KHÁM TIM: CÁC PHƯƠNG PHÁP LÂM SÀNG – PHẦN 2
lượt xem 5
download
Thay đổi về số lượng tim: nhịp 3 tiếng. Khi nghe kỹ tim một số người bệnh có khi chúng ta thấy ở tiếng thứ nhất hoặc ở tiếng thứ hai có hai tiếng chồng nhau. Trong những trường hợp này, ta thấy tim đập theo một nhịp ba tiếng. Nếu cả hai tiếng tim đều phân đôi, ta sẽ nghe được nhịp 4 tiếng.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: KHÁM TIM: CÁC PHƯƠNG PHÁP LÂM SÀNG – PHẦN 2
- KHÁM TIM: CÁC PHƯƠNG PHÁP LÂM SÀNG – PHẦN 2 3. Thay đổi về số lượng tim: nhịp 3 tiếng. Khi nghe kỹ tim một số người bệnh có khi chúng ta thấy ở tiếng thứ nhất hoặc ở tiếng thứ hai có hai tiếng chồng nhau. Trong những trường hợp này, ta thấy tim đập theo một nhịp ba tiếng. Nếu cả hai tiếng tim đều phân đôi, ta sẽ nghe đ ược nhịp 4 tiếng. a. Tiếng thứ hai phân đôi sinh lý. Nghe rõ ở khoảng liên sườn hai hoặc ba bên trái vào cuối thì thở vào, không nghe thấy thường xuyên (chỉ có chu kỳ). Những tính chất đó giúp ta phân biệt với tiếng thứ hai phân đôi bệnh lý thường có liên tục trong bệnh hẹp van hai lá. Tuy vậy cũng có trường hợp ở một người bình thường vẫn luôn luôn có tiếng thứ hai phân đôi. Vì vậy chỉ đơn thuần có một triệu chứng này thì chưa dám chắc chắn tính chất của bệnh lý. Cần phân biệt tiếng thứ hai phân đôi với tiếng thứ ba của tim, cả hai đều bình thường nhưng phân biệt nhau vì ta nghe chúng ở những địa điểm khác nhau, thời
- gian khác nhau tiếng thứ hai phân đôi nghe rất gần nhau trong đó tiếng thứ ba của tim bao giờ cũng nghe sau tiếng thứ hai một thời gian dài và vị trí nghe tiếng thứ ba lại ở mỏm tim. Trong tâm thanh đồ, tiếng thứ hai phân đôi sinh lý cách nhau một khoảng yên lặng từ 3% đến 7% giây, trái lại tiếng thứ ba cách tiếng thứ hai một khoảng yên lặng là 10% đến 16% giây. b. Tiếng thứ nhất phân đôi. Gồm hai tiếng rất sát nhau, nghe rõ ở vùng mỏm tim hoặc phía trong đương giữa xương đòn trên lêin sườn 5 bên trái. Thường nghe được khi người bệnh đứng, còn khi nằm tiếng đó nhỏ đi hoặc không nghe thấy. Tiếng thứ nhất phân đôi sinh ra do các van nhĩ thất đóng không đều, có thể gặp ở người khoẻ mạnh cũng như trong một người tim hay kích động, một số người mắc các bệnh ảnh h ưởng tới cơ tim. Đừng nhầm tiếng này với tiếng ngựa phi. c. Tiếng clắc mở van hai lá. Là một tiếng thêm vào tiếng thứ hai, nghe giống tiếng clắc, âm sắc khô, nghe rõ ở khoảng liên sườn 4, 5 trái ở vùng trong mỏm tim, đôi khi nghe được ở đáy tim. Tiếng này có giá trị trong bệnh hẹp van hai lá, nó phát sinh do van hai lá xơ cứng, các nhánh van khi mở ra tách khỏi nhau nghe thành tiếng clắc. Trên thanh tâm đồ, nó đi sau tiếng thứ hai từ 7% đến 11% giây.
