A. Soạn bài Nhà rông ở Tây Nguyên
1. Vì sao nhà rông phải chắc và cao ?
Trả Lời: Nhà rông phải chắc để chịu được gió bão trong một thời gian dài, để có thể chứa được nhiều người cùng hội họp hoặc nhảy múa. Nhà rông phải cao để voi đi qua không đụng sàn và khi múa rông chiêng, giáo không vướng mái.
2. Gian đầu được trang trí ra sao ?
Trả Lời: Gian đầu nhà rông là nơi thờ thần làng, trên vách treo giỏ mây đựng hòn đá thần, quanh giỏ mây đó treo những cành hoa đan bằng tre, treo vũ khí, nông cụ chiêng trống.
3. Vì sao nói gian giữa là trung tâm của nhà rông ?
Trả Lời: Gian giữa có bếp lửa là trung tâm của nhà rông vì đây chính là nơi tiếp khách của làng và cũng là nơi các già làng thường họp bàn các việc lớn.
Nội dung: Nhà rông ở Tây Nguyên rất khác lạ. Đây là nơi sinh hoạt cộng đồng của buôn làng, nơi thể hiện nét đẹp văn hóa của đồng bào Tây Nguyên.
B. Chính tả bài Nhà rông ở Tây Nguyên
1. Nghe - Viết : NHÀ RÔNG Ở TÂY NGUYÊN (trích)
2. Điền ưi hay ươi ?
- khung cửi, cưỡi ngựa, sưởi ấm
- mát rượi, gửi thư. tưới cây
Tìm các tiếng có thể ghép với :
a) - xâu : xâu chuỗi, xâu xé, xâu kim, xâu bánh, ...
- sâu : sâu sắc, nông sâu, sâu xa, chim sâu, sâu bọ, ...
- xẻ : mổ xẻ, xẻ gỗ, xẻ rãnh, thợ xẻ, cưa xẻ, ...
- sẻ : chim sẻ, san sẻ, chia sẻ, sẻ cơm nhường áo, ...
b) - bật : bật lửa, bật cười, tất bật, bật đèn, lật bật, ...
- bậc : bậc thềm, bậc cửa, bậc thang, thứ bậc, bậc nhất, ...
- nhất : nhất hạng, thứ nhất, đẹp nhất, xấu nhất, dài nhất, duy nhất, hợp nhất, thống nhất, nhất trí, ...
- nhấc : nhấc bổng, nhấc lên, nhấc chân, ...
C. Tập làm văn bài Nhà rông ở Tây Nguyên
1. Nghe và kể lại chuyện GIẤU CÀY
Bài làm
Khôn ngoan là vốn quý của con người. Nếu không khôn ngoan thì làm việc gì cũng khó thành công thậm chí còn hỏng việc. Câu chuyện Giấu cày sẽ cho chúng ta thấy được tác hại của việc "thiếu đi sự khôn ngoan của con người ta". Chuyện kể rằng:
Có một anh nông dân đang cày ruộng. Đến trưa, vợ anh ta đến gọi về ăn cơm. Thấy vợ gọi riết quá, anh ta trả lời thật to:
- Để tôi giấu cái cày vào bụi cây này đã !
Về nhà, anh nông dân bị vợ trách :
- Ông giấu cày mà la to như thế, kẻ gian nó biết chỗ, lấy cày đi thì sao ?
Cơm nước xong, anh nông dân ra ruộng. Quả nhiên cày mất rồi. Anh ta liền chạy một mạch về nhà. Nhìn trước, nhìn sau chẳng thấy ai, anh ta ghé sát vào tai vợ thì thào :
- Nó lấy mất rồi !
Lời nhận định của người vợ thật không sai. Còn anh ta thì nên rút kinh nghiệm cho việc giấu cày của mình.
2. Dựa vào bài tập làm văn miệng tuần trước, hãy viết một đoạn văn giới thiệu về tổ em.
(Xem lại bài viết vài lời giới thiệu về tổ em ở cuối tuần 14. Đó chính là một đoạn văn giới thiệu về tổ em).
Để tham khảo toàn bộ nội dung của tài liệu, các em vui lòng đăng nhập tài khoản trên trang TaiLieu.Vn để tải tài liệu về máy. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài tập của bài học trước và bài học tiếp theo:
>> Bài trước: Hướng dẫn giải bài tập bài Nhà bố ở SGK Tiếng Việt 3
>> Bài sau: Hướng dẫn giải bài tập bài Đôi bạn SGK Tiếng Việt 3