã lấy nhã ngữ làm quốc ngữ. Trong quá trình lịch sử lâu dài, nhiều lần nước Trung Hoa bị các bộ lạc phương Bắc xâm lăng, cai trị. Cách đọc ban đầu của người Việt được cải biến nhiều lần thành tiếng Bắc Kinh hôm nay… Từ lịch sử hình thành dân cư và văn hóa Đông Á cùng với một số hóa thạch tên người và kết cấu ngữ pháp Việt trong thư tịch Trung Hoa cổ đã gợi cho tôi ý tưởng Tiếng Việt là chủ thể tạo nên ngôn ngữ Trung Hoa. Rất mừng là năm 2010, nhà nghiên cứu Đỗ Thành công bố nhiều bài viết quan trọng cho thấy, từ chữ tượng hình của người Việt, người Hoa Hạ biến chế thành chữ Trung Hoa. Phát hiện của học giả Đỗ Thành đề cập nhiều phương diện của ngôn ngữ Việt – Hoa. Ở đây, tôi xin giới thiệu bài viết Chữ Nôm có trước của ông: * “Tôi sinh ra trong dân gian Mân Việt, Lạc Việt, nơi tiếng Việt là tiếng nói hàng ngày, lại được học chữ Hán nên sớm cảm nhận rằng vẫn có một thứ chữ của người Việt tồn tại trước khi chữ Hán ra đời. Nhưng cảm giác như vậy không dễ nói ra và cũng hơn một lần mở miệng định nói thì bị chặn lại. Gần đây, nhờ động viên của nhiều người Việt trong và ngoài nước tìm về cội nguồn và văn hóa dòng giống Việt, tôi mạnh dạn viết ra những điều mình nhiều năm trăn trở. Hai bài “Phát hiện lại Việt nhân ca” và “Phục nguyên Duy giáp lệnh của Việt vương Câu Tiễn” ra đời trong hoàn cảnh đó. Tuy nhiên một vấn đề lớn của văn hóa Việt cần làm rõ là chữ Nôm ra đời như thế nào? Người Kinh có một di sản văn bản chữ Nôm lớn. Và không chỉ người Kinh mà người Mân Việt, Việt Quảng Đông, người Tày, người Thái cũng có chữ Nôm riêng của mình. Tuy nhiên, chữ Nôm xuất hiện từ bao giờ và do ai sáng tạo vẫn là câu hỏi không lời đáp. Trong công trình Tổng tập văn học Phật giáo Việt Nam, Tiến sĩ Lê Mạnh Thát dựa vào một tài liệu lưu trữ tại Nhật, cho rằng chữ Nôm có từ đầu Công nguyên. Phát hiện đưa chữ Nôm lui về khoảng thời gian xa như vậy thật đáng chú ý nhưng do chứng lý còn yếu nên chưa thực thuyết phục. Để truy tìm gốc tích chữ Nôm, tôi dựa vào hai nguồn: cuốn Thuyết văn giải tự của Hứa Thận và cách phát âm một số chữ cổ của người Mân Việt, Việt Quảng Đông và Việt Nam. “Thuyết văn giải tự” do Hứa Thận thời Đông Hán biên soạn, bao gồm hai phần là Thuyết
- văn và Trọng Văn. – Phần Thuyết văn gồm 9.353 chữ, chia theo 540 bộ thủ. – Phần Trọng văn gồm 1.163 chữ, chỉ ra những chữ cùng âm cùng nghĩa nhưng mà cách viết khác nhau. Sách Thuyết văn gồm 14 chương chính và chương mục lục, tổng cộng có 133.441 chữ trong lời ghi chú để giải thích chữ nghĩa. Năm Vĩnh Nguyên thứ 12 (Công nguyên, năm 100), sách Thuyết văn được hoàn tất nhưng mãi đến năm Kiến Quang thứ nhất (Công nguyên, năm 121 ), Hứa Thận mới giao cho con là Hứa Xung dâng lên triều đình Hán. Nguyên bản của Thuyết văn đã thất lạc, cũng là nhờ các thư tịch khác thời Hán và các đời sau đã dùng Thuyết văn để dẫn chứng nhiều, cho nên, sau nầy người ta có tài liệu biên soạn lại sách Thuyết văn. Thời Bắc Tống rồi đến thời Mãn Thanh đều có người nghiên cứu và hiệu đính. Thuyết văn dùng hai phương pháp “Phản” và “Thiết” để tra chữ, rồi giải thích nghĩa, tạo ra tiền lệ và trở thành quyển từ điển chữ Hán đầu tiên. Các từ điển sau nầy là phỏng theo phương cách của Thuyết văn. – “Phản” là cách nói phản-nghịch (nói lái): dùng từ phản (nói lái) để đọc ra phát âm của chữ cần tra cứu. Ví dụ: Phát âm chữ “Thiên 天” là theo cách nói lái của “Tha-Tiền 他前”, là “Thiên Tà”, thì sẽ biết “Thiên” là phát âm của chữ “Thiên 天”: 天 = 他前. – “Thiết” là nhất thiết, là tất cả: chữ đầu lại dùng luôn âm vần của chữ thứ hai để phiên âm ra giọng đọc của chữ cần tra cứu. Ví dụ: Phát âm chữ “Thiên 天” là dùng chữ “Tha-Tiền 他前”. Với cách đánh vần chữ “Tha 他” dùng luôn âm “iên” của chữ “tiền 前” thì sẽ được Tha-iên –>Thiên: 天=他前. Hai phương pháp “phản” và “thiết” có cách dùng trái ngược nhau, nhưng nhập chung lại thì cách nào cũng được, và gọi chung là phương pháp phản-thiết để phiên âm. Nhờ cách phiên âm phản-thiết của Hứa Thận, người ta có thể căn cứ vào cách đọc của Thuyết văn để phục nguyên âm đọc Hán ngữ cổ, và cách giải tự trong Thuyết văn trở nên có nhiều đóng góp cho việc khảo cứu ngôn ngữ. Đời nhà Thanh có bốn học giả nổi tiếng đã nghiên cứu và hiệu đính sách Thuyết văn. Có hiện tượng “không bình thường” là, khi dùng chữ Hoa ngày nay để đọc “Hán ngữ” cổ thì khó khăn, không thích hợp còn dùng tiếng Việt để đọc chữ Hán cổ lại dễ dàng. Từ đó rút ra kết luận: đọc Thuyết văn theo tiếng Việt thì đúng, mà đọc theo tiếng Hoa thì sai vì không hoặc khó lòng phiên âm đúng. Chính vì tiếng “Hoa” không đọc nổi “Thuyết văn giải tự” cho nên các đời sau nầy khi biên soạn lại sách Thuyết văn, người ta thêm vào cách phiên âm “mới” hơn so với thời cổ. Dù là như vậy nhưng, những âm Trung – Cổ đại lại một lần nữa cũng gần với âm Việt hơn là tiếng Hoa ngày nay. Chúng ta có thể nhận ra những phần phiên âm theo cách “phản-thiết” mà người đời sau thêm vào. Khi đọc sách Thuyết văn, thấy đã có hướng dẫn cách đọc chữ của Hứa Thận rồi mà lại có thêm 3 chữ “X X thiết” nữa là bản được soạn lại! Bản nào được biên soạn vào đời nhà Thanh thì có thêm phần “XX thiết” đọc theo tiếng quan thoại-phổ thông được. Liệu có còn bản chính của sách Thuyết văn do Hứa Thận viết ra không? Không! bản Thuyết văn xưa nhất hiện thời, cho dù được gọi là “nguyên bản”, được chụp hình đăng lên Internet hay in thành sách để bán thì cũng là bản được biên soạn vào thời nhà Tống! Nhưng dù sao đi nữa, sách Thuyết văn có giá trị là nhờ nó giữ được nhiều nguyên văn cổ xưa của Hứa Thận và nhiều điển tích trong những lời giải thích. Đồng thời sách cũng đưa
- ra quy tắc “chữ viết cùng một bộ thì phát âm giống nhau” v v… Tôi nhận thấy, đọc Thuyết văn theo tiếng Hoa-quan thoại thì không phiên âm được chữ như chú dẫn của Hứa Thận còn khi đọc theo các tiếng Việt thì đọc đúng! Ví dụ: – Chữ 夏, tiếng Hoa ngày nay đọc là “Xia”. Thuyết văn ghi, 夏 : 中國之人也. 從夊從頁從 . ,兩手. 夊,兩足也. 胡 雅 切. (Hạ: Trung Quốc chi nhân dã. Tùng xuôi tùng hiệt tùng cúc. Cúc, lưỡng thủ. Xuôi, lưỡng túc dã. Hồ nhã thiết.) Nghĩa là, Hạ 夏: người Trung Quốc vậy. Viết theo 夊 xuôi theo 頁 hiệt theo cúc . Cúc , hai tay (cúc: khép, chấp hai tay. Ngày nay còn dùng: cúc cung tận tụy). Xuôi, hai chân vậy. Hồ nhã thiết. - Phiên âm theo cách phản: Hồ nhã = Hà nhỗ, âm : “Hạ” - Phiên âm theo cách thiết: Hồ-nhã=Hồ-a-ha, âm : “Hạ”. Một đoạn ngắn nêu trên khi tra chữ Hạ 夏 cho thấy thời cổ đại cho đến Hán triều thì chữ 夏 xia của tiếng Hoa bây giờ, ngày xưa đọc là “Hạ”. Như vậy rõ ràng là dùng tiếng “Xia” khi tra Thuyết văn là trật, là không thích hợp. “Hồ nhã” không bao giờ phiên âm ra thành “Xia”. Đọc theo tiếng Hoa-quan thoại thì “胡 雅 (Hủa + Dã)” không thể nào đánh vần ra “Xia” theo cách “phản và thiết”. Cũng nhờ phần chú thích giải tự thì biết được ngày xưa khép tay, khoanh tay, hay chấp tay gọi là Cúc và hai chân xuôi thì viết là 夊xuôi. Bây giờ ta thử xét một vài chữ có cách đọc khó và lạ xưa nay: Bôn 譒 也。从言番聲。《商書》曰:“王譒告之.” 補過切 Chữ Bôn: 譒 Boa- dã. Tùng ngôn bàn thanh. (Thương thư) viết: “Vương bôn cáo chi”. Bổ qua thiết, là “ Bổ-ua=bua”. Bua (Bổ qua thiết là phiên âm của đời sau. Nguyên văn của “Thuyết văn” là “ngôn-bàn thanh 言番聲”=Bôn. Bây giờ người ta đọc chữ Bôn (bua) 譒 là “Phiên” hay là “Phồn”. Đọc là “phồn” thì còn hợp với Thuyết văn đã ghi là “ngôn, bàn thanh”. Bôn hay Phôn hay Phồn giống nhau, chỉ là đọc giọng nặng nhẹ khác nhau theo từng miền. Người ta đọc 譒 phiên theo âm chữ ghép bên phải là “phiên 番”; cách đọc “phồn 譒” là vì ghép vần 番 phiên và 言 ngôn. Nhưng thời xưa lại đọc chữ 番 phiên là “bàn 番”. Xin giải thích thêm: 譒 vết tích của âm “Boa” còn được dùng trong tiếng Triều Châu – Mân Việt ngày nay. Hiện giờ tiếng Triều Châu vẫn gọi “bàn chân” là “kha-bóa” (Kha là kẳng/cẳng, Boa là bôn/bàn, bàn tay, bàn chân). Từ nguyên văn “tùng ngôn bàn thanh” của Thuyết văn thì chúng ta biết được ở thời Cổ đại đọc là “Bôn, Bồn, Bàn”, đến thời Trung Cổ, người ta “biên soạn” lại Thuyết văn thì thêm vào “Bổ qua thiết = Bua = Boa” phù hợp với “kha-boa (bàn chân)”, bên tiếng Triều Châu còn dùng cho đến ngày nay. Âm của các “Nho gia” từ từ biến thành “Phiên – như tên của nước “Thổ phiên” hay “Phồn”, tức là nước “Thổ phồn”. “Phiên” hay “Phồn” có sau và được dùng cho đến ngày nay. Người ta lại đặt tên gọi đó là “từ Hán-Việt”! Tên gọi là gì cũng được, điều rõ ràng là “Hán-Việt” của “phiên” hay “phồn” có sau, còn chữ Nôm “bóa” “boa” “bàn” mới là có trước và đã được ghi trong sách “Thuyết văn”. Cho nên nếu nói rằng “bàn” là “Nôm” thì rõ ràng là Nôm có trước. Dưới đây sẽ xét đến âm chữ Bàn trong Thuyết văn: 番: 獸足謂之番。从釆;田,象其掌。 附袁切 Phiên: Thú túc vị chi phiên. Tùng 釆 thể; 田 điền, tượng kỳ chưởng 掌. Phù viên thiết. Phiên: Chân thú gọi là phiên, viết theo 釆 thể; theo 田 điền, như là chưởng (bàn tay).
- Phần trên là tôi phiên dịch theo “đa số” hiện giờ! Và “phù viên thiết” cũng là do đời sau thêm vào mà phiên âm như vậy, chứ thật ra thì đoạn văn trên phải phiên dịch là “ Bàn: thú túc vị chi bàn, tùng thể; điền, tượng kỳ chưởng.” Đây là vết tích của chữ Phiên 番 trước và ngay thời Hán, vào lúc ông Hứa Thận còn sống thì đọc là Bàn. Cho nên còn cách giải nghĩa phần nầy như sau: { Bàn 番: Thú túc gọi là Bàn. Theo (thể) 釆 bẻ ; (Điền) 田 đàn, tựa như cái chưởng. Bàn: chân thú gọi là bàn (bàn chân), viết theo bẻ 釆 (thể) và đàn 田 (điền), tựa cái bàn (tay, chân)…} Vì sao lại “diễn nôm” như vậy ? Vì thuyết văn đã viết đây là “ngôn – bàn thanh”. Chữ bẻ 釆 (thể) quá đặc biệt! (“thể” là “hái” là “bẻ”). Tiếng Triều Châu đọc là “bboi” hay “bbé” hay “tiaé”; tiếng Quảng Đông là “chsổi”; tiếng Bắc Kinh là “chsài”. Chsổi hay chsài y như đọc “thể” không chuẩn mà thành “chsể, chsề”, còn “thể” đọc không chuẩn qua vần “T” sẽ thành “tể” hay “Tiae” ; “bbé” hay “bẻ” là giống nhau. Xin hỏi ai là chuyên gia về “Hán-Nôm” thì những âm của một chữ “đặc biệt” như vậy, âm nào là “Hán”, âm nào là “Nôm” và chữ Hán có trước hay là Nôm có trước? Điều thú vị khi nghiên cứu Thuyết văn giải tự của Hứa Thận để phục nguyên cổ Hán ngữ thì thấy rõ phát âm thời Tần và Hán giống như các tiếng nói Việt Nam và Quảng Đông (Việt), Phước Kiến-Triều Châu (Mân-Việt) ngày nay; đồng thời cũng phát giác những biến âm đã khác tiếng Việt thời cổ đại mà các phương ngôn Việt Nam, Quảng Đông, Triều Châu còn giữ được. Ví dụ tiếng Việt Nam còn giữ được tiếng “bàn” tay, “bàn” chân; Triều Châu giữ được “boa-boá” hay là “póa” Trung cổ mà thời Hán đã được ghi lại trong “Thuyết Văn”. Biến âm của Bàn-bồn-bôn/ tùng “ngôn” “bàn” thanh trở thành bua- boa-bóa-póa, trở thành “biên” rồi thành “phiên” và “phồn”! Thực ra thì từ “bàn-bèn” biến thành biên, bua, phàn, phền, phồn, phiên v v… đó là quy luật biến âm thường tình của ngôn ngữ theo miền và theo thời đại. Cổ âm xưa là Bàn, giáp cốt – kim văn đã vẽ rõ chữ nầy bằng hình bàn chân thú với đầy đủ móng vuốt. Ngày nay chỉ có tiếng Việt Nam còn dùng “bàn” là “bàn tay – bàn chân” thì rõ ràng là tiếng Việt Nam còn giữ được âm cổ xưa nhất, và cũng là một minh chứng giọng “Nôm” của chữ “Nôm” là có trước: có thể nói giáp cốt văn-chữ tượng hình đầu tiên là “chữ Nôm” tức chữ Việt cổ. cổ văn vẽ chữ tượng hình: 番 phiên là “bàn 番” , bàn chân thú có móng vuốt. Ngày nay đọc “附袁切 phù viên thiết” thì làm sao đúng với ngày xưa? Nếu đọc là “bùa vang- 附袁” là “bàn (vua)” thì hoàn toàn đúng là “bàn” như chú thích trong Thuyết văn vậy! Bởi vì chính chữ “bùa” của bùa chú là chữ bùa (附) đó thôi. Tiếng Việt ngày nay, “phù” và “bùa” vẫn được dùng như nhau. - Xét thêm: Thảo bộ 艸部 蘻kỹ (hệ) 狗毒也 cẩu độc dã 从艸繫聲 tùng thảo kỷ (hệ) thanh。古詣切 Cổ chỉ thiết. Cổ chỉ (nghĩ) kỷ, ngày nay dùng chữ nầy cho ý nghĩa “liên kết”, mà có khi hai chữ “liên kết” lại đọc là “liên hệ 蘻”. Thật ra thì xưa Trung Cổ ghi là “古詣 cổ nghĩ = kỷ” và biến âm “kỷ” thành ra “kết” nhưng sau nầy thành ra “hệ” như ngày nay. Ngày xưa đọc chữ “詣 chỉ” là “Nghĩ 詣”: Ngôn 言 chỉ 旨 = nghĩ và phiên âm là 五計 / Ngũ kế. Phân tích kỹ lưỡng lời trong Thuyết văn sẽ thấy rõ là “nọc độc của chó gọi là “Cẩu Kỷ (nọc độc)” và “Tùng thảo kỷ thanh” lại là viết theo bộ thảo 艸 với âm “Kỷ – hay kỳ”. Vì tiếng xưa
- không cố định thanh sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng nên âm “kỳ” gần với “kề” và hoàn toàn phù hợp với “liền kề”, cũng có nghĩa tương tự như “liên hệ”. Qua khảo cứu kỹ lưỡng, sẽ có đủ lý do để phục nguyên chữ Nôm cổ đại “kề 蘻” đã có trước âm “hệ” quá mới, và âm “kỷ” với “kết” cổ đại vẫn có sau âm “kề”. Vậy: “liền kề” là có trước “liên hệ” Ngôn bộ 言部 詣 nghĩ (chỉ) 至也 chí dã。从言旨聲 tùng ngôn, kỷ thanh。五計 ngũ kế = nghễ 切 . Từ khảo cứu nầy thấy “thánh chỉ” thời Cổ đại gọi là “thánh nghĩ”, đến thời Trung cổ là “thánh nghễ” cho nên phiên âm là “Ngũ Kế” = Nghễ, ngày nay là “chỉ.” Chỉ bộ 旨部 旨kỷ 美也 mỹ dã。从甘匕聲 tùng cam tỉ thanh; âm cam theo tỉ thanh là “kỷ”。凡旨之屬皆从旨 phàm chỉ chi thuộc giai tùng chỉ。職雉切 chức thị =chỉ (biến âm thành chỉ): xưa đọc là “kỷ” vì là “cam” với “tỉ thanh”. Nay đọc là “chỉ” Tỷ Bộ 匕部 匕tỷ 相與比敘也 tương dĩ tỉ tự dã。从反人 Tùng phản nhân (cách viết như chữ nhân人 bị lộn ngược (匕) 。亦所以用比取飯. Tỷ, diệc sở dĩ dụng tỉ thủ phạn – “tỷ”có thể dùng để đựng cơm. Tiếng Việt ngày nay còn dùng “kỷ” trà, kỷ đựng trầu cau. 一名柶 (nhất danh mứ/máng) còn gọi là “mứ” (hay là “máng” ngày nay)。Ngày nay tiếng Triều Châu vẫn dùng chữ “tỷ-đọc thành Teaá” là cái “chảo” để chiên cơm, còn tiếng Việt Nam thì lại dùng “máng” là “máng” đựng thức ăn cho gia súc như cái “máng” dùng cho heo ăn. 凡匕之屬皆从匕 phàm tỷ chi thuộc giai tùng tỷ. 卑履切 ty lý thiết (ty lý = âm “tí-tỉ”) => “匕tỷ” có sau, nên được giải thích rõ là còn gọi là “mứ/ máng”. Mộc bộ 木部 柶 Tỷ (mứ, máng) si4 《禮lễ》有柶 hữu tư. 柶 tứ (mứ), 匕也 tỉ dã。从木四聲 (tùng “mộc” “ tứ” thanh ) âm cổ là theo mộc , với “tứ” thanh, tức là “mứ” hay “máng”, cái “máng” đựng thức ăn, cái “máng” hay cái “mứ” hay cái “tỷ”, cái “kỷ” lại là dùng để đựng thức ăn trong dịp lễ 禮。息利切 tức lị = tỷ (利 đọc là “lị”, chỉ đến khi có vua tên Lê Lị thì kỵ húy nên lị mới đổi đọc thành lợi). 从木四聲 Tùng mộc tứ thanh: mộc + tứ là “柶 mứ”/ máng là “chữ Nôm” có trước, âm “tỷ” có sau. Ví dụ chữ “gần 近” ở Triều Châu đọc là “gìn/ kìn 近”, ở Phiên Ngung đọc là “khạnh/ cạnh近”, ở Bắc Kinh đọc là “Jín 近”, và thời nhà Đường nhiều nơi lại đọc là “cận 近” ; chữ “tiệm 店” ở Triều Châu đọc là “tiẹm 店”, ở Quảng Châu đọc là “tiêm 店”, ở Bắc Kinh đọc là “tién 店”, thời nhà Đường nhiều nơi lại đọc là “điếm 店”. Gần-gìn, khạnh/cạnh với “jín” cũng chính là “gìn”, cùng với “tiệm” “tiêm” “tiẹm” “tiién”… Xin nhấn mạnh là riêng ở bên “tiếng Hoa” thì đã chứng minh và công nhận rằng tiếng Quảng Đông và Triều Châu là có trước tiếng Hoa-Bắc Kinh mấy ngàn năm. Như vậy cũng có nghĩa là chữ “gần/ cạnh” có trước chữ “cận hay jín” và “tiệm/ tiêm” có trước “tién” hay “điếm” của “Hán –Việt” vậy. Chữ Nôm hay giọng Việt có âm “Nôm” là có trước Hán-Việt và có trước chữ Hán-Hoa. Có thể kể ra thật nhiều trường hợp nữa nhưng tôi tạm dừng ở đây, vì muốn nói cho cùng, phải làm một công trình quy mô khảo cứu và dịch toàn bộ sách Thuyết văn. Nhưng để chứng minh chữ Nôm của người Việt có trước chữ Hán của người Hoa thì có lẽ cũng là đủ. Thứ chữ mà tôi gọi là chữ Nôm thì nhiều người gọi là chữ Việt cổ. Không sao, chỉ là cách gọi. Một câu hỏi đặt ra: chữ Nôm có từ khi nào? Khảo cổ học cho thấy, 9000 năm trước, tại Giả Hồ, ký tự được khắc trên mai rùa và 12000 năm trước, tại di chỉ Bán Pha 2 vùng Tây An có văn bản của người Việt khắc trên bình trà, hình tượng gần với chữ đời Thương. Như vậy, muộn nhất, cách nay 12000 năm, nghĩa là 7500 trước khi người Hoa ra đời, người Việt đã có chữ, được gọi là chữ Việt cổ. Tôi cũng như người Triều Châu,
- Việt Đông gọi đó là chữ Nôm, với nghĩa tiếng nói và chữ viết của người phương Nam. Như vậy, người Hoa Hạ đã dùng chữ Nôm của người Việt cổ phương Nam chế ra chữ Hán. Quá trình chuyển tiếp còn được ghi nhận vào đời Hán qua sách Thuyết văn. Với thời gian, trong thực tế sử dụng, chữ bị biến âm tới mức khác hẳn với cuốn từ điển gốc 2000 năm trước. Trong khi đó, dù bị xâm lược, bành trướng và đồng hóa, các dòng người Việt vẫn âm thầm giữ chữ viết của tổ tiên mình, đó là hệ thống chữ Nôm, như một phản ứng chống sự đồng hóa và bảo tồn văn hóa của tộc Việt. Do mất đất đai và lịch sử nên người Việt không hiểu cội nguồn chữ viết của tổ tiên. Lớp hậu sinh khi thấy bên chữ Hán, chữ Quốc ngữ lại có chữ Nôm tá âm dựa vào chữ Hán nên trách lầm cha ông nhiêu khê, sao không dùng quách chữ Hán cho rồi lại sinh ra thứ chữ khó đọc khó học là chữ Nôm cho con cháu vất vả! Khi tìm ra cội nguồn chữ Nôm, ta càng hiểu sức sống mãnh liệt của tộc Việt, càng cảm thông và kính phục cha ông mất bao trí tuệ và công sức bảo tồn cho chúng ta chữ của tổ tiên.” ** Ở một bài khác, gửi cho tôi, học giả Đỗ Thành viết: “ Tôi có đọc qua tài liệu giảng dạy Từ Tứ Thanh tiếng Hán đến tám thanh Hán Việt: “Nếu gạt bỏ những trường hợp không đủ nhiều thì có thể nói rằng quy luật diễn biến từ hệ thống tứ thanh của tiếng Hán trung cổ đến hệ thống thanh điệu Hán-Việt như sau… “Qua bảng tổng kết trên, điều đầu tiên mà chúng ta nhận thấy là hệ thống tứ thanh tiếng Hán đã nhân đôi số lượng, chuyển thành hệ thống tám thanh trong cách đọc Hán -Việt. Sự nhân đôi này là một sự nhân đôi căn cứ về mặt âm vực.” (Nguyễn Tài Cẩn. Nguồn gốc và quá trình hình thành cách đọc Hán Việt. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. H., 2000, trang 305–307.) Những kiến thức như trên đang được giảng dạy trong trường Đại học là hoàn toàn sai! Tứ thanh của Mandarin – Hoa ngữ – tiếng Bắc Kinh chưa ra đời khi Nổ – Nhỉ – ha – xít đánh đông dẹp tây. Chỉ đến khi người Mãn chiếm toàn cõi Trung Quốc rồi học tiếng địa phương của vùng đất mới chiếm được và đọc bằng giọng lơ lớ của dân Mãn thì mới sinh ra tiếng Bắc Kinh ngày nay. Vì vậy mà Tây phương mới gọi đây là tiếng “Mãn – đại” / Man – da = Mandarin! Một ngôn ngữ mới có tuổi mấy trăm năm thì làm sao sinh ra hay ảnh hưởng được ngôn ngữ “Hán – Việt” đã có trước thời Đường trung cổ? Một đứa nhỏ mới dứt sữa mẹ làm sao sinh ra được tổ tiên của nó?!” * Từ khảo cứu rất thuyết phục của nhà nghiên cứu Đỗ Thành, ta thấy, cách đọc Hán – Việt là biến thái của cách đọc tiếng Việt từ xa xưa, còn thịnh hành ở thời Tần – Hán và được định hình trong sách Thuyết văn của Hứa Thận. Sau thời Đường, do Trung Quốc bị nhiều tộc người phương Bắc xâm lấn và thống trị, đã lái cách đọc theo ngôn ngữ phương Bắc nên ngày càng xa gốc Việt. Kết quả là cách đọc hôm nay không phù hợp với cách phát âm được ghi trong cuốn tự điển chữ Hán đầu tiên, 2000 năm trước. Từ xa xưa, người Việt cho rằng “Việt – Hoa đồng chủng đồng văn,” có nghĩa là Hoa – Việt bình đẳng về chủng tộc và văn hóa. Không chỉ gần hơn với sự thật lịch sử, quan niệm như vậy còn mang tính hòa mục, nhân ái. Trong khi đó, dưới chiêu bài “khoa học”, “khai hóa”, các học giả Maspéro, Karlgren… chủ trương: Tiếng Việt mượn tới 70% từ Hán ngữ! Một lý thuyết sai lầm, ngược với sự thực lịch sử. Vào những năm 40 thế kỷ XX, một số học giả như Nguyễn Văn Tố, Trần Trọng Kim… đã đưa thuyết này vào các công trình khảo cứu. Bằng những nghiên cứu của mình, giáo sư Nguyễn Tài Cẩn góp phần củng cố và truyền bá quan niệm “dĩ Hoa vi trung” của học giả thời thực dân, tiếp tay cho vụ xả độc làm ô nhiễm văn hóa mà rồi đây dân tộc phải bỏ không ít công sức tẩy rửa!
- GS Nguyễn Tài Cẩn - Người soi rọi ngọn nguồn tiếng Việt (Theo dantri.com.vn) Kỳ I: Những câu hỏi "muôn năm cũ" (Dân trí) - Tại sao người Việt đọc tiếng Hán mà cứ y như đọc tiếng Việt? Cách đọc Hán-Việt có từ bao giờ? Nó đã biến đổi ra sao qua bao nhiêu thế kỷ? Nguyễn Tài Cẩn muốn trả lời những câu hỏi "muôn năm cũ" ấy. TS Nguyễn Tài Cẩn trong thời gian làm việc tại Nhật Là người Việt Nam đầu tiên đỗ tiến sĩ ngôn ngữ học tại Liên Bản. Xô (cũ), ông trở thành giáo sư, rồi được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh. Các công trình của ông nhằm giải quyết những vấn đề về ngữ pháp, ngữ âm tiếng Việt, về nguồn gốc và cách đọc Hán-Việt, về chữ Nôm, văn bản Truyện Kiều, Chinh phụ ngâm, Hoa tiên, Thu dạ lữ hoài ngâm... Ông được mời đến giảng dạy tại Nga, Mỹ, Pháp, Nhật... Chọn hướng nào đây giữa tuổi xuân mơ mộng? Thuở nhỏ, tôi sống trong nhà bác tôi, cụ Cử nhân Nho học Nguyễn Văn Hạp, cùng ông nội tôi cụ Phó bảng Nguyễn Văn Chấn, tại khu Lục Bộ giữa Đại Nội, Huế. Hai phía tường nhà bác tôi giáp nhà cụ Hoàng giáp Nguyễn Khắc Niêm, phụ thân BS Nguyễn Khắc Viện, và nhà cụ Phó bảng Phan Võ, phụ thân GS Phan Ngọc. Tôi vẫn nghe anh Nguyễn Văn Hường, con bác tôi, khen anh Nguyễn Tài Cẩn học giỏi lắm, mà lại đẹp trai, nước da trắng hồng, râu mép cạo nhẵn phớt xanh. Năm đầu, anh Cẩn học Trường trung học Thuận Hóa, một trường tư do ông Tôn Quang Phiệt mở, mời được nhiều thầy giỏi nổi tiếngvề dạy như Đào Duy Anh, Hoài Thanh... Năm sau, anh thi đỗ vào Trường Quốc học Huế, và rồi từ đó, năm nào anh cũng đứng đầu lớp, nhận học bổng toàn phần. Anh Cẩn học giỏi đều các môn, nhất là môn tiếng Pháp. Anh nuôi kỳ vọng viết văn... Tây! Một lần đến thăm thầy cũ Hoài Thanh, anh bộc bạch với thầy kỳ vọng ấy. Không ngờ thầy bảo: - Mình là dân An Nam, học tiếng Tây ở xứ "bảo hộ", làm sao có thể viết văn Tây hay
- bằng các ông, bà nhà văn Tây như ông Honoré de Balzac hay bà George Sand bên "chính quốc" được ? Sau lần đó, anh Cẩn chuyên tâm học tiếng Việt hơn. Rồi anh đâm ra mê làm thơ Việt! Hôm ấy, anh mạnh dạn đem một tệp thơ do anh mới "sáng tác" đến nhờ ông Nguyễn Đình Thư nhận xét. Năm 1942, trong cuốn Thi nhân Việt Nam, Hoài Thanh và Hoài Chân từng khen thơ Nguyễn Đình Thư: “Thể hiện một mối buồn âm thầm, lặng lẽ, thấm thía vô cùng, cái buồn không nước mắt, cái buồn của điệu Nam Bình trên sông Hương”. Đọc tệp thơ của anh Cẩn, "nhà thơ mới" Nguyễn Đình Thư liền vui vẻ động viên: "Có triển vọng đó!" Mấy hôm sau, tới thăm thầy cũ Đào Duy Anh, anh xin thầy cho biết ý kiến về tệp thơ kia, với hy vọng thầy cũng sẽ khen hay. Nào ngờ thầy chỉ lơ đãng đọc lướt qua, rồi chậm rãi nói: - Làm thơ, nếu quả có tài năng thiên phú như Hồ Xuân Hương, Tú Xương hay Tản Đà, Xuân Diệu... thì hãy làm! Chứ nếu không, thì chỉ... toi công! Làm cả nghìn bài, chưa chắc đã có một bài "sống sót" qua năm tháng! Lúc trẻ, mộng mơ nhiều, ưa nói những lời to tát, nhưng rồi, nửa đời nhìn lại, bỗng thấy... trắng tay! Còn nếu làm nhà học giả, thì chỉ cần thông minh, bền chí, có phương pháp tốt, có óc tìm tòi, ắt "kiến tha lâu đầy tổ", sẽ tới ngày có được những khám phá độc đáo với "tuổi thọ" khá cao. Lời khuyên chí lý của cụ Đào giúp anh Cẩn dứt khoát "hướng nghiệp" đời mình. Anh trở thành nhà Việt ngữ học, chứ không phải nhà thơ. Thơ Nguyễn Du sai ngữ pháp? Đầu những năm 1960, nghe nói có vị giáo viên văn trung học say sưa phân tích trước lớp về câu thơ Nguyễn Du trong Truyện Kiều: “Giếng vàng đã rụng một vài lá ngô”. - Cái gì đã rụng? - Vị giáo viên kia hỏi. - Thưa thầy, cái giếng. - Rụng cái gì? - Thưa thầy, lá ngô. - Cái giếng làm sao có lá để mà rụng? Vậy thì, giếng vàng làm sao có thể làm chủ ngữ cho động từ đã rụng? Câu thơ nói trên lẽ ra phải viết: "Một vài chiếc lá ngô đồng đã rụng bên bờ giếng dưới ánh nắng thu vàng". Vị giáo viên nhếch mép cười khoan dung, rồi nói tiếp: Nhưng, chúng ta không chê trách Nguyễn Du. Cụ khó tránh khỏi những hạn chế của thời đại Cụ! Cách đây hai thế kỷ, khi Nguyễn Du còn ngồi trên ghế nhà trường chưa có sách ngữ pháp tiếng Việt như các em hôm nay. Cụ đâu có cái cơ may được học ngữ pháp tiếng Việt một cách khoa học! Phải nói rằng, cho đến những năm 60 thế kỷ 20, vẫn còn không ít người muốn đem bộ khung ngữ pháp nước ngoài "đóng đinh bắt vít" vào tiếng Việt, để "phán" rằng câu nói
- hồn nhiên của các em học sinh "chiếc lá này xanh" cần phải chữa lại thành "chiếc lá này là xanh" mới đúng với cách viết trong tiếng Pháp "cette feuille est verte" hay cách viết trong tiếng Anh "this leaf is green"! Mỗi ngôn ngữ có những đặc điểm riêng. Lẽ ra họ phải xuất phát từ câu nói tự nhiên của người Việt để phân tích, khái quát hoá, tìm ra quy luật ngữ pháp, thì lại làm ngược lại, bê nguyên xi ngữ pháp nước ngoài áp đặt vào tiếng Việt! Thật ra, thơ Nguyễn Du rất đúng ngữ pháp tiếng Việt, nhưng sẽ không khớp với cái khung ngữ pháp tiếng Pháp hay tiếng Anh. Chớ nên làm chuyện ngược đời: Gọt chân người Việt cho vừa giày Tây đóng sẵn! Nhà ngôn ngữ học nổi tiếng Cao Xuân Hạo, khi còn sống, đã có lần cảnh báo: Những câu kiểu "dự án này được tài trợ bởi UNESCO", v..v... là tiếng Việt... "bồi"! Bởi lẽ, nếu cứ trượt dài theo cái đà đó, thì sẽ có lúc một chàng ngố xứ ta nói với người yêu: "Anh được yêu... bởi em"! Bắt chước ngữ pháp nước ngoài, chẳng tốn bao công sức! Khảo sát tỉ mỉ thực tế việc sử dụng muôn hình muôn vẻ tiếng Việt, để rồi từ đó, mày mò năm này qua năm khác, khám phá ra quy luật nội tại của ngôn ngữ đơn lập này, quả là một công việc gay go, vất vả hơn nhiều! Nguyễn Tài Cẩn, ngay từ đầu, đã đi theo hướng ấy. Về cuốn Ngữ pháp tiếng Việt: tiếng, từ ghép, đoản ngữ của Nguyễn Tài Cẩn, nhà ngôn ngữ học Cao Xuân Hạo nhận xét:" Cách đây 40 năm, bậc đàn anh của Việt ngữ học Nguyễn Tài Cẩn đã đem từ Liên Xô về lý thuyết âm tiết - hình vị, một lý thuyết có thể giúp giải quyết những vấn đề mà một ngôn ngữ đơn lập như tiếng Việt đặt ra cho ngôn ngữ học hiện đại, từ đó vạch ra con đường khắc phục "chủ nghĩa dĩ Âu vi trung" (coi châu Âu là trung tâm/europeocentrism). Tiếc rằng hồi đó không ai hiểu ông!" Cao Xuân Hạo là nhà ngôn ngữ học có uy tín quốc tế. Cho nên, lời đánh giá của ông về vai trò của "bậc đàn anh của Việt ngữ học Nguyễn Tài Cẩn" trong việc xây dựng ngữ pháp tiếng Việt là rất đáng tin. Sự "tài tình" của cách đọc Hán-Việt Một công trình khác của Nguyễn Tài Cẩn cũng mang lại cho bạn đọc trí thức nhiều hứng thú là cuốn Nguồn gốc và quá trình hình thành cách đọc Hán-Việt xuất bản năm 1979. Không ít người Việt Nam - trong đó có tôi - mê thơ Đường. Lớn lên trong gia đình Nho học, ngay từ thuở bé, tôi đã được học thuộc lòng hàng trăm bài thơ Đường như Đề đô thành nam trang của Thôi Hộ: Tích niên kim nhật thử môn trung Nhân diện đào hoa tương ánh hồng Nhân diện bất tri hà xứ khứ
- Đào hoa y cựu tiếu đông phong. Có thể nói, trong cả bài thơ thất ngôn tứ tuyệt bằng tiếng Hán ấy, về mặt ngữ nghĩa, chỉ có hai chữ (tích và thử) là hơi lạ lẫm đối với một người Việt chưa có dịp học qua chữ Hán; còn 26 chữ khác thì đều quen thuộc từ lâu. Hơn nữa, về mặt thanh điệu, đọc bài thơ lên, ta cảm thấy bằng, trắc hài hòa, êm tai, đúng niêm luật. Dường như không có khoảng cách 12 thế kỷ giữa nhà thơ Thôi Hộ và chúng ta! Nhà thơ Nam Trân, qua bút danh Tương Như, dịch rất sát nghĩa: Cửa đây, năm ngoái, cũng ngày này, Má phấn, hoa đào ửng đỏ hây. Má phấn giờ đâu, đâu vắng tá? Hoa đào còn bỡn gió xuân đây! Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du mượn ý hai câu thất ngôn cuối bài thơ Thôi Hộ để "sáng tạo lại" thành hai câu lục bát tuyệt hay: Trước sau nào thấy bóng người! Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông... Trong tiếng Việt, lớp từ Hán-Việt chiếm một tỷ trọng rất lớn, nhất là ở phong cách nghị luận, khoảng 60-70%. Mức độ phong phú của lớp từ này coi như vô hạn. Những thập niên gần đây, và cả từ nay về sau, khi cần, ta vẫn có thể mượn thêm những từ Hán mới. Một số nhà khoa học thông thạo chữ Hán, như GS Hoàng Xuân Hãn, đã làm phong phú thêm tiếng Việt bằng vô số từ Hán hiện đại như: định lý, định luật, đẳng thức, phương trình, nguyên tử, phân tử, điện tử... Trong các lĩnh vực chính trị, quân sự, ngoại giao, lớp từ Hán-Việt cũng rất lớn: duy vật, duy tâm, cương lĩnh, chính sách, chiến lược, sách lược, du kích, chính quy, tiến công, phòng ngự, công hàm, hiệp định... Tại sao cả một lớp từ "đông đúc" như vậy lọt sâu vào tiếng Việt, mà lại không làm thay đổi cấu trúc nội tại của Việt ngữ? Tại sao người Việt đọc tiếng Hán mà cứ y như đọc tiếng Việt? Cách đọc Hán-Việt có từ bao giờ? Nó đã biến đổi ra sao qua bao nhiêu thế kỷ? Nguyễn Tài Cẩn muốn trả lời những câu hỏi "muôn năm cũ" ấy. Hàm Châu
- Giáo sư Nguyễn Tài Cẩn và thiên tình sử mang đậm dấu ấn tình hữu nghị Việt – Xô Một buổi sáng đầu tháng 2 năm 2006, Hội trường tầng 8, nhà E, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn ngợp trời hoa. Người mới bước vào hội trường dễ nhầm đây là một cuộc giao lưu do Đài truyền hình tổ chức vì trên sân khấu có một chiếc bàn và một chiếc ghế mây có lưng dựa được dành cho cử tọa. Trên ghế là một vị khách khá xa lạ với lớp trẻ, nhưng lại quen thuộc với lớp cán bộ từ tầm trung niên trở lên. Ông ăn mặc giản dị: bộ com lê đã cũ. Chiếc áo trắng bên trong cũng ngả màu. Hôm nay là ngày người ta tổ chức mừng thọ ông 80 tuổi. Sau bài diễn văn chúc mừng ông, đại diện cho các thế hệ cán bộ và sinh viên lên phát biểu cảm tưởng. Ông được ca ngợi như một nhân vật tiêu biểu trong số các giáo sư đầu ngành của trường. Ông chính là Giáo sư Nguyễn Tài Cẩn. Ngồi trong Hội trường rộn ràng tiếng cười nói và ngan ngát hoa tươi, tôi bỗng nhớ lại một kỷ niệm cách đây gần ba mươi năm. Hôm đó vào ngày Hiến chương các nhà giáo 20- 11, theo sự phân công của chi đoàn cán bộ giảng dạy, một cán bộ trẻ tổ Hán Nôm là anh Nguyễn Duy Chính (hiện nay đã mất) nhận nhiệm vụ viết bài về Giáo sư Nguyễn Tài Cẩn. Do quá vô tư, anh đã hồn nhiên ca ngợi mối tình của Giáo sư Nguyễn Tài Cẩn với người bạn đời người Nga của ông. Thế là, Giáo sư Nguyễn Tài Cẩn đang ngồi ở một căn phòng trong ký túc, nghe anh Chính thao thao nói về mối tình của mình qua loa phóng thanh, liền nhăn mặt bảo: “ Ông Chính ông ấy đang bôi bác gì tôi ngoài Hội trường?”... Vợ chồng Giáo sư Nguyễn Tài Cẩn. Vào những năm đó, việc nhắc đến tên Phó Giáo sư Nô-na Xtan-kê-vich trong các cuộc họp lớn được xem là một việc tế nhị. Lại càng không nên nhắc đến mối tình của bà và Giáo sư Nguyễn Tài Cẩn. Tất cả những chuyện liên quan đến hai người chỉ được xì xầm
- qua tai người này hay người kia. Trong sinh viên, những chuyện đó được khúc xạ nhiều chiều và đôi khi nhuốm màu huyện bí như một thứ thâm cung bí sử. Kỳ thực nó cũng chỉ là một câu chuyện tình như mọi cuộc tình, cũng lãng mạn, đắm say, cũng mang đầy yếu tố của cuộc đời thường nhật, chỉ có điều gian truân hơn, phức tạp hơn. Cũng chính vì thế, sau bao cuộc thăng trầm của lịch sử, nay nhìn lại càng thấy nó đẹp hơn và lý tưởng hơn. Đó là cuộc tình vượt lên thời gian với một sức mạnh và sự kiên trì hiếm có. Chắc hẳn đã suy nghĩ tới điều này, cho nên khi đến lượt mình phát biểu, Giáo sư Nguyễn Tài Cẩn đã dành một thời lượng đáng kể để nói về điều bí ẩn trong mối tình của ông. Ông bảo, bây giờ ông cần nói vì tuổi đã cao, nếu không nói thì chẳng may sẽ có lúc muốn nói mà không nói được. Khi đó, phải đem theo cả những điều bí ẩn sang thế giới bên kia thì hối tiếc lắm. Tôi rất hồi hộp vì sau bao nhiêu năm sống gần Giáo sư Nguyễn Tài Cẩn, hôm nay bỗng thấy ông lại công nhiên cho thiên hạ biết về chuyện riêng của mình. Biết bao nhiêu thế hệ học trò tò mò muốn biết về thiên tình sử của ông. Hôm nay, chuyện đó mới được công khai. Theo Giáo sư Nguyễn Tài Cẩn thì thời đó, những người trực tiếp tác thành cho ông và bà Nô-na Xtan-kê-vích gồm các nhân vật như: Bộ trưởng Nguyễn Văn Huyên, Thứ trưởng Nguyễn Khánh Toàn, ông Tôn Quang Phiệt, ông Tôn Gia Ngân. Còn ở nước ngoài có I- li-a Ê-ren-bua. Sở dĩ có sự tham kiến của I-li-a Ê- ren-bua là vì khi tình hình diễn biến căng quá, Nô-na Xtan-kê-vích đã viết thư xin ý kiến. Sau đó, Nô-na Xtan-kê-vích nhận được thư trả lời của Ê-ren-bua với sự ủng hộ hoàn toàn. Thời đó, việc lấy vợ Tây là một chuyện “động trời”. Lại càng “động trời” hơn với một người làm giáo viên và đã từng có vợ rồi. Nó không phải là chuyện của cá nhân mà là chuyện của quốc gia. Bởi thế, ngày Nguyễn Tài Cẩn mới từ Liên xô về nước, ông đã rất nổi tiếng. Khi chúng tôi còn học phổ thông thì câu chuyện tình của ông đã được kể gần như huyền thoại. Đến khi vào đại học, thế nào tôi lại học đúng cái khoa mà có con người mình đã từng nghe danh.Thú thực, ngày đó, chúng tôi rất háo hức muốn biết mặt cô Nô-na-Xtan-kê-vích. Nhưng mãi tới năm cuối mới được học cô. Sau này ở lại làm cán bộ giảng dạy cùng bộ môn, nhiều năm giữ chức thư ký công đoàn tổ, tôi thường xuyên qua lại đưa lương cho vợ chồng Giáo sư Nguyễn Tài Cẩn và càng thêm hiểu tình cảm của hai người. Càng hiểu, tôi càng kính phục sâu sắc người phụ nữ Nga đã một đời cống hiến cho ngành Việt ngữ học ở Việt Nam và là cầu nối quan trọng cho sự giao lưu văn hoá giữa hai dân tộc Việt Nam và Liên Xô (nay là Nga) trong những năm tháng đất nước ta trải qua những cuộc chiến khốc liệt nhất. Bà không chỉ là người bạn đời, mà còn là một đồng nghiệp, một trợ thủ đắc lực cho Giáo sư Nguyễn Tài Cẩn trong cuộc đời hoạt động khoa học của mình. Phó Giáo sư Nô-na Xtan-kê-vích là một người phụ nữ Nga tuyệt vời. Ngay từ những năm sơ tán, sự xuất hiện của bà trên vùng rừng núi Đại Từ, Thái Nguyên đã tạo nên sự ngạc nhiên và kính trọng của dân vùng sở tại. Không quản hy sinh, gian khó, cả hai đợt hành quân sơ tán từ Thủ đô về vùng núi rừng phía Bắc, bà luôn đội mũ sắt, khoác ba lô cùng lăn lộn với giáo viên và sinh viên Văn khoa đi khắp mọi miền, hoà đồng cùng nhân dân
- Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước oanh liệt. Bao nhiêu thế hệ cán bộ và sinh viên đến nay vẫn còn nhớ hình ảnh một người phụ nữ Nga tận tuỵ, buổi sáng cắp giáo án lên lớp giảng bài, buổi chiều mặc quần thâm, đội nón, lội xuống ruộng dưới chân đồi cắt rau khoai về nuôi lợn. Giữa khu sơ tán, bà nổi bật lên như một biểu tượng của tình hữu nghị Xô-Việt, của sự chia sẻ chân tình nhất của tình bạn, tình yêu, tình đồng nghiệp, tình đồng chí. Khắp cả một vùng đồng quê, đâu đâu cũng ngợi khen, kính phục bà. Không kính phục sao được, khi bà từ một đất nước xa xôi vạn dặm, sống trong cuộc sống của một nước văn minh công nghiệp lại có thể chịu đựng được những ngày khốc liệt nhất của cuộc chiến ở xứ sở lạc hậu đói nghèo. Đã đói nghèo lại chiến tranh, bom đạn, cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc. Hết ăn sắn, ăn khoai lại ăn bo bo, mì luộc... nhưng bà không hề hé răng kêu khổ. Bà vẫn vui lòng nhận một suất tem phiếu cán bộ thời bao cấp như tất cả mọi cán bộ giảng dạy đại học Việt Nam. Trong khi, nhiều phụ nữ châu Âu khác cũng lấy chồng Việt Nam đã không chịu nổi khó khăn gian khổ, lấy cớ đưa con về phép rồi không bao giờ quay trở lại Việt Nam nữa. Bà Nô-na vẫn một lòng một dạ, thuỷ chung son sắt với đất nước Việt Nam, với người chồng mà bà yêu quí. Điều đó thực là một sự phi thường. Từ vùng miền núi hoang vu, tên tuổi vợ chồng Giáo sư Nguyễn Tài Cẩn như một huyền thoại. Người ta thấy lạ, thấy nể một người con gái Nga dịu dàng, duyên dáng mà lại rất trí tuệ. Những ngày đó, người dân địa phương thấy một cán bộ giảng dạy đại học mà lội bùn, cắt dây khoai nuôi lợn đã là việc rất đặc biệt rồi. Còn đây, người phụ nữ đó lại tóc vàng, mắt xanh, nói tiếng Việt rất chuẩn, mà cũng làm đủ mọi việc từ A đến Z như một người nông dân Việt Nam thực thụ thì ai chẳng bái phục. Bái phục bà đã đành, người ta càng bái phục Giáo sư Nguyễn Tài Cẩn. Không biết từ con người ông có ma lực gì mà lại có sức cảm hoá tài tình đến vậy? Về chuyện tình yêu của ông có nhiều tình tiết mà người đời thêm bớt theo thời gian đến mức trở thành huyền thoại. Ngày chúng tôi tựu trường đã được nghe không ít những chuyện ly kỳ về vợ chồng Giáo sư Nguyễn Tài Cẩn. Nhưng có một chuyện tôi được nghe ông trực tiếp kể là, ngày cụ Nguyễn Tài Đức thân phụ ông mới ra Hà Nội, vì không mấy thiện cảm với người con dâu “Tây”, cụ đã làm một việc rất khinh suất. Một buổi tối sáng trăng, cụ ra đầu hè vạch quần tè ngay một bãi, cố ý để xem cô con dâu phản ứng thế nào. Liệu cô có khinh bố chồng là người quê kệch và thiếu văn hoá không? Thấy vậy, Nguyễn Tài Cẩn nhanh trí chạy ra đầu hè và cũng làm một việc giống hệt cha. Sau đó ông giải thích, tiểu tiện đầu hè là một thói quen của cư dân nông nghiệp có truyền thống văn minh lúa nước. Nghe xong, bà gật gù, tỏ ra tâm đắc và coi cái việc đã xảy ra là một việc bình thường. Tất cả những ai gặp bà đều có một cảm nhận giống nhau. Bà là một người phụ nữ đôn hậu nhưng trí tuệ và lịch lãm. Không những bà là hiện thân của một tính cách Nga, mà còn là một phụ nữ thấm nhuần mọi đạo lý, thuần phong mỹ tục của văn hoá Việt. Chính con người bà, tính cách và phẩm chất của bà đã cảm hoá được người cha chồng là cụ đồ nho Nguyễn Tài Đức. Lúc vợ chồng Nguyễn Tài Cẩn mới về nước, cụ Nguyễn Tài Đức phản đối rất quyết liệt. Mặc dù chỉ có Nguyễn Tài Cẩn là con trai duy nhất, nhưng cụ nhất định không chịu rời Nghệ An ra Hà Nội sống với vợ chồng người con trai mà cụ yêu quý. Nhưng dần dà, nghe bà con họ mạc kể lại, nghe đồng nghiệp của con miêu tả, ông
- đã đồng ý ra sống với vợ chồng Giáo sư Nguyễn Tài Cẩn và đã cùng vợ chồng ông sơ tán lên Bắc Thái. Giáo sư Nguyễn Tài Cẩn tại lễ mừng ông thượng thọ 80 xuân. Ngày mừng thọ Giáo sư Nguyễn Tài Cẩn tuổi 80, lúc trở về khoa Ngôn ngữ học, ông hào hứng kể lại, sau này cụ Nguyễn Tài Đức rất quý cô con dâu người nước ngoài. Bởi vậy, khi đứa con trai đầu lòng của vợ chồng Giáo sư Nguyễn Tài Cẩn ra đời có một cụ đồ nho vốn là bạn với cụ Nguyễn Tài Đức đem đến một bài thơ chúc mừng. Cụ Đức nhân đó đã họa lại bằng một bài thơ đầy ngụ ý nói rõ việc xì xào bàn tán bên ngoài nay không còn ý nghĩa gì cả. Bài thơ đại ý có những câu: Ngoài cuộc xin đừng liên lẹo Tan sòng mới biết ai được bài Muôn năm hữu nghị tình Xô-Việt Con cháu đầy nhà chút chít lai.. Giáo sư Nguyễn Tài Cẩn và bà Nô-na Xtan-kê-vích có được hai người con trai, đều tốt nghiệp đại học tại Liên xô (cũ) và lập nghiệp ở đó. Lúc về hưu, bà Nô na quyết định trở về nước sống với các con. Giáo sư Nguyễn Tài Cẩn đành rời quê hương yêu dấu của ông để sống ở trời Âu những năm tháng tuổi già. Điều đó cũng hợp với lẽ đời. Cả thời tuổi trẻ, bà Nô-na đã hy sinh tận tuỵ vì sự nghiệp của chồng, không sợ gian khổ, chẳng ngại đạn bom. Nay đất nước hoà bình, đời sống toàn dân sung sướng, bà chọn con đường trở về nước để được sống gần gũi các con lẽ nào Giáo sư Nguyễn Tài Cẩn không ủng hộ? Đành rằng, trong một góc thầm kín của con tim, tâm hồn nhà nho Nguyễn Tài Cẩn không dễ gì xa gốc rễ, cội nguồn. Nhưng vì tình yêu, vì con cái, ông phải chấp nhận cái cảnh sống ở xứ người lúc về già. Đó là nỗi buồn riêng thăm thẳm trong ông. Theo anh Nguyễn Huy Hoàng (nguyên cán bộ giảng dạy khoa Văn) kể lại, dạo ông còn ở Xanh-pê-téc-bua, một lần anh Hoàng và mấy người bạn Việt Nam đến thăm, ông mừng quá, không kịp mặc quần áo rét chạy ra hiên đón, hấp tấp thế nào ông trượt chân trên tuyết bị ngã sưng cả gối khiến ai cũng rất thương.
- Mấy năm trước lúc ông qua đời, gia đình Giáo sư Nguyễn Tài Cẩn chuyển về Matxcơva nên có điều kiện gặp gỡ giao lưu với người Việt nhiều hơn. Nhưng vốn tính ham làm việc, những năm tháng tuổi già, ông vẫn không hề nghỉ ngơi, trái lại còn làm việc nhiều hơn trước. Có đến một nửa số đầu sách và những công trình quan trọng khiến ông được Nhà nước trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh đã được ông viết trong giai đoạn này. Nguyễn Hữu Đạt

ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:

Báo xấu

LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