- d. Tiếng ngựa phi: nhịp ba tiếng này do một tiếng nhỏ thêm vào ở thời kỳ tâm trương. Tiếng này sinh ra trong trường hợp tâm thất bị suy nhiều, dễ gi ãn ra khi máu từ nhĩ dồn xuống tâm thất và đẩy mỏm tim chạm vào thành ngực làm ta nghe được theo một tiếng trong thì tâm trương. Tiếng ngựa phi nghe rõ nhất ở vùng trong mỏm tim, hoặc ở mỏm tim, khi người bệnh nằm nghiêng về bên trái sẽ nghe rõ hơn, tiếng này thường khu trú ở một nơi nhất định không lan xa. Ta thường gặp tiếng thêm vào này ở thì tiền tâm thu (gọi là ngựa phi tiền âtm thu). Ngựa phi tiền tâm thu sinh ra do nhĩ bóp đẩy máu xuống làm giãn thành tâm thất. Còn loại ngựa phi đầu tâm trương sinh ra do tâm thất đã nhẽo quá nên ngay khi các van nhĩ thất mở, luồng máu từ tâm nhĩ xuống dội vào thành tâm thất đã làm giãn thành tâm thất ngay. Người ta gọi là tiếng ngựa phi phải hay trái tuỳ theo tâm thất phải hay tâm thất trái bị suy. Ngựa phi phải nghe rõ ở cạnh mỏm ức, ngựa phi trái nghe rõ ở mỏm tim. Loại ngựa phi trái thường gặp hơn. Muốn phân biệt phải dựa vào triệu chứng lâm sàng của suy tâm thất nào. Tiếng ngựa phi thường kèm theo nhịp tim nhanh, nếu có loạn nhịp hoàn toàn, ngựa phi sẽ mất. Chú ý:
- 1. Cần phân biệt tiếng ngựa phi tiền tâm thu với tiếng thứ nhất phân đôi. Hai tiếng phân đôi nghe rất gần nhau còn tiếng ngựa phi có một khoảng yên lặng giữa tiếng ngựa phi tiền tâm thu và tiếng thứ nhất; điểm nữa, tiếng ngựa phi có âm sắc trầm hơn và nhịp tim nhanh hơn. Sự phân biệt này quan trọng vì tiếng thứ nhất phân đôi chỉ chứng tỏ tim dễ bị kích thích còn tiếng ngựa phi lại là triệu chứng của suy tim. Ta có thể hình dung vị trí các tiếng trong sơ đồ bên (Hình 2) 2. Cũng phân biệt tiếng ngựa phi đầu tâm trương với tiếng thứ ba, tiếng thứ ba không có thường xuyên, hay thấy ở trẻ em và người trẻ, khoẻ mạnh chỉ hít vào sâu là không nghe thấy tiếng thứ ba nữa. Giá trị: Tiếng ngựa phi là dấu hiệu của suy tâm thất, tiên lượng nói chung xấu, nhất là đối với tâm thất trái, tuy vậy điều trị có thể mất tiếng ngựa phi. Một số bệnh dẫn tới suy tâm thất trái như: - Tăng huyết áp. - Hở lỗ động mạch chủ. - Viêm thận cấp và mạn tính.
- - Viêm và phồng động mạch chủ do giang mai. - Hẹp lỗ động mạch chủ. - Thấp tim. D' - CÁC TIẾNG THỔI ĐẠI CƯƠNG Trong một số trường hợp khám tim, ngoài các tiếng tim bình thường chúng ta còn nghe được các tiếng tương tự tiếng không khí thổi qua một miệng ống, ta gọi là các tiếng thổi. Cơ chế sinh ra tiếng thổi. Một dòng mau khi chảy xoáy mạnh, sẽ gây ra tiếng thổi. Các nguyên nhân của tình trạng gây ra dòng chảy xoáy có nhiều. Theo Reynolds nếu P là tỉ trọng máu,và N là số Reynolds, tỉ lệ với độ xoáy của máu, thì các yếu tố trên liên hệ với nhau theo công thức: VD N= P M Như vậy ta thấy khi tăng tốc độ dòng máu, khi dòng máu chảy từ chỗ rộng sang chỗ hẹp hoặc từ chỗ hẹp sang chỗ rộng, hoặc có khi thông hai mạch máu hay
- thông hai buồng tim, hoặc hki độ nhớt của máu giảm, thì làm tăng độ xoáy của máu và gây ra tiếng thổi. Trên lâm sàng, người ta có thể nghe được: - Tiếng thổ tâm thu. - Tiếng thổi tâm trương - Tiếng thổi liên tục. Tiếng thổi tâm thu là tiến gthổi nghe thấy đồng thời với thời gian mạch nảy, tiếng thổi tâm trương với thời gian mạch chìm, do đó khi nghe tim, ta cần phối hợp với bắt mạch, tiến ghtổi liên tục nghe được ở cả hai thì nhưng mạch dần ở cuối tâm thu và đầu tâm trương. Người ta còn dựa vào điện tâm đồ, tâm thanh đồ, mạch đồ, ghi đồng thời để xác định các tiếng thổi trên đây. Thường thì nghe tiếng thổi tâm thu xuất hiện ngay sau tiếng thứ nhất của tim nhưng vì tai chỉ phân biệt được những thời khoảng không quá ngắn, cho nên khi nghe tim thấy tiếng thổi tâm thu chiếm hết cả thì tâm thu, che lấp cả tiếng thứ nhất. Tiếng thổi tâm trương thường chỉ chiếm một phần thì tâm trương và nghe sát liền tiếng thứ hai của tim.
- Trong tiếng thổi liên tục, không có khoảng nghỉ ở cuối tâm thu sang đầu tâm trương. PHÂN LOẠI CÁC TIẾNG THỔI Người ta thường phân biệt hai loại tiếng thổi: TIẾNG THỔI TRONG BỆNH TIM Gồm có: - Tiếng thổi thực thể. - Tiếng thổi chức năng. Tiếng thổi thực thể là do có tổn thương thực sự ở các van tim gây nên, ví dụ viêm gan hai lá, viêm van động mạch chủ. Nếu không có tổn thương ở van tim nhưng vì buồng tim bị giãn to vì một lý do nào đó mà các van tim không đóng được kín mỗi khi co bóp, sẽ gây nên tiếng thổi chức năng. 1. Tiếng thổi thực thể. a. Tính chất lâm sàng của tiếng thổi thực thể. a) Vị trí: tuỳ theo tổn thương ở van nào, tiếng thổi sẽ nghe rõ ở ổ nghe của lỗ van đó (van hai lá, van ba lá, van động mạch chủ, van động mạch phổi). Ví dụ: tiếng
- thổi tâmthu ở mỏm tim trong bệnh hở van hai lá, tiếng thổi tâm tr ương ở liên sườn hai bên phải và liên sườn 3 trái xương ưc trong bệnh hở van động mạch chủ. b) Thời gian: tiếng thổi có thể chiếm cả hoặc chiếm một phần thì tâm thu hoặc tâm trương. Nếu tiếng thổi có liên tiếp cả hai thì tâm thu và tâm trương thì gọi là tiếng thổi liên tục, tiếng thổi này nghe ù ù như tiếng xay lúa nhưng thường mạnh hơn trong thì tâm thu. g) Lan truyền: trong đa số các trường hợp tiếng thổi thường lan truyền theo hướng đi của dòng máu. Sau khi định rõ nơi tiếng thổi nghe rõ nhất, ta thay đổi dần vị trí nghe ta sẽ thấy cường độ tiếng thổi giảm dần đến một lúc không nghe rõ nữa. Nơi tiếng thổi nghe rõ nhất là vị trí tổn thương, các nơi khác nghe ít rõ hơn là nơi tiếng thổi lan đến. Ví dụ: tiếng thổi tâm thu ở mỏm lan ra nách gặp trong bệnh hở van hai lá. d) Thường xuyên: tiếng thổi nghe thấy thường xuyên ở một thì nào đó của chu chuyển tim. Nó không thay đổi nếu người bệnh thay đổi tư thế. Vì vậy bao giờ ta cũng phải nghe tim người bệnh ở nhiều tư thế khác nhau: nằm ngửa, nằm nghiêng, ngồi… e) Cường độ, âm thanh, âm sắc: tiếng thồi nghe trầm trầm nếu dòng máu qua một lỗ tương đối to, âm thanh nghe cao nếu lỗ nhỏ hơn. Aâm sắc cao, thô ráp khi các
- thành của van tim đã chai cứng. Tiếng thổi mờ, không rõ khi các thành này còn mềm hoặc ưng phù có thịt sùi, tổn thương còn mới hay đang tiến triển. Tiếng thổi thực thể gồm ba loại sau: - Tiếng thổi tâm thu. - Tiếng thổi tâm trương (riêng tiếng thổi tâm trương ở mỏm tim có âm sắc như tiếng rung dùi trống trên mặt trống nên gọi là tiếng rung tâm trương). - Tiếng thổi liên tục. Sau đây là bảng sắp xếp các tiếng thổi thực thể Tiếng Địa điểm Tính chất Hướng lan Tên bệnh thổi Tiếng Mỏm tim Chiếm hết thì tâm Ra nách và Hở van hai thổi tâm thu, như tiếng phụt sau lưng. lá. hơi nước, có thể có thu rung miu. Liên sườn hai Có rung miu chiếm Xương đòn Hẹp van động mạch
- phải cạnh ức hết thì tâm thu. phải. chủ. Liên sườn hai Có rung miu chiếm Xương đòn Hẹp van trái cạnh ức hết thì tâm thu động mạch trái. phổi. Liên sườn 3,4 Có rung miu chiếm Lan theo hình Thông liên trái ở vùng hết thì tâm thu các nan hoa thất. trước tim. bánh xe. Tiếng Liên sườn 2 Nhẹ, êm như hít vào. Dọc xương Hở van động thổi tâm phải hoặc 3 ức hoặc bắt mạch chủ. trương cạnh chéo xương trái xương ức mỏm tim. Mỏm tim Như tiếng vỗ nhẹ dùi Ít lan Hẹp van hai Rung trên mặt trốn, có rung tâm lá. trương miu tâm trương. Tiếng Liên sườn 1,2 Mạnh lên ở cuối thì Xương đòn Còn ống
- thổi liên trái tâm thu, đầu tâm trái. động mạch. tục. trương, có thể có rung miu. Và sau đây là bảng ghi đồng thời: tâm đồ, điện tâm đồ, mạch đồ, tâm thanh đồ (Hình 3) b. Cơ chế phát sinh các tiếng thổi. (xem thêm từng tiếng thổi trong phần hội chứng van tim). Các tiếng thổi ở tim đều phát sinh bởi một nguyên do là dòng máu đi từ chỗ rộng vào chỗ hẹp rồi lại qua chỗ rộng. + Trong trường hợp hở van hai lá, tiếng thổi tâm thu phát sinh ra do dòng máu phụt từ thất trái lên nhĩ trái qua lỗ van hai lá không đóng kín. + Trong bệnh hẹp van động mạch chủ và hẹp van động mạch phổi, tiếng thổi sinh ra do dòng máu từ thất trái và thất phải đi qua lỗ hẹp của các van tổ chim trong thì tâm thu.
- + Trong bệnh hở van độn gmạch chủ có tiếng thổi tâm trương vì có một luồng máu từ động mạch chủ chạy về thất trái trong thì tâm trương do van động mạch chủ đóng không kín. + Trong bệnh hở van động mạch phổi có tiếng thổi tâm trương vì có dòng máu động mạch phổi chạy lại thất phải trong thì tâm trương do van động mạch phổi hở. + Trong bệnh thông liên thất, dòng máu đi từ thất trái sang thất phải qua lỗ thông gây ra tiếng thổi. + Trong bệnh hẹp van hai lá, tiếng rung tâm trương phát sinh do dòng máu từ nhĩ trái dồn qua chỗ hẹp của van và va vào hệ thống dây chằng cột cơ. + Trong bệnh còn ống động mạch, có tiếng thổi liên tục vì có dòng máu xoáy qua ống, đồng thời vì có sự thay đổi áp lực máu từ động mạch chủ tối động mạch phổi mà gây ra tiếng thổi liên tục. 2. Tiếng thổi chức năng. Có khi van tim không bị tổn thương nhưng vì một lý do nào đó làm buồng tim giãn to, các van không đóng kín được nữa, vì thế phát sinh tiếng thổi ki tim co bóp. Như vậy tiếng thổi chức năng là do một sự hư hại ở cơ tim (tim giãn to) chứ không phải do một tổn thương của màng trong tim (viêm nhiễm). Loại tiếng thổi này thương êm nhẹ, ít khi lan vàhay thay đổi. Đặc điểm chủ yếu để phân biệt
- tiếng thổi chức năng và tiếng thổi thực thể là tiếng thổi chức năng không bao giờ có rung miu cả. Tiếng thổi chức năng có trong tr ường hợp suy timtrái, trong đó buồng tim bị giãn to khiến các van không đóng kín được nữa gây ra hở chức năng của van hai lá và phát sinh ra tiếng thổi. Tiếng thổi chức năng sẽ mất đi khi ta điều trị suy tim làm cho buồng tim nhỏ lại, trái lại nếu là tiếng thổi thực thể, nó sẽ mạnh lên khi timbớt suy vì tim có thể bóp mạnh hơn. Đó cũng là một cách phân biệt với tiếng thổi thực thể. Phân biệt tiếng thổi thực thể và tiếng thổi chức năng. Tiếng thổi thục thể Tiếng thổi chức năng Vị trí Co û ở cả 5 ổ van tim. Hay có ở động mạch phổi sau đó đến ở van hai lá. Thời gian Tâm thu, tâm trương, liên tục. Chủ yếu là tiếng thổi tâm thu mà cũng ít khi chiếm hết thì tâm thu, rất ít khi gặp tiếng thổi tâm trương chức năng.
- Cường độ Thường mạch rõ, trừ tiếng thổi Thường nhẹ, êm dịu, rất ít khi âm sắc tâm trương không mạnh bằng). mạnh, nếu có mạnh cũng không có rung miu. Lan truyền Lan xa theo dòng máu. Ít lan Thường có, nhất là trong các Rung miu Không trường hợp hẹp van. chất Có thường xuyên, không thay Có thể thay đổi, thậm chí mất Tính thường đổi khi thay đổi tư thế người hẳn khi người bệnh hít vào sâu, bệnh. đổi tư thế hoặc sau kết quả điều xuyên trị 3. Tiếng thổi ngoài tim. Đó là tiếng thổi nghe thấy ở những người hoàn toàn không có một tổn thương nào ở tim cả, vì vậy loại tiếng thổi nàu cũng không có một giá trị bệnh lý gì. Tiếng thổi ngoài tim có thể gặp ở tất cả mọi lứa tuổi nhưng hay thấy hơn ở những người trẻ có quả tim dễ bị kích thích. Tiếng thổi đó nghe ở ngoài vị trí của các ổ tim, ở thì tâm thu, không lan truyền, mất đi khi đổi tư thế hay khi hít vào sâu.
- Người ta cho rằng sở dĩ có tiếng thổi này là do tim bị che lấp ở phía trước và hai bên bởi các phân thuỳ phổi lân cận. Khi tim co lại (tâm thu) hoặc gi ãn ra (tâm trương), nó sẽ làm cho phổi cũng giãn ra hoặc bóp lại theo, không khí bị hít theo vào hoặc bị đẩy ra bởi các phân thuỳ phổi đó sẽ phát sinh ra các tiếng thổi. Trong bệnh thiếu máu, do quá loãng máu nên khi tâm thu dòng máu đi nhanh cũng có thể làm rung thành tâm thất va van tim gây ra tiếng thổi, vẫn thường gọi là tiếng thổi thiếu máu. E- TIẾNG CỌ MÀNG NGOÀI TIM Cơ chế. Trong trường hợp bệnh lý, hai lá của màng ngoài tim bị viêm nhiễm sẽ mất tính chất nhẵn bóng thường có, và trở nên ráp vì giữa hai đám hình thành những đám giả mạc, cho nên khi tim co bóp, các là của màng ngoài tim không thể trượt trên nhau im lặng như bình thừờng mà phát sinh ra tiếng cọ. Tính chất lâm sàng. Đó là các tiếng cộng thêm vào các tiếng tim bình thường, nghe rất gần bên tai. Có thể có một hay hai tiếng.
- Vị trí: nghe rõ ở vùng trước tim, ở sát xương ức trái gần mũi kiếm, nó không lan, nghe thấy hai tiếng đi với hai thì của tim, tiếng cọ sinh ra và mất đi ở cùng một chỗ. Thời gian: ở vào sau hai tiếng tim, nhưng thường nếu nghe thấy hai tiếng cọ thì tiếng tim ở chỗ đó nghe không rõ nữa. Cường độ, âm sắc: tiếng nghe ráp như hai tiếng lụa mới cọ vào nhau. Chẩn đoán phân biệt. Ta cần phân biệt tiếng cọ màng ngoài tim và tiếng cọ màng phổi; tiếng này mất đi khi người bệnh nín thở. Chỉ riêng trường hợp nếu cọ màng phổi ở vùng gần tim, ăn nhịp với tiếng tim khó phân biệt. Giá trị lâm sàng của tiếng cọ màng ngoài tim. Khi có tiếng cọ chứng tỏ màng ngoài tim đã bị viêm. Đó là dấu hiệu đặc hiệu và duy nhất của bệnh viêm màng ngoài tim khô. Trong trường hợp viêm màng ngoài tim có tràn dịch, ta cũng có thể nghe thấy tiếng cọ nhưng chỉ ở giai đoạn đầu lúc nước còn ít, hoặc giai đoạn sau, lúc nước đã rút đi.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Khám tim - ĐH Y Dược TP.HCM
76 p | 199 | 40
-
Tìm nguyên nhân gây bệnh và cách chữa bệnh theo phương pháp khí công chữa bệnh - Đỗ Đức Ngọc
46 p | 153 | 33
-
Phương pháp thăm khám cận lâm sàng hệ tiêu hóa (Kỳ 1)
5 p | 176 | 27
-
Viêm khớp nhiễm trùng và phương pháp điều trị (Kỳ 2)
6 p | 153 | 20
-
KHÁM TIM: CÁC PHƯƠNG PHÁP LÂM SÀNG
18 p | 108 | 18
-
Phương pháp khám bệnh hô hấp
16 p | 117 | 8
-
THĂM DÒ CHỨC NĂNG TIM
4 p | 118 | 8
-
BÀI MỞ ĐẦU VỀ TIM MẠCH HỌC
5 p | 80 | 6
-
KHÁM TIM: CÁC PHƯƠNG PHÁP CẬN LÂM SÀNG – PHẦN 1
11 p | 99 | 6
-
Phương pháp thăm khám cận lâm sàng hệ tiêu hóa
11 p | 93 | 5
-
PHƯƠNG PHÁP THĂM KHÁM MỘT NGƯỜI BỆNH MẮC BỆNH MÁU – PHẦN 5
12 p | 88 | 5
-
KHÁM TIM: CÁC PHƯƠNG PHÁP CẬN LÂM SÀNG – PHẦN 2
11 p | 78 | 5
-
Bài giảng Ngôi - Thế - Kiểu thế
11 p | 38 | 5
-
KHÁM TIM: CÁC PHƯƠNG PHÁP LÂM SÀNG – PHẦN 1
15 p | 89 | 4
-
Bài giảng Nội cơ sở 1 - Bài 13: Khám lâm sàng tim mạch
14 p | 49 | 3
-
KHÁM TIM: CÁC PHƯƠNG PHÁP LÂM SÀNG (PHẦN 2)
11 p | 76 | 3
-
Bài giảng Khám lâm sàng tim mạch - PGS.TS. Hoàng Anh Tiến
28 p | 5 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn