Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Bệnh viện Nhi Đồng 2
lượt xem 4
download
Trong bài viết này, tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên cứu như khảo sát, thống kê mô tả, phân tích, nội suy nhằm tìm hiểu, đánh giá thực trạng tổ chức công tác kế toán của Bệnh viện Nhi Đồng 2, trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức công tác của toán của bệnh viện.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Bệnh viện Nhi Đồng 2
- 7. HOÀN THIỆN TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2 Improving the organization of accounting work at Children’s Hospital 2 Vũ Thị Thùy Trang* *CHV, Đại học Công Nghệ Thành phố Hồ Chí Minh (HUTECH) Tóm tắt Tổ chức công tác kế toán là công việc không thể thiếu của bất kỳ tổ chức nào và nó có vai trò quan trọng trong việc ghi chép, xử lý và cung cấp thông tin kinh tế tài chính của đơn vị, không chỉ cho các nhà quản lý đơn vị mà còn đáp ứng nhu cầu sử dụng thông tin cho nhiều đối tượng sử dụng khác nhau. Trong bài viết này, tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên cứu như khảo sát, thống kê mô tả, phân tích, nội suy nhằm tìm hiểu, đánh giá thực trạng tổ chức công tác kế toán của Bệnh viện Nhi Đồng 2, trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức công tác của toán của bệnh viện. Từ khóa: tổ chức công tác kế toán, kế toán, Bệnh viện Nhi Đồng 2. Abstract The organization of accounting work is indispensable for any organization, playing a crucial role in recording, processing, and providing financial information not only to managers but also meeting the information demand of various other objects. Research methods including survey, descriptive statistics, analysis and interpolation were used in this study in order to understand and assess the current status of organization of accounting functions at Children's Hospital 2. The study also proposed some solutions based on results to improve the effectiveness of the hospital’s organization of accounting functions. Keywords: organization of accounting, accounting, Children's Hospital 2. JEL Classifications: M40, M41, M49. 1. Đặt vấn đề Công tác kế toán được xem là một hệ thống các yếu tố cấu thành, nó bao gồm toàn bộ việc tổ chức vận dụng các phương pháp kế toán để thu nhận, xử lý và cung cấp các thông tin; tổ chức vận dụng chính sách, chế độ vào đơn vị công tác, công tác tổ chức nhân sự để thực hiện công việc kế toán nhằm đảm bảo phát huy hết nhiệm vụ, vai trò của mình vào công tác quản lý và điều hành của đơn vị. Theo chủ trương của Đảng và Nhà nước, hoạt động đổi mới, phát triển để chăm sóc sức khỏe cho nhân dân là nhiệm vụ và trọng trách vô cùng to lớn của ngành Y tế. Xác định mục tiêu đó, ngành Y tế phấn đấu luôn đảm bảo công bằng, không ngừng nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động. 1
- Bệnh viện Nhi Đồng 2 là một bệnh viện chuyên khoa Nhi trực thuộc Sở Y tế TP.HCM tiền thân là Nhà thương Đồn Đất, là một bệnh viện Quân y của Pháp, cũng là bệnh viện đầu tiên của Sài Gòn. Bệnh viện có nhiệm vụ chăm sóc, điều trị bệnh cho trẻ em dưới 16 tuổi của TP.HCM và các tỉnh phía Nam. Nằm trong hệ thống bệnh viện công lập của cả nước, những năm qua Bệnh viên Nhi đồng 2 đã chủ động cơ cấu lại bộ máy tổ chức, tăng cường công tác quản lý , trong đó chú trọng đến nâng cao vai trò công tác kế toán. Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy, công tác kế toán ở đơn vị còn nhiều bất cập khi chuyển đổi sang cơ chế tài chính mới. Vai trò của bộ phận tài chính kế toán còn rất hạn chế, khả năng tham mưu cho lãnh đạo về lập kế hoạch thiếu cơ sở khoa học và thực tiễn. Việc phối hợp giữa bộ phận kế toán và các bộ phận khác trong đơn vị còn chưa chặt chẽ, dẫn tới vấn đề luân chuyển, kiểm tra và xử lý chứng từ còn thiếu khoa học, không hợp lý và còn nhiều chậm trễ. Vì vậy, đặt ra yêu cầu cần có giải pháp hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại bệnh viện để đáp ứng nhu cầu thông tin đầy đủ giúp phục vụ cho nhà quản trị một cách hiệu quả. 2. Tổng quan lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm 2.1. Tổng quan lý thuyết Theo Nathan Carroll và Justin C. Lord (2016), tổ chức công tác kế toán là tổ chức thu nhận, hệ thống hóa và cung cấp toàn bộ thông tin về tình hình sử dụng tài sản, kinh phí của đơn vị, nhằm phục vụ công tác quản lý tài chính và công tác nghiệp vụ ở đơn vị đó. Việc tổ chức công tác kế toán khoa học sẽ có tác dụng tích cực, như: (1) Tổ chức công tác kế toán khoa học sẽ cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời, chính xác cho hoạt động quản lý nói chung; (2) Tổ chức công tác kế toán khoa học sẽ tạo dựng được bộ máy kế toán gọn nhẹ mà hiệu quả, qua đó giúp làm việc hiệu quả hơn, trôi chảy và đồng bộ hơn ở nhiều bộ phận; thời gian hạch toán và thanh quyết toán đáp ứng kịp thời với quy định chung; (3) Tổ chức công tác kế toán khoa học sẽ là cơ sở quan trọng để quản lý tài chính hiệu quả. Theo Thông tư số 107/2017/TT - BTC của Bộ Tài chính, nội dung tổ chức công tác kế toán trong một đơn vị hành chính sự nghiệp bao gồm: Thứ nhất, công tác lập và chấp hành dự toán thu, chi: lập dự toán đối với đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư; đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi thường xuyên. Lập dự toán thu, chi phí theo pháp luật về phí, lệ phí, các nhiệm vụ không thường xuyên theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước. Căn cứ vào dự toán thu, chi do đơn vị sự nghiệp công xây dựng, cơ quan quản lý cấp trên có trách nhiệm xem xét, tổng hợp dự toán thu, chi của đơn vị gửi cơ quan tài chính và cơ quan có liên quan theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước. Việc phân bổ và giao dự toán của cơ quan quản lý cấp trên cho đơn vị sự nghiệp công cũng như đơn vị này chấp hành dự toán thu, chi được thực hiện theo quy định của 2
- Luật Ngân sách Nhà nước. Thứ hai, công tác kế toán theo quá trình xử lý thông tin: bao gồm vận dụng hệ thống chứng từ kế toán; vận dụng hệ thống tài khoản kế toán; vận dụng hệ thống sổ kế toán và vận dụng hệ thống báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán. Thứ ba, công tác kiểm tra kế toán và công khai tài chính: trong mỗi đơn vị hành chính sự nghiệp, thủ trưởng và kế toán trưởng đơn vị chịu trách nhiệm tổ chức việc kiểm tra công việc kế toán trong đơn vị mình theo đúng quy định của chế độ kiểm tra kế toán. 2.2. Các nghiên cứu thực nghiệm Earl R.Wilson, Leo E.Hay, Susan C.Kattelus (2001) đã nghiên cứu các nguyên tắc kế toán chung, hướng dẫn cách thức ghi nhận các nghiệp vụ phát sinh, cách thức lập báo cáo tài chính cuối kỳ. Nghiên cứu đã đi sâu vào phân tích hoạt động về các lĩnh vực tổ chức kế toán của một số đơn vị sự nghiệp đặc thù, như: trường học, bệnh viện, các đơn vị lực lượng vũ trang,… Salah A.Hammad và các cộng sự (2010) đề xuất các khuôn khổ để kiểm tra mối quan hệ giữa các yếu tố ngữ cảnh, hệ thống kế toán quản lý và hiệu quả quản lý trong ngành Y tế. Kết quả nghiên cứu cho thấy, việc cung cấp trong việc liên kết tính hữu ích các đặc điểm thông tin hệ thống kế toán quản lý với hiệu suất quản lý đã được xem là có vấn đề bởi các nghiên cứu trước đây. Bên cạnh đó, tác giả tìm hiểu về tổ chức hạch toán kế toán trong các đơn vị sự nghiệp nói chung và các cơ sở y tế nói riêng, cần phải tìm hiểu các nguyên tắc kế toán chung được chấp nhận. Nathan Carroll và Justin C. Lord (2016) xem xét các tài liệu về các chi phí tương đối và lợi ích của các phương pháp kế toán khác nhau và các tài liệu cho thấy, phương pháp nào được các bệnh viện sử dụng phổ biến nhất. Trong nghiên cứu này, bằng phương pháp nghiên cứu định tính, các tác giả đề xuất nâng cao hiệu quả của hệ thống kế toán quản lý trên cơ sở sử dụng phương pháp kế toán hợp lý, nhằm năng cao hiệu quả quản lý trong ngành Y tế nói chung và cho các bệnh viện nói riêng. Leslie G.Eldenburg, Hema A.Krishnan, and Ranjani Krishnan (2017) trình bày các nội dung cơ sở tổng quan trong các hệ thống kế toán và kiểm soát quản lý (MACS) trong hệ thống bệnh viện. Một đặc điểm độc đáo của hệ thống bệnh viện ở một số quốc gia không chỉ là sự tồn tại của các hình thức sở hữu khác nhau, mà còn đa dạng trong một hình thức cụ thể. Các mục tiêu tổ chức và các hoạt động hạn chế, mà các loại bệnh viện khác nhau phải đối mặt khác nhau trong hệ thống hỗn hợp này. Asmaul Husna, Grace T Pontoh và Aini Indrijawati (2023) đã phân tích hệ thống thông tin kế toán và hệ thống kế toán tại các bệnh viện loại A và loại B tại Thành phố Makassar, Indonesia, nhằm xác định ảnh hưởng của hệ thống thông tin kế toán và hệ thống kế toán đến hiệu quả hoạt động của các bệnh viện này. Một hệ thống thông tin kế toán được cho là thành công, nếu hệ thống được thiết kế đúng quy trình, dễ sử dụng và 3
- phù hợp với công nghệ hiện có. Hệ thống kế toán có tác động tích cực và đáng kể đến hiệu quả hoạt động của các bệnh viện loại A và loại B tại Thành phố Makassar. Nehad Ibrahim Ineizeha và cộng sự (2023) đã tìm hiểu vai trò của hệ thống kế toán trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động tại các bệnh viện ở Jordan. Chất lượng hệ thống kế toán đảm bảo tính toàn vẹn, độ tin cậy và đầy đủ của dữ liệu, đồng thời kiểm soát tính bảo mật của dữ liệu. Quản lý cấp cao có thể sử dụng hệ thống kế toán để xác định và giám sát các quy định của bệnh viện. Các bệnh viện có thể theo dõi tất cả các giao dịch tài chính bằng hệ thống kế toán. Nó có thể cung cấp kịp thời các báo cáo toàn diện của bệnh viện cho ban quản lý hoặc các bên liên quan với những thông tin rõ ràng đầy đủ, kịp thời để giúp họ nâng cao hiệu quả hoạt động của bệnh viện. Tại Việt Nam, những năm qua, trong lĩnh vực y tế đã có một số nghiên cứu được công bố có liên quan đến tổ chức kế toán trong lĩnh vực y tế. 3. Thực trạng tổ chức công tác kế toán tại Bệnh viện Nhi Đồng 2 3.1. Tổ chức của bộ máy kế toán Về tổ chức bộ máy kế toán Tổ chức theo mô hình kế toán tập trung, mô hình này phù hợp với đặc điểm quy mô hoạt động và quản lý của bệnh viện. Trên cơ sở đó, phòng tài chính kế toán tại bệnh viện chịu sự lãnh đạo trực tiếp của giám đốc và kế toán trưởng, kiêm trưởng phòng tài chính kế toán chịu trách nhiệm trước giám đốc về toàn bộ hoạt động tài chính kế toán của bệnh viện; đồng thời, thực hiện những nhiệm vụ cụ thể theo sự phân công công việc của bệnh viện. Hình 1. Trình độ nhân viên phòng kế toán của Bệnh viện Nhi Đồng 2 (Nguồn: phòng tài chính kế toán) Tính tới thời điểm 31/12/2023, tổng số lượng nhân viên kế toán của Bệnh viện Nhi Đồng 2 là 39 nhân viên. Trong đó, nhân viên đa số có trình độ đại học chiếm 79,49%, trình độ khác chiếm 15,38% và sau đại học chiếm 5,13%. Bảng 1. Kết quả khảo sát về tổ chức của bộ máy kế toán Mã hóa Tổ chức của bộ máy kế toán Giá trị trung Độ lệch 4
- bình chuẩn Số lượng nhân sự của phòng Tài chính kế toán BMKT1 của Bệnh viện hiện nay phù hợp yêu cầu công 4.15 0.671 việc Bệnh viện có lập bảng phân công công việc BMKT2 3.65 0.813 cho từng cán bộ trong bộ phận kế toán Phòng Tài chính kế toán của Bệnh viện hiện tại BMKT3 có đáp ứng được công việc do ban lãnh đạo 4.20 0.696 yêu cầu Công việc được phân công cho các nhân viên BMKT4 phòng Tài chính kế toán của Bệnh viện hiện tại 3.85 1.089 có phù hợp với năng lực của từng cá nhân (Nguồn: tác giả tổng hợp từ dữ liệu khảo sát) Kết quả khảo sát cho thấy, kế toán trưởng, kế toán tổng hợp, các kế toán phần hành và đại diện lãnh đạo của Bệnh viện Nhi Đồng 2 đánh giá cao và đồng ý về tổ chức bộ máy kế toán của bệnh viện. Số lượng nhân sự của phòng tài chính kế toán của bệnh viện hiện nay phù hợp yêu cầu công việc, với 4.15 điểm. Hiện phòng kế toán của bệnh viện, với tổng số nhân viên kế toán là 39 nhân viên. Trong đó, trình độ trên đại học là 2, đại học là 31 và khác là 6. Cho thấy, với số lượng nhân viên kế toán như trên đủ để đáp ứng yêu cầu công việc tại Bệnh viện Nhi Đồng 2. “Bệnh viện có lập bảng phân công công việc cho từng cán bộ trong bộ phận kế toán” với 3.65 điểm. “Phòng tài chính kế toán của bệnh viện hiện tại có đáp ứng được công việc do ban lãnh đạo yêu cầu” với 4.20 điểm. “Công việc được phân công cho các nhân viên phòng tài chính kế toán của bệnh viện hiện tại có phù hợp với năng lực của từng cá nhân” với 3.85 điểm. Cho thấy hiện nay, phòng tài chính kế toán của Bệnh viện Nhi Đồng 2 thực hiện phân chia công việc rõ ràng cho từng nhân viên kế toán. Và công việc được phân chia theo năng lực, chuyên môn và nghiệp vụ của nhân viên kế toán để đảm bảo công việc được thực hiện tốt nhất và hiệu quả nhất. 3.2. Tổ chức thu nhận, hệ thống hoá và xử lý thông tin kế toán Trình tự luân chuyển chứng từ ở bệnh viện được tiến hành qua các bước: 5
- Hình 2. Trình tự luân chuyển chứng từ (Nguồn: Phòng tài chính kế toán) Hình 3. Chu trình luân chuyển chứng từ thu viện phí (Nguồn: Phòng tài chính kế toán) Từ hệ thống chứng từ ghi nhận ban đầu, bệnh viện đã tổ chức xây dựng hệ thống tài khoản kế toán nhằm ghi chép, hệ thống hóa các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh. Bảng 2. Kết quả khảo sát về tổ chức thu nhận, hệ thống hoá và xử lý thông tin kế toán Giá trị Mã Độ lệch Thu nhận, hệ thống hoá và xử lý thông tin kế toán trung hóa chuẩn bình Chứng từ do kế toán lập được in từ phần mềm kế toán ra HTCT1 rồi chuyển cho kế toán trưởng, giám đốc đơn vị ký tên, 3.90 0.852 đóng dấu Ngoài các chứng từ kế toán được quy định, Bệnh viện HTCT2 không tự thiết kế thêm các chứng từ kế toán khác để sử 3.20 0.834 dụng riêng cho Bệnh viện Bệnh viện sử dụng đúng mẫu chứng từ mà Bộ Tài chính HTCT3 4.10 0.788 quy định Các chứng từ do các bộ phận khác hoặc do bên ngoài HTCT4 chuyển đến phải có đầy đủ chữ ký của những người có 3.95 0.826 liên quan Việc tiếp nhận, kiểm tra, xử lý chứng từ kế toán được thực hiện toàn bộ bởi kế toán phụ trách nghiệp vụ; kế HTCT5 4.20 0.894 toán trưởng chỉ tiến hành kiểm tra khi kế toán phụ trách nghiệp vụ đã hạch toán, ghi sổ xong (Nguồn: Tác giả tổng hợp từ dữ liệu khảo sát) 3.3 Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán Bệnh viện đã căn cứ vào hệ thống tài khoản kế toán được quy định tại Chế độ kế toán SNCL ban hành theo Thông tư số 107/2017/TT- BTC ngày 10/10/2017 của Bộ 6
- trưởng Bộ Tài chính về việc hướng dẫn chế độ kế toán hành chính sự nghiệp, căn cứ vào đặc điểm hoạt động cụ thể của đơn vị để xây dựng hệ thống tài khoản kế toán áp dụng tại đơn vị của mình. Bảng 3. Kết quả khảo sát về tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán Mã Giá trị Độ lệch Hệ thống tài khoản kế toán hóa trung bình chuẩn Ngoài hệ thống tài khoản do Bộ tài chính và các HTTK1 tài khoản chi tiết do cơ quan cấp trên quy định, 4.44 0.503 Bệnh viện không mở thêm tài khoản khác Bệnh viện thực hiện theo dõi chi tiết cho từng đối HTTK2 4.20 0.768 tượng theo hướng dẫn của cơ quan cấp trên Phương pháp hạch toán được hướng dẫn rõ ràng HTTK3 3.85 0.813 cụ thể Kế toán trưởng thực hiện kiểm tra việc định khoản HTTK4 3.05 1.146 của kế toán viên hàng ngày Việc hạch toán kế toán được thực hiện ngay khi HTTK5 3.85 0.813 nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh (Nguồn: Tác giả tổng hợp từ dữ liệu khảo sát) 3.4 Tổ chức vận dụng hệ thống sổ kế toán Tổ chức sổ kế toán thông qua việc kết hợp các loại sổ có kết cấu khác nhau theo một trình tự hạch toán nhất định nhằm hệ thống hoá và tính toán các chỉ tiêu theo yêu cầu quản lý của bệnh viện. Sổ kế toán dùng để ghi chép, hệ thống và lưu trữ toàn bộ nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh theo nội dung kinh tế và theo thời gian có liên quan đến bệnh viện. Mỗi năm bệnh viện xây dựng hệ thống sổ cho một kỳ kế toán năm. Bảng 4. Kết quả khảo sát về tổ chức vận dụng hệ thống sổ kế toán Mã Giá trị Độ lệch Hệ thống sổ kế toán hóa trung bình chuẩn HTSS Bệnh viện có sử dụng các mẫu sổ kế toán trong danh 3.95 0.887 1 mục sổ kế toán theo quy định HTSS Bệnh viện có thiết kế thêm mẫu sổ kế toán để phù hợp 3.80 0.834 7
- 2 cho việc quản lý của Bệnh viện Khi có sự thay đổi nhân viên giữ và ghi sổ, kế toán trưởng hoặc phụ trách kế toán đơn vị có tổ chức bàn HTSS giao (lập biên bản bàn giao và kế toán trưởng hoặc phụ 3.70 0.801 3 trách kế toán ký xác nhận) trách nhiệm quản lý và ghi sổ kế toán giữa nhân viên kế toán cũ với nhân viên kế toán mới Các trường hợp sửa chữa sổ kế toán sau khi báo cáo tài HTSS chính năm đã nộp cho cơ quan cấp trên được thực hiện 3.50 0.889 4 theo một trong hai phương pháp: phương pháp ghi số âm hoặc phương pháp ghi bổ sung (Nguồn: tác giả tổng hợp từ dữ liệu khảo sát) 3.5 Tổ chức cung cấp và phân tích thông tin kế toán Tổ chức lập báo cáo kế toán Hàng năm, sau khi khóa sổ kế toán, bộ phận kế toán bệnh viện thực hiện lập các báo cáo kế toán bao gồm các báo tài chính và báo cáo quyết toán và gửi lên cơ quan chủ quản là Bộ Y tế. Hàng năm, cơ quan cấp trên mà cụ thể là Bộ Y tế và Bộ Tài chính sẽ cử chuyên viên về đơn vị để thực hiện xét duyệt quyết toán theo quy định tại Thông tư số 137/2017/TT-BTC ban hành ngày 25/12/2017. Quy định xét duyệt, thẩm định, thông báo và tổng hợp quyết toán năm đối với các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập. Bảng 5. Kết quả khảo sát về tổ chức cung cấp và phân tích thông tin kế toán Mã Giá trị Độ lệch Cung cấp và phân tích thông tin kế toán hóa trung bình chuẩn Thời hạn nộp báo cáo tài chính quý, năm và báo cáo CCPT1 4.20 0.951 quyết toán ngân sách đúng quy định CCPT2 Sử dụng thêm mẫu báo cáo tự thiết kể để phục vụ cho 3.65 0.875 8
