TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ-2016<br />
<br />
KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ CAN THIỆP MẠCH VÀ THEO DÕI<br />
SAU 3 NĂM Ở BỆNH NHÂN VỠ PHÌNH MẠCH NÃO<br />
TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 103<br />
Phạm Đình Đài*; Đặng Minh Đức*<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: đánh giá đặc điểm lâm sàng, hình ảnh, kết quả điều trị vỡ phình mạch não và theo<br />
dõi trong 3 năm. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu tiến cứu kết hợp với hồi cứu, mô tả<br />
cắt ngang, theo dõi dọc, không đối chứng trên 171 bệnh nhân (BN) vỡ phình động mạch não<br />
(ĐMN), can thiệp nút phình mạch cho 117 BN. Kết quả và kết luận: tuổi trung bình 54 ± 13,6,<br />
nam 55,6%. Lâm sàng vỡ phình ĐMN: chảy máu dưới nhện 87,2%; chảy máu não 7,6%; chảy<br />
máu não thất 5,2%, dấu hiệu cảnh báo 49,7%, tỷ lệ vỡ phình mạch tái phát 45,6%. Kết quả<br />
chẩn đoán hình ảnh: chảy máu dưới nhện 66,1%; chảy máu não 7,6%; vị trí phình động mạch<br />
(ĐM) thông trước 43,6%. Kết quả điều trị: nút kín túi phình 86,3%; nút bán phần 7,7%. Kết quả<br />
ra viện: tốt 73,5%; xấu 15,4%; tử vong 11,1%. Theo dõi sau 3 năm: tốt 88,2%, xấu 11,8%,<br />
phình mạch tái thông 5,9%.<br />
* Từ khoá: Phình động mạch não; Nút túi phình bằng vòng xoắn kim loại.<br />
<br />
Results of Endovascular Treatment of Brain Aneurysm Rupture<br />
and Follow-up in 3 Years at 103 Hospital<br />
Summary<br />
Objectives: To evaluate the clinical characteristics, imaging and endovascular treatment’s<br />
results of brain aneurysms rupture. Subjects and methods: A prospective and retrospective,<br />
cross-sectional descriptive study was carried out on 171 patients diagnosed as rupture<br />
aneurysm, 117 patients got coiling treatment. Results and conclusion: Mean age 54 ± 13.6,<br />
male 55.6%. Clinical symptoms: SAH 87.2%, cerebral hemorrhage 7.6%, ventricular<br />
hemorrhage 5.2%; warning leak 49.7%; aneurysm reruptured 45.6%. Imaging: subarachnoid<br />
hemorrhage 66.1%; cerebral hemorrhage 7.7%; ACOM aneurysms 43.6%. Results of<br />
endovascular procedure: coiling completely 86.3%, good outcome 73.5%. Follow-up 3 years:<br />
good 88.2%, bad 11.8%; recanalization aneurysm 5.9%.<br />
* Key words: Brain aneurysm; Coiling.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Phình ĐMN là bệnh lý nguy hiểm, đặc<br />
biệt khi vỡ. Theo đa số nghiên cứu lâm<br />
<br />
sàng, có khoảng 10% số BN vỡ phình ĐMN<br />
tử vong trước khi tới bệnh viện, nếu chảy<br />
máu tái phát, tỷ lệ tử vong hoặc tàn phế<br />
lên tới 50% BN [7]. Đối với phình ĐMN vỡ,<br />
<br />
* Bệnh viện Quân y 103<br />
Người phản hồi (Corresponding): Phạm Đình Đài (phamdai103@gmail.com)<br />
Ngày nhận bài: 20/08/2016; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 26/09/2016<br />
Ngày bài báo được đăng: 06/10/2016<br />
<br />
92<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ ĐỘT QUỴ-2016<br />
một số biện pháp điều trị chính là phẫu<br />
thuật dùng clip kẹp cổ túi phình (cliping),<br />
can thiệp nội mạch sử dụng vòng xoắn<br />
kim loại (coil) để nút kín túi phình (coiling)<br />
hoặc đặt stent đảo dòng (flow - diverter<br />
stent) để chặn dòng máu đi vào lòng túi<br />
phình. Xu hướng hiện nay tại Việt Nam là<br />
phát hiện, xử trí túi phình động mạch<br />
ngay từ khi chưa vỡ. Một số nghiên cứu<br />
quốc tế về phình ĐMN đều ghi nhận có<br />
một tỷ lệ nhất định phình ĐMN sau can<br />
thiệp vẫn tiếp tục phát triển hoặc tái thông<br />
(kể cả đối với phình động mạch đã được<br />
nút kín hoàn toàn), khuyến cáo BN nên<br />
được theo dõi bằng các biện pháp chẩn<br />
đoán hình ảnh tối thiểu 3 năm sau điều trị<br />
[3]. Bệnh viện Quân y 103 thực hiện điều<br />
trị can thiệp nội mạch cho BN vỡ phình<br />
ĐMN, từ 2010 đến 2012 chúng tôi đã điều<br />
trị cho BN phình ĐMN chưa vỡ. Chúng tôi<br />
tiến hành nghiên cứu này nhằm: Đánh<br />
giá kết quả điều trị can thiệp và theo dõi<br />
lâm sàng, cận lâm sàng sau 3 năm đối<br />
với BN vỡ phình ĐMN tại Bệnh viện Quân<br />
y 103.<br />
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
1. Đối tƣợng nghiên cứu.<br />
171 BN được chẩn đoán xác định<br />
phình ĐMN, cấp cứu, chẩn đoán xác định<br />
phình ĐMN và điều trị can thiệp nội mạch<br />
tại Bệnh viện Quân y 103 từ tháng 1 2010 đến 6 - 2016. Quy trình thu nhận,<br />
chẩn đoán và điều trị BN thực hiện theo<br />
quy trình của Jose và CS (2006) [2].<br />
2. Phƣơng pháp nghiên cứu.<br />
Nghiên cứu tiến cứu, kết hợp hồi cứu,<br />
mô tả cắt ngang, theo dõi dọc.<br />
<br />
* Chỉ tiêu nghiên cứu:<br />
- Đặc điểm lâm sàng: tuổi, giới, thể đột<br />
quỵ do vỡ phình mạch, dấu hiệu cảnh<br />
báo vỡ phình động mạch, tỷ lệ chảy máu<br />
tái phát. Đánh giá mức độ lâm sàng vào<br />
viện theo Hunt-Hess: từ 1 - 3 điểm (tốt),<br />
4 - 5 điểm (xấu).<br />
- Hình ảnh cắt lớp vi tính (CLVT) sọ não,<br />
hình ảnh chụp mạch não xoá nền - (DSA):<br />
vị trí, số lượng, đặc điểm túi phình.<br />
- Kết quả điều trị can thiệp: tỷ lệ nút kín<br />
túi phình, nút kín còn lại di sót tại cổ, nút<br />
phần.<br />
- Điều trị nội khoa sau can thiêp theo<br />
khuyến cáo của Hội Tim mạch, Phẫu thuật<br />
thần kinh, can thiệp điện quan thần kinh<br />
Mỹ, Hiệp hội Gây mê châu Âu phác đồ 3<br />
H (hypertensive - hypervolemic - hemodilution)<br />
với mục đích chống co mạch, phòng tắc<br />
mạch và bù nước điện giải sau can thiệp.<br />
- Kết quả theo dõi lâm sàng, chẩn đoán<br />
hình ảnh sau 3 năm: theo thang điểm GOS<br />
(Glasgow ourcome scale): 4 - 5 điểm<br />
(thuận lợi); 2 - 3 điểm (xấu), 1 điểm (tử vong).<br />
Tỷ lệ tái phình mạch sau can thiệp.<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ<br />
BÀN LUẬN<br />
1. Đặc điểm lâm sàng.<br />
* Đặc điểm tuổi, giới:<br />
Tuổi < 20: 8 BN (4,6%); 20 - 39 tuổi:<br />
42 BN (24,6%); 40 - 59 tuổi: 87 BN<br />
(50,9%); ≥ 60 tuổi: 34 BN (19,9%); nam giới:<br />
95 BN (55,6%); tuổi trung bình 54 ± 13,6.<br />
Theo Frosting M và Wanke I [7], Pearse<br />
Morris và CS [4], tuổi thường gặp 40 - 65,<br />
nữ gặp nhiều hơn nam khoảng 1,6 lần.<br />
Nghiên cứu của chúng tôi, độ tuổi thường<br />
93<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ-2016<br />
gặp cũng tương đương, tỷ lệ nam cao<br />
hơn (55,6% số BN nghiên cứu). Sự khác<br />
biệt giữa 2 giới có thể là do: BN nữ của<br />
chúng tôi nhập viện sau khi phình ĐMN đã<br />
vỡ, đồng thời căn nguyên bệnh sinh và<br />
nguy cơ vỡ của phình ĐMN liên quan đến<br />
người uống nhiều rượu và hút thuốc lá.<br />
Ở Việt Nam, phụ nữ ít có thói quen này<br />
nên tỷ lệ phình ĐMN thấp hơn.<br />
* Đặc điểm lâm sàng:<br />
Chảy máu dưới nhện: 149 BN (87,2%);<br />
chảy máu não: 13 BN (7,6%); chảy máu<br />
não thất: 9 BN (5,2%); lâm sàng nhẹ<br />
(Hunt - Hess ≤ 3): 133 BN (77,8%); lâm sàng<br />
nặng (Hunt - Hess > 3): 38 BN (22,2%);<br />
dấu hiệu cảnh báo: 85 BN (49,7%); vỡ<br />
phình động mạch tái phát: 78 BN (45,6%).<br />
Phình ĐMN vỡ có thể gây chảy máu dưới<br />
nhện, chảy máu nhu mô não hoặc chảy<br />
máu não thất, nhưng cũng có trường hợp<br />
BN kết hợp nhiều vị trí chảy máu. Trong<br />
nghiên cứu này, chảy máu dưới nhện<br />
chiếm tỷ lệ cao nhất (87,2%), với triệu<br />
chứng lâm sàng đau đầu đột ngột dữ dội,<br />
<br />
nôn - buồn nôn, dấu hiệu màng não (+).<br />
Theo Lê Văn Thính, 100% BN chảy máu<br />
dưới nhện đều đau đầu, nôn 82%, dấu<br />
hiệu màng não 100%. Số lượng BN có<br />
dấu hiệu cảnh báo “warning leak” trong<br />
khoảng thời gian 14 ngày trước khi nhập<br />
viện chiếm 49,7%, đây là một triệu chứng<br />
quan trọng nói lên biểu hiện sớm của vỡ<br />
phình ĐMN. Theo Forsting M và Wanke I<br />
[7], dấu hiệu cảnh báo gặp 50% BN vỡ<br />
phình ĐMN. Khuyến cáo: khi BN có<br />
những cơn đau đầu dữ dội, đột ngột mà<br />
CLVT chưa rõ, cần xét nghiệm dịch não<br />
tuỷ, CTA, MRA hoặc DSA để loại trừ vỡ<br />
phình mạch [3]. Để lượng giá tình trạng<br />
lâm sàng của BN tại thời điểm nhập viện,<br />
chúng tôi sử dụng thang điểm Hunt Hess [3], theo khuyến cáo đối với BN có<br />
tình trạng lâm sàng nhẹ (Hunt - Hess ≤ 3)<br />
chiếm 77,8%, những BN này cần điều trị<br />
can thiệp cấp cứu ngay sau khi hoàn tất<br />
công tác chuẩn bị, còn với BN tình trạng<br />
lâm sàng nặng (Hunt - Hess > 3), cần<br />
điều trị hồi sức tích cực, can thiệp khi tình<br />
trạng lâm sàng đã cải thiện [3].<br />
<br />
2. Chẩn đoán hình ảnh.<br />
Bảng 1: Đặc điểm CLVT sọ não.<br />
Đặc điểm CLVT<br />
<br />
Số lƣợng (n = 171)<br />
<br />
Tỷ lệ %<br />
<br />
113<br />
<br />
66,1<br />
<br />
Chảy máu não thất đơn thuần<br />
<br />
9<br />
<br />
5,2<br />
<br />
Chảy máu não<br />
<br />
13<br />
<br />
7,6<br />
<br />
Kết hợp (chảy máu dưới nhện + chảy máu não +<br />
chảy máu não thất)<br />
<br />
25<br />
<br />
14,6<br />
<br />
Không thấy hình ảnh của máu<br />
<br />
11<br />
<br />
6,5<br />
<br />
Chảy máu dưới nhện<br />
<br />
100% BN được chụp CLVT sọ não tại thời điểm nhập viện, BN chảy máu dưới nhện<br />
không thấy hình ảnh của máu trên CLVT, phải xét nghiệm dịch não tủy để chẩn đoán.<br />
94<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ ĐỘT QUỴ-2016<br />
<br />
Biểu đồ 1: Vị trí phình ĐMN.<br />
Chụp DSA cho 171 BN, phát hiện 187 phình mạch não: động mạch thông trước<br />
chiếm tỷ lệ cao nhất (43,6%), các vị trí khác đều gặp, 95,2% phình mạch dạng túi, biến<br />
đổi tại đáy túi phình 77,5%.<br />
3. Kết quả điều trị phình ĐMN.<br />
Bảng 2: Kết quả can thiệp và biến chứng điều trị.<br />
Kết quả<br />
Nút kín phình mạch<br />
<br />
Số trƣờng hợp<br />
Kín hoàn toàn<br />
<br />
87<br />
<br />
Di sót cổ<br />
<br />
14<br />
<br />
101<br />
<br />
Tỷ lệ % (n = 117)<br />
86,3<br />
<br />
Nút bán phần<br />
<br />
9<br />
<br />
7,7<br />
<br />
Vỡ phình mạch<br />
<br />
8<br />
<br />
6,8<br />
<br />
Tắc mạch<br />
<br />
3<br />
<br />
2,6<br />
<br />
Co thắt mạch<br />
<br />
9<br />
<br />
7,7<br />
<br />
Thất bại<br />
<br />
7<br />
<br />
5,9<br />
<br />
Trong 171 BN vỡ phình động mạch,<br />
chúng tôi chỉ điều trị 117 trường hợp, kết<br />
quả: can thiệp thành công 101/117 BN<br />
(94%). Cũng như một số trung tâm can<br />
thiệp khác, biến chứng hay gặp trong quá<br />
trình thực hiện kỹ thuật: vỡ phình mạch<br />
6,8%, những trường hợp này được xử trí<br />
trung hoà heparin, nút khẩn trương phình<br />
mạch, chặn cổ túi phình bằng bóng; tắc<br />
mạch (2,6%) được xử trí lấy huyết khối<br />
<br />
bằng hệ thống Penumbra; co thắt mạch<br />
sau can thiệp (7,7%), xử trí bằng cách<br />
nâng huyết áp kết hợp sử dụng papaverin<br />
đường động mạch và nimodipine đường<br />
tĩnh mạch. Tổng số tai biến trong can<br />
thiệp là 20/117 BN (17,1%) và đều được<br />
xử trí kịp thời (17/20 BN). Theo Pierrot L<br />
[5], trong điều trị can thiệp nút phình động<br />
mạch bằng cuộn kim loại, tỷ lệ tai biến<br />
khoảng 21%.<br />
95<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ-2016<br />
Điều trị theo phác đồ 3H (hypertensive<br />
- hypervolemic - hemodilution) với mục<br />
đích chống co mạch, phòng tắc mạch và<br />
bù nước điện giải sau can thiệp: 100% số<br />
BN được sử dụng trong ngày đầu tiên sau<br />
can thiệp, 43,6% BN dùng từ 4 - 7 ngày tới<br />
khi tình trạng lâm sàng ổn định, 34,6%<br />
phải dùng đến tuần thứ hai do lâm sàng<br />
nặng và có biểu hiện co mạch, 8,4% phải<br />
dùng > 2 tuần vì có biểu hiện lâm sàng co<br />
mạch kéo dài. Sử dụng dịch truyền đẳng<br />
<br />
trương từ 1.500 - 2.500 ml/24 giờ tùy theo<br />
cân nặng và tuổi BN với mục đích duy trì<br />
huyết áp tâm thu 140 - 150 mmHg,<br />
hematocrit khoảng 0,3 - 0,35 L/L và áp lực<br />
tĩnh mạch trung tâm từ 8 - 12 mmHg.<br />
Trong quá trình thực hiện phác đồ, chúng<br />
tôi lưu ý tới các yếu tố tim mạch, hô hấp.<br />
không BN nào gặp biểu hiện suy tim, nhồi<br />
máu cơ tim cũ. Điều trị chống co mạch<br />
bằng nimodipin áp dụng cho 100% BN<br />
ngay khi nhập viện theo liều khuyến cáo [3].<br />
<br />
Bảng 3: Kết quả lâm sàng theo dõi BN sau 3 năm can thiệp.<br />
Điểm tiến triển ra viện GOS<br />
Thời gian<br />
<br />
5 - 4 (tốt)<br />
<br />
3 - 2 (xấu)<br />
<br />
1 (tử vong)<br />
<br />
n<br />
<br />
Tỷ lệ %<br />
<br />
n<br />
<br />
Tỷ lệ %<br />
<br />
n<br />
<br />
Tỷ lệ %<br />
<br />
Ra viện (n = 117)<br />
<br />
86<br />
<br />
73,5<br />
<br />
18<br />
<br />
15,4<br />
<br />
13<br />
<br />
11,1<br />
<br />
3 tháng (n = 110)<br />
<br />
93<br />
<br />
84,5<br />
<br />
16<br />
<br />
14,5<br />
<br />
1<br />
<br />
0,9<br />
<br />
6 tháng (n = 98)<br />
<br />
84<br />
<br />
85,7<br />
<br />
14<br />
<br />
14,3<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
12 tháng (n = 74)<br />
<br />
65<br />
<br />
87,8<br />
<br />
9<br />
<br />
12,2<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
36 tháng (n = 51)<br />
<br />
45<br />
<br />
88,2<br />
<br />
6<br />
<br />
11,8<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
Tổng số BN tử vong trong và sau 3 năm điều trị là 14/117 BN (11,9%). Nghiên cứu<br />
của Sophie Gallas [6] trên 705 BN vỡ phình mạch điều trị nút phình mạch bằng coil, tỷ<br />
lệ tử vong toàn nhóm 11,4%. Sau 36 tháng, số BN đến viện tái kiểm tra theo hẹn là 51<br />
BN, kết quả tốt 88,2%, xấu 11,8%, số BN còn lại do điều kiện chỉ thu thập dữ liệu điện<br />
thoại nên chưa đủ thông tin để đưa vào nghiên cứu.<br />
Bảng 4: Theo dõi trong 3 năm sau can thiệp.<br />
Thời gian (tháng)<br />
<br />
Số lƣợng<br />
3<br />
<br />
6<br />
<br />
12<br />
<br />
36<br />
<br />
Số lượng<br />
<br />
Số trường hợp<br />
<br />
93 (79,6%)<br />
<br />
84 (71,9%)<br />
<br />
65 (55,6%)<br />
<br />
45 (38,6%)<br />
<br />
BN đã kiểm tra<br />
<br />
Không tái thông<br />
<br />
91 (97,8%)<br />
<br />
81 (96,4%)<br />
<br />
63 (96,9%)<br />
<br />
44 (97,8%)<br />
<br />
Tái thông<br />
<br />
2 (2,1%)<br />
<br />
3 (3,6%)<br />
<br />
2 (3,1%)<br />
<br />
1 (2,2%)<br />
<br />
Số BN chưa đủ thời gian<br />
<br />
4 (3,4%)<br />
<br />
7 (6,0%)<br />
<br />
18 (15,4%)<br />
<br />
37 (31,6%)<br />
<br />
Số BN bỏ kiểm tra<br />
<br />
6 (5,1%)<br />
<br />
12 (10,2%)<br />
<br />
20 (17,1%)<br />
<br />
21 (17,9%)<br />
<br />
14 (11,9%)<br />
<br />
14 (11,9%)<br />
<br />
14 (11,9%)<br />
<br />
14 (11,9%)<br />
<br />
117<br />
<br />
117<br />
<br />
117<br />
<br />
117<br />
<br />
Số BN tử vong<br />
Tổng số<br />
<br />
96<br />
<br />