intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kết quả đo các chỉ số niệu động bình thường trên phụ nữ

Chia sẻ: Trần Thị Hạnh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:15

50
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tình hình nghiên cứu của đề tài trình bày về: Niệu động học là một phân chuyên ngành trong tiết niệu học. Ứng dụng đầu tiên của niệu động học được dùng để khảo sát chức năng đường tiết niệu trên, sau đó được đưa vào để đáng giá chức năng đường tiết niệu dưới. Bằng các chỉ số, có tính hằng định trên người thường, người ta có thể đánh giá trạng thái bệnh lý. Việc tìm ra số hằng định của người Việt Nam do đó rất cần thiết để có thể đối chiếu với chỉ số các nước và chẩn đoán thêm chính xác trên bệnh nhân Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kết quả đo các chỉ số niệu động bình thường trên phụ nữ

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> KẾT QUẢ ĐO CÁC CHỈ SỐ NIỆU ĐỘNG BÌNH THƯỜNG<br /> TRÊN PHỤ NỮ<br /> Trần Ngọc Sinh*, Phạm Diễm Thuý**<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Đặt vấn đề: Niệu động học là một phân chuyên ngành trong Tiết Niệu học. Ứng dụng đầu tiên của niệu<br /> động học được dùng để khảo sát chức năng đường tiết niệu trên, sau đó được đưa vào để đáng giá chức năng<br /> đường tiết niệu dưới. Bằng các chỉ số, có tính hằng định trên người thường, người ta có thể đánh giá trạng thái<br /> bệnh lý. Việc tìm ra số hằng định của người Việt Nam do đó rất cần thiết để có thể đối chiếu với chỉ số các nước<br /> và chẩn đóan thêm chính xác trên bệnh nhân Việt Nam.<br /> Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hàng loạt trường hợp (TH). Đối tượng là người<br /> thường, tự nguyện hoặc bệnh nhân nhập viện tại khoa Tiết niệu, Bệnh viện Chợ Rẫy, không bệnh lý đường tiết<br /> niệu dưới. Các chỉ số đo là: dung tích sinh lý bàng quang đo thủ công (đo lượng nước tiểu đái ra+ RU), áp lực đồ<br /> bàng quang với các chỉ số: dung tích đổ đầy bàng quang đo trên máy, dung tích cảm giác đầu tiên (Cg1), dung<br /> tích cảm giác mắc tiểu đầu tiên (Cg2), dung tích cảm giác buồn đi tiểu dữ dội (Cg3), niệu dòng đồ (Qmax,<br /> Qave), áp lực cơ chóp bàng quang (Pdet), áp lực ổ bụng đo qua âm đạo (Pabd), áp lực trong bàng quang (Pves),<br /> áp lức niệu đạo (Pu). Đo bằng máy đo niệu động hiệu Albyn Medical (Tây Ban Nha). Bảng đáng giá quốc tế<br /> triệu chứng đường tiết niệu (IPSS) được thực hiện để loại trừ TH có triệu chứng (dưới 7/35 điểm).<br /> Kết quả: 30 TH có đủ yếu tố để chọn lựa, nữ. Tuổi trung bình 44,0 ± 9,1 tuổi. Chỉ số khối cơ thể trung bình<br /> 21,6 ± 2,1 (kg/m2). Dung tích bàng quang= 330,09 ± 147,88 mL (nếu đo thủ công), không có sự khác biệt giữa<br /> các nhóm tuổi. Áp lực đồ bàng quang qua máy: dung tích đổ đầy bàng quang= 351,5 ± 67,1mL, không có sự khác<br /> biệt theo tuổi và IPSS từ 1 đến 3, Cg1 =157,5 ± 36,6 mL, Cg2=209,8 ± 51,9 mL, Cg3 =261,5 ± 54,5 mL, có<br /> khuynh hướng tăng dần theo tuổi, không thay đổi với IPSS từ 1-3. Dung tích nước tiểu tồn lưu (RU)= 18,5 ±<br /> 13,4 mL, không có sự khác biệt giữa các nhóm tuổi, không có sự khác biệt giữa các nhóm có điểm IPSS từ 1 đến 3.<br /> Qmax= 5,2 mL/giây (n=30), nhóm trẻ hơn 50 tuổi có RU thấp hơn. không có sự khác biệt giữa các nhóm có điểm<br /> IPSS từ 1 đến 3. Pdet = 43,9 ± 10,7 cm H2O, không có sự thay đổi giá trị trung bình của Pdet theo tuổi. Pabd<br /> của áp lực ổ bụng (đo qua âm đạo) trong loạt này là: 53,3 ± 13,5 cm H2O, nhóm trẻ hơn 50 tuổi có Pabd cao hơn.<br /> Pves=98,2 ± 15,8 cm H2O, không có sự khác biệt giữa các lứa tuổi.<br /> Kết luận: Lần đầu tiên tại Việt Nam các chỉ số niệu động được đo trên nhóm phụ nữ không triệu chứng<br /> đường tiết niệu dưới (IPSS ≤3/35 điểm). Các chỉ số niệu động học đường tiết niệu dưới này khác biệt hầu hết với<br /> các tác giả khác trên thế giới. Khác biệt đó không nhiều, có thể do có sự khác nhau ở khối lượng cơ thể, chủng tộc,<br /> và phái tính. Ngoài ra mẫu của khảo sát này còn nhỏ (n=30) chưa là đại diện cho nữ giới Việt Nam, nhưng cũng<br /> có thể làm tư liệu trong các đánh giá lâm sàng.<br /> Từ khóa: Niệu động học.<br /> <br /> ABSTRACT<br /> URODYNAMICS CONSTANTS ON FEMALE<br /> Tran Ngoc Sinh, Phan Diem Thuy<br /> * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 3 - 2012: 441 - 455<br /> *<br /> <br /> Đại Học Y Dược Tp.HCM, bệnh viện Chợ Rẫy<br /> Sinh viên Y 6, Đại Học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh, khoá 2005-2011<br /> Tác giả liên lạc: PGS.TS Trần Ngọc Sinh<br /> ĐT: 0983723493<br /> Email: tnsinh09@gmail.com<br /> <br /> **<br /> <br /> Chuyên Đề Thận Niệu<br /> <br /> 441<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012<br /> <br /> Background: Urodynamic is a subdivision of Urology, it‘s developing these day. There were the constants in<br /> many countries, but in viet Nam, it’s lack of data.<br /> Patients and method: Retrospective study of cancer cases were followed after a kidney transplant at Cho<br /> Ray Hospital (CRH) from 12/1992-5/2012 divided into 2 groups: one group transplanted at CRH and another<br /> group from other centers. We reconside the formulation and dose of immunosuppressive drugs, tumor detection<br /> time, how the treatment after surgery and results.<br /> Results: From Dec. 1992 to May 2012, 540 pts are following after renal transplantation at CRH. 250/540<br /> pts (46.3%) were transplanted at CRH, and 290/540 pts (53.7%) from other centers. 16/540 pts (2.9%) detected<br /> cancer. 3/16 pts (18.75%) from CRH and 13/16 pts (81.25%) from other centers. 9/16 pts (56.25%) are females<br /> and 7/16 pts (43.75%) are men. The mean age is 45,56±11.24 yo (68.25). The average of time to detect neoplasm<br /> is 6.7±3.9 ys (14.2). The immunosuppressive drugs often use are Steroids / Sandimmun Neoral / Tacrolimus /<br /> Azathioprine / Mycophenolate Mofetil. The induction therapy is Daclizumab, Basiliximab for CRH group. The<br /> main cancer treatment is surgery combined with chemotherapy or radiation. The mortality rate is 68.75%.<br /> Conclusions: The recommended immunosuppressive drugs for long-term use after transplantation are<br /> capable of developing cancer. Cancer rate after transplantation depends on each person's response to<br /> immunosuppressive drugs. Therefor, cancer treatment is more difficult and can increased mortality rate.<br /> Key words: Urodynamic constant, female urology.<br /> <br /> ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Niệu động học là một phân chuyên ngành<br /> trong Tiết Niệu học. Ứng dụng đầu tiên của<br /> niệu động học được Davis và Zimskind dùng để<br /> khảo sát chức năng đường tiểu trên(70), những<br /> năm sau đó Susset thấy có mối liên quan về sinh<br /> lý, sinh lý bệnh giữa sự vận chuyển nước tiểu từ<br /> thận xuống bàng quang cũng như chức năng<br /> lưu trữ và bài xuất nước tiểu(24), từ đó niệu động<br /> học được đưa vào để đáng giá chức năng đường<br /> tiết niệu dưới. Sau hơn 30 năm nghiên cứu,<br /> Jarvis GJ (1980)(25) và Powell PH (1981)(48) mở<br /> rộng ứng dụng thử nghiệm niệu động học trong<br /> khảo sát chức năng đường tiết niệu dưới ở<br /> những phụ nữ có những triệu chứng của tiểu<br /> không kiểm soát. Bàng quang có chức năng lưu<br /> trữ và tống xuất nước tiểu được thể hiện qua<br /> việc đo áp lực và lưu lượng nước tiểu gọi là niệu<br /> động học. Bởi vì, các triệu chứng và khám lâm<br /> sàng có giá trị chẩn đoán rất hạn chế trong chẩn<br /> đoán các bệnh lý có liên quan đến đường tiết<br /> niệu dưới nên thông thường các bác sĩ tiết niệu,<br /> phụ khoa sẽ đưa khảo sát niệu động học giúp<br /> phát hiện các bệnh lý có liên quan đến bàng<br /> quang hay niệu đạo.<br /> <br /> 442<br /> <br /> Bằng các chỉ số, có tính hằng định trên<br /> người thường, người ta có thể đánh giá trạng<br /> thái bệnh lý. Mục tiêu của nghiên cứu này là<br /> tìm ra các chỉ số số hằng định về niệu động<br /> học đường tiết niệu dưới của người Việt Nam<br /> do đó rất cần thiết để có thể đối chiếu với chỉ<br /> số các nước và chẩn đóan thêm chính xác trên<br /> bệnh nhân Việt Nam.<br /> <br /> ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU<br /> Phương pháp nghiên cứu<br /> Phương pháp mô tả cắt ngang<br /> <br /> Tiêu chuẩn chọn bệnh<br /> Đối tượng nghiên cứu là người phụ nữ có<br /> tình trạng đi tiểu bình thường, không có rối loạn<br /> đi tiểu. Những phụ nữ này phải không có tiền<br /> căn của bệnh lý đường tiết niệu dưới. Chỉ chọn<br /> các đối tượng gần như không có triệu chứng<br /> đường tiết niệu dưới (LUTS), tức IPSS≤3/35<br /> điểm. Người được nghiên cứu được giải thích<br /> và đồng ý với mục tiêu ngiên cứu<br /> <br /> Tiêu chuẩn loại trừ<br /> Nghi ngờ có các biểu hiện bệnh lý đường<br /> tiết niệu dưới ; có tiền căn của bệnh lý đường<br /> tiết niệu dưới; có chấn thương cột sống hay<br /> tổn thương hệ thần kinh trung ương và ngoại<br /> <br /> Chuyên Đề Thận Niệu<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012<br /> biên; có dấu hiệu thần kinh khu trú: rối loạn<br /> trương lực cơ chi dưới và trương lực cơ vòng<br /> hậu môn, bất thường của các phản xạ thần<br /> kinh nông và sâu.<br /> <br /> Quy trình thực hiện<br /> - Khảo sát các điều kiện để thực hiện nghiên<br /> cứu niệu động học:<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> + Điểm số đánh giá triệu chứng đường tiết<br /> niệu dưới theo bảng điểm IPSS có trị số ≤7 /35<br /> điểm, bệnh nhân tự đánh giá theo chủ quan<br /> của mình (bảng 1). Chỉ chọn các đối tượng<br /> gần như không có triệu chứng đường tiết niệu<br /> dưới (LUTS).<br /> <br /> Bảng 1: Điểm số triệu chứng IPSS(6)<br /> Trong tháng qua hay khoảng như<br /> < 1 lần trong < 1/2 số lần Khoảng 1/2 số > 1/2 số lần Hầu như lúc<br /> Không có gì<br /> vậy, bà thường nhận thấy có:<br /> 5 lần đi tiểu<br /> đi tiểu<br /> lần đi tiểu có<br /> đi tiểu có nào cũng có<br /> 1) Cảm giác tiểu không hết sau khi đi<br /> 0<br /> 1<br /> 2<br /> 3<br /> 4<br /> 5<br /> tiểu xong không?<br /> 2) Hiện tượng phải đi tiểu lại dưới 2<br /> giờ không? (bình thường khoảng 4<br /> 0<br /> 1<br /> 2<br /> 3<br /> 4<br /> 5<br /> giờ đi 1lần)<br /> 3) Hiện tượng đi đái làm nhiều giai<br /> đoạn? (tia nước tiểu ngắt quãng, ngập<br /> 0<br /> 1<br /> 2<br /> 3<br /> 4<br /> 5<br /> ngừng)<br /> 4) Hiện tượng khó nhịn tiểu hay buồn<br /> 0<br /> 1<br /> 2<br /> 3<br /> 4<br /> 5<br /> đi tiểu không?<br /> 5) Tia nước tiểu yếu lúc đi tiểu không?<br /> 0<br /> 1<br /> 2<br /> 3<br /> 4<br /> 5<br /> 6) Phải rặn khởi động lúc đi tiểu<br /> 0<br /> 1<br /> 2<br /> 3<br /> 4<br /> 5<br /> không?<br /> 7) Trung bình mỗi đêm, bà phải thức dậy đi tiểu mấy lần kể từ lúc lên giường đến buổi sáng khi thức dậy?<br /> 0 Không<br /> 1 Một lần<br /> 2 Hai lần<br /> 3 Ba lần<br /> 4 Bốn lần<br /> 5 Năm lần hoặc hơn<br /> <br /> Cách tính điểm như sau: điểm số tối đa của<br /> 7 câu hỏi là 35 điểm được chia thành 3 mức độ:<br /> Từ 0 – 7 điểm: rối loạn nhẹ<br /> Từ 8 – 19 điểm: rối loạn trung bình.<br /> Từ 20 – 35 điểm: rối loạn nặng.<br /> + Bảng đánh giá chất lượng cuộc sống (QoL)<br /> (bảng 2): điểm QoL do bệnh nhân tự đánh giá<br /> theo chủ quan của mình (bảng 2.1):<br /> Bảng 2: Điểm chất lượng cuộc sống(6)<br /> Bà nghĩ sao nếu sống mãi với các triệu chứng trên?<br /> Hoan Sống tốt Sống Sống Sống Sống Không<br /> nghênh<br /> được<br /> tạm<br /> khó khổ sở chịu<br /> được khăn<br /> được<br /> 0<br /> 1<br /> 2<br /> 3<br /> 4<br /> 5<br /> 6<br /> <br /> Cách tính:<br /> Từ 1 – 2 điểm: nhẹ.<br /> Từ 3 – 4 điểm: trung bình, nên điều trị.<br /> Từ 5 – 6 điểm: nặng.<br /> <br /> Chuyên Đề Thận Niệu<br /> <br /> Đo niệu dòng đồ<br /> +Giải thích cho người tham gia đo niệu dòng<br /> đồ hiểu rõ những bước thực hiện để họ an tâm.<br /> +Dặn dò người tham gia uống nước và nhịn<br /> tiểu cho đến khi có cảm giác buồn tiểu thật sự<br /> không chịu được.<br /> +Trong phòng đo niệu dòng đồ, người tham<br /> gia sẽ tự ngồi tiểu một cách tự nhiên như thói<br /> quen hàng ngày vào máy đo và không cố gắng<br /> rặn thành bụng quá mức.<br /> +Lượng nước tiểu bài xuất nên trong khoảng<br /> từ 150 – 500 ml.<br /> +Các thông số được đọc tự động trên máy<br /> và in ra trên giấy và kết quả cần ghi nhận nhất là<br /> lưu lượng niệu dòng tối đa (Qmax).<br /> - Đo thể tích nước tiểu tồn lưu (RU):<br /> +Sau khi thực hiện xong phép đo niệu dòng,<br /> người tham gia đo sẽ được đo thể tích nước tiểu<br /> tồn lưu.<br /> <br /> 443<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012<br /> <br /> +Cho người tham gia đo lên giường nằm<br /> theo tư thế sản khoa sao cho họ được thoải mái.<br /> +Thăm khám tổng quát vùng bụng, cơ quan<br /> sinh dục, cảm giác và vận động hai chi dưới và<br /> tầng sinh môn.<br /> +Thăm khám âm đạo, trực tràng để đánh giá<br /> trương lực cơ hậu môn, sự co thắt cơ hậu môn,<br /> tình trạng sa sinh sục, ung thư cổ tử cung,...<br /> +Rửa sạch vùng quanh hậu môn bằng cồn 70<br /> độ.<br /> +Đặt bóng trực tràng vào ống hậu môn<br /> tương ứng với vị trí vùng tam giác bàng quang<br /> (lòng trực tràng phải không có phân).<br /> +Dán hệ thống 2 điện cực ở vị trí 3 giờ và 9<br /> giờ rìa hậu môn, 1 điện cực ở vị trí thành bụng.<br /> +Sát trùng cơ quan sinh dục.<br /> +Trải khăn vô trùng.<br /> +Đặt thông tiểu để lấy hết nước tiểu tồn lưu<br /> trong bàng quang.<br /> <br /> Phép đo áp lực đồ bàng quang<br /> +Ngay sau khi đo thể tích nước tiểu tồn lưu,<br /> người tham gia đo sẽ được tiếp tục đo áp lực đồ<br /> bàng quang.<br /> +Lấy ống thông tiểu ra.<br /> +Sử dụng ống thông chuyên dùng hai<br /> nhánh 7F, một nhánh dùng để đo áp lực trong<br /> bàng quang, nhánh còn lại để bơm nước đổ vào<br /> bàng quang.<br /> +Nối nhánh bơm nước đổ vào bàng quang<br /> với hệ thống dây truyền nước với dịch truyền là<br /> nước muối sinh lý đã được giữ ấm ở nhiệt độ<br /> 36,50C.<br /> +Đuổi khí tất cả các hệ thống để đo.<br /> <br /> đổ nước vào bàng quang: cảm giác đổ đầy (cảm<br /> giác nặng bụng), cảm giác buồn đi tiểu đầu tiên,<br /> cảm giác buồn đi tiểu thật sự, cảm giác buồn đi<br /> tiểu dữ dội.<br /> +Kiểm tra các ống đã được đặt đúng vị trí<br /> bằng cách cho bệnh nhân ho một tiếng. Các ống<br /> đúng vị trí khi cả 3 đỉnh áp lực bàng quang, áp<br /> lực ổ bụng, áp lực cơ detrusor tương ứng nhau.<br /> +Cho nước chảy từ từ vào bàng quang với<br /> tốc độ được tính theo công thức trọng lượng cơ<br /> thể (kg)/4 (ml/phút)(29) .<br /> +Theo dõi cảm giác buồn tiểu của người<br /> tham gia đo và các đường biểu diễn áp lực bàng<br /> quang, áp lực ổ bụng, áp lực cơ detrusor và điện<br /> cơ.<br /> +Kết thúc quá trình làm đầy bàng quang khi<br /> người tham gia đo có cảm giác buồn đi tiểu<br /> không chịu được.<br /> +Cho người tham gia đo đi tiểu đồng thời<br /> quan sát sự thay đổi của các đường biểu diễn về<br /> áp lực bàng quang, áp lực ổ bụng, áp lực cơ<br /> detrusor trên máy.<br /> <br /> Phương tiện nghiên cứu<br /> -Dụng cụ dùng trong nghiên cứu:<br /> +Máy sử dụng Albyn Medical – Tây Ban<br /> Nha, số máy 0309068.<br /> -Hệ thống ống chuyên dùng đo áp lực ổ<br /> bụng, áp lực bàng quang, áp lực niệu đạo.<br /> 3 miếng dán điện cực.<br /> 2 ống chích 10cc đựng dung dịch vô trùng<br /> bên trong.<br /> 2 chai nước muối sinh lý đã được giữ ấm.<br /> Bộ dụng cụ đặt thông tiểu.<br /> <br /> +Đưa vào niệu đạo đến bàng quang một<br /> nhánh để đo áp lực trong ổ bụng.<br /> <br /> Găng tay vô trùng.<br /> <br /> +Hệ thống ống thông niệu đạo và bóng trực<br /> tràng sẽ được nối với bộ phận cảm nhận<br /> (transducer), được đặt ngang mức bờ trên xương<br /> mu của bệnh nhân, bộ phận cảm nhận này được<br /> nối kết với màn hình vi tính.<br /> <br /> Dung dịch sát khuẩn, cồn 70 độ.<br /> <br /> +Dặn dò người tham gia đo báo lại những<br /> cảm giác có được trong khi thực hiện quá trình<br /> <br /> 444<br /> <br /> Khăn vô trùng.<br /> Gel bôi trơn.<br /> <br /> Xử lý số liệu<br /> Dùng phương pháp tính trung bình ± độ<br /> lệch chuẩn để tính giá trị trung bình, dùng<br /> phương pháp thử nghiệm t-student để so sánh<br /> <br /> Chuyên Đề Thận Niệu<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012<br /> các số liệu; Dùng phương pháp thử nghiệm χ2,<br /> phương pháp phân tích ANOVA để so sánh các<br /> số liệu.Tất cả số liệu được xử lý theo chương<br /> trình phần mềm SPSS 16.0 và Epi 6.0.<br /> <br /> KẾT QUẢ<br /> Đặc điểm đối tượng nghiên cứu<br /> Số người nghiên cứu, tuổi và giới:<br /> Tổng cộng nhóm người được nghiên cứu có<br /> 30 TH được nghiên cứu có đủ yếu tố chọn lựa.<br /> Tất cả những người nghiên cứu là nữ giới,<br /> được giải thích mục đích nghiên cứu và đồng ý<br /> tham gia nghiên cứu.<br /> Tuổi trung bình 44,0 ± 9,1 (năm), tuổi nhỏ<br /> nhất 22 tuổi, lớn nhất 59 tuổi. Lớp tuổi: 30 đối<br /> tượng nghiên cứu phần lớn ở lớp tuổi từ 41 – 50<br /> tuổi chiếm 50,0%. Lớp tuổi có phân bố tương<br /> đối đồng đều từ 30 đến 59 tuổi.<br /> Phân bố địa dư: Người được nghiên cứu đến<br /> khám ở thành phố là 10 người chiếm 33,3% ít<br /> hơn số người đến khám ở tỉnh là 20 người chiếm<br /> 66,7%.<br /> Chỉ số cơ thể (BMI): Chỉ số khối cơ thể trung<br /> bình 21,6 ± 2,1 (kg/m2). Chỉ số khối cơ thể nhỏ<br /> nhất là 18,61 (kg/m2), lớn nhất là 28 (kg/m2). Chỉ<br /> số khối cơ thể từ 18,5-22,9 chiếm tỷ lệ cao nhất<br /> 76,7% (23/30 TH). Thừa cân nguy cơ béo phì có 5<br /> trường hợp chiếm 16,7% (5/30TH), nhóm béo<br /> phì độ I chiếm tỷ lệ thấp nhất 6,6% (2/30 TH).<br /> Điểm số triệu chứng đường tiết niệu dưới<br /> (LUTS) và điểm số chất lượng cuộc sống đi<br /> tiểu (QoL):<br /> Kết quả trả lời của bảng câu hỏi IPSS cho<br /> thấy nhóm người được nghiên cứu đều không<br /> có hoặc có rất ít triệu chứng ở đường tiết niệu<br /> dưới (bảng 1).<br /> Bảng 3: Điểm số triệu chứng đường tiết niệu dưới<br /> của nhóm người được nghiên cứu.<br /> Điểm số IPSS<br /> 0<br /> 1<br /> 2<br /> 3<br /> Tổng số<br /> <br /> Số trường hợp<br /> 8<br /> 11<br /> 8<br /> 3<br /> 30<br /> <br /> Chuyên Đề Thận Niệu<br /> <br /> Tỷ lệ %<br /> 26,7<br /> 36,6<br /> 26,7<br /> 10,0<br /> 100,0<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> Các chỉ số cơ bản của đi tiểu bình thường ở<br /> người phụ nữ<br /> Thể tích nước tiểu mỗi lần đi tiểu (qua đi tiểu<br /> bình thường)<br /> Giá trị trung bình của dung tích nước tiểu<br /> khi đi tiểu bình thường: trên nữ 330,09 ± 147,88<br /> mL, giá trị nhỏ nhất là 112 mLvà lớn nhất là 731<br /> Ml.<br /> Dung tích nước tiểu khi đi tiểu là một đại<br /> lượng mang tích tương đối, có thể thay đổi tuỳ<br /> thời điểm, tâm lý của con người. Mục tiêu lần<br /> này không đi sâu hơn.<br /> Dung tích bàng quang thật sự tức dung tích<br /> sinh lý là tổng số của dung tích nước tiểu (lấy<br /> qua đi tiểu) + dung tích tồn lưu sau đi tiểu.<br /> Dung tích này cũng có được khi đo áp lực đồ<br /> bàng quang bằng thủ công hay bằng máy.<br /> Vì vậy dung tích nước tiểu có được chỉ phản<br /> ảnh một phần dung tích thật của bàng quang, có<br /> giá trị trong thực hành, bác sĩ thường chỉ cần<br /> khảo lượng nước tiểu đo qua đi tiểu bình<br /> thường.<br /> <br /> Thể tích nước tiểu tồn lưu<br /> Giá trị trung bình của dung tích nước tiểu<br /> tồn lưu: 18,5 ± 13,4 mL, nhỏ nhất là 0 mL, lớn<br /> nhất là 50 mL.<br /> Phân tích RU theo lớp tuổi: phân tích giá trị<br /> trung bình của nước tiểu tồn lưu theo từng<br /> nhóm tuổi từ 21 – 30 tuổi là 14,6 ± 13,6 mL, từ 31<br /> - 40 tuổi là 20,0 ± 14,1 mL, từ 41 - 50 tuổi là 21,2 ±<br /> 20,9 mL, từ 51 - 60 tuổi là 22,1 ± 17,3 mL. Dùng<br /> phép kiểm định ANOVA, so sách từng cặp các<br /> số trung bình và phương sai của chúng cho thấy<br /> giá trị trung bình của nước tiểu tồn lưu theo<br /> từng nhóm tuổi không có khác biệt ý nghĩa<br /> (p>0,05) (bảng 2).<br /> Bảng 4: Giá trị trung bình của nước tiểu tồn lưu xếp<br /> theo lớp tuổi (n=30)<br /> Theo lớp tuổi<br /> Lớp tuổi<br /> RU (mL)<br /> <br /> 21- 30 31 – 40<br /> (n=2) (n=6)<br /> 14,6 ± 20,0 ±<br /> 13,6<br /> 14,1<br /> <br /> 41- 50<br /> (n=15)<br /> 21,2 ±<br /> 20,9<br /> <br /> Trung<br /> bình<br /> 44,0 ± 9,1<br /> <br /> 51-60<br /> (n=7)<br /> 22,1 ± 18,5 ± 13,4<br /> 17,3<br /> <br /> 445<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2