- công tác quản lý Phương pháp lập BCTC, báo cáo quyết toán qua các CCPT3 4.05 0.605 năm là giống nhau Kỳ hạn lập và nộp báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán CCPT4 3.95 0.826 ngân sách hiện nay phù hợp (Nguồn: tác giả tổng hợp từ dữ liệu khảo sát) 3.6. Tổ chức công tác kiểm tra kế toán Kiểm tra kế toán là một trong những công cụ hết sức quan trọng, đảm bảo cho trong Bệnh viện đi vào nề nếp, thực hiện đúng đắn các chế độ, chính sách nhà nước về kinh tế, tài chính thông qua hoạt động kiểm soát, giám sát chính xác, khách quan. Phát hiện và ngăn chặn kịp thời những hạn chế, thiếu sót trong tổ chức kế toán, công tác quản lý tài chính, chống những hành vi gian lận, vi phạm chế độ tài chính, kế toán. Kết quả khảo sát cho thấy, bệnh viện đã nhận thức được vai trò, ý nghĩa của công tác kiểm tra kế toán nhưng chưa tổ chức vận dụng triệt để Quyết định số 67/2004/QĐ- BTC về quy chế tự kiểm tra tài chính, kế toán tại các đơn vị có sử dụng kinh phí ngân sách Nhà nước. Mới đây nhất là Thông tư 61/2017/TT-BTC ngày 15/6/2017 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn về công khai ngân sách đối với đơn vị dự toán ngân sách, tổ chức được Nhà nước hỗ trợ. Căn cứ vào đối tượng tham gia kiểm tra kế toán hiện nay tại bệnh viện có hai loại kiểm tra: kiểm tra nội bộ và kiểm tra của các cơ quan chức năng có thẩm quyền (Bộ Y tế, Kho bạc Nhà nước, Thanh tra,…). Bảng 6. Kết quả khảo sát về tổ chức công tác kiểm tra kế toán Giá trị Độ Mã Công tác kiểm tra kế toán trung lệch hóa bình chuẩn Kế toán viên phụ trách nghiệp vụ phải tự kiểm tra, KTKT1 tự chịu trách nhiệm và đảm bảo chất lượng công tác 3.55 0.605 của chính mình 9
- Hàng năm cơ quan cấp trên đều thực hiện kiểm tra KTKT2 3.65 0.671 công tác kế toán của Bệnh viện KTKT3 Định kỳ Bệnh viện có tổ chức kiểm tra nội bộ 4.05 0.945 KTKT4 Bệnh viện có tổ chức kiểm tra đột xuất 3.95 0.686 Việc các cơ quan cấp trên kiểm tra kế toán đơn vị là KTKT5 3.50 0.946 hữu ích đối với công việc kế toán Bệnh viện (Nguồn: tác giả tổng hợp từ dữ liệu khảo sát) 3.7. Tổ chức trang bị, ứng dụng công nghệ xử lý thông tin trong công tác kế toán Về phần mềm kế toán, bệnh viện sử dụng phần phềm kế toán HCSN MISA, thường xuyên được cập nhật các phiên bản mới. Tuy nhiên, do thay đổi chế độ kế toán mới, một số chức năng ứng dụng của phần mềm chưa được chuẩn xác, nên ảnh hưởng đến một số báo cáo của bệnh viện, phải điều chỉnh thủ công bằng excel thay vì báo cáo được in trực tiếp từ phần mềm. Hình 4. Giao diện phần mềm Misa của Bệnh viện Nhi Đồng 2 (Nguồn: Phòng tài chính kế toán) Bảng 7. Kết quả khảo sát về tổ chức trang bị, ứng dụng công nghệ xử lý thông tin trong công tác kế toán Giá trị Độ lệch Mã hóa Trang bị, ứng dụng công nghệ xử lý thông tin trung chuẩn bình UDCN Bệnh viện có sử dụng phần mềm trong công tác kế 4.65 0.671 1 toán UDCN Phần mềm đang sử dụng phù hợp với quy mô, đặc 3.50 0.889 10
- điểm hoạt động, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh của 2 Bệnh viện UDCN Trang bị đầy đủ thiết bị (máy tính, phần cứng,...) và 4.20 0.951 3 kết nối internet trong tổ chức phòng Tài chính kế toán UDCN Phần mềm thường xuyên được rà soát và cập nhật 3.65 0.875 4 Phần mềm được cập nhật khi có sự thay đổi trong môi UDCN trường pháp lý liên quan đến công tác kế toán của 4.05 0.605 5 Bệnh viện (Nguồn: tác giả tổng hợp từ dữ liệu khảo sát) 4. Giải pháp hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Bệnh viện Nhi Đồng 2 4.1. Giải pháp về tổ chức của bộ máy kế toán Để tổ chức bộ máy kế toán, điều quan tâm hàng đầu là phải đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ tài chính, kế toán giỏi nghiệp vụ chuyên môn, có tinh thần trách nhiệm và có phẩm chất đạo đức tốt. Trong quản lý nói chung và trong công tác quản lý tài chính bệnh viện nói riêng, xây dựng đội ngũ các bộ phận tài chính kế toán có trình độ chuyên môn, tinh thần trách nhiệm cao được xem là một nhiệm vụ nòng cốt. Định kỳ phải tổ chức kiểm tra, sát hạch và đánh giá trình độ chuyên môn của từng người lao động, nếu không đạt yêu cầu thì phải chuyển sang làm công tác khác. Xây dựng kế hoạch tuyển dụng chặt chẽ, khoa học để có thể tuyển dụng được những nhân viên kế toán có đủ năng lực chuyên môn và phẩm chất đạo đức phục vụ công tác. 4.2. Giải pháp về tổ chức thu nhận, hệ thống hoá và xử lý thông tin kế toán Cần bổ sung thêm các nội dung trên một số sổ kế toán chi tiết, như: Sổ chi tiết phải trả; Sổ chi tiết phải thu cần bổ sung thời hạn thanh toán; Sổ thu viện phí; Sổ chi hoạt động cần theo dõi chi tiết theo từng hoạt động dịch vụ, từng bộ phận;… để cung cấp thông tin phục vụ cho quản trị nội bộ, cũng như tăng cường việc kiểm soát các khoản thanh toán đúng thời hạn và cung cấp thông tin về số nợ của từng người bán, khách hàng. Để nâng cao công tác quản lý tài sản ở bệnh viện, ngoài việc mở “Sổ tài sản cố định” theo dõi tình hình tăng, giảm, hao mòn tài sản cố định, kế toán cần mở “Sổ theo dõi tài sản cố định và công cụ dụng cụ tại nơi sử dụng”. Sổ này dùng để ghi chép tình hình tăng, giảm tài sản cố định và công cụ dụng cụ tại các phòng ban, khoa, bộ phận trong đơn vị, là căn cứ để đối chiếu khi tiến hành kiểm kê. 4.3. Giải pháp về tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán Cần vận dụng phương pháp kế toán cơ sở dồn tích để ghi chép hạch toán vào sổ 11
- kế toán các nghiệp vụ kinh tế liên quan đến doanh thu, chi phí và nợ phải trả tại thời điểm phát sinh. Thiết lập hệ thống tài khoản phục vụ cho việc cung cấp thông tin kế toán quản trị trên phần mềm kế toán và quản lý tổng thể bệnh viện ở các chỉ tiêu: chi phí, doanh thu theo đối tượng trên nhóm công việc, giúp cho ban giám đốc đánh giá được hiệu quả hoạt động của từng bộ phận, định hướng đầu tư phát triển và tính toán phân bổ thu nhập hợp lý. 4.4. Giải pháp về tổ chức vận dụng hệ thống sổ kế toán Bệnh viện cần tổ chức kiểm tra, rà soát lại và lập danh mục các loại sổ kế toán đang áp dụng; ban hành văn bản quy định về danh mục các loại sổ được lưu trữ sổ bằng giấy hay phương tiện điện tử; đồng thời phân công người chịu trách nhiệm ghi sổ và giữ sổ kế toán. Quản lý chặt chẽ và cập nhật sổ đăng ký chữ ký mẫu cho phụ trách các phần hành kế toán, kế toán trưởng, chủ tài khoản và người được uỷ quyền chủ tài khoản; đồng thời quy định bộ phận chịu trách nhiệm quản lý kiểm tra chữ ký mẫu và cập nhật sổ này. Lập sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và trình giám đốc phê duyệt ngay từ đầu năm. 4.5. Giải pháp về tổ chức cung cấp và phân tích thông tin kế toán Cần hoàn thiện từ khâu tổ chức lập và nộp báo cáo tài chính, hoàn thiện công tác phân tích báo cáo tài chính và công tác công khai báo cáo tài chính. Ngoài ra, bệnh viện cần lập thêm báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Việc tổ chức công khai báo cáo tài chính cần được thực hiện nghiêm túc và có kế hoạch cụ thể. Ngoài việc báo cáo tại hội nghị cán bộ chủ chốt, hội nghị cán bộ, viên chức hàng năm cần tiến hành công khai tại các khoa, phòng, bảng tin của toàn bệnh viện để mọi cán bộ, viên chức có thể biết về công tác quản lý tài chính của bệnh viện. 4.6. Giải pháp về tổ chức công tác kiểm tra kế toán Để thực hiện tốt và nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, kiểm soát, bệnh viện cần quán triệt và thực hiện nghiêm túc quy chế về tự kiểm tra tài chính, kế toán tại các cơ quan, đơn vị có sử dụng kinh phí ngân sách Nhà nước của Bộ Tài chính ban hành kèm theo Quyết định số 67/2004/QĐ - BTC ngày 13/8/2004. Mới đây nhất là Thông tư 61/2017/TT-BTC ngày 15/6/2017 của Bộ Tài chính, về việc hướng dẫn về công khai ngân sách đối với đơn vị dự toán ngân sách, tổ chức được Nhà nước hỗ trợ. Với sự phát triển trong các hoạt động của bệnh viện đi kèm là rất nhiều các loại nghiệp vụ kinh tế phát sinh, cũng như việc đổi mới cơ chế quản lý tài chính nên yêu cầu tổ chức kế toán phải dần hoàn thiện và phát triển đáp ứng sự phát triển mới. Cùng với sự phát triển của công tác kế toán thì việc kiểm tra công tác kế toán của bệnh viện cũng cần có những thay đổi hoàn thiện, nhằm khắc phục những tồn tại và bước phát triển cho phù hợp. 4.7. Giải pháp về tổ chức trang bị, ứng dụng công nghệ xử lý thông tin trong 12
- công tác kế toán Trước yêu cầu quản lý ngày càng cao đối với lĩnh vực kế toán trong bối cảnh hội nhập kinh tế của Nhà nước, đòi hỏi các đơn vị kế toán phải lựa chọn sản phẩm công nghệ và ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác kế toán, cụ thể là những lợi ích của tính năng tự động hoá do công nghệ thông tin mang lại cho công tác kế toán và công tác quản lý như ghi nhận, thu thập, xử lý, lưu trữ dữ liệu, lập báo cáo và sử dụng các thiết bị hổ trợ để thực hiện các giao dịch điện tử, chứng từ điện tử. Tất cả điều này giúp cho đơn vị nâng cao năng lực quản lý điều hành, thay đổi chất lượng quản lý và tăng hiệu quả trong các mặt hoạt động. Tài liệu tham khảo Asmaul Husna, Grace T Pontoh và Aini Indrijawati. (2023). The Influence of Accounting Information Systems and Service Systems on Organizational Performance at Hospital in Makassar City. KINERJA Volume 27, No. 1, 2023 Page. 46-57. Earl R.Wilson, Leo E.Hay, Susan C.Kattelus. (2001). “Accounting for Governmental and Nonpofit Entities”, McGraw-Hill/Irwin. Leslie G. Eldenburg. (2017). “Management Accounting and Control in the Hospital Industry: A Review”, Journal of Governmental & Nonprofit Accounting. 13
- Nathan Carroll và Justin C. Lord. (2016). “The Growing Importance of Cost Accounting for Hospitals”, J Health Care Finance, 43(2): 172–185. Nehad Ibrahim Ineizeha và cộng sự. (2023). The role of the application of an accounting system in raising the efficiency of the supply chain in Jordanian hospitals. Uncertain Supply Chain Management Vol.11 (2023) 403–410. 14
- 15
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Quản lý, sử dụng và hạch toán TSCĐ trong DN xây dựng.
5 p | 373 | 158
-
Công ty cho thuê tài chính bế tắc trong xử lý nợ xấu
3 p | 143 | 19
-
Hoàn thiện tổ chức chi phí doanh thu và phân tích kết quả sản xuất kinh doanh tại cty cao su đaknông - 2
14 p | 109 | 14
-
Các giải pháp hoàn thiện công tác quyết định tổ chức cho vay dài hạn của ngân hàng thương mại
10 p | 93 | 6
-
Hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính của doanh nghiệp vay vốn tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn Hà Nội
9 p | 18 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn