intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hướng dẫn sử dụng đồng hồ đa năng hiện số

Chia sẻ: Day Ma | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:10

155
lượt xem
22
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hiện nay trên thị trường xuất hiện nhiều loại đồng hồ đa năng hiển thị số. Các loại đồng hồ khác nhau thì cách sử dụng đôi chỗ khác nhau về function, nhưng cũng có điểm chung và dưới đây là tài liệu "Hướng dẫn sử dụng đồng hồ đa năng hiện số" nhằm giúp các bạn sử dụng dễ dàng hơn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hướng dẫn sử dụng đồng hồ đa năng hiện số

  1. Hướng dẫn sử dụng đồng hồ đa năng hiện số Hiện nay trên thị trường xuất hiện nhiều loại đồng hồ đa năng hiển thị số. Các loại đồng hồ khác  nhau thì cách sử dụng đôi chỗ khác nhau về function, nhưng cũng có điểm chung.  Tôi xin hướng dẫn cách sử dụng một vài tính năng cơ bản của loại đồng hồ Fluke.  Đo thông mạch Các bạn để thang đồng hồ về vị trí đo ohm bấm select hiện biểu tượng âm thanh. Khi đo mạch nếu không  bị đứt thì xuất hiện âm pip, khi hở mạch không có âm thanh báo hiệu. Đo điện trở 
  2. Bật chuyển mạch về thang đo Ohm, sau đó đưa đầu 2 que đo vào điện trở cần đo, chú ý không được chạm  tay vào chân linh kiện đồng hồ sẽ không chính xác khi đo cả nội trở của tay người. Cũng không nên đo linh  kiện trong mạch bởi R có thể là của linh kiện khác trong mạch. Đo tụ điện Bật chuyển mạch của đồng hồ về thang đo tụ, chập hai đầu của tụ để phóng hết điện tích trên hai bản  cực của tụ. Đưa hai que đo vào hai bản cực của tụ, đọc trị số đo được trên màn LCD. Đo diode
  3. Bật chuyển mạch về thang đo diode đưa 2 đầu que đo vào hai cực của diode, và đổi đầu que đo: ­ Một chiều lên khoảng 0,6VDC, một chiều không lên ( đòng hồ hiện chữ OL) => diode tốt. ­ Đo đi do lại hai chiều đều không lên (đồng hồ hiện OL) => diode bị đứt, hỏng. ­ Đo đi đo lại hai chiều đều lên 0,0VDC => diode bị chập, hỏng. Đo VAC; VDC
  4. ­ Đo VAC: Bật chuyển mạch của đồng hồ về Volts AC có biểu tượng (AC có dấu Ngã) Đưa 2 đầu que đo  vào 2 điểm cần đo, đọc chỉ số hiển thị trên LCD. ­ Đo VDC: Bật chuyển mạch của đồng hồ về VDC, đưa hai que đo: que đỏ, dương vào cực dương; que  đen âm vào cự âm. Đọc chỉ số trên LCD.  Nếu trước chỉ số có dấu (­) ta phải đảo lại đầu que đo. Đo A­AC; A­DC Bật chuyển mạch của đồng hồ về thang đo Ampes AC; DC. Chuyển giắc cắm dây đỏ ­ dương của đồng 
  5. hồ sang giắc cắm đo Ampe, que đen vẫn giữ nguyên vị trí. Mắc nối tiếp đồng hồ với thiết bị cần đo, đọc trị  số trên LCD. Đo tần số Hz Ở các loại đồng hồ khác, việc đo tần số ta chuyển mạch về Hz và đo như đo V­AC như thông thường,  nhưng trong đồng hồ Fluke việc đo tần số Hz được tích hợp trên các thang đo VAC; VDC; AAC; ADC. Khi  đo cần bấm vào nút select để chuyển về tính năng đo tần số (khi xuất hiện chữ Hz trên LCD) như hình vẽ:  Có thiếu xót gì các bạn bổ xung thêm. ) Kiểm tra Diode. Diode được cấu tạo bởi tiếp giáp P­N nên giữa tiếp giáp đó có điện trở rất nhỏ và ta chỉ cần đo điện trở đó.  Trên đồng hồ nó cũng thang đo Diode và nó được nằm trên giải thang đo điện trở. Thông thường có 2 loại  Diode có điện trở khác nhau : loại Diode Si và Ge.Hai loai Diode này có điện trở khác nhau. a) Chọn thang đo Diode trên đồng hồ
  6. Trên đồng hồ này trong thang đo điện trở thì có mỗi 1 giải đo dùng cho Diode và nó được kí hiệu luôn trên  đồng hồ (Kí hiệu bằng con Diode). Và giải đo của nó là 2K và chỉ dùng giải đo này mới chính xác. b) Cách đo. Xem hình vẽ mình họa sau đây.
  7. Tuy là đo điện trở giữa tiếp giáp PN nhưng ta phải phân cực thuận cho diode tức là như sau : + Chọn thang đo điện trở và vặn núm về đo Diode + Que đỏ cho vào A (Anot) và Que đen cho vào K (Katot). Nhìn trên hình vẽ + NHìn kết quả trên màn hình. Và kết quả đo của tôi.
  8. Trên màn hình hiện thị giá trị là 0.506. Như vậy là Diode vẫn còn sống. * Chú ý : Nếu ta phân cực nghịch cho Diode thì giá trị điện trở là vô cùng. Còn nếu mà điện trở bằng 0 thì  Diode bị hỏng (Hỏng tiếp giáp PN). Cái này cứ hiểu nguyên lý của Diode là có thể xác định được. 5 ) Kiểm tra Transitor và xác định chân cho Transitor Có những cách khác nhau  cách để xác định chân của cho Transitor và kiểm tra sống chết của Transitor  như là kiểm tra sống chết của Transitor ta đo điện trở của BE và BC và CE. Trong đồng hồ này nó đã tích  hợp luôn chức năng đo kiểm tra transitor và xác định chân. a) Chọn thang do trên đồng hồ. Trên đồng hồ có một thang đo chuyên dùng cho đo Transitor.
  9. Nhìn trên hình vẽ thì thang này có mỗi 1 giải đo và dùng cho Transitor và nó được kí hiệu hFE. Đồng thời  có các lỗ để cắm các Transitor vào để đo. Các lỗ này được bố trí các B,C,E sao cho phù hợp với tất cả các  BJT (NPN và PNP) b) Cách đo. Các đo đơn giản của nó như sau : + Chọn thang đo cho Transitor ở đây là HeF. + Cắm các Transitor PNP hay NPN và các lỗ bên cạnh nó. Các lỗ này nó được thiết kế cho ta cắm đủ các  loại Transitor có thứ tự chân khác nhau của các hãng khác nhau. + nếu cắm đùng NPN hay PNP thì khi đó trên màn hình sẽ hiện thị giá trị hệ số khuếch đại của Transitor.  Đồng thời nhìn dưới lỗ cắm chân thì ta xác định được chân nào là B , C, E. và kết quả của tôi như sau :
  10. Cái giá trị 164 là giá trị ta đo được kết hợp với lỗ cắm ta xác định được chân cho Transitor và sống chết  của Transitor. * Chú ý : Nếu chưa bit xác định được đó là Tran thuận hay ngược thì ta phải thư cả 2 hàng lỗ dành cho  PNP hay NPN nếu cái nào đồng hộ hiện thị thì Tran đó sống và biết được các chân. CÒn nếu cắm hết cả  các thứ tự lỗ rồi mà ko thấy gì thì Tran đó đã chết. Đây là công cụ khá hữu ích và nhanh cho việc xác định  Transitor không như cách thủ công ngày trước. 
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0