
99
TĂNG KALI MÁU TRONG BỆNH THẬN
1. ĐẠI CƯƠNG
Kali là một ion dương nằm chủ yếu trong tế bào và có vai trò quan trọng duy
trì tế bào hoạt động bình thường. Ở người bình thường kali trong tế bào chiếm 98-
99% tổng lượng kali cơ thể. Sự thay đổi kali trong máu phụ thuộc vào thể tích dịch
nội - ngoại bào, cân bằng acid bazo. Ngoài ra còn phụ thuộc vào quá trình chuyển
hóa protit, quá trình phân bào, yếu tố tăng trưởng. Để duy trì hoạt động bình
thường kali ngoài tế bào là 3,5-5 mmol/l, trong tế bào là 120-140mmol/l.
Tăng kali máu là khi nồng độ kali trong máu vượt quá 5,0 mmol/l
Điều trị tăng kali máu là một cấp cứu tích cực do nguy cơ rối loạn nhịp tim, ngừng
tim gây tử vong.
2. NGUYÊN NHÂN GÂY TĂNG KALI MÁU
Một số nguyên nhân gây tăng Kali máu: do sự chuyển dịch từ nội bào ra
ngoại bào, giảm bài tiết Kali do bệnh lý ở thận, do bệnh tuyến thượng thận, do thức
ăn có chứa nhiều kali, do một số thuốc …
Kali từ nội bào ra ngoại bào
Kali từ nội bào ra ngoại bào làm tăng nồng độ Kali máu. Thường gặp ở
những bệnh nhân nhiễm toan ceton trong bệnh tiểu đường, do sử dụng các thuốc lợi
tiểu giữ Kali, digoxin, thuốc chẹn beta, và suxamethonium...
Nguyên nhân tại thận
Nguyên nhân thận bao gồm suy thận cấp hoặc mạn tính, tình trạng nhiễm
toan ống thận, thận mất khả năng bài xuất Kali. Tình trạng thiếu hormon như bệnh
Addison.
Nguyên nhân khác
Tăng Kali máu cũng có thể do bổ sung quá nhiều kali do thức ăn như chuối,
nho, sô cô la ..hoặc do truyền máu, hoặc do sử dụng thuốc ức chế men chuyển, lợi
tiểu giữ kali. Các nguyên nhân nội sinh như chấn thương, tiêu cơ vân, tan máu,
bỏng, hội chứng ly giải khối u.