intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khái quát về các phương pháp kiểm toán

Chia sẻ: Nang Na | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

202
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Phương pháp kiểm toán là các biện pháp, cách thức, thủ pháp được sử dụng trong công tác kiểm toán, nhằm thực hiện mục đích kiểm toán đặt ra. Kiểm toán là một ngành khoa học còn non trẻ, hoạt động thực tế dù chưa nhiều, nhưng đến nay kinh nghiệm tích luỹ đã đủ cho việc khẳng định kiểm toán là một ngành khoa học độc lập trong cả lý luận và thực tiễn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khái quát về các phương pháp kiểm toán

  1. KHÁI QUÁT VỀ CÁC PHƯƠNG PHÁP KIỂM TOÁN
  2. Khái niệm: Phương pháp kiểm toán là các biện phá p, cách thức, thủ pháp được sử dụng trong công tác kiểm toán, nhằm thực hiện mục đích kiểm toán đặt ra. Kiểm toán là một ngành khoa học còn non trẻ, hoạt động thực tế dù chưa nhiều, nhưng đến nay kinh nghiệm tích luỹ đã đủ cho việc khẳng định kiểm toán là một ngành khoa học độc lập trong cả lý luận và thực tiễn. Từ những kinh nghiệm thực tế đó đã hình thành một hệ thống phương pháp kiểm toán, tuy chưa hoàn chỉnh nhưng hệ thống phương pháp kiểm toán khá đa dạng, khoa học và sáng tạo. Và cũng như các ngành khoa học khác, kiểm toán cũng có những phương pháp chung đó là cơ sở phương pháp luận và phương pháp kỹ thuật riêng của mình để hình thành những phương pháp xác minh và bày tỏ ý kiến phù hợp với đối tượng kiểm toán. Cơ sở phương pháp luận Tất cả các ngành khoa h ọc kể cả kiểm toán đều phải dựa trên cơ sở phương pháp luận chung đó là phép biện chứng duy vật. Trong quan hệ với phương pháp kiểm toán chúng ta cần quan tâm, quán triệt đầy đủ các mối quan hệ và quy luật khách quan sau:
  3. Thứ nhất, quan điểm duy vật biện chứng cho rằng: Các sự vật hiện tượng cũng như các mặt của sự vật hiện tượng đó có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Như vậy khi xác minh, nhận thức về một mặt hay một sự vật, hiện tượng nào đó phải xem xét nó trong mối quan hệ biện chứng với các mặt, các sự vật hiện tượng khác có liên quan. Ví dụ: Khi mua hàng bằng tiền mặt thì hàng tồn kho (cụ thể là hàng hoá) tăng, tiền mặt trong quỹ giảm xuống. Quan điểm thứ hai: Mọi sự vật và hiện tượng đều vận động, vận động là tuyệt đối, đứng im là tương đối. Vì vậy trong kiểm toán khi nghiên cứu và phán xét mọi sự vật, hiện tượng tại thời điểm kiểm toán phải có phương pháp nghiên cứu chúng trong trạng thái động, tức là phải xem xét chúng trong cả một khoảng thời gian nào đó hợp lý. Ví dụ khi xem xét tài khoản tiền mặt, KTV có thể xem xét và so sánh sự biến động của tiền mặt trong kỳ kiểm toán với niên độ kế toán trước, hay kỳ kế toán trước. Quan điểm thứ ba: Trong nội tại sự vật hiện tượng đều có sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập. Trong kiểm toán, mối quan hệ này là cơ sở cho phương pháp kiểm tra cân đối về lượng ví dụ tài sản và nguồn vốn, số phát sinh Nợ và số phát sinh Có…
  4. Quan điểm thứ tư: Cho rằng mọi sự vật hiện tượng đều có bản chất riêng và được biểu hiện dưới các hình thức cụ thể. Vì vậy khi nghiên cứu và kết luận bản chất sự vật hiện tượng phải xem xét trên những hình thức biểu hiện khác nhau, ở tính phổ biến của chúng. Ví dụ tài sản thì phải xem xét cả về giá trị và cả về mặt số lượng, cả trên sổ sách lẫn trong thực tế. Ngoài nhữ ng quy luật trên kiểm toán viên còn phải thực hiện đúng quy luật vận động của quá trình nhận thức, đi từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ cảm tính đến lý tính với những bước quan sát, thu thập bằng chứng thực tế rồi mới phân tích, phán đoán, suy lý … ừt mình. Phương pháp kỹ thuật đổi mới đưa ra kết luận của Cơ sở về mặt kỹ thuật trước hết phải kể đến phương pháp toán học, trực tiếp là các phương pháp chọn mẫu. Mặt khác do đối tượng kiểm toán có quan hệ chặt chẽ với đối tượng của kế toán và của phân tích kinh doanh nên kỹ thuật kiểm toán không thể tách rời các phương pháp kỹ thuật của kế toán và phân tích kinh doanh. Trong quan hệ với đối tượng kiểm toán, chúng ta cần đặc biệt quan tâm tới hai phần riêng biệt: Một phần là thực trạng hoạt động tài chính được phản ánh trong các tài liệu kế toán hình thành nên phân hệ phương pháp chứng từ. Phân hệ này bao gồm:
  5. + Kiểm toán các cân đối kế toán (kiểm toán cân đối) + Đối chiếu trực tiếp + Đối chiếu lôgic Phần chưa được phản ánh trong các tài liệu kế toán hình thành nên phân hệ phương pháp kiểm toán ngoài chứng từ. Phân hệ này bao gồm: + Kiểm kê + Điều tra + Thực nghiệm Qua cách phân tích trên, chúng ta thấy phương pháp kiểm toán là sự vận dụng phương pháp luận duy vật biện chứng, các bộ môn khoa học tự nhiên và kinh tế vào quá trình thu thập bằng chứng, xác minh, đánh giá, nhận xét những nội dung kiểm toán được thể hiện qua các thông tin do đối tượng kiểm toán cung cấp và những tài liệu khác có liên quan, nhằm đảm bảo tính độc lập, khách quan cho kết luận kiểm toán.
  6. KIỂM TOÁN CHỨNG TỪ ĐỐI CHIẾU LÔGIC Khái niệm: Đối chiếu lôgic là việc xem xét mức biến động tương ứng về trị số của các chỉ tiêu có quan hệ kinh tế trực tiếp song có thể có mức biến động khác nhau và có thể theo hướng khác nhau. Cơ sở: Các đối tượng, các chỉ tiêu kinh tế tài chính trong đơn vị có mối quan hệ với nhau. Một số đối chiếu lôgic có thể thực hiện trong quá trình kiểm toán như: Hàng tồn kho giảm có thể dẫn đến tiền mặt, tiền gửi hoặc các các khoản phải thu tăng. Tài sản cố định tăng có thể dẫn tới tiền vay, nợ dài hạn tăng hoặc chi phí xây lắp giảm… Vốn bằng tiền giảm có thể dẫn tới hàng hoá vật tư tăng hoặc các khoản phải trả giảm… Cách đối chiếu này được sử dụng rất phổ biến trong việc xem xét khái quát các mối quan hệ kinh tế – tài chính thuộc đối tượng kiểm toán. Trên cơ sở đó định
  7. hướng cho việc kiểm toán các đối tượng cụ thể khi phát hiện những mâu thuẫn và xu hướng biến động của các chỉ tiêu có liên quan. CÁC PHƯƠNG PHÁP KIỂM TOÁN CHỨNG TỪ Kiểm toán cân đối Khái niệm Kiểm toán cân đối là phương pháp dựa trên các cân đối (phương trình) kế toán và các cân đối khác để kiểm toán các quan hệ nội tại của các yếu tố cấu thành quan hệ cân đối đó. Dựa vào phép biện chứng duy vật: Trong hàng loạt các mối quan hệ giữa các mặt sự vật hiện tượng xuất hiện mối liên hệ thống nhất và mâu thuẫn giữa hai mặt đối lập. Trong hoạt động kinh tế tài chính cũng xuất hiện nhiều mối liên hệ như vậy. Trong kiểm toán trước hết phải xét đến cân đối tổng quát theo các mô hình cân đối khái quát. Ví dụ: Với bản cân đối tài khoản Tài sản = Vốn chủ sở hữu + Công nợ Hoặc tổng số tài sản = Tổng số nguồn vốn
  8. Cân đối kế toán là phương pháp kiểm toán các kiểm toán viên dựa vào các phương pháp cân đối trong kế toán trong quá trình hình thành kiểm toán. Phương pháp kỹ thuật áp dụng: Phương trình kế toán cơ bản: Tổng tài sản bằng tổng nguồn vốn. Đặc điểm của đối tượng kiểm toán Phương pháp cân đối kế toán áp dụng với các đối tượng kiểm toán có chứa đựng các mối quan hệ cân đối. Nội dung kiểm toán Kiểm toán các cân đối tổng quát, thực chất đây là xem xét các mối quan hệ cân đối tổng quát trong đối tượng kiểm toán. Trong thực tế có thể có những trường hợp các mối quan hệ cân bằng này thường xuyên không được duy trì. Khi đó phải xem xét lại bản chất riêng của mối quan hệ. Trong một số trường hợp, do bản thân quy định của chế độ về kinh tế nói chung và về kế toán nói riêng làm cho quan hệ này không cân bằng về lượng. Trong một số trường hợp khác thiếu cân bằng này hoàn toàn chỉ do lỗi của kế toán.
  9. Kiểm toán cân đối thực chất là kiểm toán dựa trên các quan hệ cân đối trong từng định khoản kế toán. Vì vậy kiểm toán các cân đối cụ thể là việc kiểm tra và đối chiếu giữa các sổ sách kế toán, nhật ký, bảng kê, sổ cái. Trong quá trình kiểm toán các cân đối cụ thể, các kiểm toán viên thường phát hiện các lỗi kiểm toán sau đây: Quy mô phản ánh không đúng với thực tế Phản ánh không phù hợp giữa nội dung kinh tế của nghiệp vụ với quan hệ nghiệp vụ thực tế phát sinh. Điều kiện áp dụng Phương pháp cân đối kế toán được áp dụng với các đối tượng có tồn tại quan hệ tương đối. Dù quan hệ cân đối tổng quát có tồn tại hay không, kiểm toán các cân đối cụ thể vẫn phải đặt ra.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0