
64
Ứ NƯỚC, Ứ MỦ BỂ THẬN
1.ĐẠI CƯƠNG
Hậu quả của tắc nghẽn đường tiết niệu làm cho đài thận rồi bể thận và có thể
cả niệu quản giãn dần ra dẫn đến kích thước thận to lên so với bình thường gọi là
hiện tượng thận ứ nước. Trong thời gian ứ nước bể thận và niệu quản có thể dẫn
đến nhiễm trùng tại thận. Nếu nhiễm trùng nặng có thế dẫn đến tình trạng ứ mủ bể
thận.
Tùy theo nguyên nhân thận có thể ứ nước một bên hoặc cả hai bên, tùy theo
thời gian và tiến triển của bệnh mà biểu hiện lâm sàng có thể là cấp tính hoặc mạn
tính. Trong những trường hợp mạn tính chức năng thận có thể bị suy giảm và
không có khả năng hồi phục, thận chí có thể dẫn đến bệnh thận giai đoạn cuối.
2.NGUYÊN NHÂN
Nguyên nhân chủ yếu gặp trong ứ nước, ứ mủ bể thận là do những cản trở cơ
học từ bên trong hoặc bên ngoài cũng như những tổn thương chức năng đơn thuần
không liên quan đến sự tắc nghẽn cố định trong hệ thống dẫn niệu.
Nghẽn, tắc cơ học có thể gặp ở bất cứ đoạn nào của đường dẫn niệu, bắt đầu
từ đài thận đến lỗ ngoài của niệu đạo.
Ở trẻ em các dị tật bẩm sinh chiếm ưu thế bao gồm hẹp khúc nối bể thận niệu
quản, niệu quản sau tĩnh mạch chủ, van niệu đạo sau [1].
Ở người lớn, tắc nghẽn đường tiểu chủ yếu do các nguyên nhân mắc phải:
Sỏi thận và sỏi niệu quản là nguyên nhân hay gặp, ngoài ra là các nguyên nhân
như hẹp niệu quản, u niệu quản, cục máu đông [2].
Nguyên nhân do do chấn thương niệu quản trong phẫu thuật ở vùng chậu hoặc đại
tràng
Nguyên nhân do các khối u bên ngoài chèn ép vào niệu quản như ung thư cổ
tử cung hay đại tràng, u lympho sau phúc mạc, viêm nhiễm quanh niệu quản.
Xơ hóa sau phúc mạc chưa rõ nguyên nhân cũng thường gặp ở nam tuổi
trung niên và có thể dẫn đến tắc nghẽn niệu quản 2 bên.