YOMEDIA
Hoạn quan - GS Nuyễn Duy Chính - 1
Chia sẻ: Cao Thi Nhu Kieu
| Ngày:
| Loại File: PDF
| Số trang:5
128
lượt xem
14
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Hoạn quan - tư liệu sưu tầm của GS Nuyễn Duy Chính Nguyễn Duy Chính 1 HOẠN QUAN Lộc Đỉnh Ký, bộ tiểu thuyết kiếm hiệp sau cùng của Kim Dung đã dựa trên bối cảnh của triều đại nhà Thanh và sinh hoạt của triều đình, điển hình là hệ thống hoạn quan, trong đó không ít những âm mưu chính trị có liên quan đến cái thế giới của những người đàn ông đặc biệt này. Một trong những câu hỏi mà người viết vẫn thường đặt ra là mặc dần văn hóa Việt Nam và Trung Hoa...
AMBIENT/
Chủ đề:
Nội dung Text: Hoạn quan - GS Nuyễn Duy Chính - 1
- Hoạn quan - tư liệu sưu tầm của GS Nuyễn Duy Chính
Nguyễn Duy Chính
1
HOẠN QUAN
Lộc Đỉnh Ký, bộ tiểu thuyết kiếm hiệp sau c ùng của Kim Dung đã dựa trên bối
cảnh của triều đại nhà Thanh và sinh hoạt của triều đình, điển hình là hệ thống
hoạn quan, trong đó không ít những âm mưu chính trị có liên quan đến cái thế giới
của những người đàn ông đặc biệt này. Một trong những câu hỏi mà người viết
vẫn thường đặt ra là mặc dần văn hóa Việt Nam và Trung Hoa có rất nhiều tương
đồng, tương cận và nhiều tập tục lễ nghi người mình rập khuôn theo người Tàu
nhưng tại nước ta hầu như ít có những viên thái giám có ảnh hưởng khuynh loát
triều chính như ở Trung Hoa, trái lại chúng ta có khá nhiều danh thần xuất thân từ
hàng yêm hoạn.
Người hoạn quan thứ nhất nổi danh trong lịc h sử Việt Nam là Lý Thường Kiệt
(1019- 1105) đời nhà Lý mà chúng ta ai cũng biết với chiến công phá Tống bình
Chiêm. Lý Thường Kiệt quê ở Thái Hòa, Thọ Xương, Thăng Long làm quan trải
- ba đời vua Thái Tông, Thánh Tông, Nhân Tông lên đến chức Thái Úy, khi chết
được phong là Việt quốc công với bài thơ nổi danh:
Nam quốc sơn hà Nam đế cư,
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư.
Như hà nghịch Lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.
(Sông núi nước Nam vua nước Nam,
Sách trời đã định phận rõ ràng.
Bọn giặc cớ sao dám xâm phạm,
Rồi đây sẽ bị đánh tan hoang)
Bài thơ này đã được một số sử gia coi là tuyên ngôn độc lập đầu tiên của Việt
Nam, xác định chủ quyền và vị trí của dân tộc chúng ta mười thế kỷ trước đây.
Người hoạn quan thứ hai cũng rất tiếng tăm l à Việp quận công Hoàng Ngũ Phúc
(1713-1776) làm quan dưới đời vua Lê Hiển Tông là người đã cùng Phạm Đình
Trọng đánh bại hai tướng giặc Nguyễn Hữu Cầu và Nguyễn Danh Phương, khi về
hưu được phong làm Quốc lão. Về sau ông đem đại quân đánh vào kinh đô Phú
- Xuân của chúa Nguyễn, bắt được Trương Phúc Loan rồi trấn thủ Thuận Hóa,
chấm dứt một giai đoạn phân tranh Nam - Bắc kéo dài hơn 200 năm.
Người thứ ba là Tả quân Lê Văn Duyệt (1763-1832) khai quốc công thần triều
Nguyễn mà nay mộ của ông vẫn còn tại Bà Chiểu, Gia Định là một đền thờ được
dân chúng chiêm bái dưới tên Lăng Ông. Lê Văn Duyệt tuy cũng xuất thân hoạn
quan nhưng ông bản chất là người ái nam ái nữ chứ không phải tự thiến để thành
quan thị như Việt quốc công Lý Thường Kiệt hay Việp quận công Hoàng Ngũ
Phúc. Ông theo phò Nguyễn Ánh, khi vua Gia Long lên ngôi ông được phong làm
Khâm sai Tả quân dinh, Bình Tây tướng quân, tước Quận Công, sau làm Tổng
trấn Gia Định thành.
Cả ba người đều là võ tướng, lập được nhiều chiến công hiển hách và cũng không
ai để lại điều tiếng gì mặc dầu Lê Văn Duyệt sau khi chết có bị hạch tội vì con
nuôi của ông là Lê Văn Khôi nổi loạn ở thành Phiên An.
Thế nhưng khi nhìn vào lịch sử Trung Hoa, giới hoạn quan thường bị các sử gia
đánh giá một cách nghiêm khắc vì phần lớn các hoạn quan đều đóng một vai trò
nào đó trong việc làm suy yếu hay sụp đổ một triều đại. Tin dùng hoạn quan và
ham mê nữ sắc vẫn thường bị kết án là những nguyên nhân chính khi trao tay đổi
- chủ một dòng họ. Thực tế, một khi quyền lực được tập trung một cách tuyệt đối
vào trong tay một người hay một nhóm nhỏ, việc san sẻ quyền hành vào trong tay
những người thân cận là chuyện đương nhiên, và có thể nói, tầng lớp hoạn quan là
tôi tớ thân cận nhất của nhà vua và hoàng tộc. Từ vai trò một người đầy tớ được
tin cẩn đến lúc trở thành một đại diện cho nhà vua chỉ là một bước ngắn. Muốn
được thăng quan tiến chức, nhiều quan lại phải đút lót, nịnh nọt bọn đầy tớ n ày và
cấu kết với họ ngõ hầu vai trò mình được củng cố. Trong nhiều thời kỳ, hoạn quan
thay mặt nhà vua để xét hạch việc làm của các quan địa phương, kiểm soát các sản
phẩm mà triều đình yêu cầu địa phương sản xuất, xem xét các cống phẩm và đôi
khi cả quyền chỉ định các sứ thần.
Các quốc gia khác
Việc cắt bỏ bộ phận sinh dục nam giới không phải chỉ xảy ra tại Trung Hoa. Ngay
hiện thời việc giải phẫu cắt bỏ sinh thực khí của mình vì bệnh tật, tôn giáo hay vì
một quan điểm tính dục nào đó vẫn còn công khai hay lén lút tại nhiều nơi trên thế
giới, kể cả chính nước Mỹ. Ngày xưa, vì ghen tương, báo thù hay để trừng trị
những kẻ quá dâm dục nhiều người bị bắt buộc phải cắt đi bộ phận sinh dục. Một
điểm cần nhấn mạnh là mặc dầu Trung Hoa đã định chế hóa vai trò của thái giám
- nhưng tập tục này đã hiện diện trong nhiều quốc gia, nhiều bộ lạc và xã hội có tục
đa thê. Người ta thường sử dụng những người bị yêm hoạn làm kẻ hầu người hạ,
canh giữ các tì thiếp của vua chúa hay phú gia.
Theo truyền thuyết, việc cắt bỏ bộ phận sinh dục phái nam đã có rất lâu như một
nỗ lực mà người đàn ông muốn trở thành nữ nhân để mong có được khả năng
truyền chủng như phụ nữ (womanlike fertility) và nhiều nam thần linh đã có thể
sinh con đẻ cái hoặc hóa thân thành người khác cũng chính là từ ý niệm này. Tại
Trung Đông và một số quốc gia Phi Châu có tục cắt da qui đầu (circumcision) vào
tuổi dậy thì để đánh dấu sự thành niên của con trai cũng là nhằm bắt chước việc
hành kinh của đàn bà và mảnh da đó dùng như một tế phẩm để dâng lên thượng đế
(offerings to Yahweh).
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
ERROR:connection to 10.20.1.98:9315 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.98:9315 failed (errno=111, msg=Connection refused)
Đang xử lý